Trang chủNewsNhân quyềnHạnh phúc cho tất cả mọi người

Hạnh phúc cho tất cả mọi người

“Hạnh phúc” là cảm giác hài lòng của mỗi người với cuộc sống xung quanh. Những năm gần đây, xếp hạnh chỉ số hạnh phúc của Việt Nam trên thế giới đã tăng lên vượt bậc không chỉ minh chứng cho nỗ lực bảo đảm quyền con người mà còn thể hiện sự tin tưởng của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Hạnh phúc cho tất cả mọi người
7.000 tác phẩm ảnh và video gửi đến tham dự cuộc thi Ảnh và video ‘Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam năm 2023’. (Nguồn: Vietnam.vn)

Xã hội hạnh phúc

Ngày 20/3 hằng năm được Liên hợp quốc lựa chọn là Ngày quốc tế Hanh phúc và coi đây là thước đo tiến bộ, công bằng xã hội và là mục tiêu của chính sách công với mức độ hài lòng của người dân về các chỉ số như: thu nhập bình quân theo đầu người, hỗ trợ xã hội, tự do lựa chọn cuộc sống, sức khỏe cộng đồng, thái độ và phản ứng tích cực xã hội…

Trong những năm qua, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để người dân được sống trong một môi trường hạnh phúc. Điều này đã được ghi nhận qua việc tăng 12 bậc, từ vị trí thứ 77 lên 65 trong xếp hạng chỉ số Hạnh phúc thế giới 2023 của Liên hợp quốc. Người dân Việt Nam đang được sống trong xã hội hạnh phúc và được bảo đảm mọi mặt để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh qua các năm, GDP năm 2023 của cả nước ước tính tăng 5,05% so với năm trước, đưa quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD; GDP bình quân đầu người ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 11,76% năm 2011 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015) xuống còn dưới 3% năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều), năm 2023 còn 2,93%; từ chỗ thiếu lương thực, nay trở thành cường quốc xuất khẩu gạo và được đánh giá là điểm sáng về công tác giảm nghèo; là quốc gia duy nhất ở châu Á thực hiện chương trình giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững.

Để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho người dân, Việt Nam đã tập trung làm tốt công tác hỗ trợ xã hội. Trong đó, bên cạnh chủ trương, chính sách hỗ trợ thường xuyên, định kỳ, các chương trình hỗ trợ đột xuất, kịp thời với tình hình thực tiễn cũng đã góp phần quan trọng trong việc giúp đỡ người dân vượt qua hoàn cảnh khó khăn như trong thiên tai, lũ lụt và đặc biệt là đại dịch Covid-19…

Tổng kết Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tính đến 30/6/2022, gần 36,5 triệu người lao động, người dân, 394.000 đơn vị sử dụng lao động và 500.000 hộ kinh doanh đã được hỗ trợ với tổng số tiền là 45.600 tỷ đồng.

Công tác an sinh xã hội được thực hiện tốt cũng là một điểm nhấn góp phần mang lại cuộc sống hạnh phúc cho người dân như: hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật, thương binh, gia đình liệt sĩ… Tính đến cuối năm 2023, cả nước đã thành lập được 425 cơ sở trợ giúp xã hội, trong đó có 195 cơ sở công lập và 230 cơ sở ngoài công lập nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ trợ giúp xã hội của đối tượng cần trợ giúp xã hội.

Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe người dân, cung cấp nước sạch, điện… được chú trọng triển khai thực hiện với những kết quả tích cực. Chỉ tính riêng năm 2022, cả nước có 17,5 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, đạt 38,08% so với lực lượng lao động trong độ tuổi, đến tháng 9/2023, ước tăng 8 nghìn người so với năm 2022; độ bao phủ bảo hiểm y tế đến hết năm 2023 ước đạt 93,22%.

