Trang chủFigureGS. Trần Văn Thọ - Giáo sư danh dự Đại học Waseda...

GS. Trần Văn Thọ – Giáo sư danh dự Đại học Waseda Nhật Bản: “Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển bứt phá”

Sinh ra và lớn lên tại Quảng Nam – Đà Nẵng, GS. Trần Văn Thọ – Giáo sư danh dự Đại học Waseda Nhật Bản sinh sống và làm việc tại Nhật Bản và luôn đau đáu về sự phát triển của Việt Nam. Bởi thế mà dù đã ở tuổi thất thập nhưng ông đã nhiều năm là thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng vẫn đi đi về về giữa hai nước để tham gia các buổi nói chuyện về kinh tế, truyền đạt những kinh nghiệm xây dựng kinh tế ở các nước phát triển…

Những ngày giữa tháng 4 này, GS. Trần Văn Thọ liên tục di chuyển từ TP.HCM đến Đà Nẵng rồi ra Hà Nội tham gia các buổi nói chuyện với doanh nhân về tình hình kinh tế thế giới, về việc doanh nghiệp Việt Nam nên chuẩn bị tâm thế và hành trang gì trước sự thay đổi như vũ bão của công nghệ… Dù không có nhiều thời gian, nhưng ông vẫn thật cởi mở khi trò chuyện với Doanh Nhân Sài Gòn.

-7489-1682397077.jpg

* Ở góc độ nhà nghiên cứu kinh tế và là thành viên chuyên môn trong Hội đồng Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản trong gần 10 năm, theo giáo sư, thành tựu đạt được từ mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản 50 năm qua là gì? Việt Nam cần làm gì và học hỏi Nhật Bản như thế nào để trở thành quốc gia phát triển?

– Trong 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973-2023) thì 20 năm đầu chưa có thành tựu đáng kể vì tình hình quốc tế không thuận lợi và vì kinh tế Việt Nam còn trong giai đoạn tập trung quan liêu bao cấp, đổi mới cũng ở thời kỳ sơ khai. Quan hệ hai nước phát triển mạnh kể từ năm 1993 khi Nhật Bản bắt đầu cung cấp vốn vay ưu đãi (ODA) và sau đó doanh nghiệp Nhật triển khai các dự án đầu tư trực tiếp (FDI) ở Việt Nam.

Nhật Bản là nước tích cực nhất trong việc kêu gọi các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các nước tiên tiến hỗ trợ Việt Nam vốn vay ưu đãi để xây dựng hạ tầng, giúp Việt Nam trong việc cải cách thể chế kinh tế. Nhật Bản cũng luôn là nước dẫn đầu trong hợp tác song phương, đặc biệt cung cấp ODA nhiều nhất. Kim ngạch lũy kế vốn ODA của Nhật Bản hỗ trợ cho Việt Nam từ năm 1993 đến tháng 3/2022 lên tới 2.784 tỷ yên (khoảng 22 tỷ USD) và 98 tỷ yên là tiền hỗ trợ không hoàn lại (grant), 18 tỷ yên là hợp tác kỹ thuật. Vốn ODA của Nhật Bản đã giúp Việt Nam xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng như bến cảng, metro, đường cao tốc, nhà máy phát điện…

Về FDI, Nhật Bản là một trong ba nước đầu tư lớn nhất ở Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2022, kim ngạch FDI lũy kế của Nhật Bản tại Việt Nam là gần 69 tỷ USD, góp phần quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam. Đặc biệt, doanh nghiệp Nhật có vai trò lớn trong việc phát triển ngành điện tử gia dụng, xe máy, máy in và nhiều sản phẩm cao cấp khác. Một điểm cần nhấn mạnh nữa là Chính phủ và doanh nghiệp Nhật luôn đồng hành với Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư qua các chương trình đối thoại được gọi là “Sáng kiến Việt – Nhật”, trong đó hai bên cùng tìm ra những vấn đề còn vướng mắc về chính sách, về hành lang pháp lý, về thực thi chính sách để cải thiện, sửa đổi.

