Trang chủChính trịNgoại giaoKhí đốt Nga qua đường ống có thể sang châu Âu nhờ...

Khí đốt Nga qua đường ống có thể sang châu Âu nhờ quốc gia này


Trung tâm khí đốt Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp tăng xuất khẩu khí đốt Nga qua đường ống và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tới Liên minh châu Âu (EU).

Đường ống TurkStream (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ) dẫn khí đốt Nga tới một số nước châu Âu trong đó có Hungary. (Nguồn: Hungarytoday)
Đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ dẫn khí đốt Nga tới một số nước châu Âu. (Nguồn: Hungary Today)

Thông tin trên được ông Alexander Amiragyan, Giám đốc Trung tâm Kinh tế ngành nhiên liệu và năng lượng thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược Nga trao đổi với với hãng tin Sputnik.

Tháng 10/2022, sau các vụ nổ ở đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 và 2 (Nord Stream 1, 2), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra ý tưởng chuyển khối lượng vận chuyển khí đốt bị mất của Nga sang khu vực Biển Đen.

Theo ông Putin, có thể xây dựng một trung tâm khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ – nơi sẽ trở thành cơ sở để xuất khẩu sang các nước khác chủ yếu là châu Âu.

Ông Alexander Amiragyan nhận định: “Việc lập ra một trung tâm như vậy sẽ giúp Moscow xuất khẩu thêm khí đốt qua đường ống và LNG sang Ankara và châu Âu.

Điều này đồng thời cho phép duy trì khối lượng cung cấp khí đốt hiện tại qua Thổ Nhĩ Kỳ đến châu Âu – nơi Nga có hợp đồng dài hạn với Bulgaria, Serbia, Hungary, Bosnia và Herzegovina, Hy Lạp, Bắc Macedonia, Romania”.

Tuy nhiên, vì lý do chính trị, châu Âu có thể dần dần tái định hướng sang các nhà cung cấp thay thế, chủ yếu là do sự gia tăng nguồn cung LNG cho các quốc gia ven biển trong khu vực và nguồn cung cấp khí đốt bổ sung theo mạng lưới.

“Trung tâm có thể vô hiệu hóa việc định danh nguồn khí đốt bán ra. Điều này có nghĩa là về mặt thực tế, khí đốt có thể đến từ Nga, nhưng về mặt pháp lý, nó sẽ được mua tại trung tâm và nguồn gốc của nó không có ý nghĩa gì đối với người mua”, ông Amiragyan giải thích.

Ông nói thêm, Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom không chỉ có thể duy trì mà còn có khả năng tăng cường việc bơm khí đốt.

Hiện có hai hệ thống đường ống dẫn khí đi từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ là Dòng chảy Xanh (BlueStream) và Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish Stream). Công suất thiết kế của Blue Stream là 16 tỷ m3, còn của Turkish Stream là 31,5 tỷ m3. Cả hai đường ống này đều chưa sử dụng hết công suất.

“Nga đã xuất khẩu khoảng 34 tỷ m3 qua các đường ống dẫn khí này sang Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu vào năm 2022. Nếu có các lệnh trừng phạt áp đặt đối với LNG của Nga ở châu Âu, Trung tâm này có thể trở thành một giải pháp góp phần để chuyển hướng các tuyến cung cấp”, Giám đốc Trung tâm Kinh tế ngành nhiên liệu và năng lượng nêu quan điểm.





Nguồn

Cùng chủ đề

Triển khai cung cấp LNG phục vụ sản xuất công nghiệp

Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) cho biết, từ ngày 15-3, chính thức triển khai cung cấp LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) phục vụ sản xuất công nghiệp theo mô hình kinh doanh tích hợp LPG/CNG/LNG. Trong thời gian tới, PV GAS sẽ khởi công giai đoạn 2 của Kho LNG Thị Vải với công suất nâng lên 3 triệu tấn/năm, dự kiến vận hành vào năm 2026; triển khai dự án kho...

PV GAS triển khai cung cấp khí LNG phục vụ sản xuất công nghiệp từ 15.3

Ngày 5.3, Tổng Công ty Khí Việt Nam cho biết đã và đang tiếp tục đầu tư các hạ tầng trong chuỗi giá trị LNG. Từ ngày 15.3, PV GAS triển khai cung cấp LNG phục vụ sản xuất công nghiệp theo mô kinh doanh tích hợp LPG/CNG/LNG, mang đến sự lựa chọn đa dạng về sản phẩm, linh hoạt nguồn cung với chất lượng, giá cả cạnh tranh.LNG có ưu điểm vượt trội về hiệu quả sử...

EU sẽ nhận hậu quả nếu “khai tử” dòng “nhiên liệu xanh” của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với các nước Liên minh châu Âu (EU) vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu này.

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine tại Paris đã kết thúc hôm 26/2 với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine chiến đấu chống lại Nga, nhưng không đưa ra biện pháp cụ thể nào.

Một quốc gia châu Âu “đoạn tuyệt” hoàn toàn dầu Nga trước thời hạn miễn trừ gần 1 năm

Chính phủ Bulgaria ngày 1/3 đã ngừng nhập khẩu dầu của Nga như một phần của lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Nga do chiến dịch quân sự của Moscow tiến hành tại Ukraine.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan

Trải qua 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan được duy trì, phát triển tốt đẹp. Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-26/3. Nhân dịp này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong trả lời phỏng...

Tổng thống Putin nói sẽ trừng phạt thích đáng những kẻ khủng bố, tuyên bố quốc tang

Ngày 23/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi những gì xảy ra tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3 là cuộc tấn công khủng bố đẫm máu, đồng thời tuyên bố một ngày quốc tang.

Về Lai Châu vui Lễ hội Bun Vốc Nặm

Ngày 23/3, Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) lần thứ 5 năm 2024 của dân tộc Lào được tổ chức tại bản Nà Vàn (xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, Lai Châu) thu hút đông đảo nhân dân và du khách.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

EU sẽ nhận hậu quả nếu “khai tử” dòng “nhiên liệu xanh” của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với các nước Liên minh châu Âu (EU) vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu này.

Tăng cường cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và các nước

Trong đó, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã có các cuộc làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar; Chủ tịch Ủy ban Kinh tế đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ (DEIK) Nail Olpak, Phó Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam Reha Denemec và Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Istanbul Ali Telzolmez. Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar khẳng định, chuyến thăm chính thức Thổ...

Giá vàng trong nước “lật đổ” mức đỉnh cũ, vàng thế giới tìm được động lực mới, tiếp đà bứt phá trong tuần này?

Giá vàng hôm nay 4/3/2024, trong nước và thế giới đều đang neo khá chắc ở mức cao chưa từng thấy. Giá vàng miếng SJC sau khi đạt đỉnh mới hiện đang xuống sát ngưỡng 80 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới đã tìm được động lực mới, tăng mạnh trong phiên cuối tuần. Giới chuyên gia dự báo thế nào về thị trường trong nước và thế giới tuần này?

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024, doanh nghiệp tăng mua đẩy giá đi lên, tin vui với tiêu Việt xuất khẩu, kỳ vọng từ thị...

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 93.000 – 95.500 đồng/kg.

Từng “hụt hơi”, xuất khẩu cá tra bất ngờ lấy lại đà tăng tốc

Đối lập gam màu buồn của xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2023, 2 tháng đầu năm nay, đa số các thị trường chính đều ghi nhận loại cá tỷ USD này lấy đà tăng trở lại.

Mới nhất

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại ...

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất