Trang chủNewsThời sựĐộng lực cho hành trình viết tiếp trang sử vẻ vang của...

Động lực cho hành trình viết tiếp trang sử vẻ vang của báo chí Việt Nam


Nơi đây khắc ghi một sự kiện lịch sử gắn liền với một lớp nhà báo tiên phong trên mặt trận báo chí đã từng dành cả đời mình vì mục tiêu “Tất cả để chiến thắng” góp sức làm nên truyền thống vẻ vang và sức sống của Báo chí Cách mạng Việt Nam…

1. Và hôm nay, ngày 4/4/2024, trong không khí kỉ niệm 75 năm Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng và cũng là tròn 5 năm Công bố Quyết định xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia địa điểm Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng (1949), xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên… chúng tôi lại nhớ về nguồn cội!

Quả thực, 75 năm đã qua song ký ức về trường báo chí cách mạng đầu tiên được Bác Hồ đặt tên là Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng luôn nhắc nhớ chúng ta về những giá trị còn mãi với thời gian. Đồng chí Nguyễn Đức Lợi – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: “Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng ra đời là dấu mốc đặc biệt gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh – người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng, vị lãnh tụ xuất sắc của dân tộc ta”.

dong luc cho hanh trinh viet tiep trang su ve vang cua bao chi viet nam hinh 1

Các hội viên, phóng viên về Khu di tích Cấp quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Sơn Hải

Lật giở lịch sử, vào những ngày cuối của năm 1946, sau khi công bố Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường về Chiến khu Việt Bắc. Đến ngày 20/5/1947, Người về đến đồi Khau Tý (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên) và dừng chân tại vùng này. Cuối năm 1948, Bác chỉ thị cho Tổng bộ Việt Minh (lúc này cũng đóng ở Điềm Mặc) mở trường dạy làm báo – một trong những việc cấp bách phải làm.

Từ năm 1949 khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra ác liệt, trong điều kiện vật chất khó khăn thiếu thốn đủ mọi bề của Nhà nước dân chủ nhân dân mới thành lập, Đảng và Chính phủ mở lớp dạy viết báo đầu tiên trong kháng chiến để đào tạo, gây dựng đội ngũ cán bộ Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Về tên trường, đồng chí Hoàng Quốc Việt cho bàn bạc kỹ trong ban chỉ đạo, cuối cùng: “Mang tên cụ Huỳnh Thúc Kháng là để nhớ ơn và noi gương cụ lão thành ái quốc và đồng thời cũng là một nhà viết báo lâu năm, có danh tiếng, nêu một tấm gương cho các học viên một đức tính học hỏi cần mẫn, một óc tổ chức tiến bộ, một chí khảng khái, bất khuất, là những đức tính căn bản cho một ký giả”, (trích diễn văn ngày khai giảng 4/4/1949 – Xã luận Báo Cứu Quốc số đặc biệt ra ngày 12/9/1949 tại Việt Bắc)…

Rất quan tâm đến Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần liền gửi thư để động viên, dạy bảo, hướng dẫn một cách tỷ mỉ, chi tiết nghiệp vụ làm báo cách mạng… cho các học viên. Trong bức thư đề ngày 9/6/1949 của Người có đoạn viết:… Lớp này là lớp học viết báo đầu tiên, tôi mong các chú và các cô, thi đua nhau học và hành cho xứng đáng là những người tiên phong trên mặt trận báo chí. Báo chí cũng phải thực hiện khẩu hiệu: “Tất cả để chiến thắng”!

2. Báo chí Cách mạng Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử để càng lớn mạnh và trưởng thành. Trường học làm báo Huỳnh Thúc Kháng mở ra trong 3 tháng cũng là một trang lịch sử không thể nào quên đối với báo chí Việt Nam. Từ đây đã đào tạo ra những nhà báo, chiến sỹ trên mặt trận báo chí, văn hóa văn nghệ mà bằng cây bút, họ đã dũng cảm chiến đấu và chiến thắng. 42 học viên học trong 3 tháng được đón 29 giảng viên: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo, Tố Hữu, Nguyễn Thành Lê, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Xuân Diệu, Nam Cao, Thế Lữ, Nguyên Tuân, Quang Đạm…, đại diện cho nhiều bộ môn mà người viết báo cần phải trau dồi…

