Trang chủNewsNhân quyềnLâm Đồng giữ gìn văn hóa dân tộc thiểu số

Lâm Đồng giữ gìn văn hóa dân tộc thiểu số


Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa có hiệu quả góp phần không nhỏ tạo nên những thành tựu trong phát triển kinh tế – xã hội cũng như sự phong phú, đa dạng hóa đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Giữ gìn giá trị bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) Tây Nguyên đang là một trong những quan tâm đặc biệt trong chiến lược bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc theo tinh thần của Đại hội XIII của Đảng. Đây chính là “nguồn lực nội sinh và động lực đột phá cho phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế”, đặc biệt có ý nghĩa với Lâm Đồng khi một số thành tố là bản sắc văn hóa DTTS trên địa bàn đang nguy cơ bị mai một do sự giao thoa, du nhập văn hoá từ bên ngoài trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế hiện nay.

Lâm Đồng giữ gìn văn hóa dân tộc thiểu số
Tiết mục biểu diễn âm nhạc của đoàn nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng tại Liên hoan văn nghệ quần chúng và trình diễn trang phục dân tộc vùng Tây Nguyên, ngày 30/11/2023. (Nguồn: TTXVN)

Sự đa dạng của văn hóa của các dân tộc thiểu số

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi thuộc Nam Tây Nguyên, dân số toàn tỉnh khoảng 1.250.000 người, với 43 dân tộc cùng sinh sống, có nguồn gốc lịch sử khác nhau, trong đó đồng bào DTTS với khoảng 298.000 người, chiếm 24%. Căn cứ vào nguồn gốc, đồng bào các DTTS ở Lâm Đồng chia làm 2 nhóm phân bố rải khắp 12/12 huyện, thành phố trong tỉnh, tập trung chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa tạo nên một cộng đồng dân cư không đồng nhất về trình độ sản xuất, đời sống kinh tế và trình độ văn hóa, phong tục, tập quán… Việc sinh sống xen kẽ giữa 2 nhóm cộng đồng DTTS trên là điều kiện thuận lợi để học hỏi, giao lưu văn hóa, nâng cao kiến thức về mọi mặt, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Di sản văn hóa truyền thống của các DTTS tỉnh Lâm Đồng hết sức phong phú, đa dạng về cả giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.

Về văn hóa phi vật thể, hiện trong cộng đồng người DTTS Lâm Đồng còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa khá đặc sắc; đó là văn hóa cồng chiêng, trường ca, chuyện kể, sử thi, dân ca (Yal Yau), dân vũ… Đặc biệt, hệ thống các lễ hội hiện còn khá phong phú, biểu thị sự đa dạng về tín ngưỡng đa thần của các tộc người DTTS gốc Tây Nguyên như: Lễ mừng lúa mới; lễ xin tuốt lúa; lễ đặt tên cho đứa trẻ mới sinh của người Mạ; lễ cúng các vị thần nông nghiệp, đặc biệt, lễ cúng bến nước là lễ hội tâm linh quan trọng nhất của các tộc người K’Ho, Chu Ru…

Về văn hóa vật thể, theo thống kê toàn tỉnh có 37 di tích được xếp hạng; trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 20 di tích cấp quốc gia, 16 di tích cấp tỉnh; 14 di tích danh lam thắng cảnh và 2 di tích lịch sử cách mạng. Trong đó, một số làng nghề do đồng bào các DTTS bảo tồn và phát triển như: Trồng dâu nuôi tằm, làm gốm, làm rượu cần, dệt thổ cẩm và các nghề truyền thống như: đan lát, đúc nhẫn bạc, làm nỏ, bầu hồ lô…

Tuy nhiên, thời gian qua trước tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật và Internet làm gia tăng sự du nhập văn hóa bên ngoài thiếu lành mạnh khiến văn hóa các DTTS bản địa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang có dấu hiệu mai một, dần biến mất. Theo Sở Văn hóa, Tthể thao và Du lịch (VHTT&DL) Lâm Đồng, trong cộng đồng các DTTS bản địa hiện nay còn lưu giữ một số di sản văn hóa, nhất là các lễ hội dân gian, lễ hội văn hóa truyền thống. Song, một số lễ hội có tính kết cấu cộng đồng cao đã mai một nhiều, cần được phục dựng, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc bản địa.