Để trả lời câu hỏi “Việt Nam cần làm gì và học hỏi Nhật Bản như thế nào để trở thành quốc gia phát triển”, không thể tóm gọn trong vài ý. Vấn đề này tôi đã viết khá chi tiết trong tác phẩm Kinh tế Nhật Bản – giai đoạn phát triển thần kỳ 1955-1973 do nhà xuất bản Đà Nẵng – Phanbook phát hành năm 2022.

* Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản được đánh giá là một trong những mối quan hệ hợp tác phát triển song phương thành công nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian qua, vốn ODA từ Nhật Bản đã giảm, thậm chí dừng. Theo ông, để thúc đẩy nguồn vốn ODA này, Việt Nam nên làm gì?

– Vốn ODA của Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam tăng nhanh trong 20 năm đầu. Tính theo vốn cam kết, ODA Nhật Bản đạt đỉnh cao nhất là 270 tỷ yên vào năm 2011, giảm nhanh từ năm 2017 và hầu như không có trong năm 2018, 2019. Nguyên nhân chủ yếu là từ phía Việt Nam, không phải phía Nhật Bản. Việt Nam có khuynh hướng thận trọng hơn trong việc vay vốn nhằm kiểm soát khả năng trả nợ nước ngoài. Thêm vào đó là sự chậm trễ trong việc triển khai các dự án đã làm ảnh hưởng đến việc giải ngân và cam kết các dự án mới. Nhìn chung, việc giảm nhận ODA để không làm tăng nợ nước ngoài và để huy động tốt hơn nguồn lực trong nước là rất đáng hoan nghênh, tránh hiện tượng vừa lãng phí nguồn lực trong nước vừa tiếp tục vay vốn nước ngoài. Một nước phát triển là nước đến một giai đoạn nào đó phải “tốt nghiệp ODA”, nghĩa là chấm dứt giai đoạn nhận ODA để phát triển kinh tế.

-5048-1682397077.jpg

* Từng là thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, theo giáo sư, trong thế giới nhiều biến động ngày nay, cơ hội nào cho Việt Nam bứt phá để vươn lên?

– Kinh tế thế giới đang có nhiều biến động, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Các quốc gia như Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Philippines… đang vươn lên mạnh mẽ để đưa nền kinh tế vươn tầm và vượt tầm thế giới.

Kinh tế Việt Nam đang phát triển tương đối ổn định nhưng cần một giai đoạn phát triển nhanh hơn, chất lượng cao hơn. Với tiềm năng hiện nay, có chiến lược, chính sách đúng đắn có thể hy vọng có một giai đoạn như vậy.

Ngoài ra, biến động của thế giới có ảnh hưởng đến Việt Nam nhưng cũng mở ra cơ hội mới. Chẳng hạn, đại dịch Covid-19, xung đột Nga – Ukraine, cùng nhiều yếu tố khác làm cho lương thực, thực phẩm ngày càng trở thành sản phẩm chiến lược mà nhiều nước đang chú trọng. Đây là lợi thế của Việt Nam. Làm sao để lương thực, thực phẩm vừa cung cấp đủ cho thị trường nội địa vừa là sản phẩm xuất khẩu chủ lực Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển từ những lợi thế có sẵn như dân số đông, ngôn ngữ và văn hóa thống nhất, không có mâu thuẫn về sắc tộc và tôn giáo, vị trí địa lý thuận lợi, lại là nước “trung lập” trong cuộc chiến thương mại toàn cầu. Tiềm năng của Việt Nam có thể lớn hơn nếu nỗ lực đầu tư nhiều hơn vào  khoa học – công nghệ và tăng chất lượng lao động. Hiện nay, chỉ số năng lực của giới trẻ Việt Nam về công nghệ thông tin, toán học cao hơn nhiều so với nhiều nước nhưng mặt bằng chất lượng lao động nói chung còn thấp.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao, Việt Nam phải liên tục tăng năng suất và năng lực cạnh tranh trong thời đại mới. Năng suất của Việt Nam hiện nay chỉ bằng 15% năng suất của Nhật Bản và bằng năng suất của Nhật Bản vào năm 1960, vẫn thấp hơn Indonesia, Thái Lan và thấp hơn nhiều so với Malaysia, Hàn Quốc, Singapore. Năng suất lao động của Việt Nam chỉ mới tăng mạnh trong khoảng nửa thập niên qua. Từ năm 2015-2020, Việt Nam có mức tăng năng suất cao nhất châu Á với bình quân 5,2% một năm, nhưng chủ yếu nhờ có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ – con đường chung của các nước đi sau về kinh tế.

