Trang chủNewsThời sựHội nghị thượng đỉnh G7, những góc nhìn và dấu ấn Việt...

Hội nghị thượng đỉnh G7, những góc nhìn và dấu ấn Việt Nam


Tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, Việt Nam không những củng cố, mở rộng quan hệ với các đối tác, tranh thủ nguồn lực cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc, mà còn ghi nhận những bài học quan trọng về đối ngoại, hội nhập quốc tế.

Các nhà lãnh đạo dự Hội nghị tượng đỉnh G7 tham hăm Bảo tàng Tưởng niệm hòa bình Hiroshima ngày 21/5. (Nguồn: Kyodo)
Các nhà lãnh đạo dự Hội nghị thượng đỉnh G7 thăm Bảo tàng Tưởng niệm hòa bình Hiroshima ngày 21/5. (Nguồn: Kyodo)

Kết quả và những vấn đề bỏ ngỏ

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) lần thứ 49 diễn ra từ ngày 19-21/5 tại Hiroshima, Nhật Bản; có sự tham gia của 8 quốc gia khách mời và 6 tổ chức quốc tế, khu vực. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh thế giới nhiều biến động. Xung đột Nga-Ukraine, đối đầu căng thẳng giữa phương Tây và Nga, cạnh tranh quyết liệt Mỹ-Trung… gây chia rẽ sâu sắc, đặt các quốc gia trước tình thế phải chọn bên; làm trầm trọng thêm các thách thức an ninh toàn cầu.

Trước bối cảnh đó, các nhà lãnh đạo G7 đặt cho mình một khối lượng lớn các vấn đề, nhiệm vụ phức tạp cần giải quyết. Nội dung, kết quả hội nghị thể hiện qua 10 phiên họp thượng đỉnh, 3 phiên họp mở rộng và trong tuyên bố chung. Qua đó, có thể thấy rõ thông điệp, quan điểm, cam kết của G7 về các vấn đề nóng của thế giới; triển vọng và những vấn đề còn bỏ ngỏ.

Thứ nhất, sự khẳng định và những thay đổi cách tiếp cận. Các nhà lãnh đạo G7 tiếp tục khẳng định vai trò chủ chốt đối với các thách thức an ninh toàn cầu và nền kinh tế thế giới. G7 đánh giá, nêu quan điểm, đề ra sáng kiến, giải pháp về nhiều vấn đề lớn, nóng, như: giải trừ vũ khí hạt nhân, khủng hoảng Ukraine, an ninh kinh tế, tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, y tế, biến đổi khí hậu, trí tuệ nhân tạo (AI); quan hệ với Trung Quốc, Nga và các nước đang phát triển, mới nổi…

G7 tái khẳng định nỗ lực thực hiện thế giới không vũ khí hạt nhân; cam kết lộ trình phi carbon hóa vào năm 2030 và thực hiện lộ trình trung hòa khí thải đến năm 2050; tiếp tục thực hiện Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen; xây dựng, củng cố mạng lưới chuỗi cung ứng các nguyên liệu quan trọng, chống các hạn chế thương mại đơn phương… Điểm mới kỳ này là đề xuất xây dựng tiêu chuẩn quốc tế về AI.

Điều đó cho thấy G7 tiếp tục khẳng định vai trò chủ chốt và tự tin về khả năng đối phó với các vấn đề toàn cầu. Nhưng họ cũng nhận thấy không thể thực hiện được tất cả, nếu không có sự tham gia tích cực, rộng rãi của các nước đang phát triển, mới nổi. Do đó, G7 điều chỉnh cách tiếp cận, chú ý thu hút sự ủng hộ bằng cách tăng cường hỗ trợ năng lượng và phát triển cho các nước đang phát triển và mới nổi. Trong quan điểm, đối sách với 2 đối thủ lớn nhất, Trung Quốc và Nga, cũng có những điều chỉnh đáng chú ý.

