Trang chủChính trịNgoại giaoĐồng minh Mỹ sẽ vào BRICS, đặt "phi USD hóa" sang một...

Đồng minh Mỹ sẽ vào BRICS, đặt “phi USD hóa” sang một bên, quay ngoắt về vấn đề đồng tiền chung, Nga đang “ủ mưu”?


Gia nhập BRICS, sẽ có người được mời, có những người được săn đón, nhưng cũng sẽ có những lá đơn bị từ chối; Không phải một đồng tiền chung BRICS, mà là các đồng tiền trong khối sẽ được dùng chung… Nga sẽ đảm nhận đảm nhận vai trò lãnh đạo khối trong năm tới, Moscow đang có quan điểm thế nào về các vấn đề quan trọng này?

qqqq
Đồng minh Mỹ sẽ vào BRICS, không chống lại đồng USD, quay ngoắt về vấn đề đồng tiền chung, Nga đang ‘ủ mưu’ gì?

Hội nghị thượng đỉnh BRICS đã kết thúc vào cuối tuần trước tại Johannesburg, Nam Phi, với thông báo rằng, họ đã chấp nhận thêm 6 thành viên mới. Dự đoán về những “cuộc cách mạng” của BRICS, với những chuyển biến mới về cục diện thế giới, giới quan sát đang tiếp tục dõi theo các tác động từ “nhất cử, nhất động” của khối này.

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva ca ngợi việc mở rộng, lưu ý rằng việc bổ sung thêm Saudi Arabia, Iran, Ethiopia, Ai Cập, Argentina và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) sẽ chứng kiến tổng GDP của BRICS tăng lên 36% GDP toàn cầu (tính theo sức mua) và 46% dân số thế giới.

Saudi Arabia – đồng minh truyền thống của Mỹ, được đánh giá là thành viên tiềm năng, có ý nghĩa kinh tế và chiến lược nhất đối với BRICS. Tuy nhiên, những kỳ vọng về thành viên mới này dường như đang được “kiềm chế”, khi Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal Bin Farhan đưa ra ý kiến thận trọng, trong buổi gặp gỡ báo chí, sau thông báo về việc kết nạp các thành viên mới của BRICS vào ngày 24/8.

Ngoại trưởng Bin Farhan nói: “Trong chính sách đối ngoại của mình, Vương quốc tập trung vào việc xây dựng quan hệ đối tác kinh tế và chúng tôi đánh giá cao lời mời làm thành viên của BRICS và đang nghiên cứu lời mời đó”.

“Chúng tôi đang chờ thêm thông tin chi tiết về bản chất và tiêu chí của tư cách thành viên. Dựa trên thông tin này và theo quy trình nội bộ của chúng tôi, Riyadh sẽ đưa ra quyết định phù hợp”.

“Saudi Arabia coi BRICS là một kênh có lợi và quan trọng để tăng cường hợp tác kinh tế”, Ngoại trưởng Farhan nói thêm.

Trong khi đó, Tổng thống Brazil Lula, người được đánh có phát ngôn thẳng thắn nhất trong số các nhà lãnh đạo BRICS trong suốt Hội nghị thượng đỉnh vừa qua, đã làm sáng tỏ các tiêu chí kết nạp mà khối đã hướng tới khi lựa chọn thành viên mới. “Điều quan trọng là tầm quan trọng của đất nước đó”, ông Lula tiết lộ với báo giới trước khi rời Nam Phi.

“Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng địa chính trị của Iran và các quốc gia khác sẽ tham gia BRICS”. Ông cho biết thêm, trong tương lai, Brazil sẽ hỗ trợ sự gia nhập của Nigeria, Angola, Mozambique và Congo.

Việc BRICS tính toán đến yếu tố kinh tế và địa chính trị, rõ ràng đã mang lại lợi thế cho các ứng viên giàu tài nguyên như Saudi Arabia, UAE và Argentina…, và tất nhiên, nó có thể gây tổn hại đến cơ hội của các ứng viên khác. Bởi vậy, trong các lá đơn xin gia nhập BRICS, sẽ có những người được ‘trải thảm đỏ” như Saudi Arabia, nhưng cũng có quốc gia bị từ chối như trường hợp của Bangladesh hay Algeria.

Trong bối cảnh này, tất nhiên Nga không thể lãng phí thời gian để đẩy các đồng minh và ưu tiên của mình lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của khối. Với việc Nga sẽ đảm nhận chức Chủ tịch BRICS vào ngày 1/1/2024, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết, Moscow đang tìm cách bổ sung thêm các đồng minh khu vực thân cận nhất của mình khi đảm nhận vai trò lãnh đạo khối.