* Nghĩa là có rất nhiều việc Việt Nam phải làm?

– Kinh tế Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi hội nhập sâu nhưng lại tập trung vào một số ít thị trường và cơ cấu thiếu bền vững. Về trung hạn, Việt Nam cần chú trọng hơn thị trường trong nước, tăng mạnh nền công nghiệp, tăng cường sản xuất mặt hàng thiết yếu, quan tâm đến an ninh kinh tế với tiềm năng nông nghiệp là lợi thế và ưu tiên các nguồn lực cho đào tạo lao động tay nghề cao.

Công nghiệp Việt Nam hiện nay còn yếu và mỏng. Gần 50% cấu thành hàng công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải nhập khẩu từ trung gian. Chưa đến 10% giá trị gia tăng của hàng công nghiệp Việt Nam được các nước nhập khẩu dùng làm sản phẩm trung gian trong sản xuất. Cơ cấu công nghiệp thiếu bền vững khi nhập khẩu hầu hết nguyên vật liệu và sản phẩm trung gian phục vụ sản xuất, chủ yếu nhập từ hai nước Trung Quốc và Hàn Quốc. Mặt khác, xuất khẩu, nhất là hàng tiêu dùng, thì phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ. Việt Nam cần đẩy mạnh thay thế nhập khẩu sản phẩm trung gian từ Trung Quốc và Hàn Quốc để làm thâm sâu và ổn định hóa cơ cấu công nghiệp. Chính sách thu hút FDI cần điều chỉnh theo mục tiêu này và tăng nội lực để nền kinh tế từng bước giảm phụ thuộc vào khối doanh nghiệp FDI.

Trong chiều hướng đó, Việt Nam cần phải có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp lớn mạnh, tham gia mạnh mẽ vào quá trình thâm sâu công nghiệp hóa, mũi đột phá là khu vực phi chính thức, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Về dài hạn, Việt Nam cần thay đổi tư duy phát triển và đổi mới sáng tạo để tăng trưởng nhanh và bền vững, thoát bẫy thu nhập trung bình. Việt Nam trong dài hạn sẽ xây dựng nền kinh tế vững mạnh, tự chủ, kết hợp nông, ngư nghiệp với công nghiệp, kinh tế số và một số ngành dịch vụ để hiện đại hóa đất nước. Quan trọng là Việt Nam phải tạo ra một giai đoạn phát triển mạnh để nâng cao vị thế kinh tế trên thế giới.

* Trong bối cảnh hiện nay, theo giáo sư, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì?

– Phải liên kết doanh nghiệp và doanh nghiệp, phải PR được nguồn lực kinh doanh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chữ tín giữ vai trò quan trọng trong việc tăng cường và ổn định chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó sáng tạo ra dịch vụ mới.

Trong các trào lưu kinh tế hiện nay, yếu tố quyết định năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của quốc gia và doanh nghiệp là tài sản vô hình và nguồn nhân lực mới. Trong đó, tài sản vô hình gồm tài sản cách tân công nghệ (R&D, khả năng thiết kế…), tài sản có thể thông tin hóa (phần mềm, cơ sở dữ liệu…) và tài sản tổng hợp (năng lực quản lý, tổ chức và nguồn nhân lực mới…). Để khai thác tốt tài sản vô hình, doanh nghiệp cần đào tạo nguồn nhân lực với kỹ năng mới để thích ứng nhanh với sự thay đổi của công nghệ. Nhưng trước tiên, phải có chiến lược thu hút nhân tài và có chế độ để họ gắn bó với doanh nghiệp.

* Đã làm việc nhiều với doanh giới, ông đánh giá như thế nào về doanh nhân Việt Nam? Ông thấy có sự giống nhau và khác nhau thế nào giữa doanh nhân Việt Nam và doanh nhân Nhật Bản?

