Trang chủDestinationsLai ChâuHọc làm cha mẹ thời đại 4.0

Học làm cha mẹ thời đại 4.0


Gia đình là môi trường đầu tiên và quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ. Để chăm sóc, bảo vệ trẻ đúng cách, các bậc cha mẹ cũng phải học hỏi và liên tục cập nhật, nhất là trong thời đại số như hiện nay.

Nhiều cha mẹ đang loay hoay tìm các lớp học trực tuyến để hiểu và đồng hành cùng con tốt hơn. Ảnh: UNICEF

Nhiều cha mẹ đang loay hoay tìm các lớp học trực tuyến để hiểu và đồng hành cùng con tốt hơn. Ảnh: UNICEF

Kinh nghiệm và thực tế

Chương trình giáo dục mầm non ở Việt Nam bắt đầu tiếp nhận trẻ từ ba tháng tuổi. Tuy nhiên, trong cả nước rất hiếm các cơ sở nhà trẻ đủ điều kiện nhận trẻ trong độ tuổi từ ba đến sáu tháng. Phần lớn các nhà trẻ thường chỉ nhận khi trẻ đã đủ 18 tháng tuổi.

Theo Luật Lao động, nữ lao động được nghỉ thai sản trong sáu tháng. Như vậy, tối đa đến khi trẻ được sáu tháng tuổi người mẹ đã phải đi làm và đối diện với lựa chọn: một là thuê bảo mẫu, hai là nhờ ông bà, người chăm sóc trẻ ở tại gia đình. Ngày nay, một số ít phụ huynh lựa chọn làm việc online, hoặc làm tự do, như vậy họ có thời gian để tự chăm sóc con nhiều hơn.

Ngay cả khi trẻ đi học ở trường mầm non, ngoài giờ trên lớp, thời gian còn lại trẻ vẫn phát triển trong môi trường gia đình. Và gia đình cũng không thể phó mặc chuyện nuôi dạy con cho nhà trường, mà cần phối hợp với nhà trường trong việc nuôi dạy con cái.

Cha mẹ, người chăm sóc phần lớn không được đào tạo kiến thức nền về nuôi dạy trẻ em. Họ sử dụng kiến thức tự gom nhặt từ nhiều nguồn khác nhau: học hỏi kinh nghiệm nuôi con mà ông bà, người đi trước để lại; từ các sách về nuôi dạy con; từ các trang mạng xã hội, các hội nhóm của các cha mẹ tạo ra nhằm chia sẻ kiến thức, tìm kiếm sự giúp đỡ của mọi người trong kỹ năng nuôi dạy con; từ các khóa học ngắn hạn được quảng cáo;…

Kinh nghiệm có thể đúng, có thể sai, kiến thức chắp vá, không hệ thống khiến cho cha mẹ hoang mang, loay hoay, sử dụng phương pháp chồng chéo,… Thực tế đó cho thấy, công tác hỗ trợ, các lớp học dành cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ đang là nhu cầu bức thiết của xã hội.

Cũng bởi vậy, khoảng mấy năm gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều “chuyên gia tự phong” quảng cáo các khóa học làm cha mẹ diễn ra với nhiều hình thức khác nhau. Việc lan tỏa kiến thức nuôi dạy con đến cộng đồng là điều rất cần thiết, giúp cho cộng đồng nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái. Tuy nhiên, phụ huynh cần tỉnh táo trong hành trình gom nhặt kiến thức nuôi dạy con, bởi không ít chuyên gia, chương trình đào tạo hoàn toàn không có được sự thẩm định của cơ quan chuyên môn, đôi khi họ cũng bị trả giá bởi càng tham gia càng phải đóng nhiều chi phí dẫn tới cảm giác như bị “lừa gạt”.

Với người chăm sóc trẻ thay thế tại gia đình, phần lớn họ là những người hết tuổi lao động, hoặc người không có trình độ, không có điều kiện kinh tế nên nhận công việc chăm sóc em bé để có thu nhập. Vốn dĩ họ không được đào tạo, mà chỉ sử dụng kinh nghiệm cá nhân, sự hướng dẫn của cha mẹ em bé để áp dụng. Điều đó tạo ra lỗ hổng rất lớn về chất lượng nhân lực tham gia quá trình nuôi dạy trẻ.