Và, “tất nhiên, Kazakhstan và Belarus là những đối tác thân thiết nhất của chúng tôi. Không quốc gia nào ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống lại Nga sẽ trở thành thành viên của BRICS”, ông Ryabkov nói.

Tuy nhiên, “nếu ai đó từ nhóm phương Tây đột nhiên nhận thấy BRICS rất hấp dẫn, quyết định phá vỡ hàng ngũ và … từ chối áp dụng chính sách trừng phạt đối với bất kỳ quốc gia nào có trong hiệp hội và nộp đơn, thì theo thủ tục, chúng tôi vẫn sẽ xem xét”, ông Sergey Ryabkov cho biết.

Ông Ryabkov nói thêm: “Điều quan trọng là tất cả họ không chỉ ủng hộ mà còn chia sẻ các giá trị cơ bản của BRICS, bao gồm tinh thần đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cởi mở, toàn diện và hợp tác cùng có lợi”.

Với mục tiêu tăng cường vai trò và quyền lực của BRICS, Nga rất tập trung vào việc thúc đẩy các sáng kiến phi USD hóa của khối. Về vấn đề tiền tệ trong BRICS, “các cuộc tham vấn đang tiếp tục nhằm tạo ra các công cụ thanh toán hiệu quả trong khuôn khổ BRICS, độc lập với phương Tây, cũng như một nền tảng an toàn cho các khu định cư xuyên biên giới đa phương”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga cho biết.

Bộ trưởng Tài chính Nam Phi Enoch Godongwana cho biết, “chưa có ai thảo luận về vấn đề đồng tiền chung BRICS, ngay cả trong các cuộc họp không chính thức”. Theo quan điểm của ông, việc thiết lập một đồng tiền chung đòi hỏi phải thành lập một ngân hàng trung ương và điều đó đồng nghĩa với việc mất đi sự độc lập về chính sách tiền tệ. “Tôi không nghĩ có quốc gia nào sẵn sàng cho điều đó”.

“Đây không phải là giải pháp thay thế cho SWIFT. Đây là một hệ thống thanh toán tạo điều kiện cho việc sử dụng đồng tiền địa phương ngày càng thuận tiện và rộng rãi hơn”, Bộ trưởng Tài chính Nam Phi cho biết.

Theo đó, các nhà lãnh đạo BRICS đã thông báo rằng, các bộ trưởng tài chính của họ sẽ được giao nhiệm vụ tìm hiểu thêm các vấn đề về tiền tệ của các thành viên, công cụ và nền tảng thanh toán. Họ sẽ báo cáo lại kết quả tìm hiểu được sau một năm.

Đại sứ Nam Phi tại BRICS Anil Sooklal, cũng nhanh chóng chuyển hướng cuộc trò chuyện sang đề tài tiền tệ quốc gia và tránh xa ý tưởng về một đồng tiền chung, như ông từng đề cập trước hội nghị thượng đỉnh.

“Vấn đề tiền tệ đang được thảo luận nhưng hãy để tôi đính chính, đây không phải là về một loại tiền tệ chung của BRICS. Còn quá sớm để nói về đồng tiền BRICS”, ông Sooklal khẳng định với giới truyền thông.

Cụ thể, “những gì chúng tôi đang nói đến là tạo ra nhiều sự hòa nhập tài chính hơn về các giao dịch tài chính toàn cầu, thương mại tài chính quốc tế và cách chúng tôi thực hiện các khoản thanh toán của mình”.

Ông Sooklal cũng nói với THX rằng, mục tiêu là “một hệ thống tiền tệ toàn cầu đa dạng, hệ thống thanh toán của riêng chúng ta, sẽ không bị bắt làm con tin cho một hoặc hai loại tiền tệ mà qua đó chúng ta phải giao dịch để gây thiệt hại cho mình”. Ông Anil Sooklal, tái khẳng định vấn đề tiền tệ của BRICS, mà Bộ trưởng Tài chính Nam Phi Enoch Godongwana đã thông báo trước đó.

Nhiệm vụ được giao cho các bộ trưởng tài chính BRICS nói trên (về tìm hiểu các đồng nội tệ của các thành viên trong khối) dường như đã đặt vai trò có tính quyết định cho Tổng thống Nga Putin – phải đưa ra một thông báo về vấn đề phi USD hóa trong khối, khi Nga tổ chức Hội nghị thượng đỉnh BRICS tiếp theo vào tháng 10/2024. Hoặc thậm chí có thể là một tuyên bố về một loại tiền tệ thương mại chung mới cho BRICS.

