Trang chủNewsKinh tếGia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu

Gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu


Phê duyệt các Đề án thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia năm 2024 Việt Nam là điểm sáng về xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao biểu trưng vinh danh các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022. (Ảnh: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao biểu trưng vinh danh các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 20/4 được Thủ tướng Chính phủ chọn là “Ngày Thương hiệu Việt Nam” nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu và hình ảnh quốc gia, thương hiệu Việt Nam thông qua sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, qua đó góp phần phát triển ngoại thương, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và giá trị Thương hiệu Quốc gia trên trường quốc tế.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, năm 2023, mặc dù với nhiều khó khăn, thách thức đối với kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam bởi cạnh tranh địa chiến lược và chiến tranh thương mại giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; bất ổn địa chính trị và xung đột cục bộ vẫn hiện hữu ở nhiều nơi trên thế giới, đã tác động tiêu cực đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và xuất, nhập khẩu của cộng đồng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, với sự vào cuộc kịp thời, hiệu quả của các bộ, ngành, địa phương; đặc biệt là sự quyết tâm và tinh thần đoàn kết cao, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực hành động, vượt qua khó khăn, thách thức để phục hồi và phát triển, góp phần thúc đẩy đưa Việt Nam vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 của ASEAN và thứ 40 của thế giới, quy mô thương mại quốc tế nằm trong TOP 20 trên toàn cầu.

Đáng chú ý, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tiếp tục thăng hạng mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn từ năm 2019-2023, xếp thứ 33 trong Top121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới được Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới-Brand Finance đánh giá, xếp hạng.

Nhằm hiểu rõ hơn về Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) về những nội dung trên.

– Ông có thể cho biết giá trị thương hiệu Quốc gia của Việt Nam hiện đang tăng trưởng như thế nào?

Ông Hoàng Minh Chiến: Thương hiệu Quốc gia được các tổ chức quốc tế trong đó có Brand Finance đánh giá là một trong những thương hiệu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong vòng 5 năm gần đây (từ 2019-2023).

Cụ thể, năm 2019, giá trị Thương hiệu Quốc gia Việt Nam mới được định giá ở mức 247 tỷ USD thì đến năm 2023, con số này đã tăng gần gấp đôi, với mức 498 tỷ USD và đây là thành quả, kết quả ghi nhận đóng góp của rất nhiều yếu tố.

Trước hết là sự chỉ đạo, vào cuộc hết sức quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và từ chính các doanh nghiệp Thương hiệu Quốc gia Việt Nam. Với trị giá 498 tỷ USD trong năm 2023, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được Brand Finance xếp hạng 33/121 tổng số các quốc gia, lãnh thổ được xếp hạng, đây cũng thể hiện Thương hiệu Quốc gia Việt Nam cũng là 1 trong những thương hiệu mạnh trên trường quốc tế.

– Với các kết quả như vậy, Bộ Công Thương và Cục Xúc tiến Thương mại có những giải pháp như thế nào để hỗ trợ doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu?

Ông Hoàng Minh Chiến: Bộ Công Thương được Chính phủ giao là cơ quan chủ trì phối hợp với các bộ ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp để triển khai Chương trình Thương hiệu Quốc gia và mục tiêu hướng tới là xây dựng các thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp mạnh của quốc gia để từ đó quảng bá ra thế giới rằng Việt Nam có các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ uy tín, chất lượng để từ đó nâng tầm giá trị Thương hiệu Quốc gia Việt Nam.

IMG_4955.jpg
Ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại trao đổi với báo chí. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Các giải pháp được tập trung chính vào việc nâng cao nhận thức trước hết là của xã hội, cộng đồng doanh nghiệp đối với ý nghĩa và vai trò của việc xây dựng, phát triển và bảo hộ thương hiệu.

Chúng ta đều biết, thương hiệu đóng góp rất nhiều vào trong giá trị cho một sản phẩm. Thời gian qua, Việt Nam xuất khẩu nhiều sản phẩm với số lượng, trị giá đứng tốp đầu thế giới, nhưng phần nhiều chưa được gắn với câu chuyện thương hiệu mà còn dưới hình thức sản phẩm thô, sản phẩm mới qua sơ chế và khi bán ở thị trường quốc tế đôi khi lại phải đứng ở một thương hiệu hay nhãn hàng khác, đấy cũng câu chuyện và nội dung chính mà phía Bộ Công Thương và Chương trình Thương hiệu Quốc gia sẽ hướng tới đó là nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, xã hội về vai trò của thương hiệu.

