Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhKhi nào Trung Quốc vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn...

Khi nào Trung Quốc vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới?


Giới chuyên gia đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến đà trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc có nguy cơ bị đảo ngược. Tuy nhiên, Thống đốc PBOC Pan Gongsheng khẳng định, nền kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn kiên cường.

Khi nào Trung Quốc vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới?
Kinh tế Trung Quốc đang trải qua một sự chuyển đổi lớn và đang tìm kiếm động lực tăng trưởng mới. (Nguồn: DD News)

Đà trỗi dậy có nguy cơ đảo ngược

Thời báo tài chính Financial Times dẫn lời ông Ruchir Sharma, Chủ tịch Rockefeller International cho rằng, quá trình tăng trưởng vượt bậc kéo dài hàng thập kỷ của nền kinh tế Trung Quốc cuối cùng đã đi đến hồi kết.

Nếu tính theo đồng USD danh nghĩa – điều mà ông Ruchir Sharma cho là thước đo chính xác nhất về sức mạnh tương đối của một nền kinh tế – tỷ trọng của Bắc Kinh trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu bắt đầu giảm từ năm 2022 do các biện pháp phòng, chống Covid-19.

Theo ông Ruchir Sharma, cho dù kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ, tỷ trọng của Trung Quốc trong GDP toàn cầu vẫn sẽ tiếp tục giảm hơn nữa vào năm 2023 và ở mức 17%.

Chủ tịch Rockefeller International nhìn nhận, điều đó khiến Trung Quốc phải đối mặt với mức giảm 1,4 điểm phần trăm trong vòng 2 năm qua – một mức sụt giảm chưa từng thấy kể từ những năm 1960-1970, khi nền kinh tế nước này còn gặp nhiều khó khăn.

Sau thập niên đầu tiên cải cách mở cửa, đến năm 1990, tỷ trọng GDP của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa đến 2%. Tuy nhiên, việc duy trì liên tục con số tăng trưởng trên dưới 2 con số trong thời gian dài nhiều năm tỷ trọng này đã tăng gấp gần 10 lần, lên tới 18,4% vào năm 2021.

“Đây là mức tăng nhanh chưa từng thấy trước đây với bất kỳ quốc gia nào trên toàn cầu. Và điều đó đã đưa đất nước tỷ dân này trở thành cường quốc kinh tế số hai thế giới sau Mỹ”, ông Ruchir Sharma đánh giá.

Giới chuyên gia đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến đà trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc có nguy cơ bị đảo ngược. Trước đây, sự phát triển tới mức bùng nổ của kinh tế nước này là do dòng vốn đầu tư lớn bất thường vào cơ sở hạ tầng và các tài sản cố định khác. Trung bình trong các năm từ 2008 đến 2021, dòng vốn đầu tư này chiếm khoảng 44% GDP, trong khi cùng kỳ, tỷ lệ này trên thế giới là 25% và ở Mỹ chỉ khoảng 20%.

Hay tình trạng số sinh thấp của Trung Quốc đã làm giảm tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của thế giới từ mức cao nhất là 24% xuống còn 19% và dự kiến sẽ giảm xuống 10% trong 35 năm tới. Với tỷ lệ người lao động trên thế giới ngày càng giảm, tỷ lệ tăng trưởng nhỏ hơn của cả nền kinh tế Trung Quốc và nền kinh tế toàn cầu gần như là điều chắc chắn.

Khó vượt Mỹ?

Trước đây, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) từng dự báo, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào 2028. Tuy nhiên, trong báo cáo cập nhật mới đây, tổ chức này đã lùi thời điểm thêm 2 năm, tới năm 2030.

Trong khi đó, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản nhận định, việc kinh tế Bắc Kinh vượt Washington sẽ không thể xảy ra cho đến năm 2033.

Một số tổ chức khác thậm chí còn hoài nghi khả năng trở thành nền kinh tế lớn nhất của Trung Quốc.

Theo Capital Economics, tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ giảm từ mức 5% trong năm 2019 xuống còn 3% và sẽ giảm xuống quanh 2% vào năm 2030. Với tốc độ suy giảm này, Trung Quốc có thể sẽ không đạt được mục tiêu đặt ra vào năm 2020 là tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế vào năm 2035.

“Điều đó có thể khiến Trung Quốc sẽ không bao giờ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới”, Capital Economics dự đoán.

