Trang chủPolitical ActivitiesNgoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024

Ngoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024

(ĐCSVN) – Thủ tướng nhấn mạnh, ngoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024 với tinh thần: “Đổi mới trong tư duy, sáng tạo trong sách lược, thống nhất trong nhận thức và hành động; cơ hội phải nắm bắt, vướng mắc phải tháo gỡ, giải pháp phải đột phá, triển khai phải quyết liệt, hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm và bền vững, nhất là trong điều kiện đất nước còn khó khăn.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị họp với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển năm 2024. 

Chiều ngày 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị họp với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển năm 2024. Tham dự Hội nghị còn có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, các Bộ trưởng: Ngoại giao, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Lãnh đạo các địa phương, thủ trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp… theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Hội nghị nhằm điểm lại các kết quả triển khai công tác ngoại giao kinh tế từ năm 2023 đến nay và đề ra trọng tâm công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển năm 2024.

Triển khai Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 20/2/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn 2022-2026 thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030, công tác ngoại giao kinh tế đã được Bộ Ngoại giao cùng các bộ, ngành, địa phương triển khai toàn diện, đi vào chiều sâu, thực chất, mở ra các hướng đi mới, mang tính đột phá, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế – xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu định hướng tại hội nghị. 

Phát biểu định hướng tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Hội nghị được tổ chức sau 1 năm triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển và sau 3 tháng triển khai kết quả Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng là 3 động lực tăng trưởng truyền thống cần làm mới, cùng với các động lực mới cần thúc đẩy là kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức. Trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu đặt ra là phải phát triển nhanh và bền vững, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần, phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội, văn hóa, môi trường.

Theo Thủ tướng, cần tiếp tục kết hợp hài hòa, hợp lý hiệu quả sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, giữa nội lực và ngoại lực, phát huy tối đa tiềm lực đất nước để phát triển, trên quan điểm “nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân”; hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, nhà đầu tư, các đối tác.

Lãnh đạo các địa phương, thủ trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp… dự họp theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.  

Cho biết so với hội nghị lần trước, hội nghị lần này có thêm đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi mở một số nội dung để các đại biểu thảo luận: Tiếp tục rà soát, nắm chắc tình hình thế giới và khu vực, triển khai các giải pháp để củng cố các thị trường đã có, mở rộng các thị trường mới; khắc phục các đứt gãy trong chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu, xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; công tác phối hợp trong nước và ngoài nước, giữa các bộ, ngành với nhau, giữa doanh nghiệp – Nhà nước – người dân; các doanh nghiệp cần năng động, sáng tạo, chủ động thích ứng tình hình thế nào.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần “3 cùng”: Cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển. Đồng thời, phải giữ vững bản lĩnh, bĩnh tĩnh, kiên trì, không quá say sưa với thắng lợi và khi thuận lợi, không hoang mang, dao động khi gặp khó khăn, thách thức, tuân thủ và vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước phù hợp tình hình.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn báo cáo tại Hội nghị.

Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, thời gian qua, công tác ngoại giao kinh tế đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo hết sức sát sao, quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ. Trong 18 tháng qua, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì 5 hội nghị ngoại giao kinh tế (hội nghị này là lần thứ 6) để trực tiếp định hướng, chỉ đạo các bộ, ngành, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, địa phương trong đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, công tác ngoại giao kinh tế đã được triển khai đồng bộ, toàn diện, từng bước trở thành nhiệm vụ cơ bản, trung tâm, đóng góp tích cực vào các kết quả phát triển kinh tế – xã hội đất nước, với 3 kết quả nổi bật.

Một là, việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện ngoại giao kinh tế được triển khai kịp thời, bài bản hơn. Chính phủ lần đầu tiên ban hành Chương trình hành động về ngoại giao kinh tế để thực hiện Chỉ thị 15 của Ban Bí thư; các bộ, ngành, địa phương tích cực ban hành kế hoạch hành động để cụ thể hóa Chỉ thị 15 của Ban Bí thư và Chương trình hành động của Chính phủ.

