Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiHiểu rõ ý nghĩa Giỗ Tổ Hùng Vương, phản bác các quan...

Hiểu rõ ý nghĩa Giỗ Tổ Hùng Vương, phản bác các quan điểm sai trái


Tuy nhiên, khi đồng bào ta phấn khởi, chung vui hướng về ngày Giỗ Tổ thì cũng là lúc các tổ chức, cá nhân phản động lưu vong ở nước ngoài, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị giở trò xuyên tạc, chống phá nhằm phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước ta.

Những luận điệu lạc lõng

Với những luận điệu xuyên tạc, vu cáo, các thế lực xấu cố tình “bẻ lái” ý nghĩa ngày Quốc giỗ, cho rằng đây chỉ là câu chuyện có tính truyền thuyết, hư cấu, sao lại phải rầm rộ tổ chức “giỗ” cho lãng phí, tốn kém! Một số quan điểm thì cố tình kích động, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân bằng luận điệu cho rằng, Giỗ Tổ chỉ ý nghĩa với người Việt phương Bắc, còn các vùng miền khác “dân không quan tâm”! Họ ngụy biện việc ngày nay con người sống với số hoá, cách mạng 4.0, với hội nhập toàn cầu, vậy mà “Việt Nam loay hoay với giỗ với nghỉ giỗ”, không lo tập trung làm ăn, lao động, sản xuất!

Cũng nhân sự kiện này, trên mạng Internet, xuất hiện các quan điểm sai trái, từ việc phê phán Giỗ Tổ là “không cần thiết” đến vấn đề hòa hợp dân tộc để chống phá Đảng, Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Họ cố tình đánh tráo bản chất, lập luận vòng vo rằng hòa hợp dân tộc là hòa hợp giữa những người “bất đồng chính kiến”, những “nhà dân chủ” với chính quyền nước ta hiện nay; họ tự huyễn hoặc cho mình là đại diện cho lợi ích của đồng bào ta ở hải ngoại để đưa ra yêu sách phi lý.

Họ phê phán chính sách hòa hợp dân tộc chỉ là “đãi bôi”, “con đường nửa vời” nếu còn chế độ cộng sản; từ đó, họ kêu gọi phải coi việc xóa bỏ chế độ cộng sản là một “mệnh lệnh của lương tâm”, là “tương lai của dân tộc”. Bằng những đòi hỏi phi lý, như: phải xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thực hiện đa nguyên, đa đảng, từ bỏ con đường đi lên CNXH mà nhân dân ta đã lựa chọn.

Các đối tượng phát tán tài liệu bịa đặt, dựng cảnh người dân ăn mặc rách rưới, nhem nhuốc rồi chụp ảnh, quay video tung lên không gian mạng để rêu rao, tạo dư luận xấu về Đảng, Nhà nước Việt Nam. Địa bàn nhắm tới là các buôn, làng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh lợi dụng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”, “tự do tôn giáo, dân tộc”, các thế lực thù địch thường triệt để lợi dụng các vụ việc nóng ở trong nước dư luận đang quan tâm để chống phá chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ, tiếp sức bởi các thế lực thù địch và các tổ chức quốc tế thiếu thiện cảm với Việt Nam, các tổ chức phản động lưu vong và số đối tượng chống đối ở trong nước đã tích cực kích động biểu tình, tạo điểm nóng chính trị để gây sự chú ý của dư luận thế giới.

Đáng chú ý, tất cả tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài đều tận dụng triệt để mạng xã hội để đẩy mạnh tuyên truyền, kích động chống phá. Không chỉ kích động tư tưởng ly khai, tự trị riêng cho dân tộc mình tại vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, các thế lực thù địch, chống phá Việt Nam còn triệt để lợi dụng các vụ việc chính trị, xã hội phức tạp liên quan đến dân tộc, tôn giáo, nhằm gây bất ổn từ bên trong, gây hiểu nhầm đối với dư luận thế giới để kêu gọi sự can thiệp của các tổ chức quốc tế vào công việc nội bộ của Việt Nam. Họ tìm cách vu cáo Đảng và Nhà nước, tạo ra những nhận thức sai lệch để các chính phủ, các tổ chức quốc tế can thiệp, gây sức ép, tạo điều kiện cho các đối tượng trong nước gia tăng hoạt động chống phá. Hành động đó không chỉ trái với truyền thống, đạo lý của dân tộc, gây hiềm khích, chia rẽ dân tộc mà còn làm xấu xí hình ảnh, bản chất của người Việt, của đất nước trước bạn bè quốc tế.

Những quan điểm nêu trên, xét cho cùng đều không thể hiện tinh thần, đạo lý người Việt là “uống nước nhớ nguồn”, hoà chung một cội, chí hòa hợp, hòa giải dân tộc mà chỉ thể hiện sự hằn học, kích động hận thù, gây thêm chia rẽ, xuyên tạc, bóp méo chủ trương nhân văn, đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta.