Thứ hai, “vừa cần vừa lo ngại” trong quan hệ với Trung Quốc. Một mặt, G7 biện minh cho cách tiếp cận và chính sách của mình là “không nhằm gây hại cho Trung Quốc, cũng không tìm cách cản trở tiến bộ và phát triển kinh tế của Trung Quốc”. G7 nhấn mạnh mong muốn “quan hệ ổn định và mang tính xây dựng” với Bắc Kinh. Hàm nghĩa của nó là tìm cách đối phó với thách thức, giảm thiểu rủi ro mà không phải cắt đứt quan hệ với Trung Quốc.

Mặt khác, G7 tiếp tục phản đối các hoạt động quân sự hóa thay đổi hiện trạng ở Biển Đông. Khẳng định quyết tâm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc về các chuỗi cung ứng nhạy cảm. G7 khuyến cáo Trung Quốc về duy trì hòa bình, ổn định tại eo biển Đài Loan. Kêu gọi Trung Quốc tham gia giải quyết xung đột tại Ukraine, G7 vừa thừa nhận vai trò, vừa ngầm “gắn trách nhiệm” cho quan hệ ngày càng gắn bó giữa Bắc Kinh và Moscow.

Đặc biệt, tuyên bố chung nhấn mạnh “sự cưỡng ép kinh tế”, dù không chỉ đích danh, nhưng dễ hiểu là nhắm vào Trung Quốc. Họ đưa ra sáng kiến Nền tảng phối hợp về ép buộc kinh tế giữa G7 và các nước khác, thực hiện biện pháp cảnh báo sớm, chia sẻ thông tin, tham vấn định kỳ và nguyên tắc “minh bạch, đa dạng hóa, an ninh, bền vững, đáng tin cậy” trong xây dựng các mạng lưới cung ứng.

Rõ ràng, Trung Quốc là một trong những chủ đề chính của hội nghị. Thừa nhận Trung Quốc có thể lần nữa trở thành cứu tinh cho nền kinh tế thế giới trước nguy cơ suy thoái, G7 để ngỏ cánh cửa hợp tác, tránh leo thang căng thẳng với Trung Quốc. Nhưng lại lo ngại đối thủ số một thách thức vai trò, cạnh tranh ảnh hưởng địa chiến lược, nên không thể không đề phòng.

Hội nghị thượng đỉnh G7, những góc nhìn và dấu ấn Việt Nam
Trung Quốc và Nga “chiếm sóng” tại Hội nghị thượng đỉnh G7. (Nguồn: Cryptopolitan)

Thứ ba, tiếp tục trừng phạt Nga và ủng hộ Ukraine. Tuyên bố chung khẳng định tiếp tục ủng hộ Ukraine về tài chính, quân sự, chính trị, ngoại giao cho đến khi còn cần thiết. Nghĩa là đến khi Moscow suy yếu, chấp nhận thất bại. G7 và phương Tây tiếp tục gói trừng phạt thứ 11, mở rộng đối tượng và biện pháp nhằm ngăn chặn các nước khác làm ăn với Nga. Mỹ đảo ngược lập trường về cung cấp máy bay tiêm kích F-16 cho Ukraine. Động thái đó càng gia tăng căng thẳng, khó tìm lối thoát cho khủng hoảng.

Thứ tư, thái độ của Trung Quốc, Nga. Ngay lập tức, Bộ Ngoại giao Trung Quốc triệu Đại sứ Nhật để bày tỏ “sự không hài lòng và cương quyết phản đối” về những điều mà Bắc Kinh cho là bị thổi phồng liên quan nước này tại Hội nghị thượng đỉnh G7. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân cáo buộc G7 “bôi nhọ, tấn công và can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Trung Quốc”. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng các quyết định của G7 nhằm chia rẽ Moscow và Bắc Kinh. Hãng thông tấn Nga Tass cảnh báo về những “rủi ro lớn” nếu Ukraine được cung cấp F-16…

Nhìn nhận khách quan, Hội nghị G7 đã tập trung vào những vấn đề nóng, cấp thiết nhất; đề xuất sáng kiến, biện pháp tạo động lực mới, thúc đẩy nỗ lực chung đối phó với các thách thức an ninh toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề bỏ ngỏ, chưa gỡ bỏ hoàn toàn các nghi ngại vốn có từ lâu.