Bảo tồn các giá trị văn hoá

Những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai một số biện pháp bảo vệ nhằm thực thi mục tiêu: bảo đảm khả năng tồn tại của di sản trong môi trường văn hóa – xã hội thích ứng, huy động được sự tham gia của cộng đồng chủ nhân di sản, góp phần làm thay đổi nhận thức và tự giác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Những kết quả tích cực cần ghi nhận và cổ súy, tuy nhiên, phía trước còn rất nhiều nhiệm vụ và giải pháp mà ngành chức năng và các địa phương tiếp tục triển khai tích cực và hiệu quả hơn.

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác bảo tồn, phát huy, quảng bá giá trị văn hóa các DTTS trong bối cảnh toàn cầu hóa, thời gian qua, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Đề án “Bảo tồn và phát triển không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên các dân tộc tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020”; Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2022; Đề án “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018-2022, định hướng đến năm 2030”; lập Đề án trình Bộ VHTT&DL công nhận “Làng Văn hóa dân tộc Chu Ru” (tại xã Pró – huyện Đơn Dương), kinh phí đầu tư xây dựng hơn 7 tỷ đồng…

Thông qua các Đề án được UBND tỉnh phê duyệt, Sở VHTT&DL đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh các hoạt động hướng về cơ sở. Trong đó, phối hợp với chính quyền và Phòng Văn hóa – Thông tin các địa phương tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng việc quản lý, bảo tồn và khai thác các di sản văn hóa, các danh lam phục vụ du lịch… Qua đó, kịp thời chấn chỉnh tình trạng các doanh nghiệp nhận quản lý, khai thác các danh lam thắng cảnh phục vụ du lịch nhưng thiếu đầu tư, hoạt động kém hiệu quả; ngăn chặn tình trạng xâm hại, xuống cấp một số di tích…

Thực hiện Đề án của Chính phủ về hỗ trợ phục dựng các lễ hội truyền thống của đồng bào các DTTS, những năm gần đây, Sở VHTT&DL đã đầu tư phục dựng 10 lễ hội tiêu biểu của đồng bào các DTTS bản địa đã mai một như: Lễ Pơ Thi (của người Chu Ru và người K’Ho ở huyện Đức Trọng), lễ Nhô Wèr ( của người K’Ho nhóm Srê ở huyện Di Linh), lễ Bok Chu-bur (của người Chu Ru ở huyện Đơn Dương) nghi thức cúng lúa rẫy của người Mạ ở Bảo Lâm; lễ Nhô rơhe (mang lúa về kho của người K’Ho ở huyện Lâm Hà); lễ cưới của người K’Ho ở huyện Lạc Dương…

Lâm Đồng giữ gìn văn hóa dân tộc thiểu số
Tái hiện lễ cưới của người K’ho Sre theo phong tục truyền thống với sự tham gia của 60 nghệ nhân và diễn viên quần chúng địa phương – 1 trong những hoạt động hưởng ứng Tuần lễ vàng du lịch tỉnh Lâm Đồng năm 2023. (Nguồn: TTXVN)

Giữa tháng 12/2022, thực hiện Dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS, gắn với phát triển du lịch”, Sở VHNT&DL đã đầu tư 20,64 tỷ đồng phục dựng và bảo tồn 2 làng truyền thống của người K’Ho tại huyện Lạc Dương và huyện Di Linh; kinh phí trích từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về “Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2021-2025”.

Bên cạnh đó, ngành VHTT&DL còn triển khai nhiều hoạt động phong phú, nhằm giáo dục ý thức của cộng đồng các DTTS trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là thế hệ trẻ. Hằng năm, Sở VHTT&DL tổ chức Lễ hội Văn hóa cồng chiêng toàn tỉnh (nay là “Ngày hội Văn hóa – Thể thao vùng đồng bào DTTS”). Tại ngày hội, UBND tỉnh đã trao danh hiệu Nghệ nhân cho các cá nhân có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các DTTS; lập hồ sơ đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý. Đến nay, Lâm Đồng có 59 nghệ nhân cấp tỉnh đã được tỉnh công nhận; 15 Nghệ nhân ưu tú đã được Chủ tịch nước phong tặng.