– Rất khó trả lời ngay câu hỏi này vì không thể “tổng quát hóa” tập thể doanh nhân của một nước và việc so sánh phải xét đến yếu tố thời đại và từng giai đoạn phát triển kinh tế. Trong tập thể doanh nhân Việt Nam cũng có người có triết lý kinh doanh giống doanh nhân điển hình của Nhật Bản, ngược lại, hiện nay ở Nhật Bản cũng có doanh nghiệp hành động giống những doanh nghiệp thường thấy ở Việt Nam.

Nếu nêu vài nhận xét gây ấn tượng lớn về doanh nhân trong tôi thì như thế này: trong quá trình phát triển để theo kịp phương Tây, hầu hết doanh nhân Nhật Bản đều có tinh thần yêu nước và nêu cao đạo đức kinh doanh, xem doanh nghiệp là của công, là công cụ để làm cho đất nước phát triển. Họ không xem lợi nhuận là mục tiêu. Lợi nhuận chỉ là kết quả của nỗ lực khám phá thị trường, khám phá và áp dụng công nghệ. Việt Nam cũng có doanh nhân như vậy nhưng chưa nhiều. Ngược lại, nhiều công ty Việt Nam mới thành công bước đầu đã sẵn sàng làm đối tượng của việc mua bán sáp nhập (M&A) cho các công ty nước ngoài – một hiện tượng không thấy trong kinh tế Nhật Bản.

Để khai thác tốt tài sản vô hình, doanh nghiệp cần đào tạo nguồn nhân lực với kỹ năng mới để thích ứng nhanh với sự thay đổi của công nghệ. Nhưng trước tiên, phải có chiến lược thu hút nhân tài và có chế độ để họ gắn bó với doanh nghiệp.

* Còn mô hình tăng trưởng xanh thì thế nào khi hiện nay nhiều ý kiến cho rằng đây sẽ là động lực của nền kinh tế, thưa giáo sư?

– Kinh tế xanh rất đáng quan tâm và Việt Nam cần có biện pháp kích thích tiêu thụ hàng hóa xanh. Kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh sẽ làm cho chất lượng nền kinh tế phát triển cao hơn, dù tốc độ phát triển có chậm lại nhưng rất quan trọng. Trên thực tế, tại Nhật Bản, những doanh nghiệp quan tâm đến tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, cổ phiếu của họ đã tăng giá đáng kể và được người tiêu dùng quan tâm, từ đó họ phát triển hơn nữa.

* Cảm ơn giáo sư về những chia sẻ! 

Doanh nhân Sài Gòn

Cùng chủ đề

Tam Đảo – Ba hòn đảo trên mây

Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591 m. là một thung lũng hình lòng chảo. Ở đây có một ngọn núi có tên gọi Nhà Thờ, vì sát chân núi...

Mất mạng vì cố cứu mèo trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Theo thông tin trên Thanh niên; cơ quan cứu hỏa Hoa Liên ngày 3/4 cho biết, người phụ nữ đã thoát khỏi trận động đất trong tình trạng ổn định. Nhưng sau đó, cô đã quay trở lại tòa nhà 8 tầng trên đường Hiên Viên để cứu con mèo. Người phụ nữ thiệt mạng vì cố cứu mèo trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc). Ảnh: China Times Nạn nhân là cô Khương, 33 tuổi, một...

Lực lượng quân đội và công an hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 4-4, tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Tiểu ban diễu binh, diễu hành tiến hành kiểm tra hợp luyện các lực lượng vũ trang tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024).Thêm công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên PhủXây dựng kịch bản chi tiết lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên PhủCông bố bộ...

Bộ Nội vụ điều chỉnh thời gian thanh tra tại 4 tỉnh, thành phố và 3 cơ quan

Theo tìm hiểu ngày 4.4 của PV Lao Động, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký ban hành Quyết định số 236/QĐ-BNV về việc điều chỉnh Kế hoạch thanh tra năm 2024 của Bộ Nội vụ.Theo đó, Bộ Nội vụ quyết định điều chỉnh thời gian tiến hành 7 cuộc thanh tra trong năm 2024 như sau:Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về xây dựng vị trí việc làm...

