Trang chủPolitical ActivitiesHội thảo quốc gia “30 năm đại học vùng - Thực tiễn...

Hội thảo quốc gia “30 năm đại học vùng – Thực tiễn và triển vọng”

(ĐCSVN) – Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng đã khẳng định vai trò, vị trí trong chiến lược phát triển giáo dục, trở thành những trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lớn, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, vùng và cả nước.
 

Chiều ngày 3/4, tại Thái Nguyên, Đại học (ĐH) Thái Nguyên phối hợp với ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng tổ chức Hội thảo quốc gia “30 năm đại học vùng – Thực tiễn và triển vọng”.

Hội thảo quốc gia “30 năm đại học vùng – Thực tiễn và triển vọng”.

Đến dự Hội thảo có các đồng chí: PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT); TS Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; đồng chí Đặng Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Nguyên và lãnh đạo một số tỉnh, thành phố; lãnh đạo một số đơn vị thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ GD&ĐT; lãnh đạo ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, ĐH Thái Nguyên và các trường thành viên…

PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT; GS.TS Phạm Hồng Quang, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng ĐH Thái Nguyên; PGS.TS Hoàng Văn Hùng, Giám đốc ĐH Thái Nguyên; PGS.TS Lê Anh Phương, Giám đốc ĐH Huế; TS Phan Minh Đức, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng ĐH Đà Nẵng đồng chủ trì Hội thảo.

Các đại biểu dự Hội thảo. 

Các đại học vùng khẳng định vai trò, vị trí trong chiến lược phát triển giáo dục

Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.TS Phạm Hồng Quang, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng ĐH Thái Nguyên nhấn mạnh: Việc xây dựng và phát triển mô hình cơ sở giáo dục đại học vùng đa ngành, đa lĩnh vực là xu thế vận động chung của giáo dục đại học thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về đào tạo nhân lực trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động hiện đại.

Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng đã khẳng định vai trò, vị trí trong chiến lược phát triển giáo dục, trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lớn, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế – xã hội địa phương, vùng và cả nước. ĐH Thái Nguyên đã xây dựng được một cơ cấu tổ chức tương đối phù hợp, có khả năng tập trung nguồn lực chung hướng tới “cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung” với 07 trường đại học thành viên và 01 trường cao đẳng, các đơn vị thuộc và trực thuộc, các trung tâm, viện đào tạo và nghiên cứu phục vụ đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; thực hiện tốt “nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước”, góp phần phát triển kinh tế – xã hội vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và cả nước…

 GS.TS Phạm Hồng Quang, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng ĐH Thái Nguyên phát biểu khai mạc Hội thảo. 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn đại học vùng còn nhiều bất cập trong quá trình triển khai thực hiện và định hướng phát triển cho tương lai. Các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học chưa đồng bộ, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn về tự chủ đại học theo mô hình quản lý 2 cấp của đại học vùng; gây khó khăn khi áp dụng, triển khai thực hiện trong bối cảnh tự chủ, tự chịu trách nhiệm và giải trình.

Bên cạnh đó, việc thu hút, tuyển dụng, giữ chân người tài, cán bộ, giảng viên giỏi hiện gặp rất nhiều khó khăn do một số bất cập trong cơ chế, chính sách đãi ngộ và sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các cơ sở đào tạo; chưa có chính sách thúc đẩy, khuyến khích doanh nghiệp gắn kết với các đại học trong hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo… Vì vậy, đòi hỏi cần hoàn thiện các cơ chế, chính sách để giải quyết các khó khăn, vướng mắc, thách thức đặt ra.