Công tác phối hợp triển khai ngoại giao kinh tế được tăng cường, đổi mới; tích cực tham mưu, thiết lập các cơ chế phối hợp liên ngành như: Ban chỉ đạo Quốc gia về bán dẫn, Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2023-2026 giữa Bộ Ngoại giao với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch hợp tác thu hút du lịch kiều bào giữa Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch…

Hai là, ngoại giao kinh tế tiếp tục đóng góp quan trọng trong duy trì cục diện đối ngoại thuận lợi cho phát triển đất nước. Nội dung kinh tế tiếp tục là trọng tâm trong gần 60 hoạt động đối ngoại Cấp cao từ đầu năm 2023 đến nay với nhiều cam kết, thỏa thuận hợp tác kinh tế được ký kết.

Quan hệ đối ngoại và hợp tác kinh tế được mở rộng; các khuôn khổ quan hệ với 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện được củng cố, mở rộng, nâng tầm, nâng cấp (từ nửa cuối năm 2023 đến nay, ta đã nâng tầm, nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với 4 đối tác lớn là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia với nhiều nội hàm hợp tác quan trọng như khoa học công nghệ, bán dẫn, ODA thế hệ mới, kinh tế xanh, kinh tế số…)

Ba là, ngoại giao kinh tế đóng góp trực tiếp vào các kết quả tích cực của kinh tế đối ngoại và hội nhập, liên kết kinh tế quốc tế. Ngoại giao kinh tế đã tích cực hỗ trợ xúc tiến, quảng bá, tháo gỡ rào cản thương mại, thúc đẩy các hướng đi mới như phát triển ngành Halal, qua đó mở rộng thị trường cho các ngành, lĩnh vực, địa phương và doanh nghiệp.

Bên cạnh các kết quả đạt được, Bộ trưởng cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế thời gian qua. Trong đó có việc cụ thể hóa và tận dụng các khuôn khổ quan hệ đã được thiết lập, nâng cấp và cam kết, thỏa thuận đạt được trong thời gian qua còn hạn chế, có độ trễ trong triển khai; Việc giải quyết các vướng mắc tồn đọng với một số đối tác còn kéo dài, chưa dứt điểm, tác động không thuận đến quan hệ kinh tế thương mại, thu hút đầu tư, vận động ODA…

Việt Nam cũng chưa có hoặc đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng các chính sách, cơ chế ưu đãi đặc thù để thu hút đầu tư, phát triển một số ngành chiến lược. Cuối cùng là sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đôi lúc chưa đồng bộ; tính kết nối, liên kết vùng giữa các địa phương chưa cao.

Sau khi chỉ rõ các bài học kinh nghiệm cần rút ra, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng nêu 5 trọng tâm ngoại giao kinh tế trong năm 2024.

Thứ nhất, thúc đẩy triển khai quyết liệt các cam kết, thỏa thuận đã đạt được; tận dụng tối đa các cơ hội từ việc nâng tầm, nâng cấp, mở rộng quan hệ với các đối tác và chuyển hoá thành các dự án, có kết quả cụ thể. Tổ chức tốt các hoạt động đối ngoại Cấp cao và các cấp trong năm 2024 với nội dung kinh tế là trọng tâm nhằm tiếp tục làm sâu sắc hợp tác kinh tế, mở ra các khuôn khổ hợp tác mới, tháo gỡ dứt điểm vướng mắc tồn đọng với các đối tác, góp phần củng cố cục diện đối ngoại thuận lợi cho phát triển.

Thứ hai, tăng tốc thúc đẩy làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới. Củng cố xuất khẩu sang các thị trường chủ chốt; mở ra các thị trường mới, tiềm năng; đẩy nhanh đàm phán, ký kết các FTA mới. Đẩy mạnh phát triển ngành Halal theo tinh thần Đề án đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; triển khai hiệu quả hợp tác nông nghiệp ba bên với một số nước châu Phi.

