Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhDự báo lạm phát năm 2024 khoảng 2,5-3,5%

Dự báo lạm phát năm 2024 khoảng 2,5-3,5%

Sáng nay (4/1), Học viện Tài chính (Viện Kinh tế – Tài chính) tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề: “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2023 và dự báo 2024”. Tại đây, chuyên gia đưa ra 3 kịch bản lạm phát với mức tăng tương ứng là 2,5%, 3% và 3,5%.

Khai mạc Hội thảo PGS, TS. Nguyễn Mạnh Thiều, Phó Giám đốc Học viện Tài chính
PGS. TS. Nguyễn Mạnh Thiều, Phó Giám đốc Học viện Tài chính khai mạc Hội thảo

Lạm phát cơ bản bình quân năm 2023 tăng 4,16%

Khai mạc Hội thảo, PGS. TS. Nguyễn Mạnh Thiều, Phó Giám đốc Học viện Tài chính cho biết, tình hình kinh tế thế giới năm 2023 tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức: Lạm phát tuy đã hạ nhiệt nhưng vẫn neo ở mức cao, nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao; thương mại, tiêu dùng và đầu tư toàn cầu tiếp tục suy giảm; hàng rào bảo hộ, phòng vệ thương mại xu hướng gia tăng… ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của khu vực và thế giới. Nhiều quốc gia, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam, tăng trưởng chậm lại, nợ công tăng cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro, tổng cầu thế giới suy giảm… đã tác động trực tiếp tới các quốc gia có độ mở kinh tế lớn, trong đó có Việt Nam.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 được các tổ chức quốc tế điều chỉnh so với dự báo trước đó nhưng hầu hết các dự báo đều thấp hơn tốc độ tăng trưởng năm 2022. Báo cáo cập nhật tình hình thương mại toàn cầu tháng 12/2023 của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đưa ra dự báo tổng thương mại toàn cầu năm 2023 giảm khoảng 5,0% so với năm 2022. Giá các loại hàng hóa nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới có xu hướng giảm khá mạnh, đặc biệt là giá các mặt hàng năng lượng, phân bón… do bị ảnh hưởng nặng nề bởi xung đột ở Ukraine, lạm phát cao dai dẳng, chính sách tiền tệ thắt chặt hơn và bất ổn tài chính có nguy cơ xuất hiện.

Trước bối cảnh đó, Đảng, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã kịp thời ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết quan trọng và chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện một cách quyết liệt… Những giải pháp kịp thời này đã góp phần quan trọng giúp cho kinh tế – xã hội Việt Nam năm 2023 đạt được những kết quả tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo, lạm phát được kiểm soát… giúp Việt Nam tiếp tục là điểm sáng về kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

GDP năm 2023 tăng 5,05% so với năm 2022; CPI bình quân năm 2023 tăng 3,25% so với bình quân năm 2022, là mức tăng cao hơn của bình quân các năm 2015, 2016, 2019 – 2022 nhưng thấp hơn khá nhiều so với mức tăng CPI bình quân của các năm còn lại trong giai đoạn 2008 – 2023; Lạm phát cơ bản bình quân năm 2023 tăng 4,16% so với năm 2022…

Về diễn biến lạm phát năm 2023, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế – Tài chính cho biết, các số liệu mới được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy diễn biến lạm phát tại Việt Nam trong năm 2023 có thể chia thành 2 giai đoạn. Thứ nhất, trong nửa đầu năm 2023, lạm phát so với cùng kỳ có xu hướng giảm từ mức 4,9% vào tháng 1/2023 xuống còn 2,0% vào tháng 6/2023. Có một số nguyên nhân chính khiến lạm phát so với cùng kỳ giảm mạnh trong giai đoạn này là: (1) tổng cầu trong nửa đầu năm 2023 rất yếu, thể hiện qua việc GDP tăng trưởng rất thấp (quý I/2023 tăng 3,41%, quý II/2023 tăng 4,25%); (2) giá hàng hóa cơ bản trên thế giới, đặc biệt là giá dầu, cũng có xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ; (3) do ảnh hưởng của việc tốc độ tăng trưởng cung tiền thấp trong nửa đầu năm 2023 (2,53%), còn lãi suất cho vay thực vẫn neo ở mức cao (6,9% vào tháng 6/2023).

