Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐề xuất đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều...

Đề xuất đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Bộ GD&ĐT lý giải


Ngày 20/11, trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã đồng tình với đề xuất đưa dạy thêm, học thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý xử lý vi phạm bên ngoài trường học.

Trả lời phỏng vấn VOV2, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT đã phân tích vì sao cần đưa dạy thêm học thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Thiếu quy định – Dạy thêm học thêm hiện khó quản lý

– Thưa ông, lý do tại sao Bộ GD&ĐT từng đề xuất, cũng như ủng hộ đề xuất mới đây của đại biểu Quốc hội đưa dạy thêm học thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Trước đây từ khi xây dựng và ban hành Thông tư 17 quy định về dạy thêm học thêm dựa trên cơ sở pháp lý là dịch vụ tổ chức dạy thêm học thêm được đưa vào danh mục trong Luật đầu tư là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học - Bộ GD&ĐT.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học – Bộ GD&ĐT.

Vì vậy Thông tư 17 mới có cơ sở để quy định điều kiện về tổ chức dạy thêm học thêm. Thí dụ như điều kiện để tổ chức dạy thêm học thêm ngoài nhà trường, với các cơ sở và tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm học thêm ngoài nhà trường thì phải có những cam kết với Ủy ban nhân dân các cấp từ cấp phường, xã cho đến cấp quận, huyện để đảm bảo yêu cầu về việc tổ chức dạy thêm học thêm, công khai các các vấn đề về tổ chức, địa điểm, mức phí, đội ngũ.

Thông tư 17 cũng có các điều khoản quy định với người dạy thêm, đối với người đứng ra tổ chức dạy thêm học thêm, điều kiện về cơ sở vật chất… vì đây là loại hình rất đặc biệt, tác động đến học sinh.

Nhưng sau này, dạy thêm học thêm đưa khỏi cái danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư và vì thế Thông tư 17 phải bãi bỏ những điều khoản, quy định tương ứng như vừa nêu.

Khi bãi bỏ đã có những vấn đề nảy sinh trong công tác quản lý đối với cái việc dạy thêm học thêm ngoài nhà trường, khó khăn cho việc quản lý hoạt động dạy thêm học thêm ngoài nhà trường tại các địa phương.

Sau khi công bố hết hiệu lực một số điều vào năm 2019, Thông tư 17 về dạy thêm học thêm vẫn có quy định “cấm” dạy thêm học thêm ở các trường học học hai buổi một ngày và với cấp tiểu học. Đồng thời vẫn có quy định “giáo viên không được dạy thêm học thêm ngoài nhà trường với học sinh mà giáo viên đó đang dạy chính khóa khi mà chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan, đơn vị của giáo viên đó. Vậy khi không còn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì điểm khó quản lý ở đây là gì?

Quy định đó đảm bảo rằng khi thực hiện các nhiệm vụ nhà trường, giáo viên phải dạy đầy đủ tất cả các yêu cầu, đầy đủ chương trình cho học sinh của mình, tránh trường hợp ở đâu đó giáo viên dạy chưa đầy đủ, chưa hết theo kế hoạch giáo dục rồi lại tổ chức dạy thêm, mặc dù là tự nguyện nhưng cuối cùng học sinh lại phải tự nguyện một cách bắt buộc.

Khi Thông tư 17 phải bãi bỏ một số điều thì có nghĩa là không còn có sự cam kết, không còn phải công khai địa điểm, không còn phải công khai đội ngũ giáo viên, mức phí và những điều kiện khác… Như vậy, việc quản lý quy định của Thông tư 17 là “giáo viên không được dạy thêm học sinh chính học sinh của mình bên ngoài nhà trường nếu chưa được Thủ trưởng cơ quan cho phép” thì rất khó quản lý vì nó là cả môi trường xã hội rất rộng lớn như thế.

Tất nhiên, khi dạy như thế thì nếu bắt được thì vẫn có thể xử lý nhưng việc kiểm tra, giám sát gặp khó khăn, không thể tổ chức thanh kiểm tra.

Thực tế hiện nay, việc tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ở địa phương dù bất cứ ngành nghề nào, trong đó tổ chức dạy thêm học thêm thì cũng phải đăng ký và được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép. Các kênh thanh tra chuyên ngành cũng có thể phối hợp với các cơ quan quản lý giúp địa phương để mà thanh tra kiểm tra cơ sở đó nhưng theo quy định chung của việc đăng ký kinh doanh chứ không có đặc thù riêng, điều kiện riêng đối với giáo dục.