3-1.jpg -0
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng đã trở thành văn hoá truyền thống dân tộc.

Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ về cội nguồn của dân tộc

Có một quốc gia nào trên thế giới mà toàn dân dù trong nước hay ở nước ngoài đều tưởng nhớ về một nguồn gốc chung, đó là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương như Việt Nam. Lịch sử của dân tộc Việt Nam được mở đầu bằng thời đại Hùng Vương với công lao to lớn của các Vua Hùng đã khai sơn, phá thạch, mở mang, bồi đắp xây dựng nên Nhà nước Văn Lang. Cả dân tộc có chung ngày Giỗ Tổ; đồng bào cả nước không phân biệt tôn giáo, dân tộc, đều có chung tình dân tộc, nghĩa đồng bào cùng chung nguồn cội “con Rồng cháu Tiên”. Đây chính là nguồn mạch sâu thẳm tạo nên sức mạnh đoàn kết, cố kết cộng đồng trải dài từ quá khứ, nâng bước cho hiện tại, chắp cánh cho tương lai; là điểm tựa tinh thần, sức mạnh mềm để người Việt vượt qua mọi âm mưu thôn tính, xâm lăng của các thế lực ngoại bang. Cũng nhờ đó mà giữ được ngôn ngữ, tâm hồn, phẩm cách của mình, bồi đắp một nền văn hóa đậm đà, đặc sắc, đa dạng trong thống nhất.

Hiện nay, cả nước có hơn 1.410 di tích thờ Hùng Vương và liên quan đến thời đại Hùng Vương, trải khắp các vùng miền, từ Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Lâm Đồng, Bình Phước, Khánh Hòa, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ… Vì vậy, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành ngày hội của đồng bào cả nước với nhiều chương trình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống, hoạt động văn hóa dân gian. Mỗi người Việt Nam, dù ở vùng núi cao hay miền duyên hải, dù là dân tộc Kinh hay các dân tộc khác cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, đều cùng chung dòng máu Lạc Hồng, đều là con dân đất Việt. Truyền thống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, chia sẻ, gắn kết ấy đã củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc trước những thách thức trong lịch sử như chống giặc ngoại xâm, vượt qua những thử thách trước thiên tai và những hoàn cảnh ngặt nghèo, để đất nước trường tồn. Người Việt Nam dù đi đến đâu cũng mang theo tâm thức về Quốc Tổ.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa phổ biến trong đời sống, gắn với thờ cúng tổ tiên là một biểu hiện nhất quán của văn hóa truyền thống dân tộc, được xem như biểu tượng phản ánh tinh thần dân tộc, ý thức dân tộc và sự kết nối cộng đồng của người Việt Nam ở nước ngoài. “Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu” là dự án được hình thành từ năm 2015, do một số nhà khoa học, trí thức, hội đoàn kiều bào của 7 quốc gia sáng lập, nhân dịp về tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX tại Hà Nội.

Ngày 11/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý tiếp tục triển khai tổ chức “Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu” ở các nước có đông kiều bào sinh sống; đồng thời xây dựng dự án thành đề tài khoa học cấp quốc gia với mục đích tôn vinh giá trị tinh thần của dân tộc Việt trên các phương diện: Văn hóa, xã hội, truyền thống, phong tục, ẩm thực, đặc biệt là văn hóa tâm linh, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; định vị giá trị thương hiệu, giá trị văn hóa của người Việt, qua đó bạn bè quốc tế hiểu hơn về con người và những giá trị, thế mạnh của Việt Nam.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của người Việt Nam là sợi dây kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai. Bởi vậy mà ngày 6/12/2012, tại Paris (Pháp), UNESCO đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một hiện tượng văn hoá độc đáo, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là di sản đầu tiên của Việt Nam được vinh danh ở loại hình tín ngưỡng và cũng là lần đầu tiên UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Tổ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất trong 5 tiêu chí, đó là di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị đó. Thực tế này phản bác các quan điểm xuyên tạc, cho rằng Việt Nam “tự vẽ ngày Quốc Giỗ” để tụ họp, lãng phí, “người dân không quan tâm đến Giỗ Tổ”, “không phải là nét văn hoá của người Việt Nam”… 

Dịp hành hương, hướng về đất Tổ lại về, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngày càng khẳng định vị trí vững chắc trong đời sống xã hội, khẳng định sức sống của biểu tượng cội nguồn dân tộc. Dù ai nói ngả nói nghiêng, dù có những luận điệu xuyên tạc đi ngược đạo lý thì những giá trị tốt đẹp của ngày Giỗ Tổ mãi là giá trị văn hoá trường tồn. Những giá trị đó đã góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, như một chất keo gắn kết mọi người Việt Nam dù ở trong nước hay ở nước ngoài càng thêm yêu quê hương, đất nước, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.