Nhà nước không ngừng đầu tư cơ sở, vật chất, đào tạo chuyên môn để phát triển y tế. Hiện nay, Việt Nam có 47 bệnh viện cấp trung ương, 419 bệnh viện cấp tỉnh, 684 bệnh viện cấp huyện và 100% các xã đều có trung tâm y tế để đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Hạnh phúc cho tất cả mọi người
Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe người dân, cung cấp nước sạch, điện… được chú trọng triển khai thực hiện với những kết quả tích cực. (Nguồn: Nguoiduatin.vn)

Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới. Tuổi thọ trung bình cũng tăng nhanh, năm 2023 là 73,7 tuổi, được xếp vào nhóm cao trong các quốc gia có mức thu nhập tương đương.

Ở Việt Nam, người dân được tự do làm những việc mà pháp luật không cấm. Vấn đề tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do Internet… luôn được pháp luật tôn trọng, bảo vệ. Mọi người dân đều có quyền theo hoặc không theo tôn giáo nào; đời sống tín ngưỡng, tôn giáo vô cùng đa dạng phong phú. Nhà nước tạo mọi điều kiện để tín ngưỡng, tôn giáo được hoạt động, phát triển mạnh mẽ.

Hiện nay tổng số tín đồ các tôn giáo khoảng 26,5 triệu, chiếm 27% dân số; trên 54 ngàn chức sắc; trên 135 ngàn chức việc; hơn 29 ngàn cơ sở thờ tự; hàng nghìn điểm, nhóm được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.

Tính đến đầu năm 2024, có 78,44 triệu người sử dụng Internet; 72,70 triệu người sử dụng mạng xã, tương đương với 73,3% tổng dân số; 168,5 triệu kết nối di động, tương đương với 169,8% tổng dân số. Nhà nước tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức tự do làm giàu chính đáng; tham gia đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng chủ chương, chính sách, pháp luât và phát triển đất nước dù công dân đó đang ở trong hay ngoài nước.

Mọi người dân đều được hưởng lợi về chính sách giáo dục. Tính đến tháng 10/2023, tỷ lệ người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 và đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 đổ tuổi 15 đạt 98,55% và 60 đạt 96,70%. Hệ thống giáo dục quốc dân phát triển, được UNESCO đánh giá xếp thứ 64/127 nước trên thế giới, bảo đảm cho mọi công dân được thụ hưởng nền giáo dục công bằng, tiến bộ.

Với phương châm “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, công tác phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh, thật sự đạt hiệu quả, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

Hạnh phúc cho tất cả mọi người
Ảnh minh họa.

Vẫn còn nhiều thách thức

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn chặng đường dài phía trước để nâng cao chất lượng cuộc sống hạnh phục cho mọi người dân Việt Nam, nhất là trong bối cảnh diễn biến tình hình hình trong nước và thế giới đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến quyền thụ hưởng hạnh phúc của con người.

Việt Nam vẫn còn nằm trong nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Vẫn còn tình trạng thất nghiệp, đặc biệt là lao động dân tộc thiểu số (DTTS), thu nhập thiếu ổn định lại không cao; sự chênh lệch mức sống giữa các vùng, miền và khoảng cách giàu nghèo còn khá lớn. Vùng núi, nông thôn, DTTS vẫn là “Lõi nghèo” của cả nước với chất lượng dịch vụ y tế còn nhiều khó khăn, bất cập. Tầm vóc, thể trạng con người Việt Nam còn thấp so với một số nước trong khu vực; tình trạng ô nhiễm môi trường, thiên tai lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn còn diễn biến khá phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của người dân…

Bên cạnh đó, tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường cạnh tranh giữa các nước lớn, xung đột, kinh tế thế giới giảm sút… đang tác động không nhỏ đến tình hình trong nước và đến đời sống người dân Việt Nam Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan, ô nhiễm môi trường gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh kế của người dân, nhất là vùng nông nghiệp, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản…

Trong bối cảnh đó, để hướng đến cuộc sống hạnh phúc cho mọi người dân Việt Nam, cần tập trung thực hiện tốt những giải pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về giá trị hạnh phúc. Tăng cường công tác tuyên truyền về giá trị hạnh phúc, tầm quan trọng của chất lượng cuộc sống đối với sự ổn định, phát triển quốc gia. Xây dựng xã hội hạnh phúc là trách nhiệm của cả cộng đồng dân tộc chứ không phải là trách nhiệm riêng của bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; phát huy vai trò trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, phải tiêu biểu về phẩm chất và năng lực.