Ưu tiên đầu tư nguồn lực cho đại học vùng phát triển

Tại Hội thảo, các ý kiến đã tập trung làm rõ các kết quả đạt được qua 30 năm xây dựng và phát triển của 3 đại học vùng; đồng thời chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, triển vọng trong quá trình thực hiện. Trên cơ sở đó, kiến nghị nhiều giải pháp liên quan đến các vấn đề: Hoàn thiện cơ chế tài chính, đổi mới quản trị và tự chủ đại học; tự chủ học thuật; thu hút nhân tài…, nhằm xây dựng đại học vùng thực sự là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Đề cập đến những khó khăn trong công tác tài chính, TS Mai Anh Khoa, Phó Trưởng Ban Phụ trách Ban Khoa học Công nghệ và Đối ngoại ĐH Thái Nguyên cho biết, quy định về tự chủ tài chính của đại học vùng hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể nên một số lĩnh vực chồng chéo với các quy định về đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên.

Từ những phân tích trên, TS Mai Anh Khoa kiến nghị: Đại học vùng cần có quyền tự chủ ở mức độ cao so với các đại học “hai cấp” khác, cụ thể như xây dựng đề án và thực hiện các phương thức tuyển sinh riêng; quyết định mở các ngành, chuyên ngành đào tạo mới; triển khai các mô hình đào tạo mới, đặc thù, hoặc đã được triển khai, áp dụng thành công tại cơ sở giáo dục đại học uy tín ở nước ngoài.

“Cần ưu tiên đầu tư nguồn lực cho đại học vùng phát triển, để các đại học vùng thực sự là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước”, TS Mai Anh Khoa nói.

PGS.TS Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế phát biểu tại Hội thảo. 

Đồng quan điểm, PGS.TS Lê Anh Phương – Giám đốc ĐH Huế kiến nghị, đối với Quốc hội ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công, Luật Tài sản công, Luật Cán bộ, công chức, viên chức nhằm tạo sự đồng bộ về cơ sở pháp lý để thực hiện cơ chế tự chủ đại học.

Đối với Chính phủ, chủ trì phê duyệt Đề án và quyết định thành lập ĐH Quốc gia Huế trên cơ sở ĐH Huế theo tinh thần Nghị quyết 54, Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 83 của Chính phủ.

“Cần có cơ chế, chính sách đầu tư đối với ĐH Huế nói riêng, các đại học vùng nói chung để xứng tầm với chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật”, PGS.TS. Lê Anh Phương kiến nghị.

 TS Phan Minh Đức, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng ĐH Đà Nẵng phát biểu tại Hội thảo.

Để phát huy tiềm năng, thế mạnh, vượt qua thách thức, khó khăn, lãnh đạo ĐH Đà Nẵng cho biết, trong thời gian tới sẽ tập trung hoàn thiện quy hoạch hệ thống, phát triển đội ngũ trình độ cao; nâng cao năng lực và vai trò trung tâm trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đi cùng với đó là đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, hợp tác với các địa phương, doanh nghiệp; mở rộng hợp tác quốc tế, đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; hoàn thiện cơ chế tài chính, đổi mới quản trị và tự chủ đại học.

“Để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, cần nỗ lực lớn, quyết tâm cao để phát triển ĐH Đà Nẵng thành ĐH Quốc gia. Đây là nhiệm vụ trung tâm, cấp thiết, có ý nghĩa chiến lược lâu dài, bền vững…”, lãnh đạo ĐH Đà Nẵng nhấn mạnh.

PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD& ĐT phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. 

 Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, PGS.TS Hoàng Minh Sơn – Thứ trưởng Bộ GD& ĐT nhấn mạnh: ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng qua 30 năm phát triển đã trở thành những đại học lớn nhất của cả nước. Sự lớn mạnh này không chỉ ở quy mô đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và sự đóng góp cho các địa phương, các vùng. Các đại học vùng đã trở thành đại học đa lĩnh vực, đóng vai trò nòng cốt trong mạng lưới cơ sở giáo dục đại học tại từng vùng kinh tế-xã hội, giúp mở rộng cơ hội học tập chất lượng cao đối với người dân, đồng thời đóng góp vào đào tạo nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế – xã hội ở các địa phương.

Đối với sự phát triển của đại học vùng trong thời gian tới, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn kỳ vọng các đại học vùng sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp tốt hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ

Trước mắt, các  đại học vùng cần nghiên cứu cải tiến, đổi mới cơ cấu, tổ chức hoạt động để phát huy vai trò của các trường thành viên và phát huy sức mạnh tổng thể của đại học trong một khối liên kết hữu cơ, liên kết ngành và liên kết giữa các trường trong khu vực.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục nghiên cứu trong thẩm quyền để sửa đổi chính sách, phối hợp với các bộ ngành đề xuất với Chính phủ để làm sao trao cho các đại học vùng điều kiện và cơ hội để thực hiện sứ mạng đặt ra…

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Nguyên Đặng Xuân Trường trao Bằng khen của UBND tỉnh Thái Nguyên cho 4 cá nhân có thành tích xuất sắc. 

Nhân dịp này, ĐH Thái Nguyên vinh dự đón nhận Bằng khen của 12 tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ. UBND tỉnh Thái Nguyên tặng Bằng khen cho 4 cá nhân có thành tích trong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2023.

ĐH Huế, ĐH Thái Nguyên và ĐH Đà Nẵng là 3 đại học vùng được thành lập theo Nghị định số 30/CP, 31/CP và 32/CP ngày 4/4/1994 của Chính phủ trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại các trường đại học trên địa bàn thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng và thành phố Thái Nguyên. Sau 30 năm xây dựng và phát triển, cơ cấu tổ chức của 3 đại học vùng không ngừng hoàn thiện và phát triển theo hướng đại học đa ngành, đa lĩnh vực, có nhiều loại hình đào tạo và cấp học khác nhau; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lớn của vùng và cả nước.

 

Tin, ảnh: Vy Anh – Cổng TTĐT Đảng Cộng sản Việt Nam

Nguồn

Cùng chủ đề

Sẽ trình Chính phủ nghị định hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở vào tháng 5

Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) vào ngày 27/11 và Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) vào ngày 28/11/2023 tại Kỳ họp thứ 6. Thời điểm có hiệu lực của 2 Luật này sẽ là từ ngày 1/1/2025. Tại hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khoá XV tháng 3 vừa...

Tinh dầu quế tắc đường xuất khẩu, Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị gửi kiến nghị lên Chính phủ

Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam vừa có công văn số 71/CV-VPSA ngày 2/4/2024 gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị tháo gỡ cho xuất khẩu tinh dầu quế. Hàng trăm tấn tinh dầu quế tắc đường xuất khẩu, Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị gửi kiến nghị lên Chính phủ. Công văn nêu rõ, hiện các doanh nghiệp xuất khẩu tinh...

Tiếp tục giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% đơn vị sự nghiệp công lập

(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 2/4/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ Thực hiện Kết luận số 62-KL/TW của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Chương trình...

Chính phủ phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024

Năm 2024, Chính phủ vay tối đa 676.057 tỷ đồng và trả nợ khoảng 453.990 tỷ đồng. Chính phủ yêu cầu bộ, ngành liên quan đảm bảo nguồn để trả nợ đầy đủ, đúng hạn, kiểm soát chỉ tiêu an toàn nợ trong mức trần. Còn hạn mức vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp theo phương thức tự vay, tự trả khoảng 6.599 triệu USD... Bộ Tài chính: Tăng giá...

Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 260/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2024 – 2026. Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024. Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2024 – 2026 nhằm đảm bảo nguồn để trả nợ đầy đủ, đúng hạn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam

(ĐCSVN) - Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) lần thứ 15 phản ánh cảm nhận, trải nghiệm, ý kiến và kỳ vọng của người dân Việt Nam về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước, quản trị địa phương và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp trong năm 2023. PGS, TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia...

Ngoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024

(ĐCSVN) - Thủ tướng nhấn mạnh, ngoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024 với tinh thần: “Đổi mới trong tư duy, sáng tạo trong sách lược, thống nhất trong nhận thức và hành động; cơ hội phải nắm bắt, vướng mắc phải tháo gỡ, giải pháp phải đột phá, triển khai phải quyết liệt, hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm và bền vững, nhất là trong điều kiện đất nước còn khó khăn. Thủ tướng...