Vấn đề lớn nhất là chưa có ý tưởng mới, cách tiếp cận có thể hóa giải mâu thuẫn Đông – Tây, khủng hoảng Ukraine, cạnh tranh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Ngược lại, các bên đang làm cho tình hình phức tạp hơn. Căng thẳng, đối đầu càng gia tăng chia rẽ, phân tán nỗ lực, nguồn lực chung đối phó các thách thức an ninh toàn cầu. Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen và nỗ lực giải trừ vũ khí hạt nhân sẽ không thể thực hiện nếu không có sự tham gia của Nga. Nhưng chưa biết khi nào và làm thế nào để khôi phục các hiệp định về hạn chế vũ khí hạt nhân.

Các lệnh trừng phạt chưa từng có đã và đang gây nhiều khó khăn cho Nga và phần nào là Trung Quốc. Nhưng trừng phạt là “con dao hai lưỡi” tác động đến chính Mỹ và phương Tây; khó đẩy Nga vào thế suy sụp, thậm chí có thể khiến Moscow hành động cực đoan.

Hiệu quả trừng phạt Nga, Trung Quốc phụ thuộc vào mức độ hưởng ứng rộng rãi của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước đang phát triển, mới nổi. Nhưng chính các nước này lại bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là về lương thực, năng lượng, do Nga bị cấm xuất khẩu. Ngoại trưởng Ấn Độ S.Jaishankar nhận xét rất xác đáng: “Châu Âu phải từ bỏ suy nghĩ rằng các vấn đề của châu Âu là vấn đề của thế giới, nhưng các vấn đề của thế giới không phải là vấn đề của châu Âu”. Điều đó đúng với cả phương Tây.

Các nước khác phải tìm con đường của mình, không nhằm đối đầu với Mỹ, phương Tây mà hợp tác, liên kết tránh tác động của lệnh trừng phạt; vì lợi ích quốc gia, ổn định của khu vực hơn là vì quan hệ, lợi ích của các nước lớn. Những chuyển dịch ở Trung Đông gần đây hay sự phát triển của BRICS, SCO là những minh chứng.

Thống nhất lập trường chung, nhưng trên thực tế, một số nước phương Tây cũng có cách tiếp cận riêng, những toan tính vì lợi ích quốc gia trong quan hệ với Trung Quốc, Nga, có khi mâu thuẫn nhau. Nội bộ một số quốc gia thành viên phương Tây cũng có những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội. Vừa qua, Mỹ và đồng minh cũng gặp khó khăn, lúng túng nhất định trước 2 đối thủ lớn, nhất là khi 2 nước này xích lại gần nhau. Điều đó cho thấy những trở ngại khó vượt qua khi Mỹ và đồng minh đồng thời tiếp tục đối đầu với cả Trung Quốc và Nga. Bên cạnh đó, “tiêu chuẩn kép” và không thực sự hành động như tuyên bố vẫn là căn bệnh trầm kha, gây nghi ngại cho nhiều nước.

Hội nghị thượng đỉnh G7, những góc nhìn và dấu ấn Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh đạo G7 và các nước khách mời dự phiên họp với chủ đề “Hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng”. (Nguồn: VGP)

Thông điệp và dấu ấn sâu đậm của Việt Nam

Trong gần 3 ngày tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn Việt Nam đã tham dự khoảng 40 hoạt động, cả song phương và đa phương. Qua đó, Việt Nam đóng góp cách tiếp cận, đề xuất giải pháp thiết thực.