Nhóm giải pháp tiếp theo là nâng cao năng lực để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam có năng lực để xây dựng, quản trị và phát triển các thương hiệu sản phẩm nhằm tiệm cận, đáp ứng được các tiêu chí của Chương trình Thương hiệu Quốc gia, từ đó để hình thành các thương hiệu mạnh, qua đó xuất khẩu ra thế giới mang lại giá trị gia tăng lớn hơn.

Chúng ta đều biết trị giá xuất khẩu hiện tại của nhóm doanh nghiệp trong nước mới đóng góp khoảng 27% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2023 và nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mới đóng góp chính vào tỷ trọng xuất khẩu.

Với việc phát triển và xây dựng các thương hiệu mạnh như vậy và với giá trị của các sản phẩm được nâng cao, chúng tôi kỳ vọng sẽ một phần nào đó đóng góp vào việc tăng tỷ trọng đóng góp trong kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung.

Cuối cùng là nhóm giải pháp đẩy mạnh, tuyên truyền quảng bá cho Chương trình Thương hiệu Quốc gia, thông qua đó cũng sẽ tuyên truyền, quảng bá cho các sản phẩm đạt tiêu chí của Chương trình Thương hiệu Quốc gia, để từ đó người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến, điều đó không chỉ mang lại hiệu quả lớn hơn cho công tác phát triển ngoại thương mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia Việt Nam.

– Chủ đề năm nay là nâng tầm những giá trị cốt lõi, vậy ông có thể làm rõ hơn ý nghĩa của chủ đề này?

Ông Hoàng Minh Chiến: Chủ đề của năm nay là nâng tầm Giá trị cốt lõi. Phải phân định thế nào là giá trị cốt lõi của chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, gồm 3 nhóm giá trị lớn, xuyên suốt và phát triển cũng như đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa ngay từ đầu chương trình được Chính phủ giao Bộ Công Thương triển khai.

Đầu tiên là nhóm chất lượng, để một thương hiệu sản phẩm có uy tín thì đầu tiên phải có chất lượng và chất lượng đó phải có giá trị thương hiệu của sản phẩm.

Tiếp đến là nhóm đổi mới sáng tạo – một thương hiệu mạnh thì phải có sự đổi mới, sáng tạo và khác biệt so với các sản phẩm khác như thế nào và sẽ mang đến đổi mới sáng tạo từ doanh nghiệp đó từ điểm nhấn của doanh nghiệp đó (doanh nghiệp có thể áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ, có thể nghiên cứu đưa ra sản phẩm mới, sản phẩm theo định hướng không chỉ của Việt Nam mà của các nước phát triển như hướng tới kinh tế Xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế bền vững). Do vậy, doanh nghiệp không thể dừng đổi mới sáng tạo của mình, vì nếu dừng sẽ thụt lùi.

Cuối cùng, giá trị cốt lõi nằm ở năng lực tiên phong. Có thể đặt câu hỏi tại sao cùng trong lĩnh vực ngành hàng mà thương hiệu này lại mạnh hơn thương hiệu khác và phát triển tốt hơn, ở đây yếu tố tiên phong thể hiện ở uy tín của người đứng đầu sở hữu thương hiệu sản phẩm đó, tiềm lực tài chính và đầu tư, dẫn dắt ngành của doanh nghiệp đó.

IMG_1911.JPG
Thương hiệu mạnh giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị xuất khẩu. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Tổng hòa 3 giá trị cốt lõi đó sẽ tạo ra một thương hiệu mạnh và trong Chương trình Thương hiệu Quốc gia, chúng tôi luôn luôn hướng tới để cải tiến, hỗ trợ và hướng dẫn cho cộng đồng doanh nghiệp, hướng tới nâng tầm 3 yếu tố trên.

Hiện Việt Nam đã hội nhập rất sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA), sản phẩm của Việt Nam có rất nhiều lợi thế vì các đối tác trong các hiệp định thương mại tự do đó đều dành ưu đãi về thuế quan, về thâm nhập thị trường cho sản phẩm của chúng ta, do vậy để thâm nhập và để có chỗ đứng phát triển tốt thì chúng ta phải xây dựng mạnh thương hiệu của mình và thông qua 3 giá trị cốt lõi trên.

Gia tăng giá trị cốt lõi cũng là kim chỉ nam không phải cho chương trình năm nay mà sẽ xuyên suốt quá trình hình thành, phát triển không chỉ bây giờ mà kể cả sau này.

Việc công nhận 3 nhóm giá trị cốt lõi không phải do Việt Nam hay chương trình nghĩ ra mà nó được nghiên cứu và tổng hợp từ nhiều nghiên cứu quốc tế, từ các chương trình liên quan tới xây dựng phát triển thương hiệu của các quốc gia.