Từ thực trạng trên, các cơ sở giáo dục đại học, các trung tâm bồi dưỡng cần quan tâm mảng giáo dục kiến thức cho cha mẹ, người chăm sóc, tổ chức các hội thảo, chương trình đào tạo ngắn hạn để cha mẹ, người chăm sóc có nhiều nguồn học hỏi. Ngoài ra, những chuyên gia trong lĩnh vực này không chỉ có trách nhiệm giảng dạy trên giảng đường, nghiên cứu đề tài, mà còn cần tham gia quá trình đưa kiến thức đến cộng đồng bằng các kênh khác nhau giúp cha mẹ, người chăm sóc trẻ có nhiều cơ hội tiếp cận với những kiến thức khoa học mới.

Thay đổi để thích ứng

Song song hiện trạng đó, công nghệ, mạng xã hội len lỏi vào mọi ngóc ngách trong đời sống của trẻ, khiến cha mẹ càng khó có thể trở thành bạn với con.

Dễ nhận thấy, thao tác của trẻ với công nghệ rất nhanh, trẻ có thể chưa học chữ nhưng vẫn có thể tìm được trò chơi game, video YouTube, bài hát,… mà trẻ thích. Thậm chí, thao tác còn thuần thục và nhanh hơn người lớn. Điều này trẻ học được thông qua sự chủ động quan sát, bắt chước người lớn. Phản ứng của cha mẹ với hành vi này của trẻ có hai xu hướng.

Một là, khen con thông minh, giỏi, tự hào về con và có biểu hiện “khoe thành tích” của con về việc con sử dụng các thiết bị công nghệ với cộng đồng. Điều này dẫn đến hệ lụy cho đứa trẻ như: ảnh hưởng đến khả năng thị giác, khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, khả năng tương tác xã hội, kỹ năng tự phục vụ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa,… khiến rất nhiều trẻ sau đó phải đi can thiệp sớm tại các cơ sở can thiệp. Theo số liệu khảo sát được tại Công ty TNHH Giáo dục OED, 80% số trẻ đến can thiệp tại đây từng có thời gian dài tiếp cận quá nhiều với ti-vi, điện thoại. Trong phác đồ can thiệp với những trẻ này, bước đầu tiên chuyên gia cần làm là giúp phụ huynh nhận ra sai lầm của mình khi cho con tiếp cận quá nhiều với công nghệ và đưa biện pháp “cắt” công nghệ trong sáu tháng hay một năm để tập trung can thiệp theo phác đồ.

Đứng trước những hậu quả trên, nhiều phụ huynh nhận ra sai lầm của mình, họ tìm cách khắc phục nhưng đương nhiên gặp phải nhiều khó khăn trong hành trình “cai nghiện công nghệ” cho con mình.

Hai là, kiên quyết không cho con xem ti-vi, điện thoại nhiều. Họ không tẩy chay mà cho con tiếp cận công nghệ có kiểm soát, có chọn lọc, có sự đồng hành của người lớn. Họ là những bậc cha mẹ có kiến thức về nuôi dạy con. Họ biến công nghệ trở thành phương tiện để giáo dục con hiệu quả. Những đứa trẻ trong môi trường gia đình như vậy sẽ học hỏi được rất nhiều điều bổ ích. Tuy nhiên, số lượng cha mẹ thuộc xu hướng này rất hiếm.

