Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiáo viên Hà Nội bị loại xét thăng hạng do không có...

Giáo viên Hà Nội bị loại xét thăng hạng do không có chức vụ?


Nhiều thành tích vẫn bị từ chối nhận hồ sơ

Mới đây, Sở Nội vụ Hà Nội đã ban hành Công văn số 3277/SNV-CCVC (sau đây gọi tắt là Công văn 3277) về việc thẩm định, rà soát tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với GV. Theo đó, Sở Nội vụ Hà Nội dự kiến báo cáo UBND thành phố tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II theo hình thức xét tuyển thông qua hồ sơ.

Giáo viên Hà Nội bị loại xét thăng hạng do không có chức vụ? - Ảnh 1.

Không ít GV tâm tư vì cống hiến lâu năm nhưng vì không có chức vụ nên không được xét thăng hạng

Tuy nhiên, thay vì xét hết những GV đủ điều kiện, văn bản này lại hướng dẫn lưu ý xét “hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng và GV cốt cán” và “đủ 9 năm đại học” nên nhiều hồ sơ đã bị loại.

Thực hiện công văn trên, các phòng nội vụ trực thuộc sở đã triển khai về các đơn vị với cách hiểu khác nhau. Trong đó, nhiều đơn vị loại hồ sơ xét thăng hạng của GV dù trong số đó không ít người đã có nhiều năm cống hiến.

Ông Nguyễn Văn Đường, GV Trường THPT Phú Xuyên A (H.Phú Xuyên, Hà Nội), đại diện cho 164 GV có nguyện vọng và đủ điều kiện thăng hạng ở Hà Nội, đã gửi đơn kiến nghị tới Bộ GD-ĐT và Sở Nội vụ Hà Nội với 2 nội dung mong được tháo gỡ, trong đó đề nghị việc xét thăng hạng thực hiện đúng các quy định của Chính phủ, Bộ GD-ĐT.

Ông Đường cho biết cá nhân ông đã thực hiện khảo sát nhanh 110 trường học trên địa bàn TP.Hà Nội, đến chiều ngày 14.11 nhận được 84 câu trả lời và kết quả là khoảng 60% GV của các trường tham gia khảo sát cho biết trường họ không cho GV không có chức vụ được làm hồ sơ dự xét thăng hạng đợt này.

Đơn cử như Phòng Nội vụ H.Quốc Oai (Hà Nội) đã chỉ đạo các đơn vị chỉ cho các GV là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; trưởng, phó tổ chuyên môn, GV cốt cán làm hồ sơ dự xét thăng hạng. Những GV không có chức vụ kể trên thì không được làm hồ sơ dự xét thăng hạng, mặc dù họ đảm bảo các tiêu chuẩn dự thăng hạng.

GV cũng phản ánh tại Trường THPT Xuân Mai (H.Chương Mỹ, Hà Nội), tháng 7 vừa qua, khi chốt danh sách gửi Sở GD-ĐT Hà Nội, nhà trường gửi đi 50 hồ sơ GV dự thăng hạng theo nhu cầu đơn vị. Tuy nhiên đến nay, chỉ 6 tổ trưởng, tổ phó được dự xét thăng hạng, còn lại các hồ sơ khác bị trả lại với lý do “không đủ điều kiện”.

Một GV tâm sự: “Tôi công tác được 37 năm, là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và không bị kỷ luật gì. Quá trình làm hồ sơ xét thăng hạng cũng mất thời gian tìm đủ minh chứng, được nhà trường xét đủ điều kiện thăng hạng, nhưng nay hồ sơ bị quy định của sở nội vụ loại vì không phải là tổ trưởng hay tổ phó chuyên môn. Như vậy rất thiệt thòi cho GV công tác lâu năm. Tỷ lệ tổ trưởng, tổ phó trong trường rất ít do cơ cấu mỗi tổ khối chỉ 2 người mà nguyện vọng GV xét thăng hạng thì rất đông”.

