Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhKhông chỉ vì khí đốt Nga, kinh tế Đức đang vấp phải...

Không chỉ vì khí đốt Nga, kinh tế Đức đang vấp phải khó khăn bởi những lý do ai cũng biết


Theo DW, các nhà kinh tế và hiệp hội ngành thống nhất quan điểm, 2023 là một năm trì trệ với nền kinh tế Đức – “đầu tàu” châu Âu.

(Nguồn: AP)
Vấn đề ngân sách của Đức trở nên ‘nóng’ hơn và nền kinh tế của đất nước đang gặp khó. (Nguồn: AP)

“Thực tế là chúng ta đang trì trệ”

Moritz Kraemer, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Landesbank Baden-Württemberg nhấn mạnh trong một cuộc trả lời phỏng vấn rằng: “Thực tế là chúng ta đang trì trệ”.

DW nhấn mạnh: “Những lý do khiến nước Đức gặp khó khăn thì dường như ai cũng biết”.

Cụ thể như: Người tiêu dùng đang chần chừ chi tiêu do lạm phát và giá cả tăng. Thêm vào đó, nền kinh tế toàn cầu trì trệ đang gây căng thẳng cho các nhà xuất khẩu – khu vực vốn từng là động lực của nền kinh tế.

Giá năng lượng không ổn định cũng khiến nhiều tập đoàn quốc tế đang tạm dừng kế hoạch đầu tư. Thậm chí, những doanh nghiệp này đang xây dựng những cơ sở mới ở nước ngoài như Mỹ hay Trung Quốc.

Ngoài ra, quá trình chuyển đổi xanh đầy tham vọng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu do Bộ trưởng kinh tế và khí hậu Đức Robert Habeck thúc đẩy, đang tiêu tốn rất nhiều tiền.

Không chỉ thế, ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng của Đức đang chịu cú sốc cực lớn vì những nguyên nhân khác nhau.

Thứ nhất, “đầu tàu” châu Âu đã mất đi nguồn cung khí đốt tự nhiên giá rẻ từ Nga do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine. Giá khí đốt tăng vọt dẫn đến lạm phát gia tăng, kinh tế suy thoái.

Thứ hai, tác động của lãi suất cao hơn nhằm giải quyết tình trạng lạm phát cao đã tạo thêm áp lực lên các hộ gia đình và doanh nghiệp. Trong khi đó, nền kinh tế thiên về sản xuất của Đức phải vật lộn với khối lượng thương mại toàn cầu yếu hơn.

Thứ ba, việc ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc trong bối cảnh địa chính trị hiện nay khiến nền kinh tế Đức hứng chịu ảnh hưởng lớn.

Theo số liệu từ phía Đức, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới 12,8% trong tổng lượng hàng hóa nhập khẩu của nước này.

Lỗ hổng lớn trong ngân sách

Giữa tháng 11/2023, Tòa án Hiến pháp Đức đã bác bỏ việc tái phân bổ 60 tỷ Euro (khoảng 65 tỷ USD) của chính phủ tồn đọng trong quỹ Covid-19 để sử dụng cho mục tiêu khí hậu và hiện đại hóa nền kinh tế. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Đức đang gấp rút chuẩn bị cho chương trình tài khóa năm 2024, đã làm đảo lộn kế hoạch chi tiêu.

Vấn đề ngân sách của Đức trở nên “nóng” sau phán quyết của Tòa án Hiến pháp. Phán quyết này ảnh hưởng tới các quỹ ngoài ngân sách khác mà “đầu tàu” châu Âu đã áp dụng nhiều năm qua để tài trợ cho chính sách “phanh nợ” nhằm hạn chế mức thâm hụt ngân sách công vượt quá 0,35% GDP. Chính sách “phanh nợ” của Đức được áp dụng từ năm 2009, dưới thời cựu Thủ tướng Angela Merkel.

Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, chính sách này được miễn thực thi trong giai đoạn 2020-2022 để có thể gia tăng các khoản chi tiêu công khẩn cấp đối phó cuộc khủng hoảng. Năm 2023, chính sách này được áp dụng trở lại và là lý do Tòa án Hiến pháp Đức không chấp nhận chuyển đổi mục đích sử dụng số tiền 60 tỷ Euro nói trên.

Các kế hoạch của chính phủ phụ thuộc rất nhiều vào số tiền này trong những năm tới và quyết định của tòa án đã tạo ra một lỗ hổng lớn trong ngân sách.