Đẩy mạnh truyền tải thông điệp, cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về bảo đảm môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Tập trung triển khai hợp tác đầu tư, khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực bán dẫn, AI, hydrogen… Thu hút các nguồn tài chính xanh phục vụ chuyển đổi năng lượng, phát triển bền vững, nhất là Kế hoạch thực hiện JETP.

Quảng bá, xúc tiến du lịch có trọng tâm, trọng điểm; thúc đẩy nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam; tham mưu Chính phủ ban hành các chính sách tạo thuận lợi cho khách quốc tế vào Việt Nam. Triển khai hiệu quả các khuôn khổ hợp tác lao động đã ký và mở ra hợp tác với các thị trường lao động tiềm năng. Đẩy mạnh tham mưu, triển khai các cơ chế mới, mang tính đột phá để huy động hiệu quả nguồn lực về tri thức, vốn đầu tư, vai trò cầu nối của kiều bào phục vụ phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

Thứ ba, đẩy mạnh hội nhập, liên kết kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế đất nước, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc, cân bằng và hài hoà trong ứng xử quốc tế. Nghiên cứu và xác định định rõ các lợi ích, trọng tâm cần thúc đẩy trong các cơ chế, chú trọng hợp tác thực chất, hiệu quả và thu hút các nguồn lực phục vụ phát triển. Chuẩn bị sớm cho việc đăng cai các sự kiện đa phương lớn. Tham mưu các bước đi phù hợp của Việt Nam và tận dụng hiệu quả các sáng kiến mới (IPEF, BRI, Global Gateway, AZEC, ISA…). Hỗ trợ nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương, doanh nghiệp.

Thứ tư, nâng cao nhạy bén và chất lượng của công tác nghiên cứu, tham mưu phục vụ điều hành kinh tế – xã hội của Chính phủ. Trọng tâm là tình hình kinh tế thế giới, khu vực; kinh nghiệm các nước trong xử lý các khó khăn, thách thức của nền kinh tế, phát triển các lĩnh vực bán dẫn, AI, hydrogen xanh…

Triển khai các nghiên cứu chiến lược phục vụ Đại hội Đảng XIV. Đẩy mạnh tham mưu cho các địa phương, doanh nghiệp thích ứng các xu hướng, tiêu chuẩn mới trong hợp tác kinh tế quốc tế. Tăng cường đối thoại, tư vấn chính sách quốc tế về các vấn đề kinh tế – phát triển.

Thứ năm, đổi mới mạnh mẽ trong phối hợp triển khai ngoại giao kinh tế, như thiết lập các cơ chế phối hợp liên ngành và nâng cao hiệu quả triển khai các cơ chế đã có để tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy hiệu quả các nhiệm vụ ngoại giao kinh tế.

Tăng cường đầu tư nguồn lực triển khai ngoại giao kinh tế, gồm nguồn lực tài chính và nguồn lực về con người, đội ngũ cán bộ. Đẩy mạnh tuyên truyền về ổn định chính trị – xã hội, môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi tại Việt Nam, đóng góp của ngoại giao kinh tế đối với phát triển kinh tế đất nước.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cảm ơn sâu sắc tới Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo sát sao và quyết liệt công tác ngoại giao kinh tế trong thời gian qua; cảm ơn sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan báo chí, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Qua đó, có thể khẳng định ngày càng có sự thống nhất, đồng lòng mạnh mẽ trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân, giữa các trụ cột kinh tế – văn hóa – xã hội, tạo sức mạnh tổng hợp để đóng góp nhiều hơn nữa, thiết thực hơn nữa cho phát triển kinh tế – xã hội đất nước trong thời gian tới.

Tại hội nghị, đại biểu đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các hiệp hội, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài đã triển khai công tác ngoại giao kinh tế một cách toàn diện, đi vào chiều sâu, thực chất, mở ra các hướng đi mới mang tính đột phá, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta đạt 683 tỷ USD, trong đó xuất siêu khoảng 28 tỷ USD, nhiều nhất từ trước tới nay; thu hút FDI đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% trong bối cảnh thương mại, đầu tư toàn cầu bị thu hẹp; vốn FDI thực hiện đạt gần 23,2 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.