Ba tháng nhưng học viên lĩnh hội một chương trình đồ sộ của 3 phần: lý thuyết, chuyên môn và thực hành. Lý thuyết có các bài như: Báo chí là gì? Điều kiện người viết báo. Chuyên môn có: Phóng sự, điều tra, phỏng vấn, xã luận, tiểu thuyết, thơ ca, tùy bút, nhạc, kịch, châm biếm, cách loan tin, viết tin, cấu tạo một tờ báo, tổ chức tòa soạn, phát hành, in báo. Thực tế là đi làm tác phẩm và ra báo ở từng tổ. Các giảng viên đến nói ở lớp từng chuyên đề: xã luận (Trường Chinh), viết tin chiến sự trên báo chí như thế nào? (Võ Nguyên Giáp), lên trang (Trần Đình Thọ)…

Quả thực, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng được ra đời trong bối cảnh khá đặc biệt, càng đặc biệt hơn khi 29 giảng viên tên tuổi được mời về giảng dạy và truyền lửa nghề nghiệp cho lớp học này. Đó là sự quy tụ tinh hoa của giới văn học, nghệ thuật trong cả nước lúc bây giờ. Lớp đầu tiên và duy nhất dạy làm báo trong kháng chiến ở nước ta, dù trong một thời gian ngắn nhưng đồ sộ về nội dung, bởi thế mà cái tên “trường dạy làm báo” cũng khá thú vị.

Đó không chỉ là dạy viết một bài báo mà còn là tổng hợp gồm cả phát hành, in ấn, thậm chí có cả những buổi giảng về an toàn thực phẩm, về thơ, về họa, cả những buổi tập huấn bắn súng… Trang bị cho một người làm báo đa năng, để có thể “dấn thân” vào mọi mặt của đời sống xã hội, để khi đặt bút viết về bất cứ lĩnh vực gì thì đều có những am tường, quả thực là sự độc đáo hiếm có trong hoàn cảnh đói khổ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc.

Cũng trong thời gian này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần liền gửi thư đến lớp (đề ngày 9/6 và 6/7/1949). Hai bức thư ấy là dấu tích, là vật báu quan trọng, đáng tự hào. Bác viết thư để động viên, dạy bảo, hướng dẫn một cách tỷ mỉ, chi tiết nghiệp vụ làm báo cách mạng cho các học viên. Trong những bức thư Bác viết đều chứa đựng những kiến thức căn bản của cơ sở lý luận gắn thực tiễn nghề báo, là sự gần gũi, chân thực và dễ hiểu, hướng đến công chúng, bạn đọc. Càng nhớ về năm tháng xưa, càng thấm thía những kỳ vọng mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta dành cho ngôi trường này, dành cho nghề báo cao quý.

Trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến gian khó trăm bề, 42 học viên đầu tiên và duy nhất trong kháng chiến được cử đi học, coi đó không chỉ là vinh dự mà còn là trách nhiệm với nghề, với cuộc kháng chiến, với Tổ quốc… Và các học viên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng sau ngày tốt nghiệp, được tung mình vào đời sống chiến đấu, lao động sáng tạo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên khắp mọi miền đất nước, tạo dựng sức mạnh của đội ngũ nhà báo – chiến sĩ. Nhiều người sau này đã trở thành những nhà báo, nhà hoạt động văn hóa văn nghệ nổi tiếng, có nhiều đóng góp được ghi nhận.

3. Chúng tôi vẫn nhớ như in cách đây tròn 5 năm, trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Trường, Di tích lịch sử Quốc gia địa điểm Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng chính thức trở thành Di tích lịch sử Quốc gia thứ 49 của ATK Thái Nguyên và là di tích lịch sử thứ 5 nơi thành lập các cơ quan báo chí tại Thái Nguyên. Đó là niềm vui, niềm tự hào và cũng là động lực to lớn để các thế hệ làm báo trong cả nước viết tiếp trang sử vẻ vang của Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Mới đầu năm 2024 vừa qua, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với UBND huyện Đại Từ tổ chức Lễ khởi công công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Mục tiêu phấn đấu của dự án là hoàn thành kịp phục vụ kỷ niệm  100 năm Báo chí Cách mạng (21/6/2025)…cũng là một niềm mong mỏi, chờ đợi của người làm báo cả nước trong những ngày này.

dong luc cho hanh trinh viet tiep trang su ve vang cua bao chi viet nam hinh 2

Một số học viên Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh: Bảo tàng Báo chí Việt Nam