Sau ba năm chi tiêu “mạnh tay” để đối phó đại dịch và những tác động từ xung đột ở Ukraine, chính phủ Đức đang áp dụng các biện pháp cắt giảm chi ngân sách trên diện rộng. Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner tuyên bố quyết tâm giảm nợ bằng bất cứ giá nào; đồng thời, nhấn mạnh năm 2024, chỉ riêng việc trả lãi vay sẽ “ngốn” 37 tỷ Euro của chính phủ.

Việc trả lãi vay khiến chính phủ Đức lâm vào cảnh khó khăn chồng chất, bởi dự thảo luật ngân sách năm 2024 trình Quốc hội phê duyệt chỉ “vỏn vẹn” 445 tỷ Euro – ít hơn ngân sách năm nay 30 tỷ Euro.

Không chỉ vì khí đốt Nga, kinh tế Đức đang vấp phải khó khăn bởi những lý do ai cũng biết
Năm 2024, chỉ riêng việc trả lãi vay sẽ “ngốn” 37 tỷ Euro của chính phủ Đức. (Nguồn: DPA)

“Thắt lưng buộc bụng” tài chính

Với quỹ ngân sách eo hẹp, chính phủ Đức nhiều khả năng sẽ phải tìm kiếm các phương án tiết kiệm.

Cuối tháng 11/2023, sau nhiều vòng đàm phán gay gắt, chính phủ đã đồng ý về ngân sách bổ sung cho năm 2023 và tạm dừng việc “phanh nợ” cho năm đó nhằm tìm kiếm một thỏa thuận bù đắp cho khoản ngân sách thâm hụt 60 tỷ Euro.

Ngân sách cho năm 2024 đã bị cắt giảm đáng kể. Một số người lo ngại rằng, việc cắt giảm chi phí theo kế hoạch, ít trợ cấp hơn và giá năng lượng cao hơn có thể khiến nền kinh tế chậm lại và thậm chí gây ra lạm phát.

Do phán quyết của Tòa án Hiến pháp, các dự án chính sách công nghiệp và khí hậu của ông Robert Habeck cũng đang gặp nguy hiểm. Bộ kinh tế và khí hậu Đức ước tính, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm tới nửa điểm phần trăm.

Theo nhà kinh tế trưởng Carsten Brzeski của ING, hai yếu tố rủi ro mới đối với nền kinh tế Đức sau phán quyết của Tòa án Hiến pháp. Đó là: Thắt lưng buộc bụng tài chính và bất ổn chính trị.

Hiện tại, chính phủ Đức vẫn giả định, GDP của nước này sẽ tăng 1,3% cho năm 2024. Nhưng gần như tất cả các nhà nghiên cứu kinh tế có uy tín đều dự đoán mức tăng trưởng GDP của Đức sẽ dưới 1% vào năm nay.

Khủng hoảng ở mọi hướng?

Nhà kinh tế học Isabell Koske của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhận thấy, cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2022 ảnh hưởng đến Đức nhiều hơn các nước khác vì ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng hơn ở quốc gia này. Song song với đó, sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga cũng khiến nền kinh tế lớn nhất châu Âu chịu tổn thương nhiều hơn trong hai năm qua.

Bà Isabell Koske nói thêm: “Lạm phát cao làm giảm sức mua của hộ gia đình, từ đó, ảnh hưởng đến tiêu dùng. Cuộc khủng hoảng ngân sách chính phủ cũng khiến các công ty và người tiêu dùng lo lắng.

Điều quan trọng là phải giải quyết cuộc khủng hoảng ngân sách càng nhanh càng tốt để mang lại cho các công ty và hộ gia đình lập kế hoạch sự an tâm và niềm tin vào tương lai. Một giải pháp nên bao gồm cắt giảm chi tiêu, tăng doanh thu”.

Chuyên gia Stefan Schneider từ Deutsche Bank cũng cho rằng, nền kinh tế Đức sẽ suy giảm vào năm 2024.

Moritz Schularick, Chủ tịch Viện Kinh tế thế giới Kiel nhấn mạnh: “Đức đã từng đặt cược vào khí đốt của Nga như một nguồn năng lượng giá rẻ cho ngành công nghiệp, đặt cược vào phép màu kinh tế Trung Quốc như một động lực cho xuất khẩu và đặt cược vào Pax Americana (hòa bình kiểu Mỹ) trong việc chuyển giao an ninh quốc gia. Ở cả ba vấn đề này, Đức đã đi đến cuối con đường”.