Nguồn

Cùng chủ đề

Ngày 18/4/1954: Quân ta tiến công tiêu diệt cứ điểm 105

Từ các điểm cao đã chiếm được, hàng ngày bộ đội kiểm soát được hành động của địch. Ta sử dụng hỏa lực bắn thẳng (ĐKZ, badôka) bắn sập từng lô cốt. Trong khi đó, các tổ bắn tỉa diệt những tên ra sửa công sự, ra quan sát hoặc đi lại trong đồn. Hàng rào địch gồm nhiều lớp, có chỗ dày 50-100m nhưng mỗi đêm ta cắt một ít hoặc dùng bộc phá phá một đoạn. Cho...

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Từ 2024 nhớ Điện Biên Phủ

Cái nhìn lại về Điện Biên Phủ từ năm 2024 thể hiện qua tranh cổ động, qua trường ca vẫn đong đầy cảm xúc… Những biểu tượng Họa sĩ Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh, giám khảo cuộc thi vẽ tranh cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, rất có thiện cảm với tác phẩm vẽ chiếc xe đạp thồ của tác giả Phan Thị Thanh Nga. Trong tác phẩm, những dòng dân công với xe đạp...

Quân đội tổng duyệt diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 17-4, tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia, Bộ Quốc phòng đã tổ chức tổng duyệt diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của lực lượng quân đội. Khối Quân kỳ do trung tướng Nguyễn Trọng Bình, phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, chỉ huy, dẫn đầu các khối đại diện cho lực lượng Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ đang tiến...

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu tại Tỉnh ủy; báo cáo viên Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II. Hội nghị có 14.350 đại biểu là cán bộ, đảng viên, viên chức… trên địa bàn tỉnh Long An tham gia học tập qua hình thức trực tiếp và 227 điểm cầu...

Đà Lạt, Thái Lan đứng đầu điểm đến trong nước và nước ngoài dịp lễ 30/4 và 1/5

Dịp lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày là cơ hội để người dân trong nước có những chuyến đi xa thú vị. Dựa trên lượt tìm kiếm trong khoảng thời gian từ ngày 17/3 đến 6/4 với ngày nhận phòng từ ngày 26/4 đến 1/5, nền tảng du lịch kỹ thuật số Booking.com đã công bố những điểm đến trong nước và quốc tế được khách du lịch Việt tìm kiếm nhiều nhất trong dịp này....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài 1: Bí ẩn lá cờ có ngôi sao 6 cánh

Đó là một buổi trưa tháng 4/2011. Hôm ấy gió Lào thổi như bão, nóng hầm hập. Thượng tá Tráng A Tủa, Trưởng phòng Phòng Chống phản động và chống khủng bố, nay là Phòng An ninh nội địa, Công an tỉnh Điện Biên (anh Tủa hiện là Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Xây dựng phong trào bảo vệ...

Trinh sát an ninh kể chuyện bám địa bàn, chủ động ngăn chặn sự thâm nhập của đạo lạ (Bài 1)

Qua đó, góp phần đảm bảo ANTT trên địa bàn, được chính quyền địa phương và người dân ghi nhận, đánh giá cao. Hội thánh đức chúa trời toàn năng là tổ chức tôn giáo bất hợp pháp mới đang trong quá trình tuyên truyền, phát triển tín đồ vào địa bàn tỉnh Yên Bái. Để hoạt động và thu...

Nhận diện luận điệu xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Những luận điệu lạc lõng với quê hương Với truyền thống yêu nước, hướng về Tổ quốc, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài luôn là một nguồn lực quan trọng, có nhiều đóng góp cho tiến trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ta trong suốt chiều dài lịch sử. Hiện nay, với khoảng 6...

Vạch trần bản chất lừa bịp của tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ”

Các đối tượng cầm đầu các tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” ở nước ngoài đã triệt để sử dụng phương thức, thủ đoạn thông qua điện thoại, mạng xã hội, các phần mềm họp trực tuyến để chỉ đạo số đối tượng cốt cán ở trong nước tích cực tuyên truyền, lôi kéo người Mông tham gia...

Dấu ấn Cảnh sát Việt Nam ở Malakal

“Tận mắt chứng kiến hình ảnh người dân Nam Sudan sống dưới mức nghèo khổ bởi hệ lụy từ những xung đột sắc tộc, chúng tôi càng thấu hiểu và trân quý giá trị của hòa bình và đoàn kết của dân tộc Việt Nam, càng phải nỗ lực hết mình để góp phần gìn giữ hòa bình”. Đó là suy nghĩ luôn thường trực của 3 sĩ quan Công an Việt Nam thuộc Tổ công tác số 2 đang...