Nhà báo Phan Hữu Minh – Nguyên Ủy viên Ban Thường Vụ, nguyên Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam, là một trong những người tâm huyết tìm hiểu về những tư liệu xung quanh ngôi trường đặc biệt này, ông chia sẻ: “Khi tìm hiểu về ngôi trường này, chúng tôi cứ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Những hình ảnh, những dòng bút tích, những lời nhận định sống động tựa như một lời hiệu triệu cho thế hệ hôm nay. Cứ ngẫm về những điều mà Bác Hồ đã từng căn dặn, ngẫm đến tấm gương của cụ Huỳnh Thúc Kháng, nghĩ về những điều nhà báo Đỗ Đức Dục nhắn nhủ mới thấy tầm nhìn xa của thế hệ đi trước. Đó là những điều căn dặn của 75 năm trước vẫn còn đầy tính thời sự, thời cuộc, vừa dạy làm báo – vừa dạy làm người cũng là sự hài hòa của kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức người làm báo mà thế hệ làm báo hôm nay đang tiếp thu và phát huy…”

Có thể nói, dù chỉ có duy nhất một khóa đào tạo nhưng ngôi trường đặc biệt này đã trở thành mốc son quan trọng và có giá trị không chỉ với những người trong cuộc mà còn với các thế hệ hôm nay và mai sau. Đặc biệt, trong một bối cảnh truyền thông báo chí với không ít thách thức, từ công nghệ, sự đổi mới thì rõ ràng, nhắc nhớ quá khứ, gìn giữ truyền thống sẽ là “mỏ neo” giáo dục quan trọng để những người làm báo hôm nay vừa như được nuôi dưỡng đam mê, trách nhiệm vừa để tự hào với nghề nghiệp cao quý.

Hà Vân



Nguồn

Cùng chủ đề

Báo chí Cách mạng Việt Nam

Chỉ trong khoảng thời gian gần 2 ngày (15 và 16/3), dưới sự điều hành, chia sẻ của các lãnh đạo báo chí, các nhà báo, chuyên gia truyền thông nổi tiếng, các doanh nghiệp, đại lý quảng cáo… Các phiên họp với nhiều ý kiến trao đổi đã mang...

Quy mô, sôi động, giàu cảm xúc, nhiều ý nghĩa thiết thực

Vinh danh những thành tựu to lớn, tinh thần cống hiến mạnh mẽ Hội Báo Toàn quốc lần thứ 7 năm 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Tiên phong, Đổi mới vì Sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” lần đầu tiên được Hội...

Nhiều thành tựu, công nghệ mới của báo chí Việt Nam tại Hội báo toàn quốc năm 2024

Hội báo toàn quốc năm 2024 là dịp biểu dương, động viên những cống hiến lớn lao của các đơn vị, cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp có nhiều đóng tích cực vào sự nghiệp Báo chí cách mạng Việt Nam. Mạnh Linh - Hoàng Tuyết/Báo Tin tức Nguồn

Ấn tượng khu trưng bày Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925-2024: 99 chuyện nghề

NDO - Hướng đến Kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-21/4/2024); 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024) và chào mừng Hội Báo toàn quốc 2024, sáng 15/3, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925-2024: 99 chuyện nghề. Sáng 15/3, Hội Báo toàn quốc năm 2024 đã chính thức được khai mạc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khuôn...

Khai mạc trưng bày: Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 – 2024: 99 chuyện nghề

Trưng bày mở cửa từ 8h00 sáng ngày 15 tháng 3 đến hết sáng ngày 17 tháng 3 năm 2024 tại Khu A, Hội Báo toàn quốc, đường Lê Lợi, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Theo ban tổ chức, không gian trưng bày của Bảo tàng gồm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trong quý I, đón gần 1,5 triệu lượt khách du lịch ghé thăm

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong quý I năm 2024, có gần 1,5 triệu lượt khách du lịch ghé thăm tỉnh Bắc Giang - tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Hiện tại, ngành chức năng đang phối...

Thảo luận về tính cấp thiết ban hành Danh mục phân loại xanh

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn cho hay, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là chủ trương lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước. Đến nay, Việt Nam đã ban hành nhiều chiến lược, quy...

Tổ chức liên hoan nghiệp vụ báo chí tỉnh Bình Phước lần thứ II

Đây là một trong chuỗi các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 99 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2024), hướng tới kỷ niệm 28 năm Ngày tái lập tỉnh Bình Phước (1/1/1997 – 1/1/2025). Các thể loại tham dự liên hoan, gồm:...

Rực rỡ sắc hoa gạo bên mái chùa cổ ở Ninh Bình

Làng nghề mây tre đan Phú Vinh - nơi lưu...

Chế độ duyệt web ‘Ẩn danh’ không thực sự bảo vệ bạn như bạn nghĩ!