Thứ hai, trong nửa sau của năm 2023, bên cạnh việc các nền tảng kinh tế vĩ mô dần cải thiện (tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, lãi suất huy động và cho vay giảm mạnh, cung tiền và tín dụng tăng nhanh hơn), lạm phát có xu hướng gia tăng chủ yếu do một loạt các cú sốc từ phía cung, bao gồm: (1) điều chỉnh tăng học phí khiến chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 8,06% trong tháng 9/2023 và tăng giá dịch vụ y tế khiến chỉ số giá nhóm này tăng 2,9% trong tháng 11/2023 và 2,15% trong tháng 12/2023; (2) giá gạo và giá xăng dầu có xu hướng tăng trở lại theo giá thế giới.

Điểm đáng chú ý là CPI đã tăng đột biến trong các tháng 8-9/2023 (tăng 0,88% trong tháng 8/2023 và 1,08% trong tháng 9/2023). Kết quả, lạm phát so với cùng kỳ đã tăng từ mức 2,0% vào tháng 6/2023 lên mức 3,58% vào tháng 12/2023. Tuy nhiên, do lạm phát giảm trong nửa đầu năm nên lạm phát trung bình năm 2023 cũng chỉ ở mức 3,25%, thấp hơn so với mục tiêu đặt ra là khoảng 4,5%.

3 kịch bản lạm phát cho năm 2024

Dự báo lạm phát năm 2024, TS. Nguyễn Đức Độ cho biết, trong năm 2024, áp lực lạm phát được dự báo sẽ không lớn bởi một số nguyên nhân. Thứ nhất, kinh tế thế giới, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại, đồng thời nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái chưa được loại trừ. Các số liệu trong lịch sử từ năm 1982 đến nay cho thấy khi lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 3 tháng cao hơn so với kỳ hạn 10 năm (đường cong lãi suất âm), thì nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái sau 3-6 quý. Như vậy, với việc đường cong lãi suất tại Mỹ đạt mức âm vào quý IV/2022, khả năng kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2024 là hoàn toàn có thể xảy ra.

Thứ hai, với triển vọng kinh tế thế giới không thật sự khả quan, giá dầu sẽ khó tăng mạnh, thậm chí có thể giảm mạnh nếu kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái. Dự báo giá dầu WTI trong năm 2024 sẽ xoay quanh mức trung bình 5 năm của giai đoạn 2019-2023 là 67 USD/thùng.

Thứ ba, trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 được dự báo cũng sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải dù chỉ phải so với nền thấp của năm 2023 (mục tiêu trên 6% – cao hơn một chút so với năm 2022). Hơn nữa, do thị trường bất động sản vẫn đang trong giai đoạn khó khăn, khu vực công nghiệp – xây dựng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng sẽ bị ảnh hưởng và tăng trưởng thấp trong năm 2024. Nếu tăng trưởng GDP trong năm 2024 chỉ xoay quanh mức 6% như nhiều dự báo, tính chung giai đoạn 2020-2024, GDP sẽ chỉ tăng trưởng trung bình 4,64%, tức là nền kinh tế trong năm 2024 vẫn sẽ hoạt động ở mức dưới tiềm năng. Đây là yếu tố kiềm chế lạm phát trong thời gian tới.

Thứ tư, áp lực lạm phát từ yếu tố tỷ giá tăng trong năm 2024 được dự báo sẽ không lớn khi đồng USD đang trong xu hướng giảm giá, còn Fed nhiều khả năng sẽ bắt đầu giảm lãi suất từ quý II/2024. Hơn nữa, cho dù đồng USD tăng giá mạnh trên thị trường thế giới, NHNN sẽ can thiệp để ổn định tỷ giá. Nói cách khác, môi trường tiền tệ – tỷ giá đang ở mức trung tính và sẽ không khiến giá cả tăng đột biến trong năm 2024.

Với các phân tích ở trên, có thể nhận định rằng trong năm 2024, có nhiều nhân tố hỗ trợ cho việc kiểm soát lạm phát. Bởi vậy, tốc độ tăng CPI hàng tháng trong năm 2024 nhiều khả năng sẽ không cao hơn so với mức trung bình của giai đoạn 2015-2023 là 0,24%/tháng.

Trong bối cảnh đó, TS. Nguyễn Đức Độ đưa ra 3 kịch bản lạm phát cho năm 2024. Theo đó, trong kịch bản cao (kinh tế thế giới và Việt Nam tăng trưởng bình thường, giá nhiên, nguyên, vật liệu ổn định), CPI có thể tăng trung bình 0,24%/tháng. Lạm phát so với cùng kỳ vào tháng 12/2024 sẽ ở mức 2,9%, còn lạm phát trung bình năm 2024 sẽ ở mức 3,5%.

