Trang chủChính trịNgoại giaoEU chính thức "tuyên chiến" với bên thứ ba, quyết chặn huyết...

EU chính thức “tuyên chiến” với bên thứ ba, quyết chặn huyết mạch cuối của kinh tế Nga?


Sau nhiều ngày trì hoãn vì những vấn đề nhạy cảm, EU cuối cùng đã quyết định mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với các chủ thể kinh tế có liên quan đến Liên bang Nga, cũng như đối với những đối tượng tìm cách lách lệnh trừng phạt thông qua các văn phòng ở nước thứ ba.

Ngày 21/6, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Nga, quyết tâm ngăn chặn các lệnh trừng phạt đã áp đặt trước đó bị các nước thứ ba “bỏ qua”.

Gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Moscow: EU chính thức 'tuyên chiến' với bên thứ ba, quyết chặn đường sống của kinh tế Nga?. (Nguồn: Ukrinform)
Gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Moscow: EU chính thức ‘tuyên chiến’ với bên thứ ba, quyết chặn đường sống của kinh tế Nga?. (Nguồn: Ukrinform)

Phương sách cuối cùng của EU?

Theo đó, các biện pháp trừng phạt mới đã thiết lập các giới hạn đối với việc nhập khẩu hàng hóa nếu có nghi ngờ rằng các tàu đang vận chuyển dầu thô hoặc các sản phẩm phái sinh của Nga được mua trên mức giá tối đa đã được thỏa thuận bởi Australia, Canada, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Mỹ.

“Tôi hoan nghênh thỏa thuận chính trị về gói trừng phạt thứ 11 của chúng ta”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nói, đồng thời nhận định thêm rằng, các lệnh trừng phạt mới sẽ giáng “một đòn mới” vào nguồn thu của nền kinh tế Nga. Bà cũng nêu rõ rằng, công cụ “chống lẩn tránh” của EU sẽ ngăn Nga có được các loại hàng hóa bị trừng phạt, bằng cách áp đặt các hạn chế chặt chẽ hơn đối với xuất khẩu.

Để giảm thiểu nguy cơ trốn tránh các lệnh trừng phạt, gói thứ 11 đưa ra các lệnh cấm vận chuyển hàng hóa và công nghệ qua lãnh thổ Nga có thể góp phần cải thiện công nghệ và quân sự của Moscow hoặc phát triển lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Hơn nữa, gói trừng phạt mới bao gồm khả năng áp dụng các biện pháp đặc biệt mới như là “phương sách cuối cùng” để ngăn chặn việc bán hàng, cung cấp, chuyển giao hoặc xuất khẩu hàng hóa và công nghệ lưỡng dụng nhạy cảm sang nước thứ ba – có nguy cơ bị lợi dụng liên tục và/hoặc để trốn tránh trừng phạt”.

Gói trừng phạt thứ 11 của EU cũng mở rộng việc đình chỉ giấy phép phát sóng ở EU đối với năm cơ quan truyền thông của Nga. Một biện pháp được nhất trí khác là cấm các tàu tham gia trung chuyển khi các cơ quan có thẩm quyền có “căn cứ hợp lý” để nghi ngờ họ đang vi phạm lệnh cấm nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga vào EU.

Gói trừng phạt thứ 11 cũng mở rộng “danh sách đen”, bổ sung các tiêu chí mới, trong lần này sẽ có thêm 71 cá nhân và 33 tổ chức của Nga. Tài sản do các cá nhân và tổ chức này nắm giữ trong EU sẽ bị đóng băng.

Sự khác biệt mới, có nhiều khác biệt?

Học giả Norma Masci, chuyên gia nghiên cứu chính trị của geopolitica.info, cho rằng, nếu đặt bên cạnh các đòn trừng phạt Nga do Mỹ áp dụng, động thái mới nhất của Brussels có vẻ nhẹ nhàng hơn so với giả thuyết về lệnh cấm vận hoàn toàn mà chính quyền Tổng thống Joe Biden đưa ra.

Mỹ đặt ra các hạn chế đối với một số công ty, phần lớn là của Trung Quốc, tham gia vào các mối “quan hệ tam giác” cho phép Nga có được nguồn cung cấp các công nghệ tiềm năng của phương Tây, có thể sử dụng được cho cả dân sự và quân sự.

Gói trừng phạt thứ 11 dự kiến mở rộng danh sách các đối tượng bị trừng phạt, bao gồm các công ty, phần lớn là của Trung Quốc, cung cấp cho Nga công nghệ và vật liệu lưỡng dụng. Các biện pháp đang được các tổ chức châu Âu xem xét tiếp nối những phương án đã được chính quyền Mỹ áp dụng và nhắm mục tiêu vào một số công ty bán dẫn có trụ sở tại Trung Quốc như 3Hc Semiconductors, King-Pai Technology, Sinno Electronics và Sigma Technology. Cáo buộc cơ bản nhắm vào các công ty này là họ đã tiếp tục cung cấp cho Nga những linh kiện điện tử cần thiết cho hoạt động quân sự.