Hai là, coi trọng nhân tố con người, luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”, tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; Nhân dân là trung tâm. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của người dân, lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu; củng cố và tăng cường niềm tin đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, vì chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm hạnh phúc thực sự và lâu dài cho Nhân dân.

Ba là, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng hệ thống chính sách và pháp luật đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và công bằng; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường hiệu quả phối hợp giữa các cấp, các ngành, giữa các cơ quan quản lý nhà nước; phát triển trình độ khoa học, công nghệ, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, độ mở nền kinh tế, năng lực tiếp cận nền kinh tế số, xã hội số để không ngừng nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân.

Hạnh phúc cho tất cả mọi người
Giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội là chủ trương lớn, quan trọng, nhất quán của Đảng và Nhà nước, được triển khai xuyên suốt trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.(Ảnh: Nguyễn Hồng)

Bốn là, hoạch định và thực thi chính sách xã hội đảm bảo tính bao trùm, bền vững, lâu dài dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyền con người, quyền công dân. Xây dựng môi trường chính trị, kinh tế, xã hội ổn định, công bằng, thuận lợi cho tất cả các thành phần xã hội có cơ hội làm giàu.

Thực hiện tốt chương trình giảm nghèo bền vững, khuyến khích làm giàu chính đáng, xử lý nghiêm hành vi làm giàu bất chính; kiên quyết, kiên trì phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, đào tạo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào DTTS.

Năm là, chủ động ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường. Thiên tai, khí hậu, môi trường tác động mạnh mẽ đến khả năng sinh kế và sức khỏe của con người, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của người dân. Do đó, nâng cao nhận thức nhận thức, trách nhiệm cho hệ thống chính trị và Nhân dân về phòng chống thiên tai, thảm họa, bảo vệ môi trường. Khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích tài nguyên. Xử lý nghiêm đối với hành vi xâm hại đến môi trường tự nhiên.

Sáu là, mở rộng hợp tác quốc tế theo quan điểm trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam” trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, vì lợi ích quốc gia, dân tộc; tích cực tham gia giữ gìn hòa bình thế giới, chung sức cùng với các quốc gia ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống đe dọa đến tính mạng, sức khỏe cũng như hạnh phúc của nhân loại; tranh thủ tối đa nguồn lực để xây dựng, phát triển đất nước, tạo cơ sở vững chắc để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Hưởng ứng Ngày quốc tế Hạnh phúc, ngày 26/12/2013, Thủ tưởng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2589/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm”.

Từ năm 2014 đến nay Việt Nam đều đặn tổ chức Ngày quốc tế Hạnh phúc. Chủ đề của Ngày quốc tế Hạnh phúc năm 2024 là “Hạnh phúc cho mọi người” nhằm khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức, cộng đồng có hoạt động tích cực đem lại hạnh phúc cho người thân, gia đình, cộng đồng.





Nguồn: https://baoquocte.vn/hanh-phuc-cho-tat-ca-moi-nguoi-270832.html

Cùng chủ đề

Hơn 72% đối tượng nhận trợ cấp qua tài khoản ngân hàng

Đảm bảo việc chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt thuận lợi Chiều 10/5, UBND Tp.Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết “Thực hiện Chỉ thị số 21 ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt; Triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt trong chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; Phí, lệ...

Nhóm làm việc về UPR của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của...