Các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ rõ, bên cạnh các kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế như: Thiếu sáng tạo, nhạy bén; tham mưu chưa theo kịp diễn biến; sự phối hợp giữa các bộ, ngành còn chưa kịp thời; tính kết nối trong quảng bá, triển khai công tác ngoại giao kinh tế chưa cao; hợp tác kinh tế với một số địa bàn chiến lược chưa xứng tầm với khuôn khổ quan hệ; việc khai thác, mở rộng thị trường với đối tác tiềm năng chưa hiệu quả và còn các hạn chế nhất định.

Đặc biệt, một số vướng mắc tồn đọng với một số đối tác chưa được xử lý dứt điểm; chưa có các cơ chế ưu đãi đặc thù để nắm bắt, tận dụng hiệu quả các cơ hội từ những xu thế mới của thế giới và xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng trong một số lĩnh vực quan trọng như công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi năng lượng, công nghiệp hàng không…

Các đại biểu đề xuất tiếp tục thúc đẩy triển khai quyết liệt các cam kết, thoả thuận đã đạt được; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới; đẩy mạnh hội nhập, liên kết kinh tế quốc tế; nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, tham mưu phục vụ điều hành kinh tế; đổi mới mạnh mẽ trong phối hợp triển khai ngoại giao kinh tế…

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận hội nghị.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng chuyển lời thăm hỏi ân cần, lời chúc sức khỏe và thành công của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến các đại biểu, đại diện các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; cho biết, Tổng Bí thư mong các đồng chí làm hết sức mình vì sự phát triển đất nước.

Thủ tướng nhất trí với các báo cáo, ý kiến tại Hội nghị; đề nghị các chủ thể tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động trên tinh thần 3 cùng: Cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn hành động; cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng và cùng phát triển.

Thủ tướng cũng đề nghị các chủ thể đẩy mạnh “3 phát huy”: Phát huy thế và lực của đất nước để thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư; phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, giao lưu nhân dân, phát triển du lịch; phát huy tính năng động, sáng tạo, linh hoạt, thông minh của người Việt Nam để đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất và phát huy tối đa hiệu quả từ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

Phân tích tình hình thời gian tới, Thủ tướng cho rằng, bên cạnh những thuận lợi, công tác ngoại giao kinh tế còn đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Bên ngoài, kinh tế thế giới phục hồi chậm; căng thẳng địa chính trị gia tăng, xu hướng chính trị hóa hợp tác kinh tế tiếp tục lan rộng; tình trạng phân hóa, phân mảnh, đứt gãy các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng…

Trong khi đó, ở trong nước, sức ép lạm phát còn cao; tình hình sản xuất kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực còn những khó khăn, điểm nghẽn, nhất là về thị trường, tiếp cận vốn, chi phí. Nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế, nhất là cho các ngành, lĩnh vực mới nổi. Thủ tục hành chính một số lĩnh vực còn rườm rà. Một số cơ chế, chính sách chậm được sửa đổi. Hạ tầng chiến lược trên một số lĩnh vực còn hạn chế…

Trước tình hình đó, Thủ tướng đề nghị phải luôn giữ thăng bằng, “thắng không kiêu, bại không nản”, giữ vững bản lĩnh, bình tĩnh, kiên trì; không quá say sưa với thắng lợi khi thuận lợi; không hoang mang, dao động khi gặp khó khăn, thách thức; tuân thủ và vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước phù hợp tình hình.

Cho rằng công tác ngoại giao kinh tế cần tiếp tục phục vụ nhiệm vụ phát triển đất nước, đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng, hợp pháp của các đối tác, Thủ tướng chỉ rõ 4 định hướng lớn với ngoại giao kinh tế thời gian tới. Theo đó, phải tổ chức tốt các chương trình đối ngoại của lãnh đạo cấp cao và hoạt động đối ngoại các cấp, đưa nội dung kinh tế tiếp tục trở thành một trọng tâm của các hoạt động đối ngoại; xác định rõ các sản phẩm, dự án, kế hoạch cụ thể, khả thi với từng đối tác để thúc đẩy triển khai.

Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải cùng nhau làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (thương mại, đầu tư, tiêu dùng), đồng thời phát huy các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức), các lĩnh vực mới và mang tính đột phá (công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, bán dẫn, hydrogen, trí tuệ nhân tạo…).

Thủ tướng yêu cầu khai thác tối đa tiềm năng của các khuôn khổ, quan hệ vừa được nâng cấp, các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết; nghiêm túc rà soát, theo dõi và thúc đẩy quá trình triển khai các cam kết với các đối tác quốc tế; đẩy mạnh huy động nguồn lực hơn 6 triệu người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước.

“Phải tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để kiều bào được đóng góp vào quá trình phát triển đất nước, trở thành một chủ thể quan trọng trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế thời gian tới”, Thủ tướng lưu ý.

Về các biện pháp cụ thể, Thủ tướng yêu cầu, tích cực, chủ động chuyển tải thông điệp tới các đối tác quốc tế về tinh thần cầu thị và cam kết của Chính phủ bảo đảm môi trường chính trị, đầu tư, kinh doanh an toàn, hấp dẫn tại Việt Nam; đôn đốc triển khai các thỏa thuận, cam kết quốc tế đã ký kết, trong quá trình xây dựng báo cáo định kỳ về tình hình triển khai Chỉ thị 15, Nghị quyết 21 về công tác ngoại giao kinh tế, các bộ, ngành, địa phương phải lượng hóa, báo cáo rõ về những kết quả cụ thể đã đạt được, nếu có khó khăn thì phải xác định rõ kiến nghị giải quyết, cấp có thẩm quyền giải quyết.

Cùng với đó, củng cố quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với các thị trường lớn, chủ chốt và mở rộng, đa dạng hóa thị trường, chú trọng hơn các địa bàn tiềm năng, còn nhiều dư địa hợp tác như UAE, Trung Đông – châu Phi, thị trường Halal… ; tạo đột phá trong thu hút đầu tư các lĩnh vực mới như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, năng lượng…; thúc đẩy và đón tiếp chu đáo đoàn công tác của các tổ chức doanh nghiệp, các tập đoàn lớn trên thế giới tới Việt Nam; nắm bắt và kiến nghị xử lý phù hợp, kịp thời các đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp…

Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo tổ chức thiết thực, hiệu quả Diễn đàn trí thức, chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài và Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài để các chuyên gia, trí thức Việt kiều chia sẻ, đóng góp cho những vấn đề về phát triển của đất nước; nâng cao chất lượng, tính nhạy bén, kịp thời của công tác nghiên cứu, thông tin, tham mưu chiến lược, nắm bắt xu thế, phản ứng chính sách kịp thời, phục vụ điều hành kinh tế – xã hội; tập trung vào các xu thế mới, xu hướng điều chỉnh chính sách, ưu tiên mới của các đối tác, “những thứ họ cần chứ không phải thứ mình có”.

Thủ tướng nhấn mạnh, ngoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024 với tinh thần: “Đổi mới trong tư duy, sáng tạo trong sách lược, thống nhất trong nhận thức và hành động; cơ hội phải nắm bắt, vướng mắc phải tháo gỡ, giải pháp phải đột phá, triển khai phải quyết liệt, hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm và bền vững, nhất là trong điều kiện đất nước còn khó khăn./.

Mạnh Hùng – Cổng TTĐT Đảng Cộng sản Việt Nam

Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng nêu ‘3 phát huy’ trong ngoại giao kinh tế

Chiều tối 2-4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế. Hoạt động ngoại giao kinh tế được xem là trọng tâm trong công tác đối ngoại - Ảnh: VGP Theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, ngoại giao kinh tế đã đạt được nhiều kết quả nổi bật khi có nhiều cam kết,...