Cô Nguyễn Thị Hường, giáo viên Trường THPT Tây Hồ (Q.Tây Hồ, Hà Nội), là một GV có rất nhiều thành tích như GV dạy giỏi cấp thành phố, nhiều năm liền là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, nhiều giải thưởng, bằng khen trong các cuộc thi về chuyên môn, đáp ứng mọi điều kiện của một GV hạng II. Tuy nhiên, chỉ vì không có chức vụ nên cô bị từ chối nhận hồ sơ. Cô chia sẻ, thông tin này khiến cô rất buồn, “không còn tâm trí” để tập trung, phấn đấu.

Tương tự, cô Đặng Thị Hải Yến, GV môn tin học Trường THPT Quang Trung – Đống Đa (Q.Đống Đa, Hà Nội), từng đoạt giải nhì GV giỏi cấp thành phố; chiến sĩ thi đua cấp cơ sở nhiều năm; nhiều sáng kiến kinh nghiệm được công nhận… cũng bị từ chối làm hồ sơ vì không có chức vụ được ghi trong Công văn 3277.

Trong khi đó, tại điều 31 Nghị định 115/ND-CP của Chính phủ nêu rõ: “Kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật”.

“Chúng tôi thấy mình như đang bị bỏ lại phía sau”

Ngoài yêu cầu về việc chỉ cho những nhà giáo có chức vụ được nộp hồ sơ xét thăng hạng, Sở Nội vụ Hà Nội còn áp dụng quy định GV phải có bằng đại học đủ 9 năm trở lên mới được xét thăng hạng, dù Bộ GD-ĐT đã từng khẳng định yêu cầu này là không đúng, không cần thiết khi xét thăng hạng.

Công văn 3277 chỉ triển khai thực hiện thăng hạng cho các GV đã nộp hồ sơ, không cho GV đã đủ thời gian giữ các hạng GV nhưng có bằng đại học chưa đủ 9 năm được nộp hồ sơ bổ sung.

Ông Nguyễn Văn Đường bức xúc cho rằng, luật Giáo dục 2019 đến ngày 1.7.2020 mới có hiệu lực nhưng theo yêu cầu trên của Sở Nội vụ Hà Nội, GV buộc phải có trình độ trên chuẩn từ trước khi luật Giáo dục 2019 có hiệu lực mới được tính tương đương với đạt chuẩn của hạng III mới hiện nay. Đây là điều bất hợp lý, trái với quy định về chuẩn chức danh nghề nghiệp theo luật Giáo dục 2005 và các Thông tư 21, Thông tư 22 có hiệu lực thi hành ở thời điểm trước khi luật Giáo dục 2019 có hiệu lực. “Điều này khiến chúng tôi vô cùng chán nản, hoang mang và thấy mình như đang bị bỏ lại phía sau”, ông Đường nói.

Trong cuộc khảo sát do ông Đường thực hiện, khi được hỏi “nguyện vọng của các thầy cô là gì”, câu trả lời nhiều nhất là: “Mong thành phố xét thăng hạng cho tất cả hồ sơ hợp lệ; mong được có cơ hội xét thăng hạng vì sự nỗ lực phấn đấu cho sự nghiệp giáo dục; đề nghị thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, bỏ quy định phải có bằng đại học đủ 9 năm…”. Thậm chí, có ý kiến còn tỏ ra chán nản khi cho rằng: “Nếu xét như này thì tổ chức thi cho công bằng”.

Ông Nguyễn Văn Đường chia sẻ thêm, đồng lương GV vốn đã eo hẹp, áp lực công việc ngày càng lớn, nhất là trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Dù vậy, hầu hết GV vẫn luôn cố gắng, khẳng định mình bằng những cống hiến, thành tích trong giảng dạy.

Giờ đây, cơ hội được nâng hạng để cải thiện đồng lương dù ít ỏi cũng bị từ chối bởi chính quan điểm của riêng Hà Nội. Nhiều GV cùng chung bức xúc đặt câu hỏi đây là thăng hạng cán bộ hay thăng hạng GV? Do vậy, ông Đường và hàng trăm GV đã gửi đơn kiến nghị, đang chờ đợi câu trả lời thỏa đáng từ Bộ GD-ĐT và Sở Nội vụ Hà Nội.