– Xin cảm ơn ông!





Nguồn

Cùng chủ đề

Các doanh nghiệp nên tìm hướng đi mới để dẫn dắt thị trường

Sau 20 năm, rất nhiều doanh nghiệp đã tập trung vào chiến lược phát triển lâu dài, trong đó việc xây dựng thương hiệu, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả trên trường quốc tế ...

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt Nông sản xuất khẩu: 80% chưa xây dựng được thương hiệu Khó từ thương hiệu cấp quốc gia Theo định hướng của Chính phủ trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cùng với định hướng các trục hàng nông sản chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban...

Thương hiệu Quốc gia Việt Nam khẳng định vị thế cao trên trường quốc tế

Ngày 16/4/2024, Bộ Công thương tổ chức lễ khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia năm 2024 và Diễn đàn quốc tế Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024 theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 đến ngày 21/4/2024, với nhiều hoạt động thiết thực.Thời gian qua, Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những nền kinh tế...

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 sắp diễn ra trên phạm vi cả nước

Tuần lễ diễn ra từ ngày 15 - 21/4 với các hoạt động quảng bá các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam. ...

Sắp diễn ra Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh, xây dựng thương hiệu là một công việc đòi hỏi sự bền bỉ, liên tục không ngừng nghỉ và phải luôn đổi mới. Bài 2: Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia: Kiến tạo giá trị, sức mạnh mới cho đất nước Xây dựng thương hiệu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Theo tờ Global Times, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong quý I năm nay đã đạt 29,63 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) tại lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đã tăng trưởng trở lại vào tháng 3, trong khi PMI ngành dịch vụ đạt điểm cao nhất kể từ tháng 7 năm 2023. ...

Giá vàng SJC hôm nay tiếp đà tăng, chạm mốc 84 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 999.9 giảm nhẹ

Giá vàng SJC hôm nay giảm tiếp 250 ngàn, thị trường bán ra 83,70 triệu đồng/lượng Giá vàng đảo chiều bật tăng 600 ngàn, vàng nhẫn 999.9 vượt 77 triệu đồng/lượng Giá vàng trong nước Thời điểm trưa ngày 20/4, giá vàng SJC đảo chiều tăng nhẹ trong khoảng 200 ngàn đồng/lượng tùy từng doanh nghiệp. Hiện giá vàng SJC tại Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận giao dịch...

Áp lực lớn trước thép nhập khẩu

Giá thép hôm nay ngày 18/4/2024: Thép xây dựng có thể đạt mức 15 triệu đồng/tấn Giá thép hôm nay ngày 19/4/2024: Thị trường thép cải thiện, Quặng sắt đạt mức cao nhất trong 5 tuần Giá thép trên sàn giao dịch Giá thép hôm nay ngày 20/4/2024 - Giá thép giao tháng 9/2024 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 11 nhân dân tệ xuống mức 3.599 nhân dân tệ/tấn. Hợp...

Bộ Chính trị khiển trách Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH; đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Thành Phong Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Tại Trụ sở Trung ương Đảng, sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy: 1. Đối với vi phạm của Ban Cán sự Đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cá nhân có...

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Đông Nam Á trở thành trụ đỡ tăng trưởng ở khu vực châu Á 4 lưu ý giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 2024 9 tháng còn lại Việt Nam phải đạt mức tăng trưởng 6,75% GDP quý I/2024 tăng trưởng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023, dù đạt được nhiều tín hiệu tích cực, nhưng theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, cơ hội để Việt...

Bài đọc nhiều

Fanu Meal & HBR Hoidings đồng hành lan tỏa giá trị dinh dưỡng tới cộng đồng

Với sứ mệnh của mình là cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao, Công ty TNHH FANU Dinh dưỡng Gia đình số 1 đồng hành cùng HBR Holdings và vinh dự trở thành nhà tài trợ đồng hành với bữa ăn dinh dưỡng thay thế FANU MEAL trong lễ ra quân hành trình 60 ngày "Unlock Your Power".Sự kiện đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của các đại diện từ...

Trần Thế Tiến – CEO 2X năng động, vận hành 2 doanh nghiệp năm 23 tuổi

Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân, Trần Thế Tiến ( Avin Trần) nung nấu trong mình khát vọng khởi nghiệp từ khi còn rất trẻ. Với niềm đam mê kinh doanh và mong muốn tạo dựng thương hiệu riêng, Avin Trần đã dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh đồ uống khi mới 19 tuổi với thương hiệu đồ uống mang tên Avin Juice.Với số vốn ít ỏi ban đầu, Avin Juice gặp nhiều khó khăn...