Thủ tướng Chính phủ chúc mừng đồng bào Khmer nhân dịp Tết Chol Chnam Thmay

Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay là nét văn hóa đặc sắc, lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào dân tộc Khmer, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Phê duyệt kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xác định các giải pháp thu hút đầu tư phát triển điện lực theo Quy hoạch điện VIII trong thời kỳ quy hoạch. Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê...

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đầu tư công trung hạn

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 29/CĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2024 về hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022. Thủ tướng chỉ đạo hoàn thiện...

Họp báo quốc tế về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

(ĐCSVN) - Diễn đàn Tương lai ASEAN là một trong những sự kiện đa phương lớn mà Việt Nam tổ chức trong năm 2024, mang theo thông điệp Việt Nam mong muốn đóng góp chủ động, tích cực, tham gia định hình tương lai và bước phát triển mới của ASEAN trong thời gian tới. Việc tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 có ý nghĩa quan trọng trong tổng thể chiến lược đối ngoại, ngoại giao của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam nhất quán coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản

(ĐCSVN) - Đánh giá cao bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện, thực chất giữa hai nước sau 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đồng chí Trương Thị Mai khẳng định Việt Nam nhất quán coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản; sẵn sàng phối hợp với Chính phủ, đảng Dân chủ Tự do và các chính đảng, địa phương của Nhật Bản đưa quan hệ hai nước phát triển sâu...

Rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về vị trí việc làm của đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương

(ĐCSVN) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Ban Công tác đại biểu tiếp thu ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết mô tả công việc, khung năng lực, vị trí việc làm của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương và cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.   Chiều 1/4, tiếp tục chương trình phiên...

Họp báo quốc tế về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

(ĐCSVN) - Diễn đàn Tương lai ASEAN là một trong những sự kiện đa phương lớn mà Việt Nam tổ chức trong năm 2024, mang theo thông điệp Việt Nam mong muốn đóng góp chủ động, tích cực, tham gia định hình tương lai và bước phát triển mới của ASEAN trong thời gian tới. Việc tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 có ý nghĩa quan trọng trong tổng thể chiến lược đối ngoại, ngoại giao của...

Khai mạc Phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Phiên họp chuyên đề pháp luật Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra từ ngày 1 - 2/4/2024 tại Nhà Quốc hội. Trong 2 ngày làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ bảy Quốc hội khóa XV tới đây. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Phiên họp (Ảnh: Phạm Thắng)  Sáng 1/4, tại Nhà Quốc...

Hướng dẫn khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng...

(ĐCSVN) - Bộ Nội vụ yêu cầu việc khen thưởng phải đảm bảo đúng quy định, kịp thời, công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan gắn với kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao. Bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ.  Thực hiện Văn bản số 135-HD/BTGTW ngày 08/01/2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương về Tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024), sau khi thống nhất với...

Bài đọc nhiều

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Vinh danh những chủ nhân của Giải thưởng Cống hiến năm 2024

Lễ trao Giải Cống hiến lần 18 năm 2024 do báo Thể thao và Văn hóa với sự đồng hành của Truyền hình thông tấn (VNews) đã được tổ chức trọng thể tại Nhà hát lớn tối 27/03. Đây là năm thứ hai Giải thưởng Cống hiến trao giải cho cả hai hạng mục Âm nhạc và Thể thao, tiếp tục vinh danh những gương mặt ngày đêm nỗ lực, mang đến những phần thể hiện tốt nhất. Vnews Nguồn

Toàn cảnh cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo gần 9.000 tỷ sẵn sàng thông xe dịp lễ 30/4

Khi chặng cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo dài 78km hoàn thành, tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn từ Nha Trang vào TP.HCM sẽ nối liền một dải, giúp các phương tiện lưu thông giữa hai thành phố này chỉ mất từ 4-5 giờ. Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo là một trong 3 dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 được thực hiện theo phương thức đối tác công - tư (PPP), đã hoàn...