Dạy thêm học thêm không đúng nguyện vọng làm lãng phí xã hội

Dư luận hiểu là mọi hoạt động dạy thêm hiện bị “cấm”, cách hiểu này có đúng không? Nếu hiện nay “cấm” mà dạy thêm học thêm vẫn khó kiểm soát thì khi cho phép như một ngành kinh doanh có điều kiện, liệu dạy thêm học thêm có phát triển mạnh hơn?

Nói “cấm” thì tôi cho là không chính xác. Hiện các tổ chức, cá nhân khi đăng ký kinh doanh, trong đó có loại hình kinh doanh về tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm thì vẫn có hành lang pháp lý để cho các cơ sở đó đăng ký và được quản chung theo các loại hình kinh doanh khác.

Tuy nhiên việc quản lý này không có quy định đặc thù của giáo dục nên các điều kiện về bảo đảm chất lượng giáo dục không được kiểm soát chặt chẽ.

Vậy thì đưa dạy thêm học thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ vọng điều gì?

Nếu đưa dịch vụ tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì Bộ sẽ xây dựng sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư 17. Trong đó sẽ có quy định cụ thể những điều kiện của việc tổ chức dạy thêm học thêm ngoài nhà trường làm sao cho tất cả những việc này sẽ được quản lý trong khuôn khổ pháp lý công khai, minh bạch.

Mục đích chúng ta không cấm dạy thêm học thêm vì theo chúng tôi đánh giá đó là nhu cầu có thực và đâu đó chúng ta cũng thấy là khi mà học sinh có nhu cầu muốn học thêm mà với lý do chính đáng, đúng nguyện vọng của mình để muốn phát triển phẩm chất năng lực của mình theo nhu cầu thì đó là một việc tích cực.

Việc đưa vào để quy định thì chính là làm sao để đảm bảo ngăn chặn hay ngăn ngừa được những trường hợp mà dạy thêm học thêm không đúng theo nguyện vọng mong muốn của chính bản thân các em học sinh.

Việc dạy thêm học thêm không đúng nguyện vọng không chỉ tổn hao sức lực tiền bạc cho bản thân học sinh và cha mẹ học sinh mà thực sự nó là sự tổn hao lãng phí nhiều nguồn lực của xã hội nói chung mà lại không góp phần giúp cho chất lượng giáo dục phổ thông được tốt hơn. Cái đó chúng ta sẽ phải lên án.

Mặt khác quy định phải làm sao phát huy được nguồn lực giáo viên, những giáo viên giỏi, có uy tín được học sinh cha mẹ học sinh mong muốn thì cũng là cái chỗ để cho các thầy các cô tiếp tục cống hiến, góp chung cho chất lượng giáo dục của toàn đất nước của chúng ta.

Cần nhiều giải pháp cho tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan

– Tuy nhiên thì trên thực tế dư luận cũng rất bức xúc với việc dạy thêm học thêm tràn lan, khi mà dạy thêm học thêm ngoài nhà trường được quản lý chặt chẽ hơn thì liệu có giảm được tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan không? Hay cần có những biện pháp gì để giảm tình trạng này?

Việc quy định về tổ chức dạy thêm, học thêm là làm sao cho việc tổ chức hoạt động rõ ràng, công khai, minh bạch. Người học đúng theo nguyện vọng mong muốn nhu cầu của bản thân, không vì mục tiêu được điểm số này, điểm số kia phục vụ cho một vài bài kiểm tra.

Giảm dạy thêm học thêm cần có nhiều giải pháp. Hiện Bộ GD&ĐT đã và đang tiếp tục chỉ đạo quyết liệt để làm sao các cơ sở giáo dục của các địa phương tổ chức việc đánh giá học sinh đúng theo yêu cầu quy định của chương trình.

Chương trình ban hành rất rõ yêu cầu cần đạt, đề kiểm tra, các câu hỏi kiểm tra phải đạt đến đấy không được nâng cao lên quá so với yêu cầu của chương trình. Nâng cao lên vô hình chung lại làm phí công mà chúng ta đã cố gắng giảm tải chương trình để tập trung cho việc phát triển năng lực phẩm chất của học sinh, làm cho học sinh muốn đạt được điểm cao lại phải học thêm.

THCS là cấp phổ cập rồi nên yêu cầu quy định ở địa phương phải có đủ chỗ cho học sinh học. Một số trường uy tín hơn, được nhiều người quan tâm hơn, số đăng ký vào nhiều hơn cần phải có một bài kiểm tra đánh giá năng lực như Thông tư đang quy định và Bộ cũng đã chỉ đạo các nhà trường chứ không phải những bài kiểm tra kiến thức nâng cao để học sinh muốn làm được phải đi học thêm.

