Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhKiểm soát lạm phát: Không thể chủ quan

Kiểm soát lạm phát: Không thể chủ quan

Đúng như dự báo của các chuyên gia và kỳ vọng của thị trường, đà tăng nhanh của lạm phát trong hai tháng đầu năm nay đã chững lại trong tháng 3 vừa qua sau khi yếu tố “mùa vụ” qua đi.

Qua thời điểm tăng do “mùa vụ”

Số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy, so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 3 tăng 3,97% – đã chững lại so với tháng 2 (tăng 3,98%). Trong khi so với tháng 12/2023, CPI tháng 3 tăng 1,12%, ghi nhận tốc độ tăng đã giảm so với tháng 2 (tăng 1,35%). Và nếu so với tháng trước, CPI tháng 3 đã giảm 0,23%, trong khi CPI tháng 2 tăng 1,04%. CPI tháng 2 tăng so với tháng trước khi có tới 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng; 02 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Trong khi đó diễn biến CPI tháng 3 ngược lại, mức giảm 0,23% so với tháng trước có được nhờ 7 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, chỉ còn 04 nhóm hàng có chỉ số giá tăng.

Đáng chú ý, một số nhóm hàng hóa và dịch vụ chiếm cấu phần lớn và tác động mạnh khiến CPI chung tăng trong tháng 2 như chỉ số nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (nhất là lương thực và thực phẩm), nhóm giao thông… đã ghi nhận chỉ số giá giảm khá mạnh trong tháng 3. Những diễn biến như vậy phần nào là các chỉ dấu cho thấy, giá cả bắt đầu đi vào xu hướng ổn định tương đối, trở về trạng thái bình thường sau khi yếu tố “mùa vụ” (dịp Tết Nguyên đán) đã ở lại phía sau.

Bên ngoài, kinh tế thế giới đang cho thấy tín hiệu hồi phục tốt hơn, trong khi lạm phát giảm nhanh, lãi suất đã dừng đà tăng và bắt đầu giảm. Kết hợp các yếu tố trong và ngoài nước như vậy, đây là những cơ sở để các chuyên gia tin tưởng khả năng kiểm soát lạm phát năm 2024 như mục tiêu đặt ra là khả thi. Như TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhận định, dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay có thể đạt trong khoảng 6,0% – 6,5% và lạm phát hoàn toàn trong tầm kiểm soát, có thể ở mức dưới 4%.

Kiểm soát lạm phát: Không thể chủ quan

Một lưu ý là tăng trưởng GDP quý I/2023 tăng 3,41% trong khi CPI bình quân tăng 4,18%; lạm phát cơ bản tăng 5,01% so với cùng kỳ năm trước. Còn trong quý I/2024, GDP tăng 5,66%, trong khi CPI bình quân chỉ tăng 3,77%; lạm phát cơ bản bình quân tăng 2,81%. Điều này ít nhiều cho thấy, chỉ số lạm phát và tăng trưởng GDP hiện nay đang có sự “đồng nhịp” hơn so với cùng kỳ năm ngoái và báo hiệu xu hướng tích cực cho nền kinh tế trong thời gian tới.

Theo bà Nguyễn Thu Oanh – Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê, với nhiều giải pháp được triển khai thời gian qua như giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ từ 10% xuống 8%; đảm bảo nguồn cung hàng hóa dồi dào… đã giúp kiểm soát lạm phát ở mức phù hợp để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, những thách thức, khó khăn tác động đến lạm phát trong thời gian tới vẫn còn.

Bên ngoài, lạm phát toàn cầu dù đang theo xu hướng hạ nhiệt nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro có thể tạo nên cú sốc mới. “Việt Nam có độ mở kinh tế lớn nên những thay đổi của lạm phát thế giới sẽ nhanh chóng tác động tới lạm phát của Việt Nam, bà Nguyễn Thu Oanh nhận định.

Ở trong nước, một số yếu tố cũng có khả năng tạo áp lực lạm phát trong thời gian tới. Trong đó, nhu cầu nhập khẩu gạo của các quốc gia dự báo sẽ tiếp tục tăng cao như Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, UAE… điều này mặc dù giúp cho xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục thuận lợi với giá cao nhưng đồng thời cũng sẽ kéo giá gạo trong nước tăng lên.

