Trang chủKinh tếNông nghiệpNuôi biển phải hướng đến phát triển bền vững

Nuôi biển phải hướng đến phát triển bền vững

Nuôi biển phải có sự bài bản, bền vững giúp giải quyết xung đột giữa ngành nuôi biển và phát triển du lịch biển vốn là thế mạnh của các địa phương ven biển.

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị

Sẵn sàng hạ tầng nuôi biển

Ngày 1/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tỉnh Quảng Ninh tổ chức “Hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển – Nhìn từ Quảng Ninh”.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, chỉ trong 2 năm, Quảng Ninh đã loại bỏ, thay thế được hơn 10 triệu phao xốp, dọn sạch được biển; hơn 100 hợp tác xã dịch vụ nuôi biển được thành lập ở tỉnh.

Biển Quảng Ninh trong con mắt của khách nước ngoài ngày càng đẹp hơn, sạch hơn… Sự quyết tâm, năng động của lãnh đạo, cộng đồng doanh nghiệp và sự đồng thuận của người dân cho thấy, Quảng Ninh đã sẵn sàng hạ tầng nuôi biển, đó là những hạ tầng cơ sở vật chất, đặc biệt là hạ tầng xã hội, hạ tầng con người, đã xây dựng được hệ sinh thái nuôi biển…

“Quảng Ninh sẽ trở thành một nơi đổi mới sáng tạo của ngành hàng nuôi biển, sẽ có các trung tâm nghiên cứu về giống, chiến lược. Thủy sản sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Ninh, các quyết sách của Trung ương cũng xác định Quảng Ninh sẽ trở thành trung tâm thủy sản miền Bắc. Điều này sẽ trở thành hiện thực khi tỉnh có sự quyết tâm hành động của lãnh đạo, ngành chuyên môn; sự năng động của cộng đồng doanh nghiệp; sự đồng thuận của người dân”, ông Lê Minh Hoan cho hay.

Ông Nguyễn Xuân Ký – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh chia sẻ: “Quan điểm phát triển của Quảng Ninh là phát triển kinh tế biển xanh, sử dụng một cách bền vững các nguồn tài nguyên biển và đại dương để tăng trưởng kinh tế, cải thiện sinh kế việc làm cho người dân, đảm bảo sức khỏe của các hệ sinh thái biển và đại dương, không đánh đổi tài nguyên môi trường lấy tăng trưởng, phát triển kinh tế biển bằng mọi giá”.

Quảng Ninh sẽ phát triển để sớm trở thành trung tâm kinh tế biển hàng đầu Đông Nam Á, hội nhập quốc tế toàn diện bằng các giải pháp tổ chức lại không gian phát triển kinh tế biển trên cơ sở phân vùng không gian hợp lý, khoa học, dựa vào hệ sinh thái, theo chức năng sử dụng biển đảo, vùng ven biển hài hòa lợi ích, giảm xung đột, phát triển bền vững…

Với đường bờ biển dài hơn 250km, hơn 40.000ha bãi triều, gần 19.000ha rừng ngập mặn, 20.000ha diện tích eo biển và vịnh, ngư trường rộng lớn trên 6.100km2, 3 khu bảo tồn biển,… Quảng Ninh đặt mục tiêu năm 2030 trở thành trung tâm thủy sản của miền Bắc.

Theo ông Nguyễn Xuân Ký, tỉnh đã quy hoạch hơn 45.000ha khu vực biển dành cho nuôi biển với quan điểm phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, công nghệ cao, thân thiện với môi trường, gia tăng giá trị, tính bền vững gắn bảo tồn phát triển nguồn lợi thủy sản với phát triển du lịch dịch vụ, công nghiệp và bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo.

Nuôi biển bền vững

Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng – Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam, nuôi biển đang gặp một số khó khăn về chính sách cần tháo gỡ như thiếu quy hoạch tổng thể và chi tiết, thủ tục giao khu vực biển còn quá phức tạp, thiếu tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về nuôi biển, chưa có cơ quan đăng kiểm cơ sở và phương tiện nuôi biển, chưa có bảo hiểm cho hoạt động nuôi biển, chưa có chính sách hỗ trợ phát triển nuôi biển và thiếu nguồn nhân lực được đào tạo về nuôi biển.

Nuôi biển phải hướng đến phát triển bền vững

Chia sẻ với những khó khăn trên, ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, chính sách, quy định nuôi biển cần định hướng đáp ứng các yêu cầu của thị trường tiêu thụ theo từng mặt hàng, và tính đến việc chủ động đáp ứng rào cản, thách thức.

Các địa phương có kế hoạch, quy hoạch nuôi biển phù hợp nhu cầu thị trường, cơ cấu lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp quy định của thị trường như tôm hùm xanh, tôm hùm bông. Cơ sở nuôi, doanh nghiệp xuất khẩu nắm thông tin để điều chỉnh kế hoạch sản xuất theo yêu cầu mới của thị trường.

Bà Hilde Solbakken – Đại sứ Hoàng gia Na Uy tại Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm nuôi biển tại Na Uy. Theo bà Hilde Solbakken, định hướng phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Na Uy. Khai thác tài nguyên biển bền vững và khai thác có trách nhiệm là ưu tiên hàng đầu của Na Uy. Ngành nuôi biển Na Uy nỗ lực đảm bảo sinh kế cho các cộng đồng ven biển và an toàn môi trường biển.

Để ngành nuôi biển phát triển bền vững, bà Solbakken cho biết, đầu tiên, cần quy hoạch không gian quốc gia bền vững, đảm bảo lợi ích cho tương lai và an toàn môi trường. Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, áp dụng đổi mới sáng tạo vào chuỗi sản xuất sẽ giải quyết những thách thức do nuôi trồng thủy sản biển quy mô lớn đặt ra. Nuôi biển thiếu kiểm soát chất thải sẽ làm suy thoái môi trường.

Nhân dịp này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh đã tổ chức ký kết bản ghi nhớ thúc đẩy phát triển nuôi biển tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2024 – 2025 với 7 đơn vị.

Trong đó có 4 viện nghiên cứu gồm 3 viện nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản (Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3, Viện Hải sản) và 1 viện nghiên cứu ứng dụng (Viện Ứng dụng khoa học công nghệ và đào tạo MEKONG).

Ba doanh nghiệp gồm doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển công nghệ nuôi biển (Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Miền Trung GROUP), doanh nghiệp lĩnh vực sơ chế, chế biến (Công ty TNHH Thủy sản LENGER Việt Nam), doanh nghiệp nuôi biển (Công ty cổ phần Tập đoàn STP).

Ngay sau khi bản ghi nhớ được hoàn thành, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh cũng đã tổ chức trao giấy phép nuôi trồng thủy sản và giao khu vực biển cho một số doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Bà Solbakken khẳng định vai trò quan trọng của đối thoại xuyên suốt giữa các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và giới chuyên môn. Ngành nuôi biển Na Uy không có thành công hôm nay nếu thiếu đi những đối thoại cởi mở dựa trên niềm tin giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. Hợp tác công – tư, hợp tác quốc tế nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nuôi biển.

Ông Lê Minh Hoan cho rằng, mục tiêu của nuôi biển phải hướng đến đảm bảo cân bằng giữa nhu cầu của con người, giữ gìn tài nguyên biển và phát triển bền vững. Nuôi biển phải góp phần giải quyết những vấn đề xã hội, tạo ra sinh kế, cơ hội việc làm cho những người trực tiếp lẫn gián tiếp tham gia nuôi biển, sinh sống gắn bó mật thiết với biển.

Đồng thời, góp phần tháo gỡ khó khăn, xung đột lợi ích trong không gian biển, nhất là khi thực trạng ngành thủy sản tự phát, thiếu tuân thủ quy hoạch, thiếu kiểm soát đang tạo ra xung đột giữa nuôi trồng và sự biến dạng tài nguyên thiên nhiên. Nuôi biển phải có sự bài bản, bền vững giúp giải quyết xung đột giữa ngành nuôi biển và phát triển du lịch biển vốn là thế mạnh của các địa phương ven biển.





Source link

Cùng chủ đề

Quảng Ninh tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư phát triển kinh tế biển

DNVN - Phát biểu tại chức “Hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển – Nhìn từ Quảng Ninh", sáng ngày 1/4, ông Nguyễn Xuân Ký - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khẳng định, chiến lược nuôi biển của Quảng Ninh là lấy nhà nông chuyên biệt làm nòng cốt. Quảng Ninh tạo...

Tạo động lực cho du lịch Điện Biên phát triển

Ông Lò Văn Phương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên cho biết: Từ năm 2016 đến nay, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành sáu nghị quyết chuyên đề tạo động lực phát triển cho ngành du lịch. Cụ thể gồm các nghị quyết: Chương trình phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp thực hiện cơ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa được nâng tầm

Cuối tuần qua, Bộ Tài chính đã tổ chức Họp báo thường kỳ quý I/2024 nhằm tiếp nhận và giải đáp những vấn đề được dư luận quan tâm từ các cơ quan báo chí.Tăng phối hợp trong bối cảnh chưa từng có tiền lệ Lĩnh vực chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là hai trong số ngành kinh tế tổng hợp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của...

Điểm lại thông tin kinh tế tuần 25-29/3

Tỷ giá trung tâm không thay đổi, chỉ số VN-Index tăng 2,29 điểm so với phiên cuối tuần trước đó hay GDP quý I/2024 của Việt Nam tăng khá cao, trong khi lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần 25-29/3. Tăng trưởng GDP quý I ước đạt 5,66% Kinh tế Việt Nam quý I/2023 ...

Nông lâm thủy sản xuất siêu hơn 3,3 tỷ USD trong quý I

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản trong 3 tháng đầu năm 2024 ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, toàn ngành nông lâm ngư nghiệp xuất siêu 3,36 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2024, tăng tới 96,5% so với cùng kỳ năm ngoái... Nông lâm thủy sản xuất siêu 2,68 tỷ USD trong hai tháng đầu...

Bài đọc nhiều

Ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua

Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về thị trường xuất khẩu 2 ngành chủ lực lâm sản và thủy sản, giá trị gia tăng (GDP) toàn ngành nông nghiệp vẫn tăng cao, ước đạt 3,83%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm gần đây. Xuất khẩu rau quả ghi dấu ấn kỷ lục. ...

Hòa Bình lần đầu tiên xuất khẩu tinh bột nghệ và trà chanh đào mật ong sang Anh Quốc

NDO - Ngày 25/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình, phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện Lạc Sơn, Cao Phong và Công ty Cổ phần R.Y.B, tổ chức lễ xuất hàng 2 sản phẩm OCOP tinh bột nghệ và trà chanh đào mật ong, lần đầu xuất khẩu sang thị trường Anh Quốc. Đại diện lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành cùng doanh nghiệp Hòa Bình cắt băng khánh thành tại buổi...

Xây dựng thương hiệu Sâm Ngọc Linh ra thị trường thế giới

Sâm Ngọc Linh được ví như báu vật của người Việt Nam, là loài sâm đặc biệt quý hiếm, chỉ trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc địa phận 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum mới đủ điều kiện về thổ nhưỡng, chất đất có nhiều vi khoáng đặc biệt cho sâm phát triển. Nhằm bảo vệ và đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh vươn xa, tháng 8/2016, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký...

Lần đầu tiên, TPHCM có điểm kết nối, quảng bá sản phẩm OCOP

SGGPO 21/07/2023 13:47 Sáng 21-7, Trung tâm Dịch vụ thương mại nông nghiệp phía Nam (Bộ NN-PTNT) tổ chức lễ khai mạc “Điểm kết nối, quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP” tại địa chỉ 135A Pasteur (quận 3, TPHCM) nhằm hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu… theo mô hình chuỗi liên kết giá trị. Đây là mô hình đầu tiên...

Người dân xót xa với những “cánh đồng ma”

SGGPO 31/05/2023 14:30 Lúa cứ trồng là chết lụi, nhổ lên tranh thủ trồng dưa. Đến lượt dưa cũng không lớn hoặc lớn mà không đậu quả, khi đậu thì quả không thể ăn được... Tình trạng kỳ quặc này đang xảy ra ở những cánh đồng thuộc 5 thôn của xã An Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Hàng trăm nông dân ở xã An Tân (Thái Thuỵ - Thái Bình) xót xa nhìn cánh đồng...

Cùng chuyên mục

Nông lâm thủy sản xuất siêu hơn 3,3 tỷ USD trong quý I

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản trong 3 tháng đầu năm 2024 ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, toàn ngành nông lâm ngư nghiệp xuất siêu 3,36 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2024, tăng tới 96,5% so với cùng kỳ năm ngoái... Nông lâm thủy sản xuất siêu 2,68 tỷ USD trong hai tháng đầu...

Hà Nội tăng hiệu quả hoạt động hệ thống văn hóa nông thôn

Chiều 29/3, tại Kỳ họp thứ 15 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua quy định một số nội dung chi, mức chi hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa thể thao cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn mới đến năm 2025. Xây dựng nông thôn mới Hà Nội: Hướng tới những mục tiêu cao...

Phát triển bền vững nuôi biển – tránh xung đột với các ngành kinh tế khác

Nuôi biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển, nhằm đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển. Tuy nhiên, phát triển nghề nuôi biển Việt Nam cần theo hướng giảm phát thải, tăng trưởng xanh, theo cam kết của Việt Nam với quốc tế. Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển ngành...

36 năm tô đậm dấu ấn “trụ đỡ” của nền kinh tế

Không chỉ ưu tiên tập trung nguồn vốn chất lượng cho nền kinh tế, Agribank còn đẩy mạnh phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, tiếp tục chuyển đổi mô hình kinh doanh đa dịch vụ theo định hướng phát triển ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng dịch vụ hàng đầu với phương châm "lấy khách hàng làm trung tâm". Agribank mở rộng kết nối, ký kết thỏa thuận...

36 năm tô đậm dấu ấn vì “Tam nông”

Không chỉ ưu tiên tập trung nguồn vốn chất lượng cho nền kinh tế, Agribank còn đẩy mạnh phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, tiếp tục chuyển đổi mô hình kinh doanh đa dịch vụ theo định hướng phát triển ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng dịch vụ hàng đầu với phương châm "lấy khách hàng làm trung tâm". Agribank mở rộng kết nối, ký kết thỏa thuận...

Mới nhất

Hơn nửa triệu đồng một con cua gạch hấp Cà Mau bán ở Mỹ

Cua gạch Cà Mau hấp sẵn bắt đầu thăm dò thị trường Mỹ với giá bán lẻ 22 USD, tương đương 545.000 đồng mỗi con trọng lượng khoảng 400 gram. Đây là lô cua gạch Cà Mau hấp sẵn đầu tiên của Việt Nam đến Mỹ khoảng 2.000 con, xuất bởi công ty Vua Cua bằng đường hàng không. Sản phẩm...

Nghệ thuật tổ chức, sử dụng pháo binh trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Baoquocte.vn. Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nghệ thuật quân sự của Quân đội ta, trong đó có nghệ thuật tổ chức, sử dụng pháo binh, giúp mang lại chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mới nhất