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định Việt Nam sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng các khuyến nghị và thông báo lập trường của Việt Nam đối với những khuyến nghị này trước phiên họp 57 của Hội đồng Nhân quyền.

Bốn thông điệp lớn của Việt Nam tại phiên đối thoại về Báo cáo UPR chu kỳ IV

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trả lời phỏng vấn về Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của Việt Nam.

Nguồn năng lượng hạnh phúc ở Tập đoàn TH

Tiếp cận một cách khoa học, hệ thống và chú trọng hành động trong từng việc nhỏ là phương châm xây dựng nơi làm việc hạnh phúc của Tập đoàn TH. Một chương trình gắn kết nhân viên của doanh nghiệp thuộc Tập đoàn TH. Chủ động nghiên cứu khoa học và hệ thống về hạnh phúc Bà Trần Thị Quyên, Giám đốc nhân sự Tập đoàn TH cho biết, làm công tác nhân sự cần dựa trên những căn cứ khoa...

Sở hữu 4 điều này, về già mới hạnh phúc và giàu có, sống đủ đầy tự tin bất chấp tuổi đến độ xế...

Nếu xem đời người như một bức tranh được chia đôi, thì việc nghỉ hưu chính là đường biên phân chia hai nửa ấy. Trước khi nghỉ hưu, phần lớn mọi người bận rộn với học tập, công...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chủ tịch Triều Tiên khẳng định ngành công nghiệp quốc phòng “phát triển vượt bậc ở cấp độ thế giới”

Ngày 13/5, hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, Chủ tịch nước này Kim Jong-un đã kêu gọi nỗ lực tăng cường năng lực pháo binh của quân đội.

Quảng bá du lịch Việt qua hành trình Phú Yên

Nhằm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến, quảng bá, truyền thông cho du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã ký kết Thoả thuận hợp tác với Truyền hình Quốc hội Việt Nam và TikTok Việt Nam để xây dựng, thực hiện các chương trình giới thiệu về du lịch Việt Nam.

Hình ảnh Bắc cực quang ảo diệu trên bầu trời Bắc bán cầu do bão Mặt trời

Hiện tượng Bắc cực quang do cơn bão Mặt trời lóe sáng trên bầu trời phía trên một trang trại ở Brunswick, Maine, Mỹ. (Nguồn: AP) Ngày 10/5, một cơn bão Mặt trời mạnh bất thường “tấn công” Trái đất, tạo ra những bầu trời Bắc cực quang màu sắc tuyệt đẹp khắp Bắc bán cầu. Trước đó, Cơ quan Khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA)...

Nga nói ‘sự lựa chọn là của phương Tây’, Moscow sẵn sàng đối thoại; diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên...

Lễ nhậm chức Tổng thống Nga, ông Putin khẳng định Moscow sẵn sàng đối thoại với phương Tây, cuộc gặp ba bên Trung Quốc-Pháp-EU, Việt Nam diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, National Review… tổng hợp.

Lũ quét kinh hoàng ở Afghanistan, Thủ tướng Hy Lạp thăm Thổ Nhĩ Kỳ, châu Phi đẩy mạnh truyền thông

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 13/5.

Bài đọc nhiều

Việt Nam có phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Phát biểu chung này thể hiện đóng góp thực chất, trách nhiệm, có tính chất thời sự của Việt Nam vào công việc của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ).

Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam

44 luật được thông qua trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, GDP đầu người tăng 25%, mạng lưới y tế dự phòng được tổ chức rộng khắp, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm đạt 92%... là những con số cụ thể cho thấy nỗ lực bảo đảm quyền của con người tại Việt Nam.

Việt Nam kêu gọi thúc đẩy bình đẳng giới

Đại sứ Mai Phan Dũng đã có phát biểu chung thay mặt nhóm liên khu vực với nội dung kêu gọi đẩy nhanh việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững. Cần Thơ truyền thông nâng cao nhận thức bình đẳng giới, phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam - Tây Ban Nha: mong muốn hợp tác, thúc đẩy...

