Trang chủNewsKinh tếLàm thế nào để ngăn chặn?

Làm thế nào để ngăn chặn?


Nhiều nước tăng cường bảo vệ sản xuất thép

Thời gian qua, hầu hết các nước đều đã áp dụng các chính sách để hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm thép thông qua việc áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, gian lận xuất xứ hay hạn chế bằng số lượng nhập khẩu mỗi năm…

Nguy cơ thép ngoại 'đè' thép nội: Làm thế nào để ngăn chặn? - Ảnh 1.

Doanh nghiệp thép trong nước thua lỗ, giảm sản xuất

Mới nhất, cuối năm 2022, Ủy ban Châu Âu xem xét mức thuế chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu thép từ nhà sản xuất Ấn Độ, Algeria, Thổ Nhĩ Kỳ và VN. Nguyên nhân do các nhà máy thép Đông Nam Á và Ấn Độ đang là nhà cung cấp thép cuộn cán nóng (HRC) lớn nhất cho EU trong năm vừa qua với thị phần nhập khẩu HRC của khối lên 46%, tăng từ 38% của năm 2021.

Do đó, các nhà máy thép tại Nhật Bản cũng như châu Á đã dè dặt hơn trong việc xuất khẩu thép cuộn cán nóng HRC sang EU bởi lo ngại về khả năng EU sẽ đưa ra các biện pháp phòng vệ thương mại. Trước đó, EU cũng đã đưa VN vào nhóm các nước áp dụng hạn ngạch nhập khẩu với mức 2,1 triệu tấn thép mạ kẽm nhúng nóng HDG từ ngày 1.7.2021 – 30.6.2022 và tăng 4% trong 2 năm sau đó. Hay như thép cán nguội từ VN nếu sử dụng nguyên liệu thép cán nóng nhập khẩu từ lãnh thổ Đài Loan và Hàn Quốc khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ bị áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tổng cộng hơn 450%. Tương tự sản phẩm tôn mạ bị áp hai loại thuế này tổng cộng lên đến gần 240%…

Không chỉ Mỹ, EU, Canada, Mexico… đã áp thuế rất cao với các sản phẩm thép nhập khẩu, những nước trong khu vực ASEAN hay châu Á cũng tương tự. Ngoài việc áp dụng chính sách thuế, nhiều nước đã dựng hàng rào quy chuẩn kỹ thuật khắt khe cũng nhằm hạn chế lượng thép nhập khẩu vào thị trường nội địa.

Chẳng hạn, để xuất khẩu thép vào Indonesia, các sản phẩm phải được cấp chứng nhận SNI là Tiêu chuẩn quốc gia của Indonesia. Các nhà sản xuất nước ngoài khi xin cấp SNI cần thông qua một người đại diện (công ty hoặc cá nhân) ở Indonesia để đăng ký. Người đại diện này sẽ được ủy quyền thay mặt cho nhà sản xuất nước ngoài để làm việc trong quá trình xin cấp giấy chứng nhận SNI. Chứng chỉ SNI cấp thông qua quá trình sản xuất, kiểm toán hệ thống quản lý liên quan và giám sát thử nghiệm tại nhà máy hoặc trên thị trường…

Chưa hết, sau khi được cấp giấy chứng nhận SNI thì doanh nghiệp (DN) đều phải xin cấp phép sử dụng nhãn SNI. Tiếp theo, hàng hóa nhập khẩu buộc phải có chứng nhận SNI theo quy định sẽ buộc phải được kiểm soát thông qua mã NPB – thông qua việc có được giấy chứng nhận phù hợp được ban hành bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp cụ thể…

Nhiều DN cho biết để xin được hồ sơ xuất khẩu thép sang nhiều nước là cả một quá trình gian khổ với nhiều tiêu chí, quy định nghiêm ngặt. Trong khi đó tại VN, số liệu công bố từ Bộ Tài chính cho biết thống kê số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy thép cuộn cán nóng thuộc nhóm 72.08 năm 2018 đạt 5,3 triệu tấn với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 3,09 tỉ USD. Trong đó, 88% tổng kim ngạch nhập khẩu chịu thuế suất nhập khẩu ưu đãi thông thường (MFN) là 0%, như sản phẩm HRC nhập từ Trung Quốc.