Những năm qua, Sở VHTT&DL còn chú trọng tổ chức các lớp truyền dạy cồng chiêng tại các xã, huyện có đông người K’Ho, Mạ, Chu RU sinh sống. Đến nay, đã tổ chức được hơn 100 lớp dạy cồng chiêng, thu hút gần 2.000 nam, nữ thanh thiếu niên các DTTS tham gia. Hiện toàn tỉnh có hơn 100 đội nhóm cồng, chiêng, 5 đội nhóm cồng chiêng mới thành lập để phục vụ du lịch. tại các huyện: Lạc Dương, Đức Trọng, Di Linh, Đạ Huoai, Đơn Dương; toàn tỉnh duy trì hoạt động có hiệu quả 16 đội, nhóm cồng, chiêng thường xuyên biểu diễn phục vụ du khách tại các điểm tham quan của Lạc Dương, Đà Lạt, Đức Trọng, Đạ Huoai… cấp 30 bộ cồng, chiêng, 120 bộ trang phục truyền thống các DTTS cho các đội, nhóm cồng, chiêng tại các huyện. Đặc biệt, huyện Đạ Huoai cũng đã chi ngân sách mua, cấp các dụng cụ sinh hoạt văn hóa và 9 bộ cồng, chiêng cho 9 tổ dân phố vùng DTTS… để biểu diễn tại các điểm tham quan và các lễ hội.

Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa có hiệu quả đã góp phần không nhỏ tạo nên những thành tựu trong phát triển kinh tế – xã hội cũng như sự phong phú, đa dạng hóa đời sống tinh thần của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh, góp phần vào sự phát triển chung của địa phương. Cũng từ đây, tính tự quản, ý thức cội nguồn, đoàn kết cộng đồng trong các bản, làng, buôn… của các DTTS trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được duy trì và phát huy.

Với sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư kinh phí cho hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của DTTS, tin rằng văn hóa các DTTS bản địa Lâm Đồng sẽ được khôi phục và phát triển mạnh trong những năm tới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Công ty Thủy điện Đồng Nai đạt mốc sản lượng 20 tỷ kWh

DNVN – Cột mốc 20 tỷ kWh điện đóng góp vào nguồn năng lượng của đất nước là niềm tự hào, đánh dấu quá trình nỗ lực, phấn đấu, đoàn kết, sáng tạo, chủ động khắc phục mọi khó khăn của những thế hệ cán bộ công nhân viên Công ty Thủy điện Đồng...

Dân Lâm Đồng thuê 260.000 đồng/tiếng bơm nước vẫn chả đủ tưới cà phê, nửa năm chưa mưa

Những ngày cuối tháng 3, phóng viên Dân Việt đã ghi nhận tình trạng hạn hán, nắng nóng kéo dài trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Theo người dân địa phương, từ tháng 11/2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh chỉ có một vài cơn mưa...

Haruna Ishimaru – cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ

"Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được nghe người ta nói rằng phụ nữ không cần phải có thu nhập, rằng bạn càng sớm kết hôn với ai đó thì càng tốt. Tôi luôn đặt câu hỏi về quan điểm này vì họ không nói những điều tương tự với các bạn nam. Do dự án này hướng đến giới trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề về bình đẳng giới nên tôi nghĩ đây là dự...

Nêu cao tinh thần tự hào về văn hóa dân tộc Chăm trong nền văn hóa Việt Nam giàu bản sắc

Tham dự buổi làm việc, về phía đại diện UBND tỉnh Ninh Thuận có ông Nguyễn Long Biên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở VHTTDL và các đơn vị liên quan. Về phía Bộ VHTTDL có bà Nguyễn Thị Hải Nhung, Vụ trưởng Vụ...

Phát triển sinh kế bền vững cho phụ nữ dân tộc thiểu số trồng cà phê tại Sơn La

Trong 3 năm thực hiện, dự án SURE - Phát triển sinh kế bền vững cho phụ nữ dân tộc thiểu số trồng cà phê tại Sơn La dự kiến sẽ tiếp cận và nâng cao quyền năng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

HĐBA suôn sẻ thông qua nghị quyết về Dải Gaza, Mỹ khiến Israel không vui

Ngày 25/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẽ không cử phái đoàn tới Washington theo kế hoạch, sau khi Mỹ bỏ phiếu trắng về đề xuất của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) kêu gọi ngừng bắn ở Gaza. Báo Thế giới và Việt Nam CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông...

