Trang chủChính trịNgoại giaoĐức "nổ phát súng đầu tiên", EU tỉnh giấc, tìm ra cách...

Đức “nổ phát súng đầu tiên”, EU tỉnh giấc, tìm ra cách “chơi đẹp” với Trung Quốc


Đức công bố chiến lược ứng phó Trung Quốc, phù hợp với mục tiêu đã thống nhất trước đó với EU nhằm củng cố an ninh kinh tế trong nước và khu vực. Đã đến lúc các quốc gia châu Âu nhận ra rằng, an ninh kinh tế phải bắt đầu từ trong nước.

Đức 'nổ phát súng đầu tiên', EU tỉnh giấc, tìm ra cách chơi đẹp với Trung Quốc
Đức ‘nổ phát súng đầu tiên’, EU tỉnh giấc, tìm ra cách chơi đẹp với Trung Quốc. Ảnh minh họa. (Nguồn: aspistrategist.org)

Chính phủ Đức, ngày 13/7, công bố chiến lược mới về Trung Quốc, nêu rõ các biện pháp ứng phó Bắc Kinh trong thời gian tới, như kiểm soát đầu tư trong lĩnh vực công nghệ hiện đại với ứng dụng quân sự.

Không tách rời, chỉ là giảm bớt phụ thuộc

“Mục tiêu của chúng tôi không phải là tách rời, mà muốn giảm bớt những sự phụ thuộc quan trọng trong tương lai”, trên trang Twitter cá nhân, Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định.

Như vậy, Nội các Đức đã phê chuẩn chiến lược trên sau nhiều tháng tranh luận trong chính quyền liên minh gồm 3 đảng do Thủ tướng Olaf Scholz dẫn đầu. Về khía cạnh kinh tế, chiến lược mới đưa ra các đề xuất nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của những ngành then chốt vào Trung Quốc, phù hợp với mục tiêu đã thống nhất trước đó với Liên minh châu Âu (EU).

Trên thực tế, với kim ngạch thương mại gần 300 tỷ Euro (gần 8 triệu tỷ đồng) vào năm 2022 (tăng 21% so với năm 2021), Trung Quốc có vẻ khá vững chân là thị trường quan trọng của các công ty hàng đầu Đức. Tuy nhiên, trong tài liệu chiến lược dài 64 trang, chính phủ Đức nhấn mạnh, do “Trung Quốc đã thay đổi. Vì thế chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận đối với quốc gia này”.

Sau khi Đức công bố tài liệu chiến lược mới, Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin khẳng định Bắc Kinh là đối tác của Đức để giải quyết những thách thức chứ không phải là đối thủ.

Còn giới phân tích bình luận rằng, cuối cùng châu Âu đã nhận ra, an ninh kinh tế phải bắt đầu từ chính trong nước. Sẽ dễ dàng hơn để giải quyết mối quan hệ với Trung Quốc nếu người châu Âu có thể xây dựng một thị trường nội địa vững mạnh.

Trên thực tế, EU bị đánh giá đang tụt lại phía sau Bắc Mỹ và châu Á. Điều này không chỉ mang đến những rủi ro về an ninh, mà còn cản trở nền kinh tế của khối này. Dữ liệu từ Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cho thấy, châu Âu đang đi sau Mỹ và Trung Quốc trong khả năng thúc đẩy đổi mới.

Để trở thành cường quốc công nghệ toàn cầu, có khả năng cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc, cũng như thu hẹp khoảng cách với hai siêu cường trên, EU phải thực hiện các biện pháp đổi mới mạnh mẽ về công nghệ trên quy mô lớn. Theo đó, khu vực này cần phải có biện pháp thúc đẩy các trung tâm sản xuất và công nghệ, cũng như cần có số lượng công ty lớn hơn rất nhiều so với hiện nay để bảo đảm khả năng cạnh tranh.

Châu Âu đã tỉnh giấc

Giới phân tích bình luận rằng, từ các vấn đề cá nhân, đến sự bền vững của một doanh nghiệp, quyền tự do hành động đều đòi hỏi sự vững mạnh về kinh tế. Điều tương tự cũng áp dụng cho các quốc gia, tăng trưởng mạnh và năng suất là điều kiện cần, nếu chưa đủ tự tin về khả năng tự quyết.