Tại VN, năm 2019, Bộ Tài chính đã từng đưa ra dự thảo đề xuất tăng thuế đối với sản phẩm HRC (thuộc nhóm 72.08) lên 5% thay vì mức 0% như hiện hành. Lý do đề xuất tăng thuế đối với mặt hàng này được Bộ Tài chính đưa ra là cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang làm dấy lên lo ngại về việc thép giá rẻ Trung Quốc có thể tràn vào VN, kéo giá thép trên thị trường giảm mạnh.

Dẫn báo cáo của Hiệp hội Thép, Bộ Tài chính cho biết nhu cầu tiêu thụ thép cuộn cán nóng trong nước khoảng hơn 10 triệu tấn/năm. Còn năng lực sản xuất trong nước năm 2018 mới đáp ứng khoảng gần 50% (dự kiến cuối năm 2019 sẽ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu trong nước). Vì trong nước đến nay đã sản xuất được một số mã hàng HRC và năng lực sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng gần 50% nhu cầu trong nước và xuất khẩu, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu ưu đãi MFN đối với các mặt hàng thép cuộn cán nóng thuộc nhóm 72.08 từ 0% lên 5%. Mặt hàng thép cán nóng là đầu vào sản xuất thép cán nguội và các mặt hàng tôn mạ màu có mức thuế suất cơ bản từ 5 – 25%, như vậy phù hợp với nguyên tắc thuế nhập khẩu tăng dần từ nguyên liệu thô đến thành phẩm. Thế nhưng, đề xuất này không được thực hiện. Và thép nhập khẩu nói chung và thép từ Trung Quốc nói riêng vẫn ùn ùn chảy vào thị trường nội địa.

Áp dụng nhiều giải pháp phù hợp

VN cũng đã bắt đầu xem xét áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu như phôi thép, thép cuộn, thép dây nhập khẩu từ một số quốc gia và vùng lãnh thổ. Tương tự, VN cũng tăng thuế thép hợp kim nhập khẩu dạng thanh, que từ 0% lên 10%. Nguyên nhân có tình trạng thép cuộn chứa chất Bo (để làm cứng thép) từ Trung Quốc và khai là thép hợp kim, nhằm hưởng thuế nhập khẩu 0% thay cho mức thuế thép cuộn dùng cho xây dựng thông thường là 12%…

Nhiều DN cho hay các chính sách áp thuế nêu trên đã góp phần làm giảm tình trạng thép ngoại tràn vào VN, giảm tình trạng gian lận thương mại cũng như bảo vệ người tiêu dùng trong nước không bị nhầm lẫn với hàng kém chất lượng. Chính vì vậy, các chính sách về thuế hay hàng rào kỹ thuật cần được tiếp tục áp dụng và có thể mạnh tay hơn nữa trong thời gian sắp tới.

Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, đề xuất của Bộ Tài chính trước đây là phù hợp do số lượng sản phẩm nhập khẩu tăng mạnh, có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất trong nước. Đề xuất đó để bảo vệ các DN sản xuất trong nước, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các sản phẩm nhập khẩu. Còn đối với việc áp thuế phòng vệ thương mại riêng đối với hàng hóa xuất xứ của từng quốc gia thì cần phải có sự điều tra cụ thể để xác định xem lượng hàng nhập khẩu có nguy cơ đe dọa với ngành sản xuất trong nước như thế nào. Ngoài biện pháp về thuế, hàng rào kỹ thuật cũng là một giải pháp có thể xem xét nếu xét thấy cần thiết để bảo vệ DN sản xuất lẫn người tiêu dùng, tránh các sản phẩm chất lượng kém tràn lan trên thị trường.