Source link

Cùng chủ đề

Bổ nhiệm lại Phó giám đốc Sở Ngoại vụ Đồng Nai

Đồng chí Trần Quốc Toản tiếp tục giữ chức Phó giám đốc Sở Ngoại vụ kể từ ngày 27-2 cho đến tuổi nghỉ hưu theo quy định. Đồng chí Trần Quốc Toản nhận quyết định bổ nhiệm lại chức vụ Phó giám đốc Sở Ngoại vụ tại buổi lễ. Ảnh: V.Tiệp Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ đối với đồng chí Trần Quốc Toản...

Sẽ có nhiều rào cản nếu nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp

Theo TS. Vũ Thu Hương, các thầy cô giáo thay vì dành tâm huyết cho học sinh sẽ phải mất thời gian tìm cách đáp ứng yêu cầu của giấy chứng nhận nghề nghiệp.

Hà Nội thi tuyển gần 20 hiệu trưởng, hiệu phó năm 2023

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa thông báo việc thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý các phòng và các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc năm 2023. Theo đó, tuyển 11 hiệu trưởng và 8 hiệu phó.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hà Nội yêu cầu trường học không thu tiền giữ chỗ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường không thu tiền giữ chỗ, trong khi khoản này lên đến 10-20 triệu đồng ở các cơ sở ngoài công lập. Thông tin được nêu trong thông báo của Sở ngày 22/3. Sở cho biết thời gian qua đã nhận được nhiều phản ánh về công tác tuyển sinh đầu cấp, trong đó nhiều trường yêu cầu phụ huynh nộp tiền giữ chỗ hoặc thu, giữ hồ...

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Doanh nghiệp bán dẫn Đài Loan thích hợp tác với đại học Ông Hàn Quốc Diệu cho rằng hiện doanh nghiệp Đài Loan, trong...

Cùng chuyên mục

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Nữ sinh viên theo lối sống tối giản xài 25 triệu đồng/tháng gây sốt trên mạng

"Các khoản chi của tôi đều chính đáng, không tiêu xài phung phí"Chia sẻ thêm về clip "Sinh viên chi bao nhiêu tiền 1 tháng?" đang gây sốt trên mạng xã hội, Thư xác nhận những nội dung trong clip là thật. "Trước đây tôi từng ở thuê căn hộ dịch vụ, chung cư có nhiều người ở với chi phí thuê...

Mới nhất

U23 Việt Nam kết thúc tập huấn ở Tajikistan bằng kết quả hòa

Thầy trò Moulay Azzeggouarh cầm hòa 0-0 cùng đội chủ nhà U23 Tajikistan ở trận tái đấu diễn ra vào tối 23-3 (giờ Việt Nam), qua đó khép lại chuyến tập huấn trên nước bạn với chuỗi kết quả tích cực. Càng cuối trận, tốc độ trận đấu bị giảm dần...

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐứcTrần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ...

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp của Pháp tìm hiểu, hợp tác đầu tư tại Đà Nẵng

Tại buổi tiếp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh bày tỏ vui mừng vì mối quan hệ Việt Nam-Pháp ngày càng được củng cố và phát triển. Theo Chủ tịch Lê Trung Chinh, hiện thành phố Đà Nẵng đang tập trung ưu tiên phát triển các lĩnh vực trọng tâm như:...

Báo chí Argentina xướng danh Sapa trong số các thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới

Ngày 10/3, tờ Infobae của Argentina đưa tin Sa Pa là một trong 16 thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới cùng với Grindelwald (Thụy Sĩ), Alberobello (Italy) và Esperanza (Australia). Trên chuyên mục Xu hướng Mới, Infobae dẫn kết quả bình chọn của Tạp chí Du lịch Times Out với các điểm đến hấp dẫn năm 2024....

Mới nhất