Tuy nhiên, không chỉ các công ty của Trung Quốc rơi vào tầm ngắm của Washington và Brussels, mà cả một số nhà nhập khẩu công nghệ phương Tây có trụ sở tại các nước thứ ba đã tái xuất một phần đáng kể hàng hóa đó sang Nga.

Sự gia tăng tương tác thương mại giữa một số quốc gia EU và một số quốc gia không thuộc EU như Serbia, Armenia… cùng với sự gia tăng đồng thời xuất khẩu công nghệ lưỡng dụng sang Nga từ các quốc gia nói trên, đã khiến EU đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của các hoạt động thương mại có hệ thống nhằm mục đích lách luật trừng phạt.

Theo các quan chức châu Âu, một số quốc gia Trung Á từng là một phần của Liên Xô, chẳng hạn như Kazakhstan hoặc Kyrgyzstan, cũng tham gia vào các “tam giác” này. Tương tự, các quốc gia thuộc EU đã nhập khẩu một lượng lớn sản phẩm dầu mỏ tinh chế trong hơn một năm qua từ Trung Quốc, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Ấn Độ.

Ý tưởng về các chế tài đối với những chủ thể kinh tế bị nghi ngờ trốn tránh các biện pháp trừng phạt của phương Tây là chủ đề được thảo luận rộng rãi, do lập trường của các quốc gia thành viên và của các cơ quan quản lý khác nhau về thời gian và phương pháp thực hiện. Trong khi một mặt các quốc gia như Ba Lan và các nước cộng hòa vùng Baltic đang thúc giục nhanh chóng áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với những đối tượng lách thương mại hiện tại với Moscow; mặt khác, một số quốc gia Tây Âu ủng hộ một đường lối thận trọng hơn.

Nếu các biện pháp trừng phạt được áp đặt quyết liệt, sẽ có những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và chiến lược đặc biệt là đối với các quốc gia thuộc EU. Các quốc gia này có thể sẽ phải đối mặt với một loạt biện pháp trừng phạt của Trung Quốc có khả năng tác động đến chuỗi giá trị ảnh hưởng và ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp của EU.

Về phía Mỹ, các biện pháp cụ thể như Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) đã bắt đầu bảo đảm các ngành công nghiệp chiến lược của nước này, giúp giảm sự phụ thuộc vào các vật liệu và linh kiện của Trung Quốc. Việc tổ chức lại này diễn ra song song với các sáng kiến hợp tác kinh tế và chiến lược do Nhà Trắng thực hiện nhằm hướng các khoản đầu tư của Mỹ tới những quốc gia có vị trí địa chiến lược được coi là cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trong số các sáng kiến thương mại với mục đích chính trị được Mỹ thúc đẩy trong những năm gần đây có thể kể đến “Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng” được đưa ra vào năm 2022 theo sáng kiến của Washington cùng với 12 quốc gia của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và mở cửa cho các thành viên khác, chiến lược Xây dựng thế giới tốt đẹp hơn (Build Back Better World – B3W), tập trung vào cơ sở hạ tầng chiến lược và ra mắt vào năm 2021 như một phản ứng của Mỹ với sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) của Trung Quốc.

Mặt khác, chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở có một tầm vóc khác, tập trung rõ ràng vào việc bảo vệ và đảm bảo an toàn cho các tuyến thương mại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cho phép các ngành công nghiệp phương Tây hoạt động trên quy mô toàn cầu.

Đối mặt với một khối Trung-Nga ngày càng gắn kết trước lợi ích chung trong việc thách thức quyền bá chủ của châu Âu-Mỹ, Washington và Brussels dường như ngày càng có xu hướng triển khai “vũ khí” cưỡng chế kinh tế.

Tuy nhiên, sự khác biệt rõ ràng giữa hai bờ Đại Tây Dương vẫn tồn tại, với việc Mỹ có ý định tăng áp lực lên khối Trung-Nga, nhưng châu Âu vẫn còn lo sợ về những tác động không chắc chắn của các đòn trừng phạt đó.

Cuối cùng, các biện pháp trừng phạt được áp dụng cho đến nay, cũng như các biện pháp đang được thảo luận, đều chưa chính thức nhắm mục tiêu vào các sản phẩm như phân bón hoặc kim cương và có vẻ như EU cũng đã “bất lực” trong việc ngăn chặn các “tam giác” dầu mỏ tinh chế vẫn lưu thông qua Trung Quốc và Ấn Độ – khi đây mới là một trong những nguồn thu quan trọng nhất của Nga.





Nguồn

Cùng chủ đề

EU sẽ nhận hậu quả nếu “khai tử” dòng “nhiên liệu xanh” của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với các nước Liên minh châu Âu (EU) vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu này.

Châu Âu thành công thoát khí đốt Nga, kỷ nguyên cũ sẽ không trở lại

Hai năm kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, động lực thị trường khí đốt châu Âu đã thay đổi nhiều. Hiện tại, vẫn có những câu hỏi rằng, liệu khí đốt của Nga có thể lấy lại thị phần đã mất vào một thời điểm nào đó trong tương lai hay không?