Thỏa thuận đạt được hôm thứ Hai vừa rồi tại tòa án liên bang của Mỹ nhằm đảm bảo rằng người dùng sử dụng chế độ Ẩn danh trong Chrome sẽ có được nhiều quyền riêng tư hơn khi lướt internet so với trước đây. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Vụ buôn lậu hơn 6.000kg vàng: Mang vàng khối qua cửa an ninh để lên máy bay

Như VietNamNet đã đưa tin, VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 24 bị can trong đường dây buôn lậu 6.150kg vàng 9999 về tội Buôn lậu. Trong số các bị can, Đặng Nam Trung thường xuyên đi lại giữa Hà Nội và TP.HCM giao tiền, nhận vàng mang ra Hà Nội theo phân công của bị can Đặng Thị Thanh Hằng. Khi làm thủ tục lên máy bay, Trung đi qua cửa VIP kiểm soát...

Nhà máy năng lượng sạch lớn nhất thế giới, rộng gấp 5 lần Paris

Ông Sagar Adani, CEO của công ty năng lượng tái tạo Ấn Độ AGEL thuộc Tập đoàn Adani, đang điều hành một dự án biến những vùng sa mạc muối cằn cỗi ở bang Gujarat rìa phía tây Ấn Độ thành Công viên Năng lượng tái tạo Khavda - nhà...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc mừng Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Nhân dịp Campuchia vừa tổ chức thành công cuộc bầu cử Thượng viện khóa V ngày 25.2.2024 với thắng lợi lớn của Đảng Nhân dân Campuchia (CPP); ngày 3.4, Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Thượng viện Campuchia khóa V, ngày 3.4, thay mặt Quốc hội, nhân dân Việt Nam và nhân danh cá nhân,...

22 biệt thự xây không phép trên đồi ở Lâm Đồng

Nhiều biệt thự xây không phép trên quả đồi ở huyện Bảo Lâm, nhiều lần bị chính quyền lập biên bản nhưng chủ không chấp hành, vẫn cho hoàn thiện. Khu nhà xây trên quả đồi ở thôn 10, cách UBND xã Lộc Thành chừng 5 km, theo hướng đi lên núi Đại Bình, xung quanh được bao bọc bởi vườn cà phê của người dân.Mỗi căn có diện tích sàn khoảng 300 m2, một trệt một lầu, cứ...

Cô gái Việt cưới sĩ quan không quân Hàn Quốc được ví như ‘Hậu duệ mặt trời’

(Dân trí) - Hơn hai năm làm dâu xứ người, Bích Huyền chưa bao giờ cảm thấy cô đơn hay lạc lõng vì bên cạnh cô là người chồng tâm lý và gia đình thứ hai luôn yêu thương mình. Đám cưới ngập tràn hạnh phúc của cặp đôi Việt - Hàn (Video: @nanababie) Sau khi tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Trung tại Đại học ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Phùng Bích Huyền (SN 1994, Hải Phòng) nhận...

Loạt dự án giao thông phía Nam tăng tốc giải ngân

Ghi nhận tại dự án cầu Rạch Miễu 2, dưới cái nắng nóng gay...

Mới nhất

Du lịch sang trọng ngày càng đắt đỏ

Du lịch xa xỉ đang dần phục hồi như trước dịch nhưng mức giá trong lĩnh vực này lại tăng cao hơn vì nhu cầu vẫn lớn. Theo công ty du lịch hạng sang Virtuoso, giá khách sạn hạng sang đã chạm "mức kỷ lục" trong năm nay với giá trung bình hằng ngày tăng 70% so với 2019,...

NATO tuyên bố sẽ không mời Ukraine gia nhập nếu Kiev chưa có điều này

Ngày 3/4, sau cuộc họp các ngoại trưởng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Brussels, Bỉ, Tổng thư ký Jens Stoltenberg đã trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Ukraine gia nhập liên minh quân sự này.

Cô gái Việt cưới sĩ quan không quân Hàn Quốc được ví như ‘Hậu duệ mặt trời’

(Dân trí) - Hơn hai năm làm dâu xứ người, Bích Huyền chưa bao giờ cảm thấy cô đơn hay lạc lõng vì bên cạnh cô là người chồng tâm lý và gia đình thứ hai luôn yêu thương mình. Đám cưới ngập tràn hạnh phúc của cặp đôi Việt - Hàn (Video: @nanababie) Sau khi tốt nghiệp ngành ngôn ngữ...

Mới nhất