Do đó, thật tốt khi nhận thức này được nêu bật trong Chiến lược An ninh kinh tế mới do Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất. Đặt nền móng cho việc thúc đẩy khả năng cạnh tranh của các thành viên EU và làm sâu sắc thêm thị trường chung – là ưu tiên hàng đầu cho an ninh kinh tế.

Cũng có ý kiến cho rằng, Chiến lược An ninh kinh tế mới có thể chỉ là nguyên tắc có liên quan để dung hòa các ưu tiên trong mâu thuẫn về chính trị và lợi ích của doanh nghiệp. EC thừa nhận, một chiến lược an ninh kinh tế hiệu quả thì khu vực doanh nghiệp phải được hưởng lợi và nhận được sự đồng thuận giữa các quốc gia thành viên.

Dù chưa có gì rõ ràng ở thời điểm hiện nay, nhưng Bắc Kinh bị cho là nhân tố ẩn danh phía sau mỗi rủi ro an ninh kinh tế mà Brussels xác định được. Điều đó khiến các quyết định do EC đề xuất nhằm bảo vệ lợi ích khu vực thường xung đột với các chiến lược thương mại của nhiều công ty châu Âu.

Tuy nhiên, đối với EU, mối nguy hiểm không chỉ là sự phụ thuộc quá nhiều, mà còn là nỗi sợ bị rớt lại phía sau đối với sự tăng trưởng của Trung Quốc và thua Trung Quốc, Mỹ trên thị trường toàn cầu. Từ quan điểm này, việc “ngăn chặn” những vướng mắc kinh tế với Trung Quốc sẽ đi đôi với “cái giá phải trả” là tăng thêm rủi ro cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Mâu thuẫn trên rất khó giải quyết và kết quả là chính sách của EU sẽ vẫn còn bối rối và thiếu quyết đoán — không theo kịp những thành tựu của Trung Quốc và Mỹ, khiến người châu Âu lo lắng.

Trong khi các doanh nghiệp châu Âu bị ám ảnh về thị trường xuất khẩu, thì những thành công gần đây của các đối thủ của họ bắt nguồn từ chính việc ưu tiên nhu cầu trong nước.

Chẳng hạn, sức mạnh của Đạo luật Giảm lạm phát của Tổng thống Mỹ Joe Biden không đến từ sự phân biệt đối xử với hàng nhập khẩu, mà từ thành công của nó trong việc khiến người dân kỳ vọng vào một thị trường tương lai khổng lồ và có lợi cho phát triển công nghệ xanh ở Mỹ, nơi họ được hưởng lợi.

Như Bộ Tài chính Mỹ nhận định, sự bùng nổ trong việc xây dựng nhà máy của Mỹ kể từ khi các đạo luật về chính sách công nghiệp chính của Tổng thống Biden được thông qua là chưa từng có và không có đối thủ. Các đạo luật đã góp phần tạo nên làn sóng xây dựng quy mô lớn. Chắc chắn, một thị trường như vậy sẽ luôn yêu cầu mở rộng quy mô nguồn cung địa phương.

Còn với Trung Quốc, chiến lược tăng trưởng của nước này từ lâu đã dựa vào xuất khẩu, sử dụng quy mô hiệu quả về chi phí để cạnh tranh về giá trên thị trường toàn cầu và dần nâng cao chuỗi giá trị.

Tuy vậy, trước khi Bắc Kinh chính thức hóa học thuyết “lưu thông kép” (thúc đẩy tiêu dùng trong nước, đồng thời thúc đẩy đầu tư nước ngoài, tăng sản xuất để xuất khẩu), nước này đã tận dụng thị trường nội địa như một động lực tăng trưởng cho các lĩnh vực quan trọng như xe điện – nơi các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc dẫn đầu về công nghệ và doanh số bán hàng nội địa.

Trở lại những năm 2000 để xem xét lý do châu Âu đã đánh mất vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất quang điện (PV) như thế nào?

Giai đoạn đầu tiên của quá trình đó không có gì đáng chú ý. Việc các chính phủ trợ cấp cho người tiêu dùng đã đẩy nhanh việc lắp đặt PV ở châu Âu, nhưng sau đó, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tới và trả giá tốt hơn các nhà sản xuất châu Âu.