Công an Thành phố Hà Nội và Tổng cục Nội vụ thành phố Mát-xcơ-va ký kết Bản ghi nhớ hợp tác

Ngày 03/4/2024, tại trụ sở Công an Thành phố Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội đã chủ trì buổi Hội đàm với Đoàn đại biểu Tổng cục Nội vụ thành phố Mát-xcơ-va do Thiếu tướng Nô-vi-cốp Vơ-la-đi-xláp A-na-tô-li-ê-vích, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Nội vụ thành phố Mát-xcơ-va, làm Trưởng đoàn.   Phát biểu tại buổi Hội đàm, Trung tướng Nguyễn Hải Trung bày tỏ vui mừng được gặp lại Thiếu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người Việt ngạc nhiên với bộ tộc phụ nữ để ngực trần, không bao giờ tắm bằng nước

Chị Phi Uyên đã có những trải nghiệm quý giá khi đến bộ tộc kỳ lạ, người phụ nữ cả đời không tắm. Những hình ảnh về bộ tộc được chia sẻ trên mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi trầm trồ.   Chị Phi Uyên (quê ở TP.HCM) hiện đang sinh sống ở Úc là người thích đi du lịch, đi khắp 5 châu và khám phá những nơi độc lạ. Chị đã từng băng ngang sa mạc Namibi, qua...

Taste Atlas điểm danh 6 món ăn sáng vạn người mê ở Việt Nam

Chuyên trang ẩm thực Taste Atlas gợi ý loạt món ăn sáng đặc trưng từ Bắc vào Nam của người Việt với đa dạng các hương vị, phong cách phục vụ. Không chỉ có phở, bánh mì, xôi..., ẩm thực Việt Nam còn có nhiều món ăn ngon hấp dẫn cho bữa sáng. Bò kho Bò kho là món ăn sáng khá phổ biến tại miền Nam. Món ăn đậm đà này thường được ăn kèm cơm trắng, bánh mì hoặc hủ...

Nghề làm bánh tráng ở Đà Nẵng thành di sản

Nghề thủ công truyền thống bánh tráng Túy Loan tồn tại hàng trăm năm, đã được công nhận Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Nghề làm bánh tráng Tuý Loan ở xã Hoà Phong, huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia về nghề thủ công truyền thống, tháng 2 năm nay. Tại làng cổ Túy Loan hơn...

Ngắm thiếu nữ Tây Bắc đẹp rạng ngời trong trang phục truyền thống

Những cô gái ở rẻo cao đẹp cuốn hút trong những trang phục truyền thống của người dân tộc Dao, Tày, Giáy, Mông... như tô điểm cho bức tranh muôn màu giữa núi rừng Tây Bắc. Năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc. Đây được xem là sự kiện được mong chờ của các cô gái vùng cao Tây Bắc. Dưới đây là hình ảnh các cô gái e ấp, đẹp cuốn...

Trăm ngàn du khách đến dự lễ dâng đăng lớn nhất trên đỉnh Bà Đen

Riêng trong 2 tối mùng 8 - 9 Tết Nguyên đán, các lễ dâng đăng đầu năm mới Giáp Thìn trên đỉnh núi Bà Đen, Tây Ninh đã đón gần 300.000 du khách tham dự. Đây được xem là lễ dâng đăng lớn nhất từ trước đến nay tại "thánh địa hành hương" hàng đầu Nam Bộ. Theo thống kê của Khu du lịch Sun World Ba Den Mountain, trong 10 ngày đầu xuân đã có hơn 1 triệu Phật tử và...

Bài đọc nhiều

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I- 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”. Với sứ mệnh tìm kiếm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hoá ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới,...

Việt Nam đón hơn 1 triệu khách quốc tế tháng thứ tư liên tiếp

Bốn tháng liên tiếp Việt Nam đón hơn một triệu lượt khách quốc tế, đạt gần 10 triệu lượt khách trong 10 tháng đầu năm. Theo số liệu từ Cục Du lịch Quốc gia và Tổng cục Thống kê hôm 29/10, tháng 10 Việt Nam đón hơn 1,1 triệu lượt khách và là tháng thứ tư liên tiếp đón hơn một triệu lượt khách quốc tế. Trong 10 tháng đầu năm, tổng lượng khách quốc tế đạt gần 10 triệu...

Giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống ở Việt Nam

Trên dải đất hình chữ S này, mỗi vùng, miền đều sở hữu những nét văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. Và một trong những điều hấp dẫn du khách trong và ngoài nước chính là làng nghề truyền thống. Tác giả Đỗ Tuấn Ngọc đã tái hiện lại rất nhiều làng nghề ở Việt Nam qua các tác phẩm gửi về Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”. Các làng...

DIFF 2024 mang những “vũ điệu trên không” trở lại bầu trời Đà Nẵng

Lễ hội pháo hoa quốc tế DIFF chính thức trở lại Đà Nẵng vào hè 2024 với chủ đề “Made in Unity – Kết nối toàn cầu – Rạng rỡ năm châu”, hứa hẹn tiếp tục chiêu đãi du khách bốn phương bằng những “bữa tiệc của giác quan” lộng lẫy trên không. DIFF 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 8/6 – 13/7/2024 tại sân khấu pháo hoa bên sông Hàn, với sự tham gia của 8 đội pháo,...

Cùng chuyên mục

Tam Đảo – Ba hòn đảo trên mây

Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591 m. là một thung lũng hình lòng chảo. Ở đây có một ngọn núi có tên gọi Nhà Thờ, vì sát chân núi...

Công an Thành phố Hà Nội và Tổng cục Nội vụ thành phố Mát-xcơ-va ký kết Bản ghi nhớ hợp tác

Ngày 03/4/2024, tại trụ sở Công an Thành phố Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội đã chủ trì buổi Hội đàm với Đoàn đại biểu Tổng cục Nội vụ thành phố Mát-xcơ-va do Thiếu tướng Nô-vi-cốp Vơ-la-đi-xláp A-na-tô-li-ê-vích, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Nội vụ thành phố Mát-xcơ-va, làm Trưởng đoàn.   Phát biểu tại buổi Hội đàm, Trung tướng Nguyễn Hải Trung bày tỏ vui mừng được gặp lại Thiếu...

Người Phát ngôn Bộ Công an thông tin một số vấn đề báo chí quan tâm

Chiều 03/4/2024, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Trung tướng Tô Ân Xô, Người Phát ngôn Bộ Công an đã trả lời một số vấn đề báo chí quan tâm liên quan đến lĩnh vực công tác của Bộ Công an. Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ tháng 3/2024. Về tiến độ điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn, Trung...

Phiên họp Ban Chỉ đạo xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống, nâng cao hiệu quả cai nghiện ma tuý

Chiều 03/04/2024, tại trụ sở Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống, nâng cao hiệu quả cai nghiện ma tuý (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo.   Dự phiên họp có đồng chí Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; đại diện lãnh đạo...

Kiểm tra hợp luyện các lực lượng vũ trang tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 04/4/2024, tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự Quốc gia 4 (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội), Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an đồng chỉ đạo kiểm tra hợp luyện các lực lượng vũ trang tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).   Tham dự có các đồng chí: Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung...

Mới nhất

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sắp thăm chính thức Trung Quốc

Theo thông cáo của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nhận lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Trung Quốc từ...

Lệnh cấm vàng mã ở một số địa phương Trung Quốc gây tranh cãi

Một số địa phương ở Trung Quốc cấm vàng mã trước tiết Thanh Minh, coi tín ngưỡng này là "mê tín từ thời phong kiến", gây nhiều tranh cãi. Giới chức thành phố Nam Thông, tỉnh Giang Tô, cuối tuần trước thông báo cấm sản xuất, buôn bán các loại tiền âm phủ, vàng mã bị coi là "mê...

Giá xăng E5 RON 92 và dầu DO đồng loạt tăng

Giá xăng RON 95-III giảm nhẹ so với kỳ điều chỉnh trước, có giá 24.800 đồng (giảm 10 đồng/lít); xăng E5 RON 92 là 23.910 đồng một lít (tăng 290 đồng).Giá các mặt hàng dầu đồng loạt tăng. Giá dầu diesel là 21.980 đồng một lít (tăng 1.290 /lít); dầu hỏa có mức giá mới là 21.010 đồng...

Mới nhất