Còn với việc chuyển cấp từ THCS lên THPT cũng đã có quy định về phân luồng. Tất nhiên, cơ sở giáo dục ở cấp trung học phổ thông chỉ có thể tiếp nhận được một tỷ lệ nào đó học sinh vào mà thôi. Ngoài ra, các em sẽ phải đi vào các trường nghề. Cái này thì chúng tôi cũng mong muốn là dần dần xã hội cũng phải hiểu, không thể tất cả cứ phải đi theo một hướng đến đại học.

Chương trình 2018 theo định hướng phát triển năng lực người học. Có thể hình dung thế này, với những kiến thức chỉ là phổ thông cơ bản trong chương trình, các bài kiểm tra yêu cầu học sinh phải biết vận dụng kiến thức đó để giải quyết những vấn đề đặt ra, lúc đó thì việc dạy thêm học thêm mà giống như bây giờ cứ cặm cụi miệt mài làm những câu hỏi bài tập kiến thức cũng không đạt được mục tiêu.

Nếu làm tốt Chương trình 2018, một là giảm chuyện đi học thêm chỉ vì những bài tập nâng cao này kia và nếu như có tổ chức dạy thêm, học thêm thì lúc bấy giờ sẽ thiên về các kiến thức, kỹ năng như kỹ năng sống, giá trị sống và những kỹ năng khác để góp phần phát triển toàn diện học sinh.

– Xin cảm ơn ông.

Thục Hiền(VOV2)



Nguồn

Cùng chủ đề

Có thể giải thể trường đại học không đạt chuẩn

Từ nay tới năm 2028, các trường đại học phải đạt tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục, nếu không có thể bị đình chỉ tuyển sinh và giải thể. Thông tin được Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nêu tại Hội nghị tập huấn triển khai thông tư 01 về chuẩn cơ sở giáo dục đại học, ngày 22/3.Thông tư này được Bộ ban hành hồi tháng 2 với 6 tiêu chuẩn để bảo...

Đề tham khảo môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT 2024

2024 là năm cuối cùng thực hiện dạy học và thi theo Chương trình giáo dục phổ thông năm cũ. Do đó, đề thi tốt nghiệp THPT năm 2024 về cơ bản giữ ổn định cấu trúc như các năm trước đó.Về nội dung, đề thi bảo đảm khoa học, chính xác theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông 2006. Nội dung đề thi có độ phân hóa cao hơn, đặc biệt...

Chính phủ yêu cầu rà soát phương pháp định giá sách giáo khoa

Ngày 20-3, Chính phủ ban hành nghị quyết 32/NQ-CP ban hành kế hoạch thực hiện nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ngày 18-9-2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về việc thực hiện nghị quyết số 88/2014/QH13 và nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.Chính phủ yêu...

Chiến lược giáo dục: Tạo lập thế hệ người Việt Nam mới sống lương thiện, giàu khát vọng

Giáo dục là tiền đề, động lực cho chuyển đổi kinh tếĐánh giá chiến lược có tầm quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chính sách giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, Phó thủ tướng lưu ý cần kiên trì thực hiện quan điểm, mục tiêu trong Nghị quyết 29 về cơ sở giáo dục, đào tạo, người dạy, người học... Từ...

Học phí các trường khối ngành Kinh tế ở miền Bắc, cao nhất 700 triệu đồng/khóa

Năm học 2024 - 2025, Học viện Tài chính dự kiến mức học phí chương trình chuẩn là 25 triệu đồng/năm học và chương trình định hướng chương trình quốc tế là 50 triệu đồng/năm học.Với diện tuyển sinh theo đặt hàng sẽ có mức học phí dự kiến 43 triệu đồng/năm học. Từ những năm học sau, học phí có thể thay đổi khi Nhà nước thay đổi chính sách về học phí, trường hợp tăng thì...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chó thả rông rượt vận động viên tập luyện tại giải Vô địch Quốc gia marathon

Những ngày qua, nhiều đoàn, vận động viên chuyên nghiệp trên khắp cả nước đã quy tụ về Phú Yên để tập luyện, chuẩn bị cho giải chạy.Nhiều vận động viên đánh giá, Phú Yên có cung đường chạy rộng thênh thang, cảnh quan hùng vỹ và khí hậu khí mát mẻ. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, các đoàn và vận động viên gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười” với chó, mèo thả rông.Chó...

‘Phao cứu sinh’ giúp giảm nguy cơ đột quỵ não tái phát

Theo PGS.TS. Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, thời gian nằm viện trung bình trong giai đoạn cấp của bệnh nhân đột quỵ não là từ 4 ngày (thiếu máu cục bộ) và 7 ngày (chảy máu não).Những người sống sót sau đột quỵ thường được chuyển từ chăm sóc cấp tính đến một cơ sở phục hồi chức năng nội trú, cơ sở điều dưỡng lành nghề hoặc bệnh viện...

Ý Nhi đại diện Việt Nam tham dự Miss World, khán giả quốc tế nhận xét gì?