Đến giai đoạn thứ hai, khi các chính phủ EU cắt giảm trợ cấp và áp thuế đối với hàng nhập khẩu PV của Trung Quốc, tăng trưởng năng lượng Mặt trời của châu Âu đã đi ngang. Kể từ đó, Trung Quốc đã bắt kịp xu thế và nhanh chóng vượt qua châu Âu về lắp đặt năng lượng Mặt trời vào khoảng năm 2013. Đến năm 2020, Trung Quốc đã lắp đặt được 253 Gigawatt công suất năng lượng Mặt trời, cao hơn 50% so với mức của châu Âu.

Vào thời điểm đó, thị trường có dự báo về tình trạng cung vượt quá cầu. Tuy nhiên, nếu châu Âu vẫn duy trì chiến lược tăng tỷ lệ lắp đặt PV thay vì “buông bỏ”, dù việc này mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc, nhưng nó cũng sẽ tạo ra một thị trường đủ lớn để các nhà sản xuất châu Âu thành công trở lại, giống như cách Bắc Kinh đã làm với các nhà sản xuất Trung Quốc.

Ngày nay, châu Âu có nguy cơ lặp lại chính sai lầm đó trong các lĩnh vực công nghệ xanh. Những quy định mới, từ lệnh cấm động cơ đốt trong trong tương lai đến việc thắt chặt quy tắc xuất xứ đối với pin, chỉ làm thu hẹp quy mô dự kiến của thị trường nội địa đối với hàng hóa và dịch vụ công nghệ xanh. Từ đó, khả năng cung cấp của chính các nhà cung cấp nội địa đương nhiên chậm lại.

Người châu Âu thực sự đã rất giỏi trong việc tạo ra những thị trường mới. Đó là lý do tại sao EU vẫn dẫn đầu về xuất khẩu trong một số ngành công nghệ xanh. Vì vậy, không nên quên rằng, quy định định hình thị trường tích cực chính là gốc rễ của thành công. Quy mô thị trường nội địa sẽ không làm tăng hay giảm ảnh hưởng của châu Âu đối với việc định hình thị trường thế giới và thiết lập tiêu chuẩn ở nước ngoài, như Chiến lược của EC đã lưu ý.

Tăng gấp đôi việc thúc đẩy nhu cầu công nghệ xanh trong nước là con đường hướng tới an ninh kinh tế của châu Âu. Các công ty nội địa đủ tự tin rằng, họ có thể thu được lợi nhuận từ việc đầu tư vào sự tăng trưởng của thị trường trong nước, giảm phụ thuộc của châu Âu vào sự lựa chọn có tính chính trị ở nơi khác.

Có thể kết luận rằng, giống như chính trị, an ninh kinh tế phải bắt đầu từ trong nước.





Nguồn

Cùng chủ đề

Châu Âu chật vật tăng ngân sách quốc phòng theo yêu cầu của NATO

Nhiều thành viên NATO ở châu Âu đối mặt thâm hụt ngân sách cao, khó có thể đáp ứng mục tiêu ngân sách quốc phòng ít nhất 2% GDP. Các thành viên châu Âu của NATO cần tăng đóng góp hơn 60 tỷ USD mỗi năm để đáp ứng nhu cầu ngân sách quốc phòng của liên minh.Mỹ nhiều lần kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quốc phòng, đặc biệt dưới thời cựu tổng thống Donald...

Vì sao nông nghiệp là “trái tim” đối với EU?

Thời gian gần đây, nông dân nhiều nước châu Âu, trong đó có Italia, Pháp và Đức đã phản đối chính sách của EU với cáo buộc các chính sách này khiến ngành nông nghiệp gặp khó khăn. Tuy nhiên, bản thân EU là nguồn tài chính không thể thiếu đối với ngành nông nghiệp: thông qua Chính sách nông nghiệp chung (CAP), chiếm khoảng 1/3 toàn bộ ngân sách EU, nông dân của các quốc gia...

Châu Âu sẽ dùng lợi nhuận từ tài sản đóng băng của Nga để chi trả vũ khí cho Ukraine

Tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ở Berlin, ông Scholz cho biết: "Chúng tôi sẽ sử dụng lợi nhuận bất ngờ từ tài sản bị đóng băng của Nga ở châu Âu để hỗ trợ tài chính cho...

Cước vận tải biển đi châu Âu, Mỹ giảm dần

Tin từ Cục Hàng hải VN, từ tháng 1/2024, cước vận chuyển container bằng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếng nói của kinh tế châu Á

Kể từ khi thành lập đến nay, Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.

Nét độc đáo và giá trị văn hóa Mỹ [Kỳ 2]

Cú “sốc” tương lai: Tên cuốn sách nổi tiếng của Alvin Toffler (1928-2016) có thể dùng để miêu tả người Mỹ sống trong tâm trạng “sốc” do nhịp độ sống gấp, cập rập, phải cố gắng theo cho kịp sự việc. Công nghệ thay đổi cuộc sống hàng ngày như vũ bão (lò viba, video, máy fax, máy vi tính…phổ biến).

Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 23/3 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nghiêm khắc trừng phạt các thủ phạm trong vụ tấn công khủng bố diễn ra ngày 22/3 gần thủ đô Moscow của Nga. Hiện số người thiệt mạng đã lên tới 143 người.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

EU sẽ nhận hậu quả nếu “khai tử” dòng “nhiên liệu xanh” của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với các nước Liên minh châu Âu (EU) vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu này.

Tăng cường cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và các nước

Trong đó, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã có các cuộc làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar; Chủ tịch Ủy ban Kinh tế đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ (DEIK) Nail Olpak, Phó Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam Reha Denemec và Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Istanbul Ali Telzolmez. Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar khẳng định, chuyến thăm chính thức Thổ...

Giá vàng trong nước “lật đổ” mức đỉnh cũ, vàng thế giới tìm được động lực mới, tiếp đà bứt phá trong tuần này?

Giá vàng hôm nay 4/3/2024, trong nước và thế giới đều đang neo khá chắc ở mức cao chưa từng thấy. Giá vàng miếng SJC sau khi đạt đỉnh mới hiện đang xuống sát ngưỡng 80 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới đã tìm được động lực mới, tăng mạnh trong phiên cuối tuần. Giới chuyên gia dự báo thế nào về thị trường trong nước và thế giới tuần này?

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024, doanh nghiệp tăng mua đẩy giá đi lên, tin vui với tiêu Việt xuất khẩu, kỳ vọng từ thị...

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 93.000 – 95.500 đồng/kg.

Từng “hụt hơi”, xuất khẩu cá tra bất ngờ lấy lại đà tăng tốc

Đối lập gam màu buồn của xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2023, 2 tháng đầu năm nay, đa số các thị trường chính đều ghi nhận loại cá tỷ USD này lấy đà tăng trở lại.

Mới nhất

03:53:23

Xem những tay đua mô tô nước giỏi nhất thế giới tranh tài trên đầm Thị Nại

Hàng ngàn người đổ về Gò Thì Thùng ở xã vùng cao An Xuân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) xem hội đua ngựa, nhiều du khách quyết định đu lên cây để tiện cho việc theo dõi những màn tranh tài của các "kỵ sĩ". Tuoitre.vn Nguồn

Cần tăng cường đầu tư cho giao thông xanh

Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm cả xe cá nhân và xe vận tải công cộng, xe chuyên dụng chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh... Thêm 137,45 triệu USD phát triển giao thông xanh tại TP.Hồ Chí Minh ADB thu xếp gói tín...

Giá vàng hôm nay 24/3/2024: Chờ chính sách, 1 tuần SJC 'bay' 1 triệu đồng/lượng

Xem nhanh: • Giá vàng trong nước hôm nay 24/3/2024 • Giá vàng quốc tế hôm nay 24/3/2024 • Dự báo giá vàng Giá vàng trong nước hôm nay 24/3/2024 Chốt phiên 23/3, giá vàng miếng 9999 tại SJC TP.HCM là 78 triệu đồng/lượng (mua vào) và 80,3 triệu đồng/lượng (bán ra). SJC Hà Nội niêm yết ở mức 78 triệu...

JICA hỗ trợ nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An

Lễ khánh thành dự án “Khôi phục, Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An” đã diễn ra vừa qua tại công trình đầu mối, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 2. Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại công trình hệ thống thủy lợi Bắc...

Điểm tin kinh tế – thị trường ngày 24/3/2024: Giá vàng trồi sụt; đồng USD tiếp đà tăng

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 23/3/2024: Sáng nay cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều mất giá Giá vàng hôm nay 24/3/2024: Vàng SJC đảo chiều tăng nhẹ trong phiên cuối tuần Giá vàng hôm nay Thị trường vàng dường như đang bị chi phối bởi Cục Dự...

Mới nhất