Du lịch Việt Nam kỳ vọng bùng nổ trong năm 2024

Phục vụ khoảng 3,2 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Dương lịch Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2024 diễn ra với thời tiết thuận lợi ở cả 3 miền, vì vậy hoạt động du lịch ghi nhận tín hiệu khá tích cực. Trong 3 ngày nghỉ lễ (từ 30/12/2023 – 1/1/2024), ước tính cả nước đã phục vụ khoảng 3,2 triệu lượt khách du lịch (tăng 6,6% so với...

Cùng chuyên mục

Giá vàng SJC hôm nay tiếp đà tăng, chạm mốc 84 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 999.9 giảm nhẹ

Giá vàng SJC hôm nay giảm tiếp 250 ngàn, thị trường bán ra 83,70 triệu đồng/lượng Giá vàng đảo chiều bật tăng 600 ngàn, vàng nhẫn 999.9 vượt 77 triệu đồng/lượng Giá vàng trong nước Thời điểm trưa ngày 20/4, giá vàng SJC đảo chiều tăng nhẹ trong khoảng 200 ngàn đồng/lượng tùy từng doanh nghiệp. Hiện giá vàng SJC tại Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận giao dịch...

Vốn FDI chảy mạnh vào dự án dệt may

Sau một thời gian trầm lắng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may dần sôi động trở lại. Vốn chảy vào các dự án thượng nguồn Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Yi Da Denim Mill  (VN) Co.Ltd triển khai dự án sản xuất các sản phẩm dệt may tại Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông (Nghĩa...

Nợ xấu báo động, công ty tài chính muốn dịch vụ đòi nợ hoạt động trở lại

Nợ xấu báo động, công ty tài chính muốn dịch vụ đòi nợ hoạt động trở lạiTính đến hết tháng 2 vừa qua, tốc độ tăng trưởng tín dụng tiêu dùng âm, giảm 2,5% so với cuối năm trước. Đồng thời, nợ xấu tại các công ty tài chính hiện gần 15%, ở mức đáng báo động. Phát biểu tại Hội thảo “Nâng cao tính...

Các đại siêu thị hàng đầu tại Mỹ La tinh ồ ạt đổ bộ vào Việt Nam

Nhiều đại siêu thị hàng đầu Mỹ Latinh muốn tìm kiếm được đối tác cung ứng tại Việt...

Các doanh nghiệp nên tìm hướng đi mới để dẫn dắt thị trường

Sau 20 năm, rất nhiều doanh nghiệp đã tập trung vào chiến lược phát triển lâu dài, trong đó việc xây dựng thương hiệu, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả trên trường quốc tế ...

Mới nhất

T&T Group và triết lý cộng hưởng các nguồn lực

Chiến lược xuyên suốt của T&T Group, theo chia sẻ của nhà sáng lập Tập đoàn, ông Đỗ Quang Hiển, là tinh thần cầu thị, bắt tay với nhiều đối tác trong nước và nước ngoài để cộng hưởng nguồn lực cho các dự án quy mô lớn, gắn với những lĩnh vực trụ cột của nền kinh tế. T&T...

Làm mẹ đơn thân, nàng Á hậu Việt sớm dạy con tự lập

Lòng kiên nhẫnTự lập trong mọi việc của mình thường đòi hỏi sự kiên trì và tỉ mỉ, vì thế trẻ sẽ học được các bài học về giá trị...

Vốn FDI chảy mạnh vào dự án dệt may

Sau một thời gian trầm lắng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may dần sôi động trở lại. Vốn chảy vào các dự án thượng nguồn Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Yi Da Denim Mill  (VN) Co.Ltd...

Nợ xấu báo động, công ty tài chính muốn dịch vụ đòi nợ hoạt động trở lại

Nợ xấu báo động, công ty tài chính muốn dịch vụ đòi nợ hoạt động trở lạiTính đến hết tháng 2 vừa qua, tốc độ tăng trưởng tín dụng tiêu dùng âm, giảm 2,5% so với cuối năm trước. Đồng thời, nợ xấu tại các công ty tài chính hiện gần 15%, ở mức đáng báo động. ...

Người trẻ trước ‘biển’ thẻ tín dụng: Vung tay quá đà, nợ xấu gọi tên

Ai dùng thẻ tín dụng đều thuộc nằm lòng: tiêu trước, trả sau. Việc thoải mái mua sắm các mặt hàng giá trị lớn rồi trả nợ sau 30 - 60 ngày tùy ngân hàng không tính lãi khiến nhiều bạn trẻ...

Mới nhất