Sau khi công bố đại diện Việt Nam tham dự Miss World - Hoa hậu Thế giới lần thứ 72, Huỳnh Trần Ý Nhi nhận được nhiều chú ý của khán giả. Ngay sau đó, trang chủ Miss World cũng đăng tải bài viết để chúc mừng Ý Nhi. Đến thời điểm hiện tại, bài viết đã nhận hơn 23 nghìn lượt thích và hàng nghìn bình luận từ khán giả.Bên cạnh những lời tán dương từ fan...

Bài đọc nhiều

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Thần đồng 8 tuổi phát triển 3 app công nghệ thu hút sự chú ý cả thế giới

Một thần đồng trẻ tuổi đến từ Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của cả thế giới bằng sự thông minh và sáng tạo của mình. Năm 2023, Rishi Shiv Prasanna, một cậu bé 8 tuổi đến từ thành phố Bengaluru đã được Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu vinh danh Giải thưởng Trẻ em Quốc gia Pradhan Mantri Rashtriya Bal Puraskar danh giá cho những thành tựu đặc biệt với tư cách là nhà phát triển ứng dụng...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Cùng chuyên mục

Nhiều cách ‘dụ’ trò mê sách

Phụ huynh đồng hành cùng conVới Trường tiểu học Lương Thế Vinh (quận Sơn Trà), có một phong trào thu hút không chỉ học sinh mà cả phụ huynh cùng tham gia mang tên "Đằng sau thành công của con là bóng dáng của bố mẹ". Theo đó, qua nhóm Facebook do nhà trường lập, phụ huynh sẽ quay và đăng tải lên...

Mất định hướng sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên cần làm gì?

Không chỉ riêng sinh viên năm cuối, sinh viên mới tốt nghiệp đại học cũng đối mặt với vô số vấn đề như không có mục tiêu, không có phương hướng, cảm thấy mông lung về công việc và cuộc sống.Dưới đây là một số bước giúp sinh viên vừa tốt nghiệp đại học lập kế hoạch hiệu quả hơn, tìm kiếm được công việc phù hợp với bản thân, mọi người có thể tham khảo thêm.Xác định...

Nhiều trường xét tuyển học bạ vào ngành Y khoa

Hai trường công lập và nhiều trường tư thục thông báo xét tuyển học bạ vào ngành Y khoa, có trường chỉ yêu cầu học lực lớp 12 loại giỏi trở lên. Trường Đại học Y Dược, Đại Thái Nguyên năm nay tuyển 600 sinh viên ngành Y khoa, trong đó 120 chỉ tiêu được xét bằng học bạ.Trường sử dụng ba tổ hợp gồm B00 (Toán, Hóa, Sinh), D07 (Toán, Hóa, Anh) và B08 (Toán, Sinh, Anh). Điểm...

Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị những gì trước khi đi xin việc?

Để có thể ứng tuyển vào những vị trí việc làm phù hợp và được nhà tuyển dụng đánh giá cao, sinh viên năm cuối cần phải chuẩn bị mọi thứ thật kỹ trước khi cầm hồ sơ đi xin việc.Dưới đây là một số lưu ý dành cho sinh viên năm cuối trước khi đi xin việc, bạn có thể tham khảo thêm để có cho mình sự chuẩn bị tốt nhất.Đảm bảo bằng cấpCác trường đại...

Mới nhất

Bên trong căn cứ địa vang danh bốn bể ở TPHCM

Địa đạo Củ Chi được xây dựng hoàn toàn bằng sức người, với những công cụ thô sơ và dựa trên kinh nghiệm truyền thống, tri thức dân gian trong thời kỳ chiến tranh. Địa đạo Củ Chi là một hệ thống đường hầm phòng thủ trong lòng đất ở...

Đoàn đại biểu giải thưởng Lý Tự Trọng dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

TPO - Tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An), đoàn công tác T.Ư Đoàn và các đại biểu đã bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh . ...

Hình dáng cầu vượt dài nhất cao tốc Bắc Nam sau hợp long

NGHỆ AN-Cầu Hưng Đức bắc qua sông Lam, nối Nghệ An và Hà Tĩnh, là cầu vượt sông dài nhất cao tốc Bắc Nam, dự kiến hoàn thành vào đầu tháng 5. Đức Hùng - Đỗ Nam Vnexpress.net Nguồn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Cùng tham dự hội nghị có: Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng; Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh; lãnh đạo các ban, bộ,...

Đoàn thanh niên Cục Hải quan Thanh Hóa sôi nổi các hoạt động tháng Thanh niên

(HQ Online) - Chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024), Đoàn thanh niên Cục Hải quan Thanh Hóa có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, góp phần tạo khí thế thi đua sôi nổi nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. ...

Mới nhất