Kiev kêu gọi Mỹ và phương Tây ‘tấn công tổng lực’ trên mặt trận này, hiến kế thêm đòn trừng phạt, rốt ráo bịt...

Hơn 17.000 lệnh trừng phạt cá nhân và tổ chức đã được thi hành chống lại Nga kể từ khi xung đột Nga-Ukraine khởi phát, khiến Moscow thiệt hại ít nhất 400 tỷ USD. Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đánh giá đây là “đòn mạnh đối với Nga, nhưng còn có thể và phải làm nhiều hơn nữa”.

Khí đốt Nga qua đường ống có thể sang châu Âu nhờ quốc gia này

Trung tâm khí đốt Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp tăng xuất khẩu khí đốt Nga qua đường ống và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tới Liên minh châu Âu (EU).

Xung đột ở Ukraine góp công giúp châu Âu thoát “bẫy” khí đốt Nga, rủi ro vẫn còn

Hai năm sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, châu Âu dường như đã thành công trong việc tự giải thoát một phần khỏi "cái bẫy" phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hé lộ thân phận một nghi phạm; Pháp “trông người lại ngẫm đến ta”, ra quyết định khẩn

Ngày 24/3, Ủy ban Điều tra Nga (IC) xác nhận trên kênh Telegram rằng, số nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố tại nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3 đã tăng lên 137 người, trong đó có 3 trẻ em.

Italy cảnh báo IS có thể thực hiện các cuộc ấn công tương tự vụ ở Moscow

Ngày 24/3, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto cảnh báo một cuộc tấn công khủng bố tương tự như vụ xả súng tại địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc gần thủ đô Moscow (Nga) có thể xảy ra ở những quốc gia mà nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hiện diện.

Tái hiện nghi lễ tế Đàn Nam Giao

Đại diện dòng họ Hồ Thanh Hóa đã trình tấu chúc văn 602 năm ngày mất Hoàng đế Hồ Quý Ly và ôn lại truyền thống lịch sử, đóng góp to lớn của Hồ Quý Ly hơn 600 năm về trước.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

EU sẽ nhận hậu quả nếu “khai tử” dòng “nhiên liệu xanh” của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với các nước Liên minh châu Âu (EU) vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu này.

Tăng cường cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và các nước

Trong đó, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã có các cuộc làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar; Chủ tịch Ủy ban Kinh tế đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ (DEIK) Nail Olpak, Phó Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam Reha Denemec và Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Istanbul Ali Telzolmez. Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar khẳng định, chuyến thăm chính thức Thổ...

Giá vàng trong nước “lật đổ” mức đỉnh cũ, vàng thế giới tìm được động lực mới, tiếp đà bứt phá trong tuần này?

Giá vàng hôm nay 4/3/2024, trong nước và thế giới đều đang neo khá chắc ở mức cao chưa từng thấy. Giá vàng miếng SJC sau khi đạt đỉnh mới hiện đang xuống sát ngưỡng 80 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới đã tìm được động lực mới, tăng mạnh trong phiên cuối tuần. Giới chuyên gia dự báo thế nào về thị trường trong nước và thế giới tuần này?

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024, doanh nghiệp tăng mua đẩy giá đi lên, tin vui với tiêu Việt xuất khẩu, kỳ vọng từ thị...

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 93.000 – 95.500 đồng/kg.

Từng “hụt hơi”, xuất khẩu cá tra bất ngờ lấy lại đà tăng tốc

Đối lập gam màu buồn của xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2023, 2 tháng đầu năm nay, đa số các thị trường chính đều ghi nhận loại cá tỷ USD này lấy đà tăng trở lại.

Mới nhất

Thị trưởng trẻ nhất Ecuador bị ám sát

Cảnh sát quốc gia cho biết họ đang điều tra cái chết của Garcia, thị trưởng 27 tuổi của San Vicente và giám đốc truyền thông của bà là Jairo...

Sự cân nhắc rủi ro được đưa lên hàng đầu

Thị trường chứng khoán trải qua một tuần giao dịch tích cực khi chỉ số hồi phục và tiếp tục duy trì đà tăng sau đợt giảm mạnh vào 2 phiên đầu tuần giúp VN-Index chạm mốc 1.280 điểm. Kết tuần, VN-Index tăng 18,02 điểm, tương đương 1,43% so với tuần trước lên 1.281,8 điểm. HNX tăng 0,89%...

Anh nghiên cứu vắc-xin ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học từ Đại học Oxford, Viện Francis Crick và Đại học College London (UCL) đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vắc-xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca để tạo ra LungVax - một loại vắc-xin kích hoạt hệ thống miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung...

Quan sát toàn cảnh 3 đỉnh cao nhất của dãy núi Ba Vì

(Dân trí) - Thế núi Ba Vì vững trãi, sừng sững như một điểm tựa của Hà Nội. Các đỉnh nhọn như mác, núi Ba Vì vừa có dáng hùng vĩ lại vừa có thảm thực vật xanh mướt quanh năm. Theo các nghiên cứu khoa học, dãy núi Ba Vì được tạo lập bởi sự xâm thực, chia cắt...

Mới nhất