Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKết nối để học sinh không đơn độc

Kết nối để học sinh không đơn độc


anhbaitren.png
Học sinh Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội) thuyết trình trong giờ học. Ảnh: NTCC.

Quan tâm sức khỏe tâm thần học sinh

Theo dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, viên chức làm nhiệm vụ tư vấn học sinh trong trường học có nhiệm vụ chính: tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tư vấn học sinh của nhà trường; báo cáo định kỳ, thường xuyên theo quy định; quản lý, theo dõi hệ thống hồ sơ, sổ sách liên quan đến công tác tư vấn học sinh.

Thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh khi gặp vấn đề khó khăn ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất; chủ trì phối hợp với giáo viên, nhân viên trong nhà trường, các tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường tổ chức đánh giá, rà soát phòng ngừa và thực hiện các hoạt động tư vấn học sinh (bao gồm cả tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm hay tư vấn tập thể) thông qua các hình thức tư vấn trực tiếp, tư vấn gián tiếp hoặc trực tuyến.

Phối hợp với giáo viên trong các hoạt động giáo dục học sinh liên quan đến công tác tư vấn; hoàn thành các chương trình bồi dưỡng; tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.

Liên quan đến tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, dự thảo thông tư quy định người làm công tác tư vấn học sinh trong trường học phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành đào tạo thuộc một trong những ngành: tâm lý học, công tác xã hội, xã hội học, đào tạo giáo viên theo chuyên ngành tương ứng với cấp học được tuyển dụng. Hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh theo quy định.

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, dự thảo nêu yêu cầu: hiểu biết về các quy định của ngành đối với cấp học vào trong công tác tư vấn học sinh; có khả năng tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn học sinh của nhà trường theo kế hoạch. Có khả năng biết được đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi, sức khỏe của học sinh; nhận diện được tính đa dạng và tính nhạy cảm của đối tượng cần tư vấn, hỗ trợ; có khả năng xây dựng và thực hiện các nội dung, chương trình tư vấn học sinh nhằm hỗ trợ học sinh phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất. Có hiểu biết về kiến thức pháp luật, tâm lý, xã hội và các kiến thức khác có liên quan đến công tác tư vấn học sinh để áp dụng thực hiện trong hoạt động nghề nghiệp; có kỹ năng sư phạm và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác; có khả năng phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ học sinh…

Đối với chế độ tiền lương, viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh áp dụng bảng lương viên chức tại bảng 3 (bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Cùng chia sẻ để đạt hiệu quả tốt nhất

Theo Bộ GDĐT, việc quy định bổ sung vị trí việc làm tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trường chuyên biệt là điểm mới quan trọng, thể hiện sự quan tâm của ngành giáo dục cũng như các bộ ngành, xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh trong trường học và công tác xã hội trường học.

Trước đó, Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 31 ngày 18/12/2017 về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông và Thông tư số 33/2018 về hướng dẫn công tác xã hội trong trường học. Theo đó, các nhà trường được thành lập tổ tư vấn, hỗ trợ học sinh và bố trí cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm để thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh. Cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn cho học sinh phải là người có kinh nghiệm và được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn tâm lý (có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn tâm lý học đường theo chương trình do Bộ GDĐT ban hành).

Tuy nhiên, trong thực tế việc kiêm nhiệm khó đạt hiệu quả như mong muốn do công việc của giáo viên vốn đã nhiều, khi được phân công thêm nhiệm vụ này là khó để chuyên tâm. Do không được đào tạo bài bản về tâm lý nên trong nhiều trường hợp, giáo viên kiêm nhiệm chưa đủ kỹ năng giải quyết khi gặp những tình huống bất ngờ, đột xuất; quá trình xử lý thông tin còn lúng túng…

Dự thảo của Bộ GDĐT ra đời được các nhà trường và phụ huynh, học sinh rất đồng tình. Trong bối cảnh giảm biên chế hàng năm, việc có thêm một nhân viên tư vấn học sinh tại mỗi trường công lập là sự cố gắng rất lớn của ngành giáo dục. Dẫu vậy, theo ông Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng Trường liên cấp Marie Curie (Hà Nội) chỉ một nhân viên tư vấn học sinh làm công việc này là không đủ. Bởi với hàng nghìn học sinh của mỗi trường, rất nhiều phần việc phải việc thực thường xuyên. Vì vậy, rất cần đến sự vào cuộc của ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, nhân viên trong trường học, các tổ chức Đoàn – Đội, giám thị… cũng như sự phối hợp của gia đình.