Bài viết trên Tạp chí kinh tế Handelsblatt cũng khẳng định, nền kinh tế nước này tiếp tục đối mặt với triển vọng ảm đạm trong năm 2024.

Tạp chí trên dẫn một cuộc khảo sát của Viện Kinh tế Đức (IW) cho thấy, đa số doanh nghiệp đều thể hiện sự bi quan. Cụ thể, 30 trong tổng số 47 hiệp hội kinh tế được khảo sát cho biết, tình hình hiện tại của họ tồi tệ hơn so với một năm trước, trong đó có những ngành mũi nhọn, sử dụng nhiều lao động như chế tạo máy, cơ khí, điện, xây dựng và bán lẻ.

Cuộc khảo sát của IW đánh giá: “Gánh nặng lớn nhất cho năm 2024 bao gồm nền kinh tế toàn cầu yếu, bất ổn địa chính trị và lãi suất tăng”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Phục hồi trong thận trọng

Theo kết quả khảo sát do công ty tư vấn Sentix thực hiện trên 1.267 nhà đầu tư, chỉ số lòng tin của nhà đầu tư đối với Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tăng 2,4 điểm, là mức cao nhất kể từ tháng 4-2023. Tương tự, chỉ số triển vọng tăng lên mức âm 2,3 điểm từ mức âm 5,5 điểm trong tháng 2. Đây là lần tăng thứ 6 liên tiếp và...

Nga triệu Đại sứ Đức, Albania mở lại căn cứ không quân thời Liên Xô, công dân Mỹ rời Haiti càng sớm càng tốt…

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/3.

EU sẽ nhận hậu quả nếu “khai tử” dòng “nhiên liệu xanh” của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với các nước Liên minh châu Âu (EU) vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu này.

Châu Âu thành công thoát khí đốt Nga, kỷ nguyên cũ sẽ không trở lại

Hai năm kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, động lực thị trường khí đốt châu Âu đã thay đổi nhiều. Hiện tại, vẫn có những câu hỏi rằng, liệu khí đốt của Nga có thể lấy lại thị phần đã mất vào một thời điểm nào đó trong tương lai hay không?

Khí đốt Nga qua đường ống có thể sang châu Âu nhờ quốc gia này

Trung tâm khí đốt Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp tăng xuất khẩu khí đốt Nga qua đường ống và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tới Liên minh châu Âu (EU).

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

IS thừa nhận đứng sau, bất ngờ công bố ảnh những tay súng thực hiện vụ khủng bố ở Nga

Hãng tin Amaq của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đăng trên Telegram ngày 23/3 cho biết IS đã công bố một bức ảnh chụp những người mà chúng nói là 4 kẻ tấn công đứng sau vụ xả súng điên cuồng khiến ít nhất 143 người thiệt mạng tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3.

Trung Quốc lại “nổi đóa”, yêu cầu Philippines chấm dứt ngay hành vi xâm phạm, khiêu khích ở Biển Đông

Ngày 23/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Philippines nên ngay lập tức chấm dứt hành vi xâm phạm và khiêu khích của quốc gia Đông Nam Á này cũng như không làm phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Hoa Nam (Biển Đông).

Vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan

Trải qua 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan được duy trì, phát triển tốt đẹp. Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-26/3. Nhân dịp này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong trả lời phỏng...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Long

Sáng 23/3, tại thành phố Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long. Ngành Ngân hàng Vĩnh Long tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp Vốn tín dụng sẽ được đẩy mạnh hơn nữa vào nông nghiệp, nông thôn ...

Chủ tịch MB: “Người MB đã nói là làm, đã làm là phải bằng được”

Ngày 6/3/2024 vừa qua, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã chứng khoán MBB) đã tổ chức gặp mặt nhà đầu tư để thông tin về kết quả kinh doanh và động lực tăng trưởng năm 2024. Trao đổi với nhà đầu tư, bên cạnh những nội dung về kế hoạch kinh doanh 2024, ngay cả các vấn đề mà nhiều ngân hàng khác thường cho là "nhạy cảm" với hoạt động cũng được lãnh đạo MB thẳng thắn chia...

Rơi tự do khỏi ngưỡng 80 triệu/lượng

Giá vàng SJC hôm nayGiá vàng thế giới giảm trong bối cảnh chỉ số USD tăng lên. Ghi nhận lúc 20h ngày 22.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 103,905 điểm (tăng 0,23%).Dự báo giá vàngTheo một số doanh nghiệp, giá vàng trong nước đi xuống, nhất là đối với vàng SJC trong bối cảnh thị trường chờ đợi chính sách quản lý...