Với trẻ dưới một tuổi, có thể cho con tiếp cận công nghệ 30 phút mỗi ngày, chia nhỏ thời gian, có sự hướng dẫn của người lớn. Với trẻ một, hai tuổi, có thể cho con tiếp cận công nghệ khoảng 45 phút/ngày. Với trẻ hơn hai tuổi, có thể cho con tiếp cận công nghệ khoảng 60 phút/ngày, và luôn theo nguyên tắc chia nhỏ thời gian, có người lớn đồng hành và tập trung vào các nhiệm vụ giáo dục. Không nên để trẻ chơi tự do, không nên để trẻ chơi với lượng thời gian dài. Với trẻ lớn hơn, thời lượng sử dụng có thể khó kiểm soát hơn, do đó, phụ huynh có thể lựa chọn đồng hành cùng con khi tiếp cận với công nghệ, mạng xã hội, và tăng các hoạt động tương tác với môi trường bên ngoài để phân tán sự chú ý, đồng thời cho các bạn nhận biết được những giá trị chung quanh, tích lũy được kinh nghiệm, nhận định được đúng sai. Sau đó, mang lớp “màng lọc” đó chống chọi với những tác hại trực tuyến và trực tiếp.

Công nghệ không hoàn toàn xấu đối với trẻ, mà luôn có hai mặt. Chúng ta cần học hỏi kiến thức nuôi dạy con, lựa chọn những chương trình giáo dục hữu ích, phù hợp với độ tuổi để giáo dục con.



Source link

Cùng chủ đề

Tổ chức Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh của các tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng...

Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 731/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh của các tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022. ...

Họp báo thường kỳ Quý II năm 2022

Năm 2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) tiếp tục thực hiện phương châm hành động đã đặt ra cho cả nhiệm kỳ “Quyết liệt hành động - Khát vọng cống hiến”, phát động và triển khai chủ đề công tác năm của Ngành: “Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán...

Triển khai Chiến lược Phát triển Văn hóa đến năm 2030: Khơi dậy tiềm năng sáng tạo của văn nghệ sĩ

Triển khai Chiến lược Phát triển Văn hóa đến năm 2030, nhiều chuyên gia cho rằng, một giải pháp quan trọng là cần chăm lo sự phát triển, khơi dậy tiềm năng sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ. ...

Chỉ số giá tiêu dùng quý I/2024 tăng 3,77%

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/3 cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2024 giảm 0,23% so với tháng trước, so với tháng 12/2023 tăng 1,12% và so với cùng kỳ 2023 tăng 3,97%. Tính chung quý I/2024, CPI tăng 3,77% so với cùng kỳ 2023, lạm phát cơ bản tăng 2,81%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 7 nhóm hàng giảm giá và 4 nhóm hàng tăng...

Tập trung triển khai các công trình, dự án giao thông trọng điểm

Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo), chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo. Phiên họp được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với đầu cầu 46 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Sin Suối Hồ – ‘Thiên đường trong mây’ ở Lai Châu

Khi đến với Lai Châu, có một địa điểm du khách nên ghé thăm, bởi cảnh đẹp nên thơ và những người dân hiếu khách - đó là Sin Suối Hồ - "thiên đường trong mây". Sau đó, là những trải nghiệm về văn hoá, ẩm thực và những câu chuyện thấm đẫm tính huyền thoại. Sin Suối Hồ là một bản nhỏ của người Mông ở xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, cách thành phố Lai Châu gần...

Nắng nóng nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36 – 38ºC

(BLC) - Theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lai Châu cập nhật lúc 8 giờ ngày 30/5 trong 24 đến 48 giờ tới tỉnh Lai Châu tiếp tục chịu ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây, thời tiết ít mây, không mưa, ngày nắng nóng. Nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36 – 38ºC, độ ẩm thấp nhất phổ biến từ 35 – 45%.1. Hiện trạng nắng nóng trong 24 giờ qua: Hôm qua...

Phá chuyên án đánh bạc khủng, bắt giữ 3 đối tượng đã giao dịch trên 9 tỷ đồng

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu về việc xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch về tăng cường đấu tranh triệt xóa các đường dây, tổ chức đánh bạc dưới hình thức ghi số lô, số đề trái quy định pháp luật trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Phòng Cảnh sát hình sự đã kịp thời, thường xuyên trong công tác phối hợp quản lý, nắm tình hình...

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân

Thông qua chương trình, dự án mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn, tỉnh Lai Châu tập trung ưu tiên xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh và các công trình nước sạch ở vùng sâu, vùng xa, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.Để giúp người dân từng bước thay đổi hành vi có lợi trong việc sử dụng...

Sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết

(BLC) - Chiều 19/6, Đảng ủy Quân sự huyện Mường Tè tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025.Các đồng chí: Lý Anh Hừ - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự huyện; Tẩn Yêu Lồng - Phó Bí thư, Chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Mường Tè chủ trì hội nghị. Quang...

Cùng chuyên mục

Thêm một đỉnh Đỗ quyên tuyệt vời nhất Lai Châu cho du khách ưa khám phá

Lai Châu đã hình thành thương hiệu với 6/10 đỉnh núi cao, đẹp, đáng khám phá đối với du khách. Và để nhiều người chưa leo núi vẫn có thể thỏa mãn đam mê của mình, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch PU Lai Châu cùng đội ngũ porter của tỉnh Lai Châu đã tổ chức khảo sát, gắn chóp đỉnh Đỗ quyên cao 2.619m. Đây được coi là đỉnh Đỗ quyên đẹp nhất không chỉ của...

Thác Nậm Lúc – ‘Dải lụa’ mềm giữa đại ngàn Tây Bắc

Tọa lạc ở bản Nậm Lúc 2, xã Phăng Sô Lin (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu), thác Nậm Lúc mang trong mình vẻ đẹp mềm mại và huyền bí, hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng đối với mỗi du khách muốn khám phá Lai Châu. Thác Nậm Lúc nhìn từ xa như một bức tranh thiên nhiên huyền diệu Cách trung tâm huyện Sìn Hồ - Lai Châu khoảng hơn 40km, thác Nậm Lúc nằm sâu trong khu...

Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người

NDO - Sau 3 ngày tổ chức với nhiều hoạt động hấp dẫn, phong phú, chiều 5/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu tổng kết bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người lần thứ I và Tuần Du lịch-Văn hóa Lai Châu năm 2023 . Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu trao...

Lai Châu đang chuyển mình

Nguồn  

Hội tụ và lan tỏa tinh hoa văn hóa dân tộc rất ít người

- Lần đầu tiên 14 dân tộc rất ít người (dưới 10.000 người) sinh sống trải khắp từ núi Ngọc Linh, dãy Trường Sơn đến dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ hội tụ tại tỉnh Lai Châu để trình diễn, giới thiệu và lan tỏa những nét tinh hoa văn hóa của dân tộc mình Tối 3/11, tại Quảng trường Nhân dân tỉnh Lai Châu chính thức diễn ra Lễ khai mạc “Ngày hội văn hóa các dân tộc...

Mới nhất

Vụ phản đối sáp nhập vì trường mới xa hơn 2km: 400 học sinh vẫn nghỉ học

Ông Phạm Trọng Dũng - Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thị trấn Triệu Sơn cho biết, sáng nay toàn trường chỉ có 52 học sinh đến lớp học. Còn hơn 400 học sinh khác vẫn chưa được phụ huynh cho đến lớp.Trước đó, chiều 27/3, phụ huynh học sinh trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc...

Điện Biên Phủ – Bản hùng ca còn mãi

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tập ký sự “Điện Biên Phủ - Bản hùng ca còn mãi” vừa được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành là một trong những ấn phẩm đầy ý nghĩa dành cho bạn đọc yêu văn hóa, lịch sử. Tác giả cuốn sách là Đại...

Nghiên cứu đầu tư đường sắt kết nối sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành

Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo. Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, triển khai các...

Phát động cuộc thi Robocon về chiến dịch Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ trên không

  Học viên của Học viện Kỹ thuật quân sự có cơ hội hiểu sâu sắc hơn về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972 thông qua cuộc thi Robocon - Ảnh minh họa: HVKTQS Thông tin từ Học viện Kỹ thuật quân sự, đơn vị vừa tổ chức phát động...

Thành lập Hội đồng sáng kiến ngành Tài chính

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký Quyết định số 500 về việc thành lập Hội đồng sáng kiến ngành Tài chính và Quyết định số 501 ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng sáng kiến ngành Tài chính. Theo Quyết định số 500, thành lập Hội đồng sáng kiến ngành Tài chính gồm 20 thành...

Mới nhất