Điều hành chủ động, linh hoạt các chính sách vĩ mô

Theo các chuyên gia, áp lực lạm phát còn đến từ giá năng lượng. Trong đó, điện là mặt hàng rất quan trọng trong sản xuất và tiêu dùng nên có tác động khá lớn tới lạm phát, chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 10% sẽ tác động trực tiếp làm CPI tăng 0,33%. Trong năm 2024, EVN có thể sẽ tiếp tục các đợt tăng giá điện để đảm bảo phản ánh biến động của các chi phí đầu vào của giá điện. Cùng với đó, biến động của giá dầu thế giới tác động đến xăng dầu trong nước. Giá nhiên liệu đang ở mức cao và các chuyên gia quốc tế dự báo từ nay đến cuối năm giá xăng dầu sẽ tiếp tục xu hướng tăng kéo theo giá xăng dầu trong nước tăng lên, tạo áp lực lên lạm phát.

Ngoài ra, nếu điều chỉnh giá dịch vụ do nhà nước quản lý theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố, các chi phí thực hiện vào giá dịch vụ y tế và học phí giáo dục sẽ tác động làm tăng CPI. Cải cách tiền lương của khu vực nhà nước và tăng lương tối thiểu cho khu vực doanh nghiệp dự kiến được thực hiện từ 1/7/2024 có thể làm gia tăng kỳ vọng lạm phát kéo theo giá các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng lên. Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công một mặt giúp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế nhưng mặt khác có thể tạo sức ép lên mặt bằng giá trong thời gian tới.

Kiểm soát lạm phát: Không thể chủ quan

Trên cơ sở tình hình thị trường trong nước quý I/2024, đánh giá tình hình thế giới và phân tích các yếu tố tác động tới lạm phát của Việt Nam trong thời gian tới, Tổng cục Thống kê xây dựng một số kịch bản lạm phát cho năm 2024. Các kịch bản lạm phát được xây dựng thông qua dự báo biến động giá của các nhóm hàng hóa và dịch vụ ảnh hưởng nhiều tới chỉ số giá tiêu dùng như lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, xăng dầu, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục… Theo đó, ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%; 4,2% và 4,5%.

Để kiểm soát lạm phát năm 2024 đạt được mục tiêu đề ra, các chuyên gia kiến nghị một số giải pháp. Trong đó, đối với việc tăng giá các hàng hóa và dịch vụ do nhà nước quản lý, các bộ ngành cần sớm lên kế hoạch, xây dựng phương án, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng do mình quản lý, từ đó Ban Chỉ đạo Điều hành giá của Chính phủ quyết định thời điểm, mức độ điều chỉnh một cách đồng bộ, thống nhất sao cho phù hợp với thị trường mà vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước. Các bộ ngành, địa phương cần theo dõi sát diễn biến giá cả của các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, thịt lợn, xăng dầu, gas…) có giải pháp điều hành chủ động, phù hợp để hạn chế tăng giá. Đồng thời cần có các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Cùng với đó là tăng cường công tác truyền thông, đưa thông tin kịp thời, minh bạch, tạo sự đồng thuận trong dư luận đối với công tác điều hành giá của Chính phủ, ổn định tâm lý người tiêu dùng và ổn định kỳ vọng lạm phát.





Source link

Cùng chủ đề

Kinh tế quý I: Bước khởi đầu tích cực

Ở trong nước, một số yếu tố cũng có khả năng tạo áp lực lạm phát trong thời gian tới. Trong đó, nhu cầu nhập khẩu gạo của các quốc gia dự báo sẽ tiếp tục tăng cao như Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, UAE... điều này mặc dù giúp cho xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục thuận lợi với giá cao nhưng đồng thời cũng sẽ kéo giá gạo trong nước tăng lên.Qua thời điểm tăng...

Cần theo dõi sát giá cả các mặt hàng thiết yếu

3 kịch bản lạm phát năm 2024 Theo bà Nguyễn Thu Oanh – Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá (Tổng cục Thống kê): Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I/2024 tăng 3,77% so với cùng kỳ năm 2023. Trên cơ sở tình hình thị trường trong nước quý I/2024, đánh giá tình hình thế giới và phân tích các yếu tố tác động tới lạm phát của Việt Nam trong thời gian tới, Tổng cục Thống...

Loạt ngân hàng trung ương họp chính sách tuần tới

Ngân hàng Trung ương tại Mỹ, Nhật Bản, Anh, Nga đều sẽ họp chính sách trong tuần tới, để quyết định lãi suất tham chiếu tại các thị trường này. Tuần tới sẽ là tuần bận rộn nhất từ đầu năm của các ngân hàng trung ương toàn cầu. Lãi suất cho vay bằng các đồng tiền được giao dịch nhiều nhất thế giới sẽ được thiết lập.Từ sau đại dịch và chiến sự Nga - Ukraine, bức tranh...