Vàng miếng về dưới 80 triệu sau đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng

Sau đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, mỗi lượng SJC hôm nay giảm 1 triệu đồng, về dưới 80 triệu. 13h30, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá mua bán vàng miếng tại 77,8 - 79,8 triệu đồng, giảm 1 triệu so với cuối ngày hôm qua. Tại Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, mỗi lượng cũng xuống 77,7 - 79,7 triệu đồng. Tính trong hai ngày...

Gửi tiết kiệm 6 tháng, top 5 ngân hàng có lãi suất cao nhất hôm nay

Bạn có thể tính nhanh tiền lãi gửi ngân hàng qua công thức sau:Tiền lãi = Tiền gửi x lãi suất (%)/12 tháng x số tháng gửiVí dụ, bạn gửi 1 tỉ đồng vào Ngân hàng A, với lãi suất 4,6% ở kì hạn 6 tháng. Tiền lãi bạn nhận được ước tính bằng:1 tỉ đồng x 4,6%/12 x 6 tháng = 23 triệu đồng.Như vậy, trước khi gửi tiết kiệm, bạn nên so sánh lãi suất tiết...

Cùng chuyên mục

Lý do vàng trong nước biến động mạnh

Giá vàng thế giới không có nhiều thay đổi trong bối cảnh chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 19h ngày 23.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Dự báo giá vàngÔng Daniel Ghali - chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities cho rằng, động lực mua vào dường như tạm thời cạn kiệt. Giá vàng đang điều...

Hải Phòng có thêm 926 tỷ đồng vì thu vượt ngân sách

Do thu từ xuất nhập khẩu năm 2022 vượt hơn 20%, Hải Phòng được thưởng và bổ sung hơn 926 tỷ đồng để đầu tư trở lại cho thành phố. Theo UBND TP Hải Phòng, năm 2022, thành phố thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 67.806 tỷ đồng, vượt 11.876 tỷ đồng so với chỉ tiêu được giao. Theo nghị định về cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù với Hải...

Kinh tế sáng tạo – tiềm năng không giới hạn

Kinh tế sáng tạo dù là khái niệm khá mới, nhưng tại Việt Nam tiềm năng phát triển gần như không có giới hạn và dự báo sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế.Chuyện của “bình mới, rượu cũ” Theo nghiên cứu về phát triển kinh tế sáng tạo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức...

Gửi tiết kiệm 1 tỉ đồng 12 tháng ở Agribank nhận lãi suất tới 47 triệu đồng

Bạn đọc có thể tính nhanh tiền lãi gửi ngân hàng qua công thức sau:Tiền lãi = Tiền gửi x lãi suất (%)/12 tháng x số tháng gửi.Ví dụ, bạn gửi 1 tỉ đồng vào Ngân hàng Agribank, với lãi suất 4,7% ở kì hạn 12 tháng. Tiền lãi bạn nhận được ước tính bằng:1 tỉ đồng x 4,7%/12 x 12 tháng = 47 triệu đồng.Trước khi gửi tiết kiệm, bạn đọc nên so sánh lãi suất tiết...

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 24/CĐ-TTg ngày 22/3/2024 về việc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương; Chủ...

Mới nhất

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh...

U23 Việt Nam hòa nhạt nhòa U23 Tajikistan, HLV Troussier thêm âu lo

Đúng như dự đoán của giới chuyên môn, HLV Maulay tạo ra hàng loạt sự thay đổi trong đội hình xuất phát của U23 Việt Nam. Mục tiêu của trận đấu gặp U23 Tajikistan là cọ xát và giúp các cầu thủ có thêm kinh nghiệm.Trong khung gỗ, Văn Bình bắt chính và các hậu vệ phía trên...

Thanh Hoá tăng cường cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư

Thanh Hoá tăng cường cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tưUBND tỉnh Thanh Hoá cho biết vừa có quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh. ...

Thế Giới Di Động dự tính phát hành cổ phiếu ESOP không quá 2%

Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động mới công bố tờ trình đại hội đồng cổ đông thường niên phương án phát hành cổ phiếu cho ban điều hành và cán bộ chủ chốt (ESOP) nếu hoàn thành vượt 110% kế hoạch lợi nhuận sau thuế. ...

Mới nhất