Những động thái mới của BRICS cho thấy, chắc chắn rằng, Nga cũng như các nhà lãnh đạo khối đều biết rõ rằng, con đường để các nước kinh tế mới nổi thực hiện kế hoạch thay thế đồng USD không hề dễ dàng. Chưa có lựa chọn thay thế nào cho đồng USD có thể đạt đến mức thống trị và việc tạo ra một loại tiền tệ BRICS mới nằm ngoài tầm ảnh hưởng của đồng USD cần có rất nhiều thời gian, cần niềm tin và con đường gập ghềnh sẽ rất dài.

Trên thực tế, việc BRICS tích cực xem xét giao dịch nội khối bằng đồng tiền riêng, không chỉ thúc đẩy thương mại nội khối mà còn loại bỏ được chi phí chuyển đổi USD cao trong các giao dịch quốc tế.

Nga và Trung Quốc đang đi đầu trong động thái phi USD hóa vì lợi ích chính trị và kinh tế của họ. Nga đang nỗ lực tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ bằng cách thách thức hệ thống tài chính do đồng USD thống trị, trong khi Trung Quốc đang thúc đẩy và quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ (NDT) như một giải pháp thay thế.

Và bất kỳ sự phát triển nào trên mặt trận này, cho dù nó có hình thức nền tảng thanh toán làm trung gian giữa các loại tiền tệ địa phương, hoặc tạo ra một đồng tiền thương mại mới, sẽ quan trọng hơn vào năm tới, sau khi BRICS tăng hơn gấp đôi số thành viên. Và trong đó, Nhóm các cường quốc mới nổi sẽ được bổ sung thêm sức mạnh từ các nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn như Saudi Arabica, UAE và Iran.





Nguồn

Cùng chủ đề

Giá vàng leo thang, tỷ giá USD/VND cao kỷ lục: Phía trước có rủi ro?

Giá vàng hôm nay 18/3/2024 chưa đứt đà giảm, vàng SJC rớt xuống 81,5 triệu đồng Giá vàng hôm nay 18/3/2024 trên thế giới giảm nhẹ trước cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Giá vàng miếng SJC trong nước cũng giảm theo, còn 81,5 triệu đồng, nhưng tăng chiều mua vào. Sau chỉ 2 phiên quay đầu giảm, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn ở thị trường trong nước lại tăng mạnh. Tới chiều phiên cuối...

Điểm tin kinh tế – thị trường ngày 17/3/2024: Giá vàng trong nước được điều chỉnh giảm

Ò Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 16/3/2024: Giá vàng nhẫn 999.9 hôm nay vẫn ở mức cao Giá vàng hôm nay 17/3/2024: Vàng SJC cuối tuần quay đầu trượt dốc Giá vàng trong nước đã được điều chỉnh giảm Sau khi liên tiếp lập kỷ lục vào tuần trước, giá vàng thế giới ổn định trong tuần này với vàng giao ngay duy trì trong phạm vi từ 2.184...

Những đồng tiền giá trị cao nhất thế giới

Theo Bestdiplomats, các loại tiền tệ mạnh nhất đã được kiểm tra, có tính đến số lượng tiền mặt nước ngoài thu được trên mỗi đô la Mỹ. Bảng xếp hạng đồng tiền giá trị nhất thế giới dựa trên thông tin từ Open Exchange, đơn vị cung cấp tỷ giá chuyển đổi.Dinar KuwaitMột dinar Kuwait trị giá 3,26 USD, trở thành đồng tiền giá trị cao nhất thế giới.Kuwait là một quốc gia giàu có, chủ yếu...

Giá USD ngân hàng lập đỉnh mới, USD tự do tăng mạnh

Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 15/3 ở mức 23.979 đồng/USD, tăng 12 đồng so với phiên hôm qua. Áp dụng biên độ 5%, các ngân hàng thương mại được phép giao dịch với tỷ giá trần hôm nay là 25.178 đồng/USD và tỷ giá sàn là 22.780 đồng/USD. Tỷ giá bán cũng được Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước tăng 12 đồng, đưa phạm vi mua - bán lên mức 23.400-25.127 đồng/USD.  Tỷ...

Tổng thống Pháp thăm Czech, tân Thủ tướng Pakistan lạc quan, Philippines phản đối Trung Quốc điều gì?

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/3.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Palestine có Nội các mới

Ngày 28/3, Palestine công bố việc thành lập Nội các mới trong bối cảnh cộng đồng quốc tế gây sức ép ngày một tăng trong vấn đề cải tổ.

