Trang chủNewsThế giớiHải quân Nga sẽ phải trả giá cho tổn thất của Moscow...

Hải quân Nga sẽ phải trả giá cho tổn thất của Moscow ở Ukraine?


Từ đầu năm đến nay, Hải quân Nga đã thực hiện các cuộc tập trận lớn ở những nơi xa xôi trên thế giới, thể hiện các khả năng của mình ngay cả khi quân đội nước này chịu tổn thất nặng nề trong cuộc xung đột với Ukraine, theo báo Business Insider ngày 12.5.

Những cuộc tập trận ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương cho thấy quân đội Nga không xuống cấp và Điện Kremlin không bị cô lập như Kyiv và những bên ủng hộ Ukraine mong muốn.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng những lực lượng được triển khai để gửi thông điệp trên sẽ không có lợi thế hơn so với những lực lượng khác, khi Nga bắt đầu xây dựng lại quân đội mà nước này đã đưa vào tham chiến và chịu tổn thất nặng nề ở Ukraine, theo Business Insider.

Đưa tàu mang tên lửa bội siêu thanh tập trận

Các quan chức Nga hồi tháng 1 cho hay tàu hộ vệ tên lửa dẫn đường Đô đốc Gorshkov và một tàu chở dầu sẽ tham gia cuộc tập trận do Nam Phi tổ chức vào tháng 2. Tàu Đô đốc Gorshkov được trang bị tên lửa bội siêu thanh Zircon, loại vũ khí mà Moscow ca ngợi là “bất khả chiến bại”. Loại tên lửa này đã được thử nghiệm khi tàu đi qua Đại Tây Dương, diễn tập tấn công “mục tiêu được mô phỏng là tàu chiến của kẻ thù”, theo Bộ Quốc phòng Nga.

Hải quân Nga sẽ phải trả giá cho tổn thất của Moscow ở Ukraine? - Ảnh 1.

Tàu hộ vệ Đô đốc Gorshkov của Hải quân Nga tại vịnh Richards, Nam Phi vào ngày 22.2

Trong cuộc tập trận, được gọi là Mosi II và diễn ra từ ngày 17-28.2, các tàu Nga đã huấn luyện với các tàu chiến của Nam Phi và Trung Quốc. Sau đó, tàu Nga đi về phía đông để tham gia tập trận với các tàu Trung Quốc và Iran vào giữa tháng 3, và thực hiện một chuyến thăm cảng ở Ả Rập Xê Út vào đầu tháng 4 trước khi đến căn cứ của Nga tại thành phố Tartus thuộc Syria. Đó là lần đầu tiên một tàu chiến Nga thăm cảng ở Ả Rập Xê Út, theo Business Insider.

Trong khi Trung Quốc và Iran là hai trong số những nước ủng hộ lớn nhất của Nga, Nam Phi đã tuyên bố quan điểm trung lập về cuộc chiến ở Ukraine và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Washington và Moscow. Nam Phi đã hạ thấp tầm quan trọng của cuộc tập trận, khi ngoại trưởng nước này gọi đây là “cuộc tập trận với những người bạn”.

Tuy nhiên, các chính trị gia đối lập Nam Phi và Mỹ đều chỉ trích chính phủ Nam Phi vì đã cho phép Nga phô diễn sức mạnh quân sự trong dịp đánh dấu chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine tròn một năm (24.2.2022-24.2.2023). “Ngay bây giờ, điều tôi thực sự lo ngại là Mosi II”, tướng Michael Langley, Chỉ huy Bộ Tư lệnh châu Phi của Mỹ, nói với các nhà lập pháp Mỹ vào tháng 3, gọi cuộc tập trận là “một chiến dịch nhằm gửi thông điệp” của Nga và Trung Quốc.

Hải quân Nga sẽ phải trả giá cho tổn thất của Moscow ở Ukraine? - Ảnh 2.

Thủy thủ Nga trong cuộc họp báo ở vịnh Richards, Nam Phi ngày 22.2

Business Insider dẫn lời ông Mark Galeotti, chuyên gia về các vấn đề quân sự của Nga, cho rằng cuộc tập trận trên đối với Nga giống như một tuyên bố chính trị. Ông mô tả cuộc tập trận là “một phần trong chiến dịch tiếp tục của [Tổng thống Nga Vladimir] Putin nhằm cố gắng lôi kéo” các nước khác và thể hiện mình đang cố gắng chống lại “phương Tây xấu xa và sự bá quyền kiểu Mỹ”.