Kinh nghiệm của cô Nguyễn Mỹ Linh, cán bộ phụ trách công tác tư vấn học đường tại Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đó là cần kết nối các lực lượng giáo dục trong nhà trường để chia sẻ, phổ biến nội dung mình phụ trách, đề xuất các lực lượng cùng hỗ trợ trong việc quan sát, nhận biết biểu hiện bất thường của học sinh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh kiểm tra tình trạng lấn chiếm bãi triều tại Móng Cái

Chiều 17/4, ông Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã đi kiểm tra, khảo sát vùng biển liên quan đến hoạt động nuôi biển, khai thác khoáng sản trên địa bàn TP Móng Cái.Sau khi trực...

Công chúng phản ánh thực tế điện ảnh

Nhìn nhận đôi điều về bộ phim của đạo diễn Trần Anh Hùng tại Pháp, nhà báo Nguyễn Mỹ Linh bày tỏ: “Bạn có thể hình dung được không, ngay giữa đại dịch Covid-19 mà năm 2020 Pháp...

Sứ mệnh đế đô, phục hưng dân tộc

Tại chương trình, các đại biểu đã được thưởng thức chương trình nghệ thuật với chủ đề 'Sứ mệnh đế đô' gồm chương 1: Thống nhất giang sơn, mở xưng Hoàng đế, phục hưng dân tộc và chương...

Di sản văn hóa – nguồn lực cho phát triển

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, việc ban hành Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật...

Siết tuyển sinh trường ngoài công lập

Dù có mức đóng học phí cao hơn từ vài lần cho tới cả gần trăm lần so với bậc học của trường công lập, nhưng các cơ sở giáo dục tư nhân thường có sự rủi ro...

Bài đọc nhiều

Trường Quốc tế Mỹ đã chi 19 tỷ đồng tiền lương, bảo hiểm cho giáo viên

Tối 9/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM gửi thư ngỏ tới toàn thể phụ huynh học sinh Trường Tiểu học, THCS, THPT Quốc tế Mỹ (Trường Quốc tế Mỹ - Việt Nam - AISVN).Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, sự việc xảy ra tại Trường Quốc tế Mỹ trong thời gian qua làm ảnh hưởng đến kế hoạch học tập của học sinh. Sở và các cơ quan chức năng đã và đang nỗ...

CEO Tim Cook ăn mặc giản dị, giao lưu cùng học sinh Hà Nội

Sáng nay 16/4, CEO Tim Cook xuất hiện trong trang phục giản dị tại Trường Liên cấp Tiểu học & THCS Ngôi Sao Hà Nội (Trung Hoà Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội). Tại đây, CEO Apple đã có buổi giao lưu gần gũi, thân mật với thầy trò Trường Ngôi sao Hà Nội.Ngôi sao Hà Nội là trường học đầu tiên sử dụng iPad như công cụ dạy học chính thức. Từ năm 2019, trường đã dạy...

Được thi lại một kỹ năng bài thi IELTS nếu chưa đạt điểm như ý

IELTS One Skill Retake là tính năng cho phép thí sinh thi IELTS lại một kỹ năng duy nhất nghe (Listening), đọc (Reading), viết (Writing) hoặc nói (Speaking), nếu các bạn chưa đạt được điểm mong muốn trong lần thi đầu tiên.Cuối năm 2022, tính năng One Skill Retake đã được giới thiệu, đến nay có mặt tại khoảng 30 quốc gia...

Trường ‘đại trà’ không phục kết quả thi học sinh giỏi ở TP HCM

Phần lớn giải nhất, nhì thi học sinh giỏi lớp 12 thuộc về trường chuyên, giáo viên và học sinh các trường "đại trà" nói không phục. Hiệu trưởng một trường THPT cho biết sau khi biết kết quả kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cách đây hai hôm, học sinh và các thầy cô tham gia đều chạnh lòng. Lý do là giải nhất, nhì ở các môn phần lớn rơi vào học sinh trường chuyên, hiếm...