Về chủ đề “Hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng”, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh 3 thông điệp. Một là, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định cho hợp tác, phát triển vừa là nền tảng thiết yếu vừa là đích đến cuối cùng vì sự phát triển bền vững, thịnh vượng, trên thế giới, từng khu vực, quốc gia… Hai là, thượng tôn pháp luật, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, giải quyết mọi tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại, đàm phán và những cam kết cụ thể… Ba là, sự chân thành, lòng tin chiến lược và tinh thần trách nhiệm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để giải quyết các thách thức toàn cầu hiện nay.

Tại phiên họp “Hợp tác xử lý đa khủng hoảng”, Thủ tướng Phạm Minh Chính thuyết phục bằng luận điểm: bối cảnh chưa từng có tiền lệ đòi hỏi phải hành động vượt ra ngoài tiền lệ, với cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân và đề cao chủ nghĩa đa phương… Vấn đề cấp thiết là thúc đẩy và tạo những động lực mới cho phục hồi tăng trưởng, phát triển kinh tế toàn cầu theo hướng xanh hơn, sạch hơn, bền vững hơn. Việt Nam cam kết sẵn sàng đẩy mạnh sản xuất lương thực góp phần thực hiện Tuyên bố Hiroshima.

Với chủ đề “Nỗ lực chung vì một hành tinh bền vững”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải, chuyển đổi năng lượng chỉ có thể thành công qua tiếp cận toàn cầu, toàn dân, đề cao chủ nghĩa đa phương; tự lực tự cường của mỗi quốc gia và hợp tác quốc tế sâu rộng. Về an ninh năng lượng, cần bảo đảm cân bằng, hợp lý, tính tới điều kiện, trình độ của mỗi quốc gia; cân bằng giữa chuyển đổi năng lượng sạch và an ninh năng lượng toàn cầu; lộ trình chuyển đổi có tính thực tiễn cao, phù hợp với quy luật thị trường. Động lực cho phát triển bền vững là nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; yếu tố then chốt là huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Việt Nam cam kết dù khó khăn vẫn quyết tâm đưa phát thải ròng về không năm 2050.

Thông điệp, cam kết, đề xuất của Việt Nam được các nhà lãnh đạo G7, các nước, các tổ chức quốc tế hoan nghênh, đánh giá cao. Hoạt động tích cực, trách nhiệm, phong phú, hiệu quả của Việt Nam góp phần làm sâu sắc quan hệ với các đối tác. Là nước đang phát triển, nhưng Việt Nam không ngợp trước G7, các vấn đề nóng toàn cầu; không “khép mình” trong tư thế khách mời, mà chủ động, tích cực tham gia, đóng góp thiết thực theo cách của mình.

Hội nghị thượng đỉnh G7, những góc nhìn và dấu ấn Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio ngày 21/5. (Nguồn: TTXVN)

Như vậy, chuyến công tác của đoàn Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng đã thành công tốt đẹp, tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng; để lại những dấu ấn sâu đậm về vai trò, đóng góp và uy tín quốc tế, khẳng định Việt Nam có tiếng nói quan trọng trong các vấn đề toàn cầu.

Tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, chúng ta không những củng cố, mở rộng quan hệ với các đối tác, tranh thủ nguồn lực cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc, mà còn ghi nhận những bài học quan trọng về đối ngoại, hội nhập quốc tế. Đó là, trên nền tảng độc lập, tự chủ, chủ động tích cực tham gia, đóng góp cho cộng đồng quốc tế, qua đó khẳng định mình, tạo vị thế có lợi trên thế giới và khu vực.

Với những kết quả đạt được, cần thúc đẩy quan hệ quốc tế, nhất là với các nước láng giềng, các nước lớn, các nước trong khu vực đi vào chiều sâu, hiệu quả thiết thực hơn. Việc Việt Nam 3 lần được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, trong đó 2 lần do Nhật Bản làm chủ nhà, là một minh chứng, cần phát huy mạnh mẽ.