Sau khi tàu Đô đốc Gorshkov tới Syria vào giữa tháng 4, Nga đã công bố một cuộc tập trận bất ngờ để kiểm tra sự sẵn sàng của Hạm đội Thái Bình Dương và kiểm tra “năng lực đẩy lùi một cuộc tấn công trên biển”. Cuộc tập trận kéo dài một tuần với sự tham gia của 25.000 quân nhân, 167 tàu hải quân, trong đó có 12 tàu ngầm, và 89 máy bay, theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Khi đó, quân đội Nga đã phong tỏa một phần của biển Okhotsk và vùng biển nằm giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản để tập phóng ngư lôi, tên lửa và bắn pháo.

Quân đội Nga cũng đã tiến hành cuộc tập trận ở những khu vực khác kể từ khi phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, nhưng cuộc tập trận của Hạm đội Thái Bình Dương đáng chú ý về quy mô và địa điểm.

Nga đã sử dụng các hoạt động ở Thái Bình Dương, bao gồm những cuộc tuần tra chung với Trung Quốc cũng như các chuyến bay của máy bay ném bom và các cuộc tập trận hải quân gần bang Alaska (Mỹ), để gửi thông điệp tới Mỹ và các đồng minh của Mỹ.

“Cánh tay yếu nhất” của quân đội Nga

Tuy Hải quân Nga cho đến nay vẫn tương đối bình yên trong cuộc chiến ở Ukraine, với tổn thất lớn duy nhất là soái hạm Moskva thuộc Hạm đội biển Đen, ông Galeotti nhận định với Business Insider rằng hải quân Nga luôn là “cánh tay yếu nhất” của quân đội Nga.

“Bản thân Hải quân Nga thực sự không thể làm được gì nhiều ngoài việc đóng vai trò là kẻ phá đám. Chúng ta không thể bỏ qua thực tế là Hải quân Nga vẫn có thể triển khai lực lượng của mình, nhưng ngoài việc triển khai lực lượng cho mục đích chứng tỏ rằng họ có năng lực, họ không thể làm được gì nhiều”, ông Galeotti nhận định.

Những khả năng đó của Hải quân Nga có thể bị xói mòn hơn nữa khi Moscow đánh giá lại các ưu tiên quốc phòng để đối phó với môi trường địa chính trị mới và nhu cầu tái thiết các lực lượng còn lại của mình, theo Business Insider.

Hải quân Nga sẽ phải trả giá cho tổn thất của Moscow ở Ukraine? - Ảnh 3.

Khinh hạm Nga Gremyashchiy (phía trước) và tàu hộ vệ Đô đốc Kasatonov ở thành phố St Petersburg (Nga) vào tháng 7.2019

Chụp màn hình Business Insider

Hải quân Nga đã nhận được khoản đầu tư lớn vào thập niên 2000, khi Tổng thống Putin xây dựng lại quân đội sau một thập niên suy tàn thời hậu Liên Xô. Trong đó, lực lượng dưới biển được đặc biệt chú ý, với việc phát triển các tàu ngầm mới được trang bị vũ khí tốt hơn và đã khiến các chỉ huy NATO lo lắng.

Moscow cũng tập trung vào việc đóng các tàu chiến nổi nhỏ hơn, có năng lực cao hơn, như tàu lớp Đô đốc Gorshkov. Trong khi vẫn phải vật lộn với những con tàu lớn hơn, Hải quân Nga hiện có hàng chục tàu hộ vệ và khinh hạm được trang bị vũ khí tầm xa hiệu quả.

Hải quân Nga sẽ đối mặt nhiều thách thức?

Trong khi lực lượng tàu ngầm của Nga có thể sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm và nguồn lực, các tham vọng khác của nước này dự kiến sẽ bị ảnh hưởng. Ông Galeotti cho rằng các kế hoạch hiện đại hóa hải quân và không quân của Nga được kỳ vọng sẽ sử dụng công nghệ mới “giờ đây hoàn toàn không thể đạt được”.