Sinh viên ấm ức vì lễ tốt nghiệp ở hội trường nhỏ

Nhiều sinh viên Bách khoa TP HCM phản ứng gay gắt vì lễ tốt nghiệp không ở hội trường A5 mà phải chuyển sang địa điểm nhỏ, không hoành tráng bằng. Địa điểm tổ chức lễ tốt nghiệp cuối tháng 4 đang là chủ đề thu hút trong cộng đồng sinh viên trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP HCM. Ngày 16/4, trường thông báo tổ chức buổi lễ vào ngày 26/4, ở hai hội trường...

Cùng chuyên mục

Thu nhập 15 triệu/tháng, nên chọn trường tiểu học tư nào cho con ở Hà Nội?

Năm học 2024 - 2025, trường Marie Curie (quận Nam Từ Liêm) tuyển 180 học sinh vào lớp 1 cho chương trình truyền thống và chương trình Song ngữ Việt Nam – Oxford. Theo công bố của nhà trường, học phí năm học 2024 - 2025 là 6 triệu đồng/tháng (đóng 3 tháng/lần). Bên cạnh khoản học phí, phụ huynh còn nộp phí ăn uống 1,7 triệu đồng/tháng cho bữa trưa, chiều và các khoản tăng cường tiếng Anh quốc...

Nữ sinh trường Ams trúng tuyển 3 đại học Ivy League, giành học bổng 7 tỉ

* Bạn có thể chia sẻ bí quyết để có thể học song song hai môi trường khác biệt?- Có nhiều lần mẹ khuyên em bảo lưu kết quả bên nhạc viện để tập trung học văn hóa, nhất là thời điểm ôn thi vào lớp 10 chuyên, nhưng âm nhạc đã là một phần cuộc sống của em, nếu bỏ...

Gần 90 trường tư ở Hà Nội xét tuyển học bạ vào lớp 10

Hà NộiHầu hết trường tư xét tuyển học bạ vào lớp 10, nhiều trường dùng thêm điểm thi của Sở Giáo dục. Tối 17/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố phương án tuyển sinh của 91 trường THPT tư thục, 8 trường THPT công lập tự chủ tài chính (Thực nghiệm khoa học giáo dục, Phan Huy Chú - Đống Đa, Hoàng Cầu, Nguyễn Tất Thành, Lê Lợi, Trần Quốc Tuấn, Khoa học giáo dục,...

Siết tuyển sinh trường ngoài công lập

Dù có mức đóng học phí cao hơn từ vài lần cho tới cả gần trăm lần so với bậc học của trường công lập, nhưng các cơ sở giáo dục tư nhân thường có sự rủi ro...

Mới nhất

“Hãy hỗ trợ nông dân, đừng tranh việc của họ”

Nguyễn Thị Lê Na, Nhà sáng lập EcoNations: “Hãy hỗ trợ nông dân, đừng tranh việc của họ”Ứng dụng công nghệ, Nguyễn Thị Lê Na cùng đội ngũ EcoNations tạo ra “con đường tắt” kết nối nông dân với người tiêu dùng và hỗ trợ họ quản lý, bán hàng… Nhờ đó, người nông dân được tập trung...

Mục tiêu doanh thu tăng 12%, lợi nhuận sau thuế trên 2.000 tỷ đồng

ĐHĐCĐ PNJ: Mục tiêu doanh thu tăng 12%, lợi nhuận sau thuế trên 2.000 tỷ đồngNgày 16/4, PNJ tiến hành ĐHĐCĐ 2024 trình cổ đông kế hoạch kinh doanh, doanh thu 37.147 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2023. Đặc biệt, lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng 6% lên 2.089 tỷ đồng. ...

Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Theo truyền thống "Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba", sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính  về dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc...

Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Người tiêu dùng Trung Quốc đang dần chú ý hơn tới chuối nhập khẩu từ thị trường Việt Nam Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, 2 tháng đầu năm 2024, trị giá nhập khẩu chủng loại quả chuối (mã HS 0803) của...

Lấy ý kiến Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời …

Nghị định này quy định về phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt trên mái các công trình xây dựng nhằm mục đích tự sản, tự tiêu, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác. Các trường hợp phát triển điện mặt trời mái nhà không thuộc phạm vị của Nghị định này như sau:1....

Mới nhất