Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Hiệu ứng cửa sổ vỡ'

‘Hiệu ứng cửa sổ vỡ’


Học trước chương trình lớp 1: Hiệu ứng cửa sổ vỡ - Ảnh 1.

Bên trong một lớp học trước chữ, toán trước khi vào lớp 1 ở TP.HCM

“Hiệu ứng cửa sổ vỡ” là gì?

Năm 1969, nhà tâm lý học Philip Zimbardo của ĐH Stanford (Mỹ) tiến hành một cuộc thử nghiệm. Ông bỏ hai chiếc ô tô hỏng và không có biển số lần lượt tại khu dân cư có thu nhập thấp thuộc quận Bronx, TP.New York và khu dân cư giàu có tại TP.Palo Alto, bang California, Mỹ.

Chỉ trong 24 giờ, chiếc xe tại Bronx bị đập vỡ cửa kính và trộm hết phụ tùng. Ngược lại, chiếc xe tại Palo Alto vẫn nguyên vẹn trong hơn một tuần. Chỉ sau khi ông Zimbardo dùng búa tạ đập xe, một số người mới hùa theo. Đa số kẻ phá hoại ở cả hai thành phố được mô tả là “ăn mặc lịch sự, mặt mũi sáng sủa”.

Nhưng những gì diễn ra tiếp theo mới rất thú vị.

Nhiều năm sau thí nghiệm của Zimbardo, kết quả trên được nhắc lại trong bài viết đăng trên tạp chí The Atlantic của nhà khoa học xã hội George Kelling vào năm 1982. Lần đầu tiên, ông Kelling nhắc tới lý thuyết “Hiệu ứng cửa sổ vỡ”. Nếu ai đó làm vỡ kính cửa sổ của một tòa nhà và không sửa chữa kịp thời thì kính cửa sổ sẽ bị vỡ nhiều hơn. Nguyên nhân là khi nhìn thấy cửa sổ vỡ, những kẻ phá hoại sẽ có xu hướng tiếp tục phá các ô cửa sổ khác để thực hiện tội ác.

Lý thuyết này thực sự rất dễ hiểu. Chẳng hạn, hành lang vốn dĩ rất sạch sẽ, nhưng nếu ai đó ném túi rác vào góc tường và không được dọn dẹp kịp thời, một vài túi rác sẽ sớm trở thành bãi rác lớn. Lâu dần hành lang sẽ trở thành nơi tập kết rác và trở nên hôi hám, bẩn thỉu. Đây chính là “Hiệu ứng cửa sổ vỡ”. Ban đầu chỉ là vấn đề nhỏ, nhưng nếu không kịp thời khắc phục, vấn đề sẽ ngày càng lớn và hậu quả trở nên nghiêm trọng.

Về việc học trước chương trình lớp 1, không phụ huynh nào muốn con mình thua kém người khác khi mới vào lớp 1. Thua kém trong việc học những năm đầu có thể ảnh hưởng đến sự tự tin của trẻ, và kéo dài trong những năm sau.

Từ “Hiệu ứng cửa sổ vỡ”, chúng ta có thể nhận thấy nếu chỉ cần 1 bé học trước chương trình và nổi trội hơn các bạn khác, sẽ dẫn đến việc cả lớp hùa theo. Điều này cũng áp dụng với vấn nạn học thêm dạy thêm hiện nay.

Sức ép đồng trang lứa

Tính cạnh tranh trong trường học, sức ép đồng trang lứa là nguyên nhân gốc rễ của các hiện tượng trên. Ngày nào phụ huynh và nhà trường còn đặt trọng tâm quá nhiều vào điểm số, chạy đua thành tích để đánh giá học sinh thì còn tiếp diễn việc dạy thêm học thêm, học trước chương trình lớp 1 tràn lan.

Học trước chương trình lớp 1: Hiệu ứng cửa sổ vỡ - Ảnh 2.

Học sinh lớp 1 trong giờ học tiếng Việt

Trong lý thuyết quản trị phương Tây, có một khái niệm nổi tiếng “You get what you measure”, (bạn đặt ra tiêu chí đo lường thế nào thì bạn đạt được kết quả thế ấy) có thể được dùng để nói về lỗ hổng trong nhận thức của con người. Nếu chúng ta chỉ tập trung sự chú ý vào một số khía cạnh nhất định thì sẽ bỏ quên nhiều cái khác (điểm mù trong nhận thức).

Những nhà quản lý giáo dục cần xem lại các tiêu chí đánh giá học sinh, đặc biệt ở giai đoạn tiểu học, học hỏi các hệ thống giáo dục phương Tây. Họ không quá đề cao vấn đề điểm số, mà tập trung vào sự phát triển của học sinh. Hạn chế chạy đua thành tích sẽ góp phần giảm tải áp lực cho học sinh, phụ huynh, giáo viên; giảm thiểu việc học thêm dạy thêm, hoặc học trước chương trình.

Hiện nay, áp lực học tập ở nhiều nước châu Á, như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc vẫn còn rất cao, khi thành công trong học tập và một tấm vé vào đại học và được xem là yếu tố quyết định sự thành công của học sinh.

Một yếu tố khách quan khác cần cân nhắc là thực trạng trường lớp quá tải tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Trường học xây mới không đáp ứng kịp với sự gia tăng dân số cơ học; sĩ số mỗi lớp học khá đông, có khi lên tới gần 50 học sinh mỗi lớp. 

Ở bậc tiểu học và đặc biệt lớp 1, giáo viên cần có sự sát sao, hỗ trợ các bé nhỏ thích nghi với môi trường học đường, cầm tay rèn chữ cho từng bé. Với thời gian biểu hạn chế và sĩ số lớp đông, công việc của thầy cô giáo tiểu học sẽ vất vả hơn. Việc trẻ học trước chương trình lớp 1 sẽ giảm bớt gánh nặng cho giáo viên.

Trong câu chuyện trẻ đi học thêm, học trước chương trình lớp 1, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ: sức ép đồng trang lứa, áp lực của hệ thống đánh giá theo điểm số, quá tải sĩ số ở các lớp tiểu học cùng nhiều bất cập trong chương trình tiểu học hiện tại.



Source link

Cùng chủ đề

Học thêm càng nhiều càng lóng ngóng ‘chuyện ngoài đời’

Nhiều người cho rằng thời gian học thêm giúp trẻ đạt điểm số cao hơn, đặc biệt là trong các kỳ thi. Nhưng nghiên cứu cho thấy học sinh vốn đã đến giới hạn của mình. Bất kỳ sự "bồi dưỡng" nào thêm sẽ tạo ra kết quả âm.Học thêm càng nhiều, càng mất kỹ năng xã hộiTerry Carolina Caetano, đồng tác...

Không học thêm, học trò lớp 6 ở TP.HCM đạt 920 điểm TOEIC

Chia sẻ về điểm TOEIC 920/990, Nguyễn Nam Long cho biết em đi thi chứng chỉ TOEIC do... cá cược với bố.Ông Nguyễn Bình Nam, phụ huynh em Long, kể: "Tôi cho rằng con vẫn còn yếu về ngữ pháp. Và Long đã 'chấp' bố 50 điểm TOEIC. Nhận lời thách đấu này, hai bố con tôi cùng đăng ký thi TOEIC...

Hãy thất bại một cách thành công

Học cách vực dậy sau thất bạiVới những bạn trẻ, cần hiểu rằng thất bại là một phần tự nhiên của sự trưởng thành và phát triển nghề nghiệp. Thậm chí, nếu không thất bại, có khả năng chúng ta đang không phát triển hoặc học hỏi một cách tối ưu. Nên học cách tận dụng mỗi trải nghiệm thất bại để học...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

‘Shark’ Thủy là ai, kinh doanh ra sao dẫn đến nợ học phí?

Thời điểm sau dịch COVID-19 cũng là lúc Apax Leaders bắt đầu đối mặt với những thách thức về tài chính "hụt" nguồn thu học phí trong thời gian nghỉ dịch, trả lương giáo viên, duy trì hệ thống mặt bằng số lượng "khủng" rộng khắp cả nước.Việc quá nhiều phụ huynh muốn rút học phí đã đóng...