Nguồn

Cùng chủ đề

Phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc

Phát biểu tại lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh, hưởng ứng Ngày Quốc tế hạnh phúc 20-3 và thực hiện Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 14-9-2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con...

WTO ghi nhận đóng góp của Việt Nam cho hệ thống thương mại đa phương

Áp lực tăng phí đối với lượng khí thải CO2 của ngành vận tải biển toàn cầu EU, Canada, Nhật Bản, các quốc đảo Thái Bình Dương nằm trong số 47 quốc gia ủng hộ việc áp phí đối với phát thải khí nhà kính của ngành vận tải quốc tế. Chiến sự Israel - Hamas ngày 19/3/2024: Thêm thủ lĩnh của Hamas bị hạ Chiến sự Israel – Hamas ngày 19/3/2024: Thủ lĩnh của Hamas bị hạ; LHQ...

Đề xuất khảo sát để tuyển sinh lớp 6 một số trường ở TP.HCM

Tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM với UBND TP về tuyển sinh lớp 6 năm học 2024-2025 có nội dung như sau:Sở đề xuất tuyển sinh vào lớp 6 theo hình thức khảo sát đánh giá năng lực tại các trường THCS thực hiện chương trình chất lượng cao "trường tiên tiến, hội nhập quốc tế", trường có...

Phụ nữ Việt với tinh thần hội nhập quốc tế

Trong quá trình hội nhập chung của đất nước, hoạt động hội nhập quốc tế của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam liên tục được tăng cường, đổi mới và phát huy mạnh mẽ.

Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024 khuyến khích tác phẩm về di sản văn hóa

Dự lễ phát động có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông; Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Trung ương, Chủ tịch Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Trần Thị Thu Đông và đông đảo các nghệ sĩ nhiếp ảnh.Mỗi tác giả có thể gửi dự thi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Chính thức khai hội Tây Thiên 2024

Được tổ chức từ ngày 15-17/2 Âm lịch hằng năm, Lễ hội Tây Thiên diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, thu hút rất đông du khách tới hành hương, chiêm bái.

Ba Lan tố Nga xâm phạm không phận khi không kích Ukraine

Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc Nga đã vi phạm không phận nước này vào sáng sớm cùng ngày bằng một tên lửa hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu ở khu vực phía Tây Ukraine.

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Tấn công khủng bố tại Nga: đã có hơn 60 người thiệt mạng

NDO - Ngày 22/3, truyền thông Nga dẫn số liệu ban đầu của Trung tâm quan hệ công chúng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, hơn 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc "Crocus City Hall" ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva. Hiện trường vụ nổ súng ở ngoại ô Moskva. (Ảnh: RIA Novosti) Theo các nguồn tin trên truyền thông Nga, vụ tấn công khủng...

Trường Cao đẳng Phát thanh- Truyền hình 2 ra mắt chương trình đào tạo mới

Việc đưa vào giảng dạy chương trình đào tạo mới tại Khoa Báo chí và Truyền thông với 4 chuyên ngành Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Quay phim, Thiết kế đồ họa với thời gian đào tạo 2.5 năm (so với 2 năm ở chương trình trước) xuất...

Chó thả rông rượt vận động viên tập luyện tại giải Vô địch Quốc gia marathon

Những ngày qua, nhiều đoàn, vận động viên chuyên nghiệp trên khắp cả nước đã quy tụ về Phú Yên để tập luyện, chuẩn bị cho giải chạy.Nhiều vận động viên đánh giá, Phú Yên có cung đường chạy rộng thênh thang, cảnh quan hùng vỹ và khí hậu khí mát mẻ. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, các đoàn và vận động viên gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười” với chó, mèo thả rông.Chó...

Cùng chuyên mục

Hai ngày để sửa cầu ở Cần Thơ bị lìa nhịp do va chạm với sà lan chở đá

Chiều 24/3, ông Nguyễn Văn Thắng, Phó chủ tịch UBND huyện Phong Điền, thành...