Việc đóng và sửa chữa tàu không thể bị trì hoãn vô thời hạn mà không gây nguy cơ tổn hại lâu dài cho hạm đội và ngành đóng tàu của Nga, nghĩa là các nhà lãnh đạo Nga sẽ phải tìm cách cân bằng các nhu cầu, theo ông Dara Massicot, chuyên gia về quân đội Nga tại tổ chức tư vấn Rand Corporation (Mỹ).

“Nếu họ đang cố gắng phân bổ với những thách thức thực sự đối với số tiền mà họ đang có, tôi nghĩ rằng họ có thể sẽ chuyển hướng nguồn lực vào việc xây dựng lại lục quân và tên lửa, khiến việc phát triển hải quân đa nhiệm có thể không được ưu tiên”, ông Massicot nhận định trong một sự kiện do Đại học Georgetown (Mỹ) tổ chức trong tháng trước.

Ông Putin lạc quan nhưng hải quân Nga vẫn tụt lại phía sau

Ngoài ra, ông Galeotti cho rằng Nga có thể sẽ mất một thập niên để tái xây dựng quân đội của mình với quy mô như trước chiến sự tại Ukrain, nếu nước này có thể tìm được nguồn vốn và tiếp cận được các vật liệu cần thiết cho vũ khí mới.

Việc Moscow sử dụng những nguồn tài nguyên còn lại như thế nào sẽ bị quân đội Mỹ soi xét kỹ lưỡng. Quân đội Mỹ càng lo ngại khi Nga triển khai nhiều tàu chiến tiên tiến hơn trong thập niên qua. Chuẩn đô đốc Michael Studeman, chỉ huy Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ, cho rằng Hải quân Nga “có thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức” về lâu dài, theo Business Insider.

Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga đối với những nhận định trên.



Source link

Cùng chủ đề

Thủ tướng Ireland bất ngờ từ chức, Nga tính lập hai đội quân mới, Bolivia thu giữ lượng ma túy “khủng”

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/3.

Nhật Bản hứa hẹn về một tương lai “hòa bình, ổn định và thịnh vượng” cho các quốc đảo Thái Bình Dương

Nhật Bản và các quốc đảo Thái Bình Dương đang trong ngày thứ 2, cũng là ngày cuối cùng, của cuộc đối thoại cấp Bộ trưởng Quốc phòng, diễn ra từ 19-20/3, được tổ chức tại Tokyo.

Âm thanh bí ẩn ở điểm xa xôi nhất hành tinh

Âm thanh tần số thấp mà thiết bị thủy âm thu được ở Point Nemo, Thái Bình Dương, năm 1997, từng được cho là do quái vật biển tạo ra. Âm thanh bí ẩn ở điểm xa xôi nhất hành tinh Âm thanh bloop với tốc độ được đẩy nhanh 16 lần. Video: ASN Point Nemo ở Nam Thái Bình Dương được coi là điểm xa xôi nhất hành tinh. Khi tới đó, tàu thuyền sẽ cách vùng đất gần nhất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đội tuyển Việt Nam: Đừng để người hâm mộ quay lưng !

Sau những thất bại liên tiếp của đội tuyển Việt Nam (VN) gần đây dưới thời HLV Troussier, điều khiến nhiều người lo lắng nhất không phải là số phận của vị HLV người Pháp mà là sự thờ ơ và quay lưng của người hâm mộ bóng đá VN với đội tuyển nước nhà. Trong những bình luận trên Báo Thanh Niên gần đây, nhiều độc giả cho rằng họ không còn mặn mà với những trận đấu của đội tuyển...

‘Vòng cung’ món ngon ăn ở trung tâm Tuy Hòa

Trong vòng bán kính vài cây số ở trung tâm TP.Tuy Hòa, có đầy đủ quán bán các món ngon của Phú Yên như cơm gà, bánh canh hẹ, cá nục hấp cuốn bánh tráng… Đến Tuy Hoà (Phú Yên) trong ngày làm thế nào để thưởng thức hết các đặc sản nức tiếng của vùng đất này là câu hỏi của nhiều người. Các "thổ địa" cho biết trong vòng cung vài cây số ngay trung tâm Tuy Hòa có...