Nhận định về nền kinh tế Trung Quốc, GS. Adam Tooze tại Đại học Columbia nói rằng: “Tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc có thể định hình lại trật tự thế giới. Khoảng trống mà Trung Quốc để lại sẽ được lấp đầy bởi Mỹ và các quốc gia mới nổi khác như Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Brazil…”.

“Trung Quốc đang chuyển đổi từ sản xuất và bất động sản – động lực tăng trưởng truyền thống – hướng tới một mô hình kinh tế mới hơn được thúc đẩy bởi tiêu dùng và dịch vụ. Và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay” – Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) Pan Gongsheng.

Nền kinh tế vẫn kiên cường

Về phía Trung Quốc, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) Pan Gongsheng cho biết, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang trải qua một sự chuyển đổi lớn và đang tìm kiếm động lực tăng trưởng mới.

Ông nói rõ, đất nước đang chuyển đổi từ sản xuất và bất động sản – động lực tăng trưởng truyền thống – hướng tới một mô hình kinh tế mới hơn được thúc đẩy bởi tiêu dùng và dịch vụ. Và “nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay”.

Ông Pan Gongsheng nhận thấy, tiêu dùng và sản xuất công nghiệp đã tăng trưởng tốt trong tháng 10.

Tuy nhiên, lĩnh vực bất động sản vẫn đang phải vật lộn với tình trạng doanh số bán hàng trì trệ và giá nhà giảm. Lĩnh vực này đã bùng nổ trong ba thập kỷ nhờ dân số tăng và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. Tổng cộng, bất động sản chiếm tới 30% GDP của Trung Quốc.

Thị trường bất động sản tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã rơi vào khủng hoảng vào năm 2020. Thống đốc PBOC cho hay: “Thị trường bất động sản đang trải qua một số điều chỉnh. Về lâu dài, những điều chỉnh như vậy sẽ có lợi cho quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế của đất nước. Thị trường nhà ở đang ở giữa một sự chuyển đổi lớn”.

Trước bối cảnh này, Thống đốc Pan Gongsheng cam kết sẽ giữ chính sách tiền tệ phù hợp để hỗ trợ nền kinh tế, mặc dù lạm phát đang “chạm đáy”. Ông cho rằng, giá tiêu dùng tại đất nước tỷ dân dự kiến ​​sẽ tăng trong những tháng tới.

Đặc biệt, trong tháng 11, tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ so với USD có xu hướng phục hồi mạnh. Điều này được cho là sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế Trung Quốc và việc khôi phục niềm tin thị trường.

Truyền thông quốc tế cũng thông tin, các công ty và ngân hàng toàn cầu đang huy động số lượng Nhân dân tệ kỷ lục, điều này đã thúc đẩy đồng nhân dân tệ vượt qua đồng Euro, nhanh chóng trở thành đồng tiền tài trợ thương mại lớn thứ hai toàn cầu.

Ngoài ra, tỷ trọng của nội tệ Trung Quốc trong giao dịch ngoại hối cũng không ngừng tăng lên. Theo khảo sát năm 2022 của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), tỷ trọng giao dịch ngoại hối bằng Nhân dân tệ trên thị trường toàn cầu đã tăng từ 4,3% lên 7% trong 3 năm qua.

Ông Thịnh Tùng Thành, cựu Cục trưởng Cục Khảo sát và Thống kê thuộc PBOC nhận định, sự phục hồi của tỷ giá Nhân dân tệ là biểu hiện của nền kinh tế Trung Quốc đã chạm đáy và bắt đầu phục hồi.

Với những tín hiệu tích cực nói trên, Thống đốc PBOC khẳn định: “Nhìn về phía trước, nền kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn kiên cường. Tôi tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ đạt được mức tăng trưởng lành mạnh, bền vững vào năm 2024 và hơn thế nữa”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Trung Quốc chi gần 300 triệu USD mua nửa triệu tấn một loại nông sản được trồng nhiều ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 02/2024, Việt Nam xuất khẩu được 217.030 tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 96,27 triệu USD, giảm 48,7% về lượng và giảm 50,8% về trị giá so với tháng...

Mỹ, Anh, New Zealand đồng loạt cáo buộc Trung Quốc tấn công mạng, Bắc Kinh phản pháo là “vu khống ác ý”

Ngày 25/3, giới chức Mỹ, Anh và New Zealand cáo buộc Trung Quốc tiến hành các chiến dịch tấn công mạng sâu rộng. Bắc Kinh lên tiếng phản đối.