Việt Nam nhất quán coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản

(ĐCSVN) - Đánh giá cao bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện, thực chất giữa hai nước sau 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đồng chí Trương Thị Mai khẳng định Việt Nam nhất quán coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản; sẵn sàng phối hợp với Chính phủ, đảng Dân chủ Tự do và các chính đảng, địa phương của Nhật Bản đưa quan hệ hai nước phát triển sâu...

Rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về vị trí việc làm của đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương

(ĐCSVN) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Ban Công tác đại biểu tiếp thu ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết mô tả công việc, khung năng lực, vị trí việc làm của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương và cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.   Chiều 1/4, tiếp tục chương trình phiên...

Họp báo quốc tế về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

(ĐCSVN) - Diễn đàn Tương lai ASEAN là một trong những sự kiện đa phương lớn mà Việt Nam tổ chức trong năm 2024, mang theo thông điệp Việt Nam mong muốn đóng góp chủ động, tích cực, tham gia định hình tương lai và bước phát triển mới của ASEAN trong thời gian tới. Việc tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 có ý nghĩa quan trọng trong tổng thể chiến lược đối ngoại, ngoại giao của...

Bài đọc nhiều

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống ở Việt Nam

Trên dải đất hình chữ S này, mỗi vùng, miền đều sở hữu những nét văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. Và một trong những điều hấp dẫn du khách trong và ngoài nước chính là làng nghề truyền thống. Tác giả Đỗ Tuấn Ngọc đã tái hiện lại rất nhiều làng nghề ở Việt Nam qua các tác phẩm gửi về Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”. Các làng...

Tạp chí Mỹ: Đà Nẵng là thủ phủ du lịch của miền Trung Việt Nam

Travel+Leisure giới thiệu loạt trải nghiệm thú vị nhất du khách cần làm khi tới Đà Nẵng và Hội An, trong đó dành nhiều lời khen cho Bà Nà. Sun World Ba Na Hills được Travel+Leisure gợi ý là lựa chọn tốt nhất cho gia đình trải nghiệm tại Đà Nẵng. Ảnh: SG Trong bài viết đăng tải trên tạp chí du lịch nổi tiếng Mỹ, tác giả Lakshmi Sharath đã gọi Đà Nẵng là thủ phủ du lịch của miền...

DIFF 2024 mang những “vũ điệu trên không” trở lại bầu trời Đà Nẵng

Lễ hội pháo hoa quốc tế DIFF chính thức trở lại Đà Nẵng vào hè 2024 với chủ đề “Made in Unity – Kết nối toàn cầu – Rạng rỡ năm châu”, hứa hẹn tiếp tục chiêu đãi du khách bốn phương bằng những “bữa tiệc của giác quan” lộng lẫy trên không. DIFF 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 8/6 – 13/7/2024 tại sân khấu pháo hoa bên sông Hàn, với sự tham gia của 8 đội pháo,...

Toàn cảnh cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo gần 9.000 tỷ sẵn sàng thông xe dịp lễ 30/4

Khi chặng cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo dài 78km hoàn thành, tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn từ Nha Trang vào TP.HCM sẽ nối liền một dải, giúp các phương tiện lưu thông giữa hai thành phố này chỉ mất từ 4-5 giờ. Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo là một trong 3 dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 được thực hiện theo phương thức đối tác công - tư (PPP), đã hoàn...

Cùng chuyên mục

Cô gái miền Tây ‘đổi đời’ nhờ chú vịt trắng, lên cả truyền hình quốc tế

(Dân trí) - Từ cô gái nông thôn, Trang trở thành nhân vật trong phim Những cô gái thay đổi thế giới. Cô gái có hoàn cảnh khó khăn nhưng vươn lên giúp gia đình có cuộc sống ổn định nhờ một chú vịt. Cô gái Việt gây "sốt" khi xuất hiện trong dự án phim quốc tế Nguyễn Thùy Trang (22 tuổi) ngụ huyện Trà Ôn, Vĩnh Long là cô gái nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng...