Bài đọc nhiều

Giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống ở Việt Nam

Trên dải đất hình chữ S này, mỗi vùng, miền đều sở hữu những nét văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. Và một trong những điều hấp dẫn du khách trong và ngoài nước chính là làng nghề truyền thống. Tác giả Đỗ Tuấn Ngọc đã tái hiện lại rất nhiều làng nghề ở Việt Nam qua các tác phẩm gửi về Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”. Các làng...

Loại lá thơm dân dã ở Việt Nam lại bổ dưỡng như nhân sâm, ra nước ngoài giá đắt đỏ, đó là lá gì?

Loại lá được nhắc đến ở đây là lá nguyệt quế có tên khoa học là Laurus nobilis, thuộc họ Lauraceae. Tên tiếng Anh là bay tree, bay laurel, có nguồn gốc ở khu vực ven Địa Trung Hải. Loại lá này khá...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng dự Quốc Giỗ, dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại đền Hùng

Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng là hoạt động chính quan trọng nhất trong chuỗi các sự kiện trong Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa-Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 nhằm tôn vinh truyền thống yêu nước, khơi dậy đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc hướng về nguồn cội, tri ân công đức tổ tiên; đồng thời bảo tồn...

Hoa giấy rực rỡ giữa tiết trời nắng gắt trên quốc lộ 1A

16/04/2024 | 15:44 TPO - Dọc theo tuyến Quốc lộ 1A, đoạn qua khu vực quận 12 hướng về TP.Thủ Đức (TPHCM) những ngày này, hoa giấy rực rỡ khoe sắc giữa cái nóng gay gắt. Dọc đường quốc...

“Tôi đang dành hầu hết thời gian cho âm nhạc”

Nỗ lực để phát hành sản phẩm âm nhạc mớiHoạt động đa lĩnh vực khiến hình ảnh của Jennie được phủ sóng, nhưng trong quá trình đó, cô cũng có lúc bị giằng xé giữa việc “biến đổi bản thân” và “là chính mình”.Cuối cùng, Jennie lựa chọn điều mà mình cảm thấy đúng đắn, bởi cô tin rằng người hâm mộ sẽ hoan nghênh và ủng hộ mọi thứ mình thực hiện. Niềm tin đó giúp cô...

7 cách hàn gắn rạn nứt gia đình

Những người có quan hệ huyết thống và hôn nhân với chúng ta được mong đợi là những đồng minh thân thiết nhất, nguồn tình yêu và sự hỗ trợ lớn nhất của chúng ta. ...

Xôi miền sơn cước

Xôi trứng kiến Mù Cang ChảiĐến Yên Bái, du khách thường được “tư vấn” thưởng thức nhiều món ngon vùng cao, mang đậm màu sắc của bà con người Dao, người Tày, người Thái… Đặc biệt, món xôi...

Mới nhất

Dự án hơn 325m đường đình trệ 12 năm ‘tái sinh’ ở Hà Nội

TPO - Dự án xây dựng đường Phương Mai - sông Lừ (quận Đống Đa, Hà Nội) dài 325m với mức đầu tư 225 tỷ đồng đang thực hiện công tác giải phóng mặt bằng sau 12 năm ngưng trệ. Dự án Xây dựng đường Phương Mai - sông Lừ được UBND thành phố Hà Nội phê...

“Tôi đang dành hầu hết thời gian cho âm nhạc”

Nỗ lực để phát hành sản phẩm âm nhạc mớiHoạt động đa lĩnh vực khiến hình ảnh của Jennie được phủ sóng, nhưng trong quá trình đó, cô cũng có lúc bị giằng xé giữa việc “biến đổi bản thân” và “là chính mình”.Cuối cùng, Jennie lựa chọn điều mà mình cảm thấy đúng đắn, bởi cô tin...

7 cách hàn gắn rạn nứt gia đình

Những người có quan hệ huyết thống và hôn nhân với chúng ta được mong đợi...

Giỗ tổ Hùng Vương – biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

“Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba” là câu ca dao đã...

HLV Hoàng Anh Tuấn: ‘Tôi chỉ hài lòng kết quả, phải quên ngay chiến thắng này’

HLV Hoàng Anh Tuấn khẳng định chỉ hài lòng về kết quả thắng 3-1 ở trận ra quân giải U.23 châu Á 2024, khi đội tuyển U.23 Việt Nam đã có hiệp 1 khó khăn vì bị căng cứng tâm lý. HLV Hoàng Anh Tuấn đã giúp đội tuyển U.23 Việt Nam chơi bùng nổ trong hiệp 2 VFF  Mở đầu phần...

Mới nhất

Xôi miền sơn cước