Trong kịch bản thấp (kinh tế thế giới rơi vào suy thoái trong nửa sau của năm 2024 và Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh, giá nhiên, nguyên, vật liệu giảm mạnh như năm 2020), CPI tăng trung bình 0,05%/tháng. Lạm phát so với cùng kỳ vào tháng 12/2024 sẽ ở mức 0,6%, còn lạm phát trung bình sẽ ở mức 2,5%.

Trong kịch bản trung bình (kinh tế thế giới tăng trưởng chậm nhưng không rơi vào suy thoái, Việt Nam bị ảnh hưởng không nhiều, giá nguyên, nhiên, vật liệu giảm nhẹ), CPI tăng trung bình 0,15%/tháng. Lạm phát so với cùng kỳ vào tháng 12/2024 sẽ ở mức 1,8%, còn lạm phát trung bình sẽ ở mức 3,0%.

“Trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng của kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam kém lạc quan, giá hàng hóa cơ bản trên thế giới khó tăng mạnh, đồng thời môi trường tiền tệ, tỷ giá ở mức trung tính, CPI được dự báo sẽ tăng trung bình 3,0% (+/- 0,5%) trong năm 2024”, TS. Nguyễn Đức Độ nhấn mạnh.





Source link

Cùng chủ đề

Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình không được khoanh nợ hơn 940 tỷ đồng

Bộ Tài chính không đồng ý khoanh nợ thuế hơn 940 tỷ cho Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình theo kiến nghị của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Thông tin này được Bộ Tài chính cho biết khi gửi Văn phòng Chính phủ, về xử lý khoản nợ của Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình.Theo Bộ Tài chính, tính tới cuối tháng 11/2023, khoản nợ thuế đất và lãi chậm...

Một số doanh nghiệp lợi dụng tờ khai luồng xanh để buôn lậu

Trong khuôn khổ phiên họp thứ 31, sáng 18/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên chất vấn, trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chịu trách nhiệm chính trả lời chất vấn các đại biểu. Nêu câu hỏi chất vấn, ĐBQH Vương Thị Hương (đoàn Hà Giang) cho biết, hiện nay số lượng tờ khai hải quan được hệ thống...

Bộ trưởng Tài chính nêu giải pháp kiểm soát thị trường vàng, ngoại tệ

Sáng 18/3, tại phiên họp 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ĐBQH Huỳnh Thị Phúc (Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) phản ánh, thời gian qua, nhiều vụ buôn lậu, trốn thuế qua biên giới rất phức tạp, tinh vi liên quan đến vàng và ngoại tệ, gây ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ các giải pháp kiểm soát thị trường vàng và ngoại tệ? ĐBQH Huỳnh...

9 casino đóng góp ngân sách 9.000 tỷ đồng

Giải quyết cho gần 10.000 lao động Sáng 18/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. ĐBQH Nguyễn Duy Minh (đoàn Đà Nẵng) đặt câu hỏi chất vấn: Bộ trưởng cho biết, hiện nay trên cả nước có bao nhiêu doanh nghiệp kinh doanh casino? Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay như thế nào? Các doanh nghiệp được...

Bộ trưởng Tài chính nói giải pháp ngừa tiêu cực trong kiểm toán

Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 18/3, ĐBQH Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho biết, theo báo cáo cả nước ta hiện nay có hơn 200 doanh nghiệp kiểm toán độc lập. Thời gian qua, các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán tốt, tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp kiểm toán đã bỏ qua sai sót đối với đối tượng kiểm toán vì lợi ích riêng của kiểm toán...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh tế sáng tạo – tiềm năng không giới hạn

Kinh tế sáng tạo dù là khái niệm khá mới, nhưng tại Việt Nam tiềm năng phát triển gần như không có giới hạn và dự báo sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế.Chuyện của “bình mới, rượu cũ” Theo nghiên cứu về phát triển kinh tế sáng tạo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức...

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Long

Sáng 23/3, tại thành phố Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long. Ngành Ngân hàng Vĩnh Long tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp Vốn tín dụng sẽ được đẩy mạnh hơn nữa vào nông nghiệp, nông thôn ...

Phát triển nông nghiệp thuận thiên không có nghĩa là không làm gì

Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại Hội nghị quốc gia huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên diễn hôm 21/3/2024. ĐBSCL của Việt Nam có thể nằm dưới mực nước biển vào cuối thế kỷ nếu không có các hành động trên toàn lưu vực sông. ...