Giảm nhựa với màng phân hủy sinh học BioDF

Dự án “Sản xuất màng phân hủy sinh học BioDF” là một phần trong dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” do Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF – Việt Nam) thực hiện. Theo ThS. Ngô Hữu Bình, chủ nhiệm dự án “Sản xuất màng phân hủy sinh học BioDF”, mục tiêu của dự án nhằm thay thế túi nilon khó phân hủy, tạo ra...

Điểm đến ở Việt Nam có khung cảnh độc đáo nhất Châu Á – Thái Bình Dương

Mũi Né, một thị trấn ven biển nằm ở tỉnh Bình Thuận, được Booking.com vinh danh là một trong 5 điểm đến có khung cảnh độc đáo, mang lại trải nghiệm đẳng cấp thế giới ngay trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC). Theo trang web, những đồi cát hùng vĩ và không khí khô nóng tại Mũi Né sẽ khiến nhiều người nhầm tưởng khung cảnh tại đây với vùng sa mạc hoang sơ ở Ai...

‘Nữ du kích miền Nam’: Thanh xuân chỉ có một lần trong đời

Tuổi mười tám, đôi mươi được tuyển chọn vào đội nữ du kích miền Nam tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ai cũng tự hào thốt lên: 'Thanh xuân chỉ có một lần trong đời'. Các nữ du kích miền Nam tham gia diễu binh, diễu hành chuẩn bị lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 - 7-5-2024) - Ảnh: HÀ THANH Trong buổi hợp luyện các lực...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc mừng Chủ tịch Thượng viện Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ tin tưởng rằng, dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Thượng viện Campuchia sẽ giữ vai trò ngày càng quan trọng. Nhân dịp Campuchia vừa tổ chức thành công cuộc bầu cử Thượng viện khóa V ngày 25/2/2024 với thắng lợi lớn của Đảng Nhân dân Campuchia (CPP); ngày 3/4, Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Hội đồng...

Mới nhất

Ngày 4/5/1954: Các đơn vị tạm dừng chiến đấu, củng cố trận địa

Sau các trận đánh ở các cứ điểm A1 và 105 không thành công, nhận thấy nếu tiếp tục tiến công, bộ đội ta sẽ bị thương vong nhiều mà vẫn không thu được kết quả, Bộ Chỉ huy chiến dịch ra lệnh tạm dừng tiến công. Các đơn vị tiếp tục giữ vững phần đồi đã giữ được,...

“Ông hoàng rating” và dàn diễn viên nổi tiếng đang giảm dần sức hút

Joo Won Sinh năm 1987, Joo Won bắt đầu diễn xuất từ năm 2007.Năm 2010 tên tuổi anh vụt sáng với vai phản diện trong phim “Vua bánh mì” (rating 50,8%).Sau đó, Joo Won tiếp tục được chú ý khi đóng chính trong nhiều dự án ăn khách như “Thiên thần áo trắng” (rating 20,9%), “Quý tử nhà...

‘Nữ du kích miền Nam’: Thanh xuân chỉ có một lần trong đời

Tuổi mười tám, đôi mươi được tuyển chọn vào đội nữ du kích miền Nam tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ai cũng tự hào thốt lên: 'Thanh xuân chỉ có một lần trong đời'. Các nữ du kích miền Nam tham gia diễu binh, diễu hành chuẩn bị lễ kỷ...

Sức mạnh toàn dân trong Chiến thắng Điện Biên Phủ

Baoquocte.vn. Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, nhân dân trong cả nước đã tập trung sức mạnh cho mặt trận Điện Biên Phủ, bộ đội chủ lực nhanh chóng tập kết, ngày đêm bạt rừng, xẻ núi mở đường, kéo pháo, xây dựng trận địa, sẵn sàng tiến công địch. Sau Cách mạng tháng...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc mừng Chủ tịch Thượng viện Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ tin tưởng rằng, dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Thượng viện Campuchia sẽ giữ vai trò ngày càng quan trọng. Nhân dịp Campuchia vừa tổ chức thành công cuộc bầu cử Thượng viện khóa V ngày 25/2/2024 với thắng lợi lớn của Đảng...

Mới nhất

Lo ngại về tỉ giá