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái dự Chương trình Lãnh đạo Cao cấp Việt Nam (VELP) 2024

(Chinhphu.vn) – Ngày ¼, trong Chương trình Lãnh đạo Cao cấp Việt Nam (VELP) 2024, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng đoàn công tác đã trao đổi với các chuyên gia của Trường Đại học Harvad Kennedy về chủ đề: "Nền kinh tế toàn cầu và triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam" với 4 phiên thảo luận về kinh tế, AI và công nghiệp bán dẫn. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái dự Chương...

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Đài Loan và Triển lãm quốc tế Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Việt …

Đây là hoạt động bên lề sự kiện “Hội nghị Liên ngành Hội đồng và Giám sát lần thứ 2 khoá 30” từ ngày 08 - 09/04/2024 của Tổng hội Thương Mại Đài Loan Thế Giới được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia, với 2000 Đại biểu thuộc 176 Hiệp hội thành viên ở 72 quốc gia trên toàn thế giới. Đài Loan hiện là đối tác đầu tư lớn thứ 4 và đối tác thương mại...

Cùng chuyên mục

Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 65 – Năm 2024

TPM - Sải bước ở cực đông Tổ quốc, dưới chân là hoa vàng trên cỏ xanh, ngắm nhìn ánh bình minh ló rạng, nghe những rặng núi kể chuyện bên tiếng sóng vỗ rì rào... sẽ là những trải nghiệm không thể nào quên đối với các runner đến với Phú Yên, để hoà mình vào chuỗi hoạt động thể thao, văn hoá, xã hội, du lịch trong khuôn khổ Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự...

Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ mở cửa buổi tối

Nhằm đáp ứng nhu cầu khách tham quan trong dịp cao điểm, đặc biệt là dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã quyết định bố trí nhân viên, thuyết minh viên trực đón tiếp, phục vụ khách tham quan thêm một số buổi tối trong tuần. Vnews Nguồn

Thủ tướng nêu ‘3 phát huy’ trong ngoại giao kinh tế

Chiều tối 2-4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế. Hoạt động ngoại giao kinh tế được xem là trọng tâm trong công tác đối ngoại - Ảnh: VGP Theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, ngoại giao kinh tế đã đạt được nhiều kết quả nổi bật khi có nhiều cam kết,...

Nhận định sơ bộ về các ứng viên dẫn dắt Đội tuyển Việt Nam

Đã có những danh tính ứng viên cho chiếc ghế huấn luyện viên Đội tuyển Việt Nam… Huấn luyện viên Kim Sang-sik còn trẻ và đã khá thành công ở cấp câu lạc bộ. Ảnh: Jeonbuk Những cái tên danh tiếng Đã có những thông tin ban đầu về một số ứng viên cho vai trò huấn luyện viên Đội tuyển bóng đá nam Việt Nam, tuy nhiên, VFF vẫn còn dè dặt trong việc đưa ra nhận định, đánh giá. Sự...

Ngày 3/4/1954: Ta bàn giao lại trận địa ở sườn phía đông đồi A1, sử dụng lực lượng tiến công cứ điểm 105

Chiều ngày 3/4, Đại đoàn 312 sử dụng Trung đoàn 165 tiến công Cứ điểm 105 (Huguette 6) nằm không xa Cứ điểm 106 vừa bị tiêu diệt. Cuộc chiến đấu kéo dài tới sáng, ta chiếm được hai phần ba cứ điểm và chỉ tiêu diệt được một bộ phận địch. Sau 5 ngày chiến đấu của Đợt 2, ta đã thu được thắng lợi quan trọng. Ở phía đông, ta đã chiếm được 4 ngọn đồi hiểm yếu,...

Mới nhất

Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ mở cửa buổi tối

Nhằm đáp ứng nhu cầu khách tham quan trong dịp cao điểm, đặc biệt là dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã quyết định bố trí nhân viên, thuyết minh viên trực đón tiếp, phục vụ khách tham quan thêm...

Mới nhất