Trong khi đó, TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) – Trường ĐH Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), cho rằng việc xem xét các giải pháp về thuế phải đảm bảo phù hợp với các hiệp định tự do thương mại mà VN đã tham gia. Nhưng cơ quan quản lý nhà nước cần lưu ý đến việc tránh hiện tượng VN có nguy cơ trở thành nơi trung chuyển hàng hóa của các nước thông qua việc gian lận xuất xứ để xuất khẩu vào nước thứ ba. Điều này cần phải có quy định rõ ràng, kiểm soát việc cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ VN. Song song đó, cần rà soát lại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan nhưng quan trọng nhất là vấn đề thực hiện, giám sát. Bởi theo ông, VN vẫn có nhiều hiện tượng “con voi chui lọt lỗ kim” khiến nhiều sản phẩm nhập khẩu ra thị trường không đảm bảo chất lượng, gian lận thương mại… mặc dù về quy định, quy chuẩn kỹ thuật đã đầy đủ và theo các tiêu chuẩn của thế giới.

Số liệu từ Tập đoàn SUMEC (Trung Quốc) cho biết VN là thị trường lớn thứ 2 mua thép các loại của Trung Quốc trong năm 2022. Trong đó, thép cuộn cán nóng là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc sang VN với số lượng 3 triệu tấn, chiếm 25% tổng sản lượng HRC xuất khẩu của nước này. Chênh lệch giá trung bình giữa sản phẩm HRC Trung Quốc với Đông Nam Á là 25 USD/tấn, cho thấy lợi nhuận xuất khẩu cao hơn so với bán trong nước. Đồng thời do nhu cầu tiêu thụ thép tại Trung Quốc yếu dẫn đến xuất khẩu có xu hướng tăng trong năm 2023. Do vậy lượng HRC từ Trung Quốc đang nhập vào VN với thuế suất 0% có thể càng tiếp tục gia tăng.



Source link

Cùng chủ đề

Xuất khẩu thép Trung Quốc tăng kỷ lục

Theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, do thị trường bất động sản khó khăn, nhiều lĩnh vực kinh tế trong nước khác phục hồi chậm dẫn đến dư cung thép. Giới chuyên gia dự báo, năm 2024, nhiều nhất ước tính Trung Quốc có thể xuất khẩu 90 - 95 triệu tấn thép, cao nhất 7 năm. Ngay cả bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi yếu, Trung Quốc vẫn xuất...

Thép cán nóng chiếm “sóng” sản phẩm nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2024

8,49 tỷ USD được chi để nhập khẩu sắt thép sau 10 tháng đầu năm 2023 Tháng 1/2024, nhập khẩu sắt thép từ Trung Quốc tăng mạnh Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2024, lượng sắt thép nhập khẩu về Việt Nam là 2,65 triệu tấn, gấp gần 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thép nhập từ Trung Quốc chiếm 1,8...

Xuất khẩu thép khởi sắc ngay từ đầu năm

Thị trường xuất khẩu chủ lực - tăng trưởng 3 con số Báo cáo Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sắt thép đạt 1,5 tỷ USD. Mặc dù tính riêng trong tháng 2, xuất khẩu sắt thép giảm ở mức thấp nhất trong 3 tháng qua, ước đạt 950 nghìn tấn, với trị giá 678 triệu USD, giảm 18,1% về lượng và 17,6% về trị giá so với tháng...

2 tháng xuất khẩu tăng gần 50%, ngành thép đã đã vượt qua cơn “bĩ cực”?

Tác động của CBAM: Lĩnh vực thép có khả năng giảm 4% giá trị xuất khẩuNgành thép nhu cầu và giá phục hồi, dự báo tăng trưởng lạc quan trong năm 2024 Số liệu từ Tổng Cục Thống kê, 2 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu sắt thép đạt 1,5 tỷ USD. Kết quả này được đánh giá khả quan bởi xuất khẩu sắt thép các loại trong tháng 2/2024 giảm mạnh,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Sắp xếp ba chi nhánh thành ba công ty mới trong năm 2024

ĐHĐCĐ Biwase: Sắp xếp ba chi nhánh thành ba công ty mới trong năm 2024Sáng ngày 25/3, CTCP - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, mã BWE - sàn HoSE) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Bên cạnh Báo cáo của Hội đồng quản trị, của Tổng giám đốc về kết quả kinh doanh trong năm...

Đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6% từ ngày 1/7/2024

Đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6% từ ngày 1/7/2024Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, Bộ đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6% so với mức hiện hành để áp dụng từ ngày 1/7/2024. ...

VN-Index tiềm ẩn rung lắc trước thềm 1.300 điểm

VN-Index biến động bứt phá; thị trường tiến tới 1.300 điểm; PNJ duy trì doanh thu tích cực; Vincom Retail rời Vingroup, đón "nữ tướng" trở lại; lịch trả cổ tức... ...

Cùng chuyên mục

Khởi công dự án cải tạo đường sắt hơn 2.000 tỷ đồng tại Quảng Bình

Khởi công dự án cải tạo đường sắt hơn 2.000 tỷ đồng tại Quảng Bình Sáng ngày 22/3, tại huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình đã diễn ra Lễ triển khai thi công Dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét, thuộc đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo Bộ GTVT; lãnh đạo...

VN-Index giảm gần 14 điểm phiên đầu tuần, NVL giao dịch đột biến

VN-Index giảm gần 14 điểm phiên đầu tuần, NVL giao dịch đột biếnThị trường chứng khoán biến động tiêu cực trong phiên đầu tuần khi đa số các nhóm ngành cổ phiếu đi xuống, trong khi nhiều cổ phiếu bất động sản đi ngược lại xu hướng chung. VN-Index hôm cuối tuần đạt mức cao nhất trong phiên tại 1.291,27, nhưng không thể giữ vững,...

Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho biết, du lịch là lĩnh vực nhạy cảm với các vấn đề môi trường, vì vậy ngành du lịch cần đi trước trong quá trình chuyển đổi xanh. Từ đó, các sản phẩm du lịch xanh của Việt Nam sớm được tung ra thị trường quốc tế và góp phần nâng cao vị thế của du lịch Việt Nam. Năm 2024, ngành du lịch Việt Nam...

Ngân hàng phải báo cho khách nếu thẻ không giao dịch, nợ quá hạn kéo dài

Để tăng cường việc đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thẻ ngân hàng và đảm bảo quyền lợi của khách hàng trong quá trình phát hành, sử dụng thẻ ngân hàng, NHNN vừa ban hành Công văn 2235/NHNN-TT về việc triển khai biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thẻ ngân hàng.  Theo đó, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài rà soát các quy...

Mới nhất

Lào Cai: Triển khai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo...

Tham dự hội nghị có: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai Vũ Xuân Cường; Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang; Phó chủ tịch HĐND tỉnh Lý Bình Minh; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh cùng lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị...

Khởi công dự án cải tạo đường sắt hơn 2.000 tỷ đồng tại Quảng Bình

Khởi công dự án cải tạo đường sắt hơn 2.000 tỷ đồng tại Quảng Bình Sáng ngày 22/3, tại huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình đã diễn ra Lễ triển khai thi công Dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét, thuộc đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh. ...

VN-Index giảm gần 14 điểm phiên đầu tuần, NVL giao dịch đột biến

VN-Index giảm gần 14 điểm phiên đầu tuần, NVL giao dịch đột biếnThị trường chứng khoán biến động tiêu cực trong phiên đầu tuần khi đa số các nhóm ngành cổ phiếu đi xuống, trong khi nhiều cổ phiếu bất động sản đi ngược lại xu hướng chung. ...

Sản xuất xanh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu

Tại Hội nghị COP26, Việt Nam là một trong các quốc gia đã tuyên bố mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. So với Báo cáo đóng góp quốc gia tự quyết định 2020 (NDC 2020), NDC cập nhật 2022 (NDC 2022) Việt Nam đã tăng mức đóng góp giảm phát thải không điều kiện...

Mới nhất