Hàn Quốc chi 113 triệu USD bình ổn giá nông sản

Ngày 15-3, lãnh đạo đảng Quyền lực quốc dân (PPP) cầm quyền Hàn Quốc Han Dong-hoon cho biết, chính phủ và đảng này đã đồng ý rót thêm 150 tỷ won (113 triệu USD) trong tuần này để bình ổn giá các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi. Yonhap dẫn dữ liệu của chính phủ cho biết, giá nông sản, thủy sản và các sản phẩm chăn nuôi trong tháng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nuôi biển phải hướng đến phát triển bền vững

Nuôi biển phải có sự bài bản, bền vững giúp giải quyết xung đột giữa ngành nuôi biển và phát triển du lịch biển vốn là thế mạnh của các địa phương ven biển. Quang cảnh hội nghị Sẵn sàng hạ tầng nuôi biển Ngày 1/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển...

Phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa được nâng tầm

Cuối tuần qua, Bộ Tài chính đã tổ chức Họp báo thường kỳ quý I/2024 nhằm tiếp nhận và giải đáp những vấn đề được dư luận quan tâm từ các cơ quan báo chí.Tăng phối hợp trong bối cảnh chưa từng có tiền lệ Lĩnh vực chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là hai trong số ngành kinh tế tổng hợp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của...

Điểm lại thông tin kinh tế tuần 25-29/3

Tỷ giá trung tâm không thay đổi, chỉ số VN-Index tăng 2,29 điểm so với phiên cuối tuần trước đó hay GDP quý I/2024 của Việt Nam tăng khá cao, trong khi lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần 25-29/3. Tăng trưởng GDP quý I ước đạt 5,66% Kinh tế Việt Nam quý I/2023 ...

Kinh tế quý I: Bước khởi đầu tích cực

Ở trong nước, một số yếu tố cũng có khả năng tạo áp lực lạm phát trong thời gian tới. Trong đó, nhu cầu nhập khẩu gạo của các quốc gia dự báo sẽ tiếp tục tăng cao như Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, UAE... điều này mặc dù giúp cho xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục thuận lợi với giá cao nhưng đồng thời cũng sẽ kéo giá gạo trong nước tăng lên.Qua thời điểm tăng...

Nông lâm thủy sản xuất siêu hơn 3,3 tỷ USD trong quý I

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản trong 3 tháng đầu năm 2024 ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, toàn ngành nông lâm ngư nghiệp xuất siêu 3,36 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2024, tăng tới 96,5% so với cùng kỳ năm ngoái... Nông lâm thủy sản xuất siêu 2,68 tỷ USD trong hai tháng đầu...

Bài đọc nhiều

Bất động sản ấm lên, người bán ‘quay xe’, lật kèo khiến môi giới cay đắng

Anh Lê Minh Quốc, một môi giới bất động sản có nghề tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) bức xúc kể lại câu chuyện của mình sau khi chật vật dẫn nhiều khách hàng đến xem mua căn nhà trong một con ngõ ở đường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) nhưng sau đó bị chủ nhà bất ngờ lật kèo không bán.Theo anh Quốc, đầu tháng 2 vừa qua, chủ nhà nhờ văn phòng anh rao bán...

Hyosung TNC đầu tư nhà máy sản phẩm sinh học tỷ USD

Hyosung TNC – công ty con của tập đoàn Hàn Quốc Hyosung rót gần một tỷ USD vào nhà máy sản xuất sản phẩm sinh học, công suất 200.000 tấn tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Thông tin này được lãnh đạo Hyosung TNC xác nhận tại "Hội nghị triển khai quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu", sáng 30/3. Tại sự kiện, Hyosung TNC đã nhận giấy đăng ký đầu tư...

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Ông Trịnh Xuân An: Cần minh bạch chi phí đầu vào giá vé máy bay

Đại biểu Trịnh Xuân An cho rằng giá vé máy bay quá cao không hẳn do nhiên liệu, chênh lệch cung - cầu, mà tính toán chi phí đầu vào của doanh nghiệp chưa hợp lý. Tại phiên chất vấn ngày 18/3, ông Trịnh Xuân An, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng - An ninh nhìn nhận điều hành giá với một số mặt hàng như vé máy bay, điện đang "có nhiều vấn đề".Theo ông, quản...

55% nhà bán hàng vừa bán trực tiếp, vừa bán online

29/01/2024 12:45 Vân Hằng In bài ANTD.VN - Kết quả khảo sát 15.000 khách hàng của Sapo- nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh cho biết, 55,4% nhà bán hàng hiện tại lựa chọn hình thức vừa trực tiếp, vừa qua thương mại điện tử. Bán lẻ giảm sút trong năm 2023 Sapo cho biết,...

Cùng chuyên mục

Gần 60% khoản bảo hiểm AIA bán qua ngân hàng bị hủy sau năm đầu

Bộ Tài chính cho biết, 57% khoản bảo hiểm AIA bán qua ngân hàng bị hủy sau năm đầu, một số nhân viên chưa đủ điều kiện nhưng vẫn bán bảo hiểm. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa công bố kết luận thanh tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) tại Công ty bảo hiểm nhân thọ AIA Việt Nam trong năm 2022.Giai đoạn này, AIA phân phối bảo hiểm qua 6...

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam

Đáng chú ý giá trị xuất khẩu tới các thị trường đều tăng. Trong đó, xuất khẩu sang châu Á 6,27 tỉ USD (tăng 16,6%); châu Mỹ 2,96 tỉ USD (tăng 27,2%); châu Âu 1,85 tỉ USD (tăng 34,8%); châu Đại Dương 188 triệu USD (tăng 22,9%) và châu Phi 192 triệu USD (tăng 21,6%).Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất. Trong đó giá trị xuất khẩu sang...

Tìm nguyên nhân khiến 30 lô sầu riêng xuất Trung Quốc nhiễm cadimi

Kể từ khi Việt Nam xuất sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc, đã có 30 lô hàng bị trả về do có cadimi vượt ngưỡng, đại diện Cục Bảo vệ thực vật cho biết đang tìm nguyên nhân. Chiều 1/4, tại cuộc họp báo thường kỳ quý I, ông Nguyễn Quang Hiếu, trưởng phòng hợp tác quốc tế (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết 30 lô hàng sầu riêng...

Một ngân hàng có lãi suất cao ngất ngưởng 7,7% khi gửi tiết kiệm 12 tháng

Gửi tiết kiệm 3 tỉ đồng 12 tháng nhận tới 159 triệu đồng tiền lãiBạn có thể tham khảo cách tính tiền lãi để biết số tiền lãi nhận được sau khi gửi tiết kiệm là bao nhiêu. Để tính tiền lãi, bạn có thể áp dụng công thức:Tiền lãi = tiền gửi x lãi suất %/12 x số tháng gửi.Ví dụ, bạn gửi 3 tỉ đồng vào Ngân hàng A, kỳ hạn 12 tháng và hưởng lãi...

CEO Berjaya Việt Nam được đề cử vào Hội đồng quản trị Vincom Retail

Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng giám đốc Berjaya Việt Nam được đề cử vào HĐQT Vincom Retail, khi công ty này đề nghị miễn nhiệm hai thành viên khác. Trong phiên họp thường niên sắp tới, Hội đồng quản trị Vincom Retail (VRE) sẽ trình cổ đông bầu bổ sung ông Nguyễn Hoài Nam và miễn nhiệm hai thành viên là Lê Mai Lan và Chủ tịch Hội đồng quản trị Thái Thị Thanh Hải.Ông Nam hiện là Tổng...

Mới nhất

Hoa Kỳ kết luận sơ bộ vụ điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam

Hoa Kỳ tăng nhẹ thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam Mỹ công bố thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador Thông tin về vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, vụ việc được khởi xướng ngày 14/11/2023 và được...

Ngày 2/4/1945: Ta gọi hàng cứ điểm 311, địch mở nhiều đợt phản kích chiếm đồi A1

11 giờ, quân địch tăng viện từ Mường Thanh ra phối hợp với lực lượng cố thủ, ra sức mở nhiều đợt phản kích định chiếm lại A1. Trên trận địa ta chỉ còn lại hơn năm chục người. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Trung đoàn trưởng, cán bộ, chiến sĩ chia thành nhiều tổ phụ trách từng...

Quỹ Hỗ trợ đầu tư – thiết kế sao cho hợp lý?

Theo dự thảo nghị định, Quỹ sẽ hỗ trợ 2 nhóm doanh nghiệp. Nhóm thứ nhất là, doanh nghiệp có dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất sản...

TP.HCM xem xét dừng dự án BT nhà thi đấu Phan Đình Phùng chuyển sang đầu tư công

TP.HCM xem xét dừng dự án BT nhà thi đấu Phan Đình Phùng chuyển sang đầu tư côngChủ tịch UBND TP.HCM giao các sở, ngành xem xét cơ sở pháp lý và đề xuất phương án tiếp tục thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư hoặc dừng dự án BT chuyển sang hình thức...

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái dự Chương trình Lãnh đạo Cao cấp Việt Nam (VELP) 2024

(Chinhphu.vn) – Ngày ¼, trong Chương trình Lãnh đạo Cao cấp Việt Nam (VELP) 2024, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng đoàn công tác đã trao đổi với các chuyên gia của Trường Đại học Harvad Kennedy về chủ đề: "Nền kinh tế toàn cầu và triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam" với 4 phiên...

Mới nhất