Báo nước ngoài gợi ý những điểm đến hàng đầu ở miền Trung Việt Nam

Trang web du lịch Hindustan Times của Ấn Độ gợi ý du khách nên khám phá những điểm đến mang tính biểu tượng hàng đầu trên khắp miền Trung Việt Nam, từ phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn đến thành phố biển hiện đại Quy Nhơn. Hội An được mệnh danh là nơi giao thoa của các nền văn hóa khi các thương gia từ Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Nhật Bản và Châu Âu, đến...

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm người đến trên minivan, mang súng trường AK đột nhập và nã đạn vào bất cứ ai gặp trên đường....

Tòa nhà cao nhất thế giới thắp sáng quốc kỳ, chạy chữ ‘UAE ủng hộ Nga’

Theo TASS, tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai (UAE) đã thắp sáng quốc kỳ Nga vào tối 23/3 nhằm tưởng nhớ các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố tại trung tâm thương mại Crocus, ngoại ô Moskva ngày 22/3.Không chỉ thắp sáng cả tòa nhà bằng quốc kỳ Nga, tòa nhà Burj Khalifa còn chạy dòng chữ "UAE ủng hộ Nga" bằng tiếng Ả Rập và tiếng Anh. Hoạt động trên do...

Hội An là nơi du lịch một mình an toàn nhất thế giới, chi phí rẻ nhất châu Á

Phố cổ Hội An (Quảng Nam, Việt Nam) đã vinh dự đứng đầu danh sách những điểm đến du lịch một mình an toàn nhất thế giới do website Smoky Mountains của Mỹ tổng hợp. Theo trang web, Hội An có tỷ lệ tội phạm là 6,25, so với Lima của Peru, nơi có tỷ lệ tội phạm cao nhất là 84,51. Smoky Mountains lưu ý rằng đối với những người đi du lịch một mình, cảm giác an toàn có...

Mới nhất

Khánh thành nhà máy công nghiệp 1.443 tỷ đồng tại Thanh Hoá

Nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam do Công ty TNHH công nghiệp SAB Việt Nam làm chủ đầu tư có quy mô diện tích 66,44 ha, với tổng vốn đầu tư 1.443,220 tỷ đồng. Ngày 20/3, tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn, thị xã...

Sasco đặt mục tiêu lãi 343 tỷ đồng

Sasco lên kế hoạch doanh thu tăng 5% lên 2.903 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tăng 3% lên 343 tỷ đồng dù dự đoán hoạt động kinh doanh có thể chịu tác động bởi xung đột vũ trang, lạm phát, giá nhiên liệu tăng cao. ...

“Quật mộ trùng ma” làm nên lịch sử khi cán mốc 10 triệu khán giả ở Hàn Quốc

"Quật mộ trùng ma" do Jang Jae Hyun đạo diễn (người từng chỉ đạo “Svaha: The Sixth Finger”, “The Priests”), làm sáng tỏ những sự kiện kỳ ​​quái, siêu nhiên, liên quan đến 1 thầy phong thủy (Choi Min Sik), 1 người làm nghề mai táng (Yoo Hae Jin) và 2 pháp sư (Kim Go Eun, Lee Do...

Có thêm nhiều dịch vụ y tế mới, cư dân Ocean City an tâm “sống khỏe” trọn đời

Thêm "lá chắn" giúp bảo vệ sức khỏe cư dânVợ mang bầu đứa con đầu lòng, anh Trần...

Kết quả Giải đua vô địch thế giới mô tô nước UIM-ABP Aquabike World Championship

Ngày 24/3, tại “trường đua xanh” Đầm Thị Nại (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đã diễn ra ngày thi đấu cuối cùng Giải vô địch thế giới mô tô nước UIM-ABP Aquabike World Championship để xác định các nhà vô địch chặng đua Grand Prix of Binh Dinh. Trước đó, ngày hôm qua (23/4) Giải đua này đã...

Mới nhất