Tây Ninh: thông tin về công tác nhân quyền trong tình hình mới đến cán bộ, Đảng viên

Chiều 4/4, Ban chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tây Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024. Thủ tướng giao 4 Bộ xây dựng đề án thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua nhận quyền sử dụng đất khác Việt Nam kêu gọi...

31.117 người gốc Việt Nam không xác định được quốc tịch

Bộ Công an đề xuất cấp số định danh và giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch. Bộ Công an đang xây dựng dự án luật căn cước công dân sửa đổi, đề xuất nhiều...

Cùng chuyên mục

EU “bật đèn xanh” cho đạo luật đầu tiên về chống bạo lực với phụ nữ

Luật mới nhằm bảo vệ phụ nữ ở 27 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) khỏi bạo lực trên cơ sở giới, hôn nhân cưỡng ép, quấy rối trực tuyến và các hủ tục đối với nữ giới. Những người tham gia cuộc biểu tình chống lại bạo lực đối với phụ nữ ở Brussels, Bỉ vào năm 2021. (Nguồn: Brussels Times) Mới đây, Hội đồng châu Âu đã...

Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công

Phiên đối thoại diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chính tại nơi chứng kiến quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Geneva cách đây 70 năm...

Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Chúng tôi đã có những giải phút trải nghiệm ở các bản làng Môn Sơn và nhận thấy, cuộc sống nông thôn miền núi nơi đây rất yên bình. Hỏi ra mới hay, những người phụ nữ ở Môn Sơn đã không hề kém cạnh nam nhi, khi lần lượt tham gia vào 3 Câu lạc bộ phụ nữ bảo vệ biên cương; với 100 hội viên, mỗi tháng sinh hoạt 1 lần, dưới sự hướng dẫn...

Ký ức hào hùng về “những ngày không quên”

“Lúc chiến dịch Điện Biên Phủ sắp bắt đầu, huyện – xã triệu tập đi làm dân công hỏa tuyến. Hồi đấy có lúc được đi đêm, lúc đi ban ngày. Có chỗ nào máy bay bắn phá cũng đi san lấp hố bom, lấy cây lấy cối lấy cọc cắm, san đất vào. Nhưng máy bay càng bắn thì càng phải đi tiếp”, ông Hương kể.Khó khăn nhất với ông Hương và đồng đội khi đó...

Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu tăng cường kết nối với phụ nữ toàn thế giới

Phụ nữ càng ngày càng khẳng định được vị thế của mình và các nữ doanh nhân Việt Nam đang nỗ lực để đưa các sản phẩm Việt đến thị trường thế giới.

Mới nhất

GDP quý I/2024 cải thiện nhưng chưa có đột phá

GDP quý I/2024 ước tăng 5,66% Tại phiên họp, thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 đã vượt qua nhiều khó khăn,...

8 di sản thế giới tại Thừa Thiên Huế

(Dân trí) - Sau những bản đúc nổi trên Cửu Đỉnh được UNESCO vinh danh, đến nay Thừa Thiên Huế có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Thiết kế: Thủy Tiên Dantri.com.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/van-hoa/8-di-san-the-gioi-tai-thua-thien-hue-20240512185623326.htm

Kiến nghị mở rộng các trường hợp được miễn tiền thuê đất

DNVN - Góp ý Dự thảo Nghị định quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (Dự thảo) do Bộ Tài chính soạn thảo, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt...

Thúc đẩy “tri thức hoá nông dân”

(Chinhphu.vn) - Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ cho nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, nông dân xuất sắc có đủ năng lực, điều kiện để thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, là hạt nhân thúc đẩy quá trình "tri thức...

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh lấy ý kiến góp ý các dự án Luật trình tại Kỳ họp thứ Bảy

Dự thảo Luật Phòng không nhân dân được lấy ý kiến gồm 8 chương với 54 điều; có ý nghĩa rất quan trọng góp phần xây dựng nền quốc phòng...

Mới nhất