Bài đọc nhiều

Bộ Nông nghiệp muốn bán đấu giá gần 5 triệu tấn carbon

Thông tin trên vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nêu trong báo cáo gửi Thủ tướng về tình hình triển khai thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) vùng Bắc Trung Bộ và đề̀ xuất chuyển nhượng lượng giảm phát thải khí nhà kính còn dư giai đoạn 2018-2019. Cụ thể, tháng 10 năm ngoái, Ngân hàng Thế giới (WB) có thư gửi Bộ xác nhận kết quả giảm phát thải...

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Long

Sáng 23/3, tại thành phố Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long. Ngành Ngân hàng Vĩnh Long tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp Vốn tín dụng sẽ được đẩy mạnh hơn nữa vào nông nghiệp, nông thôn ...

Chủ tịch MB: “Người MB đã nói là làm, đã làm là phải bằng được”

Ngày 6/3/2024 vừa qua, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã chứng khoán MBB) đã tổ chức gặp mặt nhà đầu tư để thông tin về kết quả kinh doanh và động lực tăng trưởng năm 2024. Trao đổi với nhà đầu tư, bên cạnh những nội dung về kế hoạch kinh doanh 2024, ngay cả các vấn đề mà nhiều ngân hàng khác thường cho là "nhạy cảm" với hoạt động cũng được lãnh đạo MB thẳng thắn chia...

Lý do vàng trong nước biến động mạnh

Giá vàng thế giới không có nhiều thay đổi trong bối cảnh chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 19h ngày 23.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Dự báo giá vàngÔng Daniel Ghali - chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities cho rằng, động lực mua vào dường như tạm thời cạn kiệt. Giá vàng đang điều...

Thanh khoản bùng nổ, khối ngoại vẫn miệt mài “xả hàng”

Sau phiên tăng điểm tích cực vào hôm qua, thị trường mở cửa tiếp diễn trạng thái hưng phấn khi dòng tiền chảy mạnh vào tất cả các nhóm ngành, đặc biệt là ngân hàng. Sau gần 1 giờ mở cửa, VN-Index đã vượt mốc 1.290 điểm. Tuy nhiên, áp lực chốt lời đã xuất hiện sau hơn 1 giờ giao dịch khiến đà tăng bị thu hẹp. Nhóm ngành ngân hàng tiếp tục bứt phá, nổi bật nhất...

Cùng chuyên mục

Lý do vàng trong nước biến động mạnh

Giá vàng thế giới không có nhiều thay đổi trong bối cảnh chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 19h ngày 23.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Dự báo giá vàngÔng Daniel Ghali - chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities cho rằng, động lực mua vào dường như tạm thời cạn kiệt. Giá vàng đang điều...

Hải Phòng có thêm 926 tỷ đồng vì thu vượt ngân sách

Do thu từ xuất nhập khẩu năm 2022 vượt hơn 20%, Hải Phòng được thưởng và bổ sung hơn 926 tỷ đồng để đầu tư trở lại cho thành phố. Theo UBND TP Hải Phòng, năm 2022, thành phố thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 67.806 tỷ đồng, vượt 11.876 tỷ đồng so với chỉ tiêu được giao. Theo nghị định về cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù với Hải...

Kinh tế sáng tạo – tiềm năng không giới hạn

Kinh tế sáng tạo dù là khái niệm khá mới, nhưng tại Việt Nam tiềm năng phát triển gần như không có giới hạn và dự báo sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế.Chuyện của “bình mới, rượu cũ” Theo nghiên cứu về phát triển kinh tế sáng tạo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức...

Gửi tiết kiệm 1 tỉ đồng 12 tháng ở Agribank nhận lãi suất tới 47 triệu đồng

Bạn đọc có thể tính nhanh tiền lãi gửi ngân hàng qua công thức sau:Tiền lãi = Tiền gửi x lãi suất (%)/12 tháng x số tháng gửi.Ví dụ, bạn gửi 1 tỉ đồng vào Ngân hàng Agribank, với lãi suất 4,7% ở kì hạn 12 tháng. Tiền lãi bạn nhận được ước tính bằng:1 tỉ đồng x 4,7%/12 x 12 tháng = 47 triệu đồng.Trước khi gửi tiết kiệm, bạn đọc nên so sánh lãi suất tiết...

Gần 20.000 tỷ đồng cam kết đầu tư vào Vĩnh Long

UBND tỉnh Vĩnh Long trao 13 quyết định, cam kết đầu tư với tổng vốn 19.600 tỷ đồng, tại hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư, ngày 23/3. Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến dự. Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu tham quan sa bàn quy hoạch tỉnh Vỉnh Long, ngày 23/3. Ảnh:...

Mới nhất

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất