Trang chủNewsThế giớiKỳ vọng tăng gấp 3 sản lượng năng lượng tái tạo; 450...

Kỳ vọng tăng gấp 3 sản lượng năng lượng tái tạo; 450 triệu USD dành cho hỗ trợ cắt giảm khí methane



Các báo cáo cho thấy thế giới đã đạt tiến bộ trong việc sử dụng năng lượng tái tạo. Từ năm 2015-2022, sản lượng năng lượng tái tạo toàn cầu tăng trung bình 11%/ năm.

COP28: Hơn 110 quốc gia tán thành kế hoạch tăng gấp 3 sản lượng năng lượng tái tạo vào năm 2030
COP28: Thông qua mục tiêu tăng gấp 3 sản lượng năng lượng tái tạo và tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng trên toàn thế giới vào năm 2030. (Nguồn: Bloomberg)

Ngày 1/12, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết hơn 110 quốc gia đã bày tỏ kỳ vọng Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) đang diễn ra tại Dubai (Các tiểu vương quốc Arab thống nhất – UAE) sẽ là dịp để thông qua mục tiêu tăng gấp 3 sản lượng năng lượng tái tạo và tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng trên toàn thế giới vào năm 2030.

Liên minh châu Âu (EU) lần đầu tiên kêu gọi cộng đồng quốc tế thực hiện mục tiêu mới này hồi đầu năm nay. Điều này sau đó đã lần lượt được chủ nhà COP28 là UAE, Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang nổi hàng đầu thế giới (G20) đề cập. Các báo cáo hiện nay cho thấy chỉ riêng các quốc gia G20 đã “đóng góp” gần 80% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.

Phát biểu với các nhà lãnh đạo tại COP28, bà Von der Leyen nhấn mạnh “thật tuyệt vời” khi hơn 110 quốc gia đã tán thành mục tiêu nêu trên. Theo bà, giờ đã tới lúc “đưa những mục tiêu này vào tuyên bố chung của COP, bởi điều này sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ tới các nhà đầu tư, cũng như người tiêu dùng” trên toàn thế giới.

Các cuộc thảo luận về mục tiêu năng lượng tái tạo được tiến hành riêng biệt tại COP28, nhưng có liên quan đến việc liệu tuyên bố chung của COP28 có đạt được cam kết rằng các quốc gia sẽ giảm dần – hoặc loại bỏ dần – tất cả nhiên liệu hóa thạch hay không.

Hồi tháng 9 vừa qua, các quốc gia G20 cam kết “khuyến khích nỗ lực” hướng tới tăng gấp 3 lần năng lực sản xuất năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, tuyên bố kết thúc hội nghị của họ vẫn “lặng thinh” về tương lai của nhiên liệu hóa thạch – nguyên nhân gây ra phần lớn lượng khí thải nhà kính.

Hiện tất cả các giải pháp đáng tin cậy để đạt được mục tiêu trung hòa carbon toàn cầu vào giữa thế kỷ này đều phụ thuộc vào việc tăng quy mô lớn năng lượng gió, Mặt Trời, thủy điện và các năng lượng tái tạo khác như sinh khối, để thay thế nhu cầu về dầu, khí đốt và than đang “nung nóng” Trái Đất. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đánh giá đây là “đòn bẩy quan trọng nhất” để giảm ô nhiễm carbon do đốt nhiên liệu hóa thạch và hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở ngưỡng đầy tham vọng của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu là 1,5 độ C so với thời kỳ tiền Cách mạng Công nghiệp.

Các báo cáo mới nhất cho thấy thế giới đã đạt tiến bộ trong việc sử dụng năng lượng tái tạo. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2022, sản lượng năng lượng tái tạo của toàn cầu tăng trung bình 11% mỗi năm.

Trong bối cảnh giá dầu tăng vọt và tình trạng mất an ninh năng lượng liên quan tình hình xung đột tại Ukraine, IEA dự báo mức tăng trưởng chưa từng có khoảng 30% vào năm 2023.

Không phải tất cả các quốc gia sẽ phải thực hiện những nỗ lực giống nhau để cắt giảm lượng khí thải. Trong 57 quốc gia mà tổ chức tư vấn chiến lược Ember tiến hành phân tích, có hơn 50% đang trên đà đạt hoặc vượt mục tiêu năm 2030. Tuy nhiên, các nước phát thải lớn như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và UAE vẫn còn nhiều điều cần cải thiện.

Tiếp theo đó ngày 2/12, cũng tại COP 28, các quỹ từ thiện cũng có kế hoạch dành 450 triệu USD hỗ trợ các nỗ lực cắt giảm khí methane – loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ 2 hiện nay và theo đó đã trở thành một trọng tâm mới trong đàm phán về khí hậu toàn cầu.

Các tổ chức từ thiện, trong đó có Quỹ Trái Đất Bezos, Quỹ từ thiện Bloomberg và Quỹ vì khí hậu Sequoia, bày tỏ kỳ vọng rằng sự hỗ trợ này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình giảm phát thải khí methane và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác.

Thông báo của nhóm các tổ chức từ thiện trên được đưa ra trong bối cảnh Mỹ, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Trung Quốc đang chuẩn bị đưa ra một số thông báo tại COP28 về việc huy động thêm nguồn lực tài chính để giải quyết vấn đề khí methane, trong khi các quốc gia tiến tới các mục tiêu mới nhằm hạn chế khí thải.

Theo giới chuyên gia về khí hậu, việc đưa các nỗ lực cắt giảm khí methane vào một thỏa thuận cấp cao có tính ràng buộc về mặt pháp lý là ưu tiên hàng đầu. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng khí methane có thể gây gia tăng nhiệt độ Trái Đất mạnh hơn so với CO2. Ngoài ra, methane cũng tan biến trong khí quyển chỉ sau vài năm, trong khi CO2 có thể tồn tại nhiều thập kỷ. Do đó, việc hạn chế lượng khí thải methane có thể tác động ngay lập tức đối với việc hạn chế biến đổi khí hậu. Loại khí này được sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có hoạt động khai thác dầu mỏ và sản xuất khí đốt, nông nghiệp, bãi chôn lấp và chất thải thực phẩm.

Thủ tướng Barbados Mia Amor Mottley cho biết: “Với thời gian ngắn ngủi, chúng ta phải khôn khéo và quyết đoán trong giải pháp kiềm chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở ngưỡng 1,5 độ C. Biện pháp khôn khéo nhất cho tất cả các bên là cam kết chấm dứt tình trạng phát thải khí methane ngay bây giờ và khẩn trương kiểm soát phát thải của tất cả các chất siêu ô nhiễm khác”.

Theo Cam kết cắt giảm khí methane toàn cầu do Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) dẫn đầu năm 2021, hơn 150 quốc gia đã nhất trí tới năm 2023 sẽ cắt giảm lượng khí thải methane 30% so với mức ghi nhận trong năm 2020. Tuy nhiên, chỉ có một số ít thông báo chi tiết cách thức thực hiện mục tiêu này.

Công ty nghiên cứu Kayrros – đơn vị chuyên theo dõi lượng khí thải methane – ngày 1/12 cho biết bất chấp các cam kết nêu trên, lượng khí thải methane hiện chưa được cải thiện. Tại một số khu vực, nồng độ khí methane thậm chí còn tăng lên. Giám đốc điều hành của Kayrros – ông Antoine Rostand cho biết: “Chúng tôi đã kêu gọi cấm hoàn toàn các nguồn siêu phát thải khí methane. Việc cắt giảm nhanh chóng lượng khí thải methane từ nhiên liệu hóa thạch có thể giúp giảm 0,1 độ C trong mức tăng nhiệt độ toàn cầu vào giữa thế kỷ này”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hàn Quốc đẩy mạnh phát triển năng lượng hạt nhân

Theo hãng tin Yonhap, ngày 22-3, Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc cho biết, nước này sẽ thúc đẩy ngành năng lượng hạt nhân phát triển, để tham gia các nỗ lực toàn cầu nhằm mở rộng việc sử dụng điện hạt nhân làm nguồn năng lượng sạch. Tuyên bố trên được đưa ra tại Hội nghị Năng lượng hạt nhân năm 2024 ở...

Trang trại xanh – mắt xích quan trọng trong lộ trình Net Zero của Vinamilk

Canh tác hữu cơ, sử dụng năng lượng mặt trời, vận dụng mô hình kinh tế tuần hoàn... Vinamilk trở thành doanh nghiệp sữa đầu tiên có trang trại đạt chứng nhận trung hòa carbon quốc tế. Cuối tháng 5 vừa qua, Trang trại bò sữa Nghệ An và Nhà máy sữa Nghệ An là hai đơn vị đầu tiên của Vinamilk, cũng là của ngành sữa Việt Nam, được các tổ chức đánh giá độc lập quốc tế trao...

COP 28: Cơ hội cuối cùng cho mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu

Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã chính thức khép lại với một số kết quả nổi bật.  Lần đầu tiên, COP đưa ra một văn bản gợi lên một “sự chuyển dịch” dần dần theo hướng từ bỏ nhiên liệu hóa thạch - nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn...

Các nước coi trọng vị thế, vai trò và tiếng nói tích cực của Việt Nam trong hợp tác quốc tế

LTS-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), tiến hành một số hoạt động song phương tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ. Nhân dịp này, Thứ trưởng...

GFANZ mong muốn hỗ trợ các ưu tiên lớn về chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Đồng thời, thúc đẩy hợp tác với các đối tác quốc tế, đặc biệt là hợp tác phát triển tài chính xanh bền vững là một trong những ưu tiên của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, Bộ Tài...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đa dạng và đầy sức sống

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Việt Nam diễn ra từ 22-27/3 và mở cửa tự do cho công chúng. Đây là một trong chuỗi các sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ (20/3).

IS thừa nhận đứng sau, bất ngờ công bố ảnh những tay súng thực hiện vụ khủng bố ở Nga

Hãng tin Amaq của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đăng trên Telegram ngày 23/3 cho biết IS đã công bố một bức ảnh chụp những người mà chúng nói là 4 kẻ tấn công đứng sau vụ xả súng điên cuồng khiến ít nhất 143 người thiệt mạng tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3.

Trung Quốc lại “nổi đóa”, yêu cầu Philippines chấm dứt ngay hành vi xâm phạm, khiêu khích ở Biển Đông

Ngày 23/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Philippines nên ngay lập tức chấm dứt hành vi xâm phạm và khiêu khích của quốc gia Đông Nam Á này cũng như không làm phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Hoa Nam (Biển Đông).

Bài đọc nhiều

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Nguyên nhân 16 tiểu bang nhất trí kiện Tổng thống Mỹ Joe Biden

Texas – nhà sản xuất dầu thô và khí đốt tự nhiên hàng đầu của Mỹ, cùng 15 tiểu bang khác do Đảng Cộng hòa lãnh đạo, hôm 21/3 đã đệ đơn kiện lên tòa án liên bang ở Louisiana để phản đối việc chính quyền Biden đình chỉ phê duyệt các dự án xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới. Vụ kiện chống lại Tổng thống Joe Biden và Bộ Năng lượng Mỹ đã được...

Cách EU có thể chuyển lợi nhuận tài sản Nga cho Ukraine

EU có thể dùng chính sách "hàng rào khoanh vùng" để tách lợi nhuận phát sinh từ tài sản bị đóng băng của Nga rồi chuyển cho Ukraine để tránh rắc rối pháp lý. Các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 21/3 đồng ý xúc tiến kế hoạch sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của ngân hàng trung ương Nga để viện trợ Ukraine. "Điều này sẽ tạo ra nguồn tài chính để...

Nga bắt giữ nghi can “khủng bố”, tàu Trung Quốc chặn tàu Philippines ở Biển Đông, Moscow tiết lộ lý do không kích ồ...

Mỹ hối thúc Ukraine dừng tấn công các cơ sở năng lượng của Nga; Đức - Pháp thỏa thuận "đột phá' về vũ khí, Israel bắt giữ hàng trăm chiến binh Palestine tại bệnh viện Gaza … là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

Cùng chuyên mục

Nhân chứng kể khoảnh khắc ‘người hùng’ đối đầu kẻ khủng bố nhà hát Nga

Bà Elena cho biết một người đàn ông đã dũng cảm lao vào giằng súng của kẻ khủng bố trong nhà hát Crocus, giúp hàng chục người trốn thoát. Bà Elena, 61 tuổi, tối 22/3 tới nhà hát Crocus City Hall, ngoại ô Moskva, để xem ban nhạc Picnic biểu diễn. Nhưng khi buổi diễn chưa bắt đầu, tiếng súng đã rộ lên trong khán phòng, khi 4 kẻ khủng bố xông vào và nã đạn bừa bãi.Elena không...

IS thừa nhận đứng sau, bất ngờ công bố ảnh những tay súng thực hiện vụ khủng bố ở Nga

Hãng tin Amaq của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đăng trên Telegram ngày 23/3 cho biết IS đã công bố một bức ảnh chụp những người mà chúng nói là 4 kẻ tấn công đứng sau vụ xả súng điên cuồng khiến ít nhất 143 người thiệt mạng tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3.

Tổng thống Putin tuyên bố quốc tang

Ngày 23-3, phát biểu sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Matxcơva, Tổng thống Putin thông báo ngày 24-3 sẽ là ngày quốc tang ở Nga, tưởng niệm các nạn nhân trong vụ tấn công này. Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phát biểu qua video trước toàn quốc ngày 23-3 - Ảnh: REUTERS/ĐIỆN KREMLIN Theo Đài RT, ngày 23-3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu trước toàn quốc về vụ tấn công khủng...

Vụ tấn công tại Moskva: Nghi phạm khai nhận được hứa trả 1 triệu ruble để xả súng

Theo hãng tin Sputnik của Nga, một trong những nghi phạm thực hiện vụ tấn công khủng bố ở tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva của Nga tối 22/3 khai nhận được thuê để giết người. Lực lượng chức năng được triển khai tại hiện trường vụ tấn công khủng bố vào trung tâm thương mại “Crocus City Hall” ở Moskva, Nga tối 22/3/2024. Ảnh: AA/TTXVN Nghi phạm bị bắt giữ nêu trên cho hay anh ta...

Mới nhất

HAGL Group đổi màu logo; Thế giới Di động đặt mục tiêu hồi phục; Mỏ Núi Pháo khai thác trở lại

HAGL Group đổi màu logo; Thế giới Di động đặt mục tiêu hồi phục; Mỏ Núi Pháo khai thác trở lạiCảng quốc tế Long An hợp tác với công ty cung cấp dịch vụ cảng hàng đầu Philippines; HAGL Group đổi màu logo; Thế giới Di động đặt mục tiêu hồi phục; Mỏ Núi Pháo khai thác trở...

Tuyên dương 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023

Chúc mừng các gương mặt trẻ được tuyên dương về những thành tích xuất sắc đã đạt được trong thời gian vừa qua, phát biểu tại chương trình, đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự...

‘Dư vị miền xưa’ – ký ức vùng sông nước Nam bộ

Dấu ấn văn hóa Nam bộ và ký ức chèo xuồng, nấu rượu, nuôi heo, món ngon ngày lũ tràn đồng được tái hiện trong "Dư vị miền xưa". Sáng 23/3, tác giả Trần Minh Thương (bút danh Thạch Ba Xuyên) có buổi giao lưu tại đường sách thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp, xoay quanh chủ đề Vấn...

6 thực phẩm người bệnh viêm khớp nên ăn

Dâu tây, việt quất, đậu, sữa chua có tác dụng chống viêm, tốt cho người bệnh viêm khớp khi ăn thường xuyên. Các triệu chứng viêm khớp thường gồm sưng, đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Bệnh là kết quả của sự hao mòn khớp theo thời gian. Viêm khớp cũng có thể do bệnh tự...

Mới nhất