Tin thế giới 25/3: Pháp có thông tin về nhóm đứng sau vụ khủng bố ở Moscow, Trung Quốc

Nga cáo buộc Ukraine sử dụng vũ khí hóa học do Mỹ chế tạo, Trung Quốc, Campuchia gia tăng hợp tác quân sự, Israel tiếp tục tấn công vào bệnh viện Shifa ở Gaza, Nga tấn công Kiev bằng tên lửa siêu thanh, Ireland có thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử, Trung Quốc - Philippines điện đàm giảm căng thẳng…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Nhân dịp chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Ngoại trưởng Ấn Độ, Phó Giáo sư Rahul Mishra tại Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi đã có bài viết bình luận trên Hindustan Times khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng về chính sách của chuyến thăm này. TG&VN lược dịch bài phân tích.

Bài đọc nhiều

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Để níu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Hồ Văn Lý còn tích cực tham gia các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể do các cấp triển khai tại địa phương. Bằng tình yêu và trách nhiệm, Hồ Văn Lý đã chung sức cùng chính quyền địa phương bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Bru-Vân Kiều.Với ông Lý, khi đàn...

Cùng chuyên mục

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Để níu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Hồ Văn Lý còn tích cực tham gia các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể do các cấp triển khai tại địa phương. Bằng tình yêu và trách nhiệm, Hồ Văn Lý đã chung sức cùng chính quyền địa phương bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Bru-Vân Kiều.Với ông Lý, khi đàn...

Cỏ vuông tôm xuất ngoại và chuyện ai cũng được làm việc

Gần hai năm nay, cỏ năn tượng, một loại cỏ vốn mọc hoang tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã giúp tăng thu nhập cho người dân bản địa theo cách thức phù hợp với năng lực và điều kiện thời gian của họ. Hợp tác xã Lanh Trắng cùng phụ nữ Sà Phìn "dệt" cuộc sống ấm no Plan International Việt...

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Haruna Ishimaru – cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ

"Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được nghe người ta nói rằng phụ nữ không cần phải có thu nhập, rằng bạn càng sớm kết hôn với ai đó thì càng tốt. Tôi luôn đặt câu hỏi về quan điểm này vì họ không nói những điều tương tự với các bạn nam. Do dự án này hướng đến giới trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề về bình đẳng giới nên tôi nghĩ đây là dự...

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Mới nhất

Ngô Đình Diệm và số phận Nam Việt Nam

Trong cuốn sách “Liên minh sai lầm: Ngô Ðình Diệm, Mỹ và số phận Nam Việt Nam”, tác giả Edward Miller đã phác họa rõ nét và đa chiều hình...

Cầu vượt thép Mai Dịch hoàn thiện các hạng mục cuối cùng để về đích trong tuần này

TPO - Sau gần 1 năm thi công, hai cầu vượt thép tại nút giao Mai Dịch đang gấp rút hoàn thiện những hạng mục cuối cùng. Theo kế hoạch tổ chức giao thông giữa Ban QLDA Thăng Long (Bộ GTVT - chủ đầu tư) và Sở GTVT Hà Nội, cầu thi công xong trước 31/3, đưa vào...

Niềm tin của cử tri, nhân dân từ hội nghị thường niên

Với những người gắn bó với cơ quan dân cử địa phương thì hội nghị thường niên này đã thực sự trở thành “Ngôi nhà chung Hội đồng nhân dân”, là...

Co kéo từng đồng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Lời tòa soạn: Thuế thu nhập cá nhân hiện nay đã bộc lộ nhiều bất cập. Đó là mức giảm trừ gia cảnh không còn phù hợp với biến động liên tục mặt bằng giá chung, quá nhiều bậc thuế, chưa tính đúng tính đủ với các hộ kinh doanh (nhất là bán hàng online)... Tuy nhiên, phải đợi đến...

Chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV

Giữa tuần qua, Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng đã họp phiên đầu tiên dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Trưởng Tiểu ban. Trước đó, hồi cuối tháng 2, Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV cũng tiến hành họp. Như vậy, đến thời điểm này, Trung ương đã khởi...

Mới nhất