Vì sao thị trường Trung Quốc bùng nổ nhu cầu tiêu thụ cà phê?

Mặc dù Trung Quốc không phải là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên toàn thế giới, nhu cầu về các sản phẩm cà phê và doanh số bán hàng hàng năm tiếp tục tăng. Thị trường "béo bở" Cà phê được cho là xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc khi một nhà truyền giáo người Pháp trồng cà phê trên khắp tỉnh Vân Nam vào những năm 1890. Đồ uống này hầu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Belarus tuyên bố đáp trả mọi khiêu khích bằng vũ lực; Triều Tiên thẳng thừng từ chối Nhật Bản; Trung Quốc “nóng mặt” vì...

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bất kỳ Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu nào về Ukraine, nếu không có Nga đều vô nghĩa

Phát biểu phỏng vấn ngày 26/3, Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cho biết bất kỳ Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu nào về Ukraine mà không có Nga đều vô nghĩa và sẽ thất bại. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov bày tỏ quan điểm về tổ chức hội nghị hòa bình toàn cầu nhằm giải quyết xung đột Ukraine. (Nguồn: France 24)...

Thủ lĩnh Hamas đến Iran

Ngày 26/3, Thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh đã có mặt tại Tehran để hội đàm với các quan chức Iran.

Bài đọc nhiều

CEO IPPG nhận giải ‘Nữ doanh nhân xuất sắc TP HCM 2024’

Bà Lê Hồng Thủy Tiên - CEO IPPG - cùng bảy nhân vật được vinh danh "Nữ doanh nhân xuất sắc TP HCM 2024", ngày 22/3 Lễ vinh danh chủ đề "Khi hoa hồng hóa kim cương" diễn ra tại TP HCM, với sự góp mặt của Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TPHCM, bà Nguyễn Thị Lệ - Chủ tịch HĐND TP HCM, bà Hà Thị Nga -...

Cảng hơn 14.200 tỉ đồng tại Quảng Trị chính thức thi công sau 5 năm khởi công

Theo kế hoạch và phân kỳ đầu tư, giai đoạn 1 từ năm 2018-2025 sẽ xây dựng hoàn thành, đưa vào khai thác 4 bến cảng, diện tích 133,67 ha, đến năm 2031 đưa vào khai thác 7 bến và đến năm 2036 là 10 bến.Tại lễ triển khai thi công, nhà đầu tư đưa ra cam kết, quyết tâm đến cuối năm 2025 hoàn thành từ 2 đến 4 bến cho tàu có trọng tải đến 100.000...

Nhà đầu tư lo mất cơ hội vì công ty chứng khoán gặp sự cố

Thị trường lao dốc cuối phiên, cổ phiếu mà Thuỳ Linh nắm giữ cũng giảm mạnh nhưng cô không cách nào đăng nhập được tài khoản mở tại VNDirect để thoát hàng. Thùy Linh tự nhận mình là người "nghiện" giao dịch, bởi thời gian quay vòng vốn của cô chỉ tính bằng ngày. Những phiên gần đây là thời điểm ưa thích của Linh, bởi thị trường biến động. Vừa lướt sóng T+ trên thị trường cơ sở,...

Manulife Việt Nam tung sản phẩm mới, cam kết hoàn phí

Đóng phí ngắn, bảo vệ dài, cam kết hoàn phíTrong những năm qua, đại đa số khách hàng quan tâm tới bảo hiểm có yếu tố tích lũy - đầu tư thường chọn dòng sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. Không nhiều khách hàng chọn bảo hiểm tử kỳ dù điều kiện tham gia đơn giản, phí đóng thường thấp hơn các dòng sản phẩm khác, quyền lợi bồi thường cao khi có rủi ro tử...

Siêu thị Mỹ lần đầu tăng giá chuối sau hơn 20 năm

Trader Joe’s, một trong những chuỗi siêu thị lớn của Mỹ, gần đây tăng giá chuối - sản phẩm nổi tiếng nhất của họ - lần đầu kể từ năm 2001. Hôm 25/3, chuỗi siêu thị Trader Joe’s (Mỹ) cho biết gần đây đã tăng giá chuối, từ 0,19 USD lên 0,23 USD một quả. Mức tăng này tương đương hơn 20%. Đây là lần đầu tiên họ nâng giá chuối kể từ khi bắt đầu bán lẻ từng...