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương

Đối mặt với sự gia tăng của thách thức khí hậu toàn cầu, 6 nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng nỗ lực hợp tác để giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực cũng như phúc lợi của người dân.

Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moscow hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý và nhiều câu hỏi về quốc gia Trung Á này được đưa ra.

Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã bình luận về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây.

Những lễ hội độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ không thể bỏ lỡ trong năm 2024

Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia có nền lịch sử lâu đời và nền văn hóa chứa đựng nhiều điều thú vị, đặc biệt là những lễ hội đặc sắc, ấn tượng.

Bài đọc nhiều

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Ra mắt ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số Whistle

Vừa qua, Whistle - ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số phát triển bởi Click Network Technology Ltd (đăng ký kinh doanh tại Singapore) đã chính thức ra mắt tại Việt Nam ở hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thu hút sự tham gia của gần 500 khách mời.

Xu hướng tiêu dùng sữa tại Việt Nam

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng của các loại sữa.

Canada coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu trong khu vực

Chiều 27/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng đang thăm, làm việc tại Việt Nam. Chào mừng bà Bộ trưởng Mary Ng và Phái đoàn thương mại Canada sang thăm và làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, chuyến thăm góp phần tích cực vào việc củng...

Acecook Việt Nam – Câu chuyện 50 năm đầu tư và thành công tại Việt Nam

30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam (1993 -2023), Acecook Việt Nam – một thành viên của Tập đoàn Acecook Nhật Bản, đã không ngừng lớn mạnh, vươn lên trở thành nhà sản xuất mì ăn liền hàng đầu tại Việt Nam. Thành công của doanh nghiệp đến từ việc tạo ra sự giao thoa giữa Nhật Bản và Việt Nam trong chiến lược sản phẩm và quá trình quản trị doanh nghiệp.

Cùng chuyên mục

Canada coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu trong khu vực

Chiều 27/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng đang thăm, làm việc tại Việt Nam. Chào mừng bà Bộ trưởng Mary Ng và Phái đoàn thương mại Canada sang thăm và làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, chuyến thăm góp phần tích cực vào việc củng...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự tọa đàm về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

Tại Viện Brookings, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có bài phát biểu quan trọng và trả lời nhiều câu hỏi của cử tọa. Ngày 26/3/2024, tại Washington D.C., trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ và đồng chủ trì Đối thoại Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã dự và phát biểu tại tọa đàm về quan hệ Việt Nam...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Phó Chủ tịch GFANZ Mary L.Schapiro

Sáng 27/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp bà Mary L.Schapiro, Phó Chủ tịch Liên minh Tài chính Glasgow vì mục tiêu giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (GFANZ). Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Phó Chủ tịch Liên minh Tài chính Glasgow vì mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 Mary L. Schapiro. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng chia sẻ, Việt Nam đang gặp một...

Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ nhất

Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp...

EU sẽ nhận hậu quả nếu “khai tử” dòng “nhiên liệu xanh” của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với các nước Liên minh châu Âu (EU) vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu này.

Mới nhất

Phương tiện tăng đột biến trên đường Phạm Văn Đồng, kẹt xe kéo dài

(Lượng phương tiện sáng nay di chuyển qua đường Phạm Văn Đồng tăng đột biến dẫn đến tình trạng kẹt xe. Clip: Các xe hầu như không thể di chuyển. Sáng 28-3, tình trạng ùn ứ giao thông đã xảy ra trên đường Phạm Văn...

Diện váy cưới cúp ngực 150 triệu đồng, Chu Thanh Huyền rạng ngời bên Quang Hải

TPO - Trưa 28/3, Quang Hải cùng đoàn nhà trai từ Đông Anh sang Sơn Tây thực hiện nghi thức đón dâu. Váy cưới Chu Thanh Huyền diện trong ngày trọng đại trị giá 150 triệu đồng.  Khoảng 11h ngày 28/3, Quang Hải có mặt tại nhà cô dâu Chu...

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Theo đó, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5. Đáng chú ý, mặc dù gặp khó khăn về lực lượng máy bay đưa...

Dự án đường Vành đai 3: Ban Dân nguyện chuyển kiến nghị của công dân đến Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có các Văn bản số 222/BDN và 223/BDN về việc chuyển đơn của công dân ở TP. Hồ Chí Minh...

Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Hầu hết cán bộ qua luân chuyển đều có bước trưởng thành nhanh, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tiễn ở các lĩnh vực của địa phương, có quan điểm nhìn nhận và phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, sát thực tế hơn, đáp ứng yêu cầu công tác cán bộ trước mắt và...

Mới nhất