Gần 12.000 cơ sở mầm non giáo dục kiến thức an toàn giao thông

Hơn 9,6 triệu trẻ tại gần 12.000 cơ sở mầm non cả nước được giáo dục các kiến thức về an toàn giao thông qua chương trình "Tôi yêu Việt Nam". Ngày 22/3, tại Nha Trang, Công ty Honda Việt Nam (HVN) phối hợp cùng Bộ Giáo dục & Đào tạo và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình "Tôi yêu Việt Nam" trong cấp học mầm non giai đoạn...

Cùng chuyên mục

Hàng trăm phụ huynh cho con nghỉ học để phản đối sáp nhập trường

Thanh HóaHàng trăm phụ huynh trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc không cho con đi học, nhằm phản đối việc sáp nhập trường. Chiều 27/3, hầu hết phụ huynh trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn) cho con nghỉ. Sau đó, họ tập trung ở cổng để phản đối việc sáp nhập trường này với trường Tiểu học Lê Văn Tám (xã Minh Châu cũ, nay là thị trấn Triệu Sơn)."Địa điểm mới...

Trường đại học Luật TP.HCM tăng học phí cao nhất 165 triệu đồng/năm

Đối với học phí hệ chính quy văn bằng 2: sẽ bằng 1,17 lần của học phí hệ chính quy văn bằng 1. Học phí các lớp vừa học vừa làm: bằng mức thu học phí các lớp hệ chính quy (văn bằng 1 và văn bằng 2). Học phí chương trình thạc sĩ: bằng 1,2 lần của học...

Hàng trăm phụ huynh cho con nghỉ học, treo băng rôn để phản đối sáp nhập trường

Chiều 27/3, theo yêu cầu của phụ huynh, 457 học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) đồng loạt nghỉ học để phản đối việc sáp nhập vào Trường Tiểu học Lê Văn Tám.Phụ huynh cho con nghỉ vì cho rằng việc sáp nhập trường khiến con em họ phải đi học xa hơn, việc đi qua tỉnh lộ rất nguy hiểm.“Việc đưa đón các cháu đi học chủ...

Lịch thi lớp 10 trường chuyên Khoa học Tự nhiên năm 2024

Năm 2024, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (HSGS) tuyển 525 học sinh, chia đều cho 5 khối chuyên, tăng 105 so với năm ngoái. Chiều 27/3, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm nay. Trường dừng tuyển các lớp chất lượng cao theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tăng chỉ tiêu hệ chuyên.Năm khối chuyên Toán, Lý,...

Mới nhất

Khơi dậy khát vọng và trách nhiệm phát triển Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến

Tại cuộc gặp mặt Đoàn đại biểu nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, dân tộc thiểu số tiêu biểu thành phố Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Quốc hội đang tập trung nỗ lực hoàn thiện khung khổ pháp lý toàn diện, đầy đủ cho sự phát triển của Thủ đô. Chiều 27/3,...

Tọa đàm về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát của Liên hợp quốc về quyền con người

Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát của Liên hợp quốc về quyền con người (UPR) là một trong những cơ chế quan trọng nhất của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, với nhiệm vụ rà soát tình hình nhân quyền tại tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc, qua đó thúc đẩy các...

Canada coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu trong khu vực

Chiều 27/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng đang thăm, làm việc tại Việt Nam. Chào mừng bà Bộ trưởng Mary Ng và Phái đoàn thương mại Canada sang thăm và làm việc tại...

Những hình ảnh thú vị bên đường chạy Tiền Phong Marathon 2024

TPO - Bên đường chạy Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024, các vận động viên và du khách có thể bắt gặp nhiều hình ảnh thú vị, như: Đàn cò kiếm ăn trên đầm bãi, hình ảnh hoa vàng trên cỏ xanh ven đường, những...

Tìm thấy hộp đen của tàu chở hàng gây tai nạn

Theo Vietnamplus, ngày 27/3, các nhân viên điều tra của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB) đã tiếp cận và thu thập được hộp đen của con tàu chở hàng đâm sập cầu ở thành phố Baltimore thuộc bang Maryland (Mỹ) một ngày trước đó. Cây cầu Francis Scott Key khi chưa bị sập. Ảnh...

Mới nhất