Cùng chuyên mục

Cho phép 3 tháng điều chỉnh giá điện 1 lần

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 05/2024/QĐ-TTg ngày 26.3.2024 Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế Quyết định 24 được ban hành từ năm 2017.Quyết định mới nhất cho phép rút ngắn thời gian tối thiểu giữa 2 lần điều chỉnh giá điện từ 6 tháng xuống 3 tháng. Song điều này không có nghĩa là cứ 3 tháng điều chỉnh giá điện...

Cách ‘Shark’ Thủy vận hành Egroup trước khi bị bắt

Egroup của "Shark" Thủy nhiều năm vận hành dựa vào đòn bẩy tài chính, huy động hàng nghìn tỷ đồng nhưng cuối cùng liên tục nợ tiền nhà đầu tư, khất lương nhân viên và thất hẹn trả học phí. Ông Nguyễn Ngọc Thủy - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần Tập đoàn Giáo dục Egroup, vừa bị bắt với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước đó, nhiều nhà đầu tư...

Nguồn cung xăng dầu không bị ảnh hưởng khi lọc dầu Dung Quất bảo dưỡng

Công ty Cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cho biết, Nhà máy lọc dầu Dung Quất tạm dừng hoạt động trong vòng 48 ngày, từ ngày 15.3 đến ngày 1.5.2024 để thực hiện bảo dưỡng tổng thể lần 5.Để đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường, ngày 26.3, trao đổi với Báo Lao Động, đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, bộ đã yêu cầu Nhà máy lọc dầu...

Đường sắt tốc độ cao có thể đóng góp khoảng 1 điểm % tăng trưởng GDP mỗi năm

Gia tăng thị phần vận tải hàng hoá đường dàiTheo GS.TS. Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT, ngoài mục tiêu vận tải hành khách, tuyến đường sắt tốc độ cao phải tăng thị phần vận tải hàng hoá đường dài có như vậy mới...

Bình Định trao nhiều thỏa thuận hợp tác tại Hội nghị xúc tiến đầu tư 2024

Thông tin từ Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định (thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tại hội nghị, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - UBND tỉnh Bình Định - Tổng Công ty hàng không Việt Nam -...

Mới nhất

Liên đoàn bóng đá Việt Nam xin lỗi người hâm mộ cả nước

"Liên đoàn bóng đá Việt Nam xin lỗi người hâm mộ bóng đá nước nhà vì thành tích của đội tuyển Việt Nam trong thời gian qua chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra, đồng thời mong người hâm mộ sẽ tiếp tục đặt niềm tin và sự ủng hộ cho bóng đá Việt Nam nói chung,...

Bộ VHTTDL chia buồn sâu sắc về vụ tấn công khủng bố tại Liên bang Nga

Được tin vụ khủng bố xảy ra trong chương trình hòa nhạc tại Trung tâm Thương mại “Crocus City Hall” ở Moskva, Liên bang Nga ngày 22/3/2024 làm nhiều người thiệt mạng và rất nhiều người bị thương, ngày 25/3/2024, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Việt Nam Nguyễn Văn Hùng đã gửi điện chia buồn đến Bộ trưởng Bộ Văn...

Kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 248/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi (Ban Chỉ đạo). Theo đó, Trưởng Ban Chỉ đạo là Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch...

Nữ cổ động viên đổ máu trên khán đài trận Việt Nam vs Indonesia

Tối 26/3, lãnh đạo Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết đơn vị đang vào cuộc điều tra và làm việc với những người liên quan vụ cổ động viên đánh nhau trên sân vận động Mỹ Đình.Trong đoạn clip ngắn chia sẻ trên mạng xã hội, 2 nữ cổ động viên ngồi cùng hàng...

VFF chấm dứt hợp đồng với HLV Troussier

Hà NộiLiên đoàn Bóng đá Việt Nam và HLV Philippe Troussier đồng thuận chia tay, hai tiếng sau trận thua Indonesia 0-3 ở vòng loại World Cup 2026 tối 26/3. * Tiếp tục cập nhật"Chúng tôi vừa họp xong. Hai bên cùng thống nhất chấm dứt hợp đồng", Tổng thư ký VFF Dương Nghiệp Khôi nói với VnExpress.Trước đó,...

Mới nhất