Bài đọc nhiều

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Nghị sĩ Cộng hòa yêu cầu phế truất Chủ tịch Hạ viện Mỹ

Nghị sĩ Marjorie Greene đề xuất bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện Mỹ, khởi động quy trình có thể khiến ông Mike Johnson mất chức. Nghị sĩ Cộng hòa theo đường lối cứng rắn Marjorie Taylor Greene hôm 22/3 thông báo nộp đơn "đề xuất bãi nhiệm" Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson, sau khi ông phớt lờ nhiều thành viên trong đảng Cộng hòa nhằm thông qua dự luật ngân sách 1.200 tỷ USD giúp chính phủ...

Vụ tấn công tại Moskva: Nghi phạm khai nhận được hứa trả 1 triệu ruble để xả súng

Theo hãng tin Sputnik của Nga, một trong những nghi phạm thực hiện vụ tấn công khủng bố ở tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva của Nga tối 22/3 khai nhận được thuê để giết người. Lực lượng chức năng được triển khai tại hiện trường vụ tấn công khủng bố vào trung tâm thương mại “Crocus City Hall” ở Moskva, Nga tối 22/3/2024. Ảnh: AA/TTXVN Nghi phạm bị bắt giữ nêu trên cho hay anh ta...

Tổng thống Putin nói sẽ trừng phạt thích đáng những kẻ khủng bố, tuyên bố quốc tang

Ngày 23/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi những gì xảy ra tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3 là cuộc tấn công khủng bố đẫm máu, đồng thời tuyên bố một ngày quốc tang.

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc: Giới giáo sư y khoa sẵn sàng từ chức hàng loạt

Ngày 24-3, các quan chức Hàn Quốc cho biết, cuộc đối đầu kéo dài hàng tháng giữa chính phủ và các bác sĩ được cho là sẽ trở nên tồi tệ hơn khi các giáo sư trường y từ chức hàng loạt. Theo Hội đồng giáo sư trường y quốc gia Hàn Quốc, các giáo sư của các trường y trên toàn quốc sẽ bắt đầu nộp đơn từ chức vào ngày 25-3 và sẽ giảm...

Israel không kích thành trì Hezbollah

Quân đội Israel không kích xưởng vũ khí của Hezbollah ở thành phố Baalbek ở miền bắc, nơi được mệnh danh là thành trì của nhóm. Theo phóng viên AFP, không quân Israel ngày 24/3 tấn công một cơ sở của Hezbollah ở Baalbek mà nhóm đã bỏ hoang trong một thời gian, khiến ba cư dân sống gần đó bị thương. "5 tên lửa Israel đánh trúng một tòa nhà hai tầng có người ở tại al-Osseira, ngoại...

Tiếng nói của kinh tế châu Á

Kể từ khi thành lập đến nay, Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.

Mới nhất

Bên trong căn cứ địa vang danh bốn bể ở TPHCM

Địa đạo Củ Chi được xây dựng hoàn toàn bằng sức người, với những công cụ thô sơ và dựa trên kinh nghiệm truyền thống, tri thức dân gian trong thời kỳ chiến tranh. Địa đạo Củ Chi là một hệ thống đường hầm phòng thủ trong lòng đất ở...

Đoàn đại biểu giải thưởng Lý Tự Trọng dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

TPO - Tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An), đoàn công tác T.Ư Đoàn và các đại biểu đã bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh . ...

Hình dáng cầu vượt dài nhất cao tốc Bắc Nam sau hợp long

NGHỆ AN-Cầu Hưng Đức bắc qua sông Lam, nối Nghệ An và Hà Tĩnh, là cầu vượt sông dài nhất cao tốc Bắc Nam, dự kiến hoàn thành vào đầu tháng 5. Đức Hùng - Đỗ Nam Vnexpress.net Nguồn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Cùng tham dự hội nghị có: Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng; Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh; lãnh đạo các ban, bộ,...

Đoàn thanh niên Cục Hải quan Thanh Hóa sôi nổi các hoạt động tháng Thanh niên

(HQ Online) - Chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024), Đoàn thanh niên Cục Hải quan Thanh Hóa có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, góp phần tạo khí thế thi đua sôi nổi nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. ...

Mới nhất