Trang chủPolitical ActivitiesLịch sử, văn hóa, con người Quảng Bình trong sáng tác mỹ...

Lịch sử, văn hóa, con người Quảng Bình trong sáng tác mỹ thuật



Quảng Bình là mảnh đất chịu nhiều ảnh hưởng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đặc điểm vị trí địa lý là “cầu nối” hai miền Bắc-Nam nên Quảng Bình trở thành nơi giao thoa và tiếp biến của nhiều nền văn hóa, trong đó tiêu biểu là Chăm-Việt. Dải đất hẹp nhất được mệnh danh là “chiếc đòn gánh” của đất nước chứa đựng những giá trị độc đáo, phong phú về các giá trị, di sản văn hóa, lịch sử.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Quảng Bình là vùng đất lửa chịu nhiều đau thương, nhưng cũng từ đó mà sản sinh ra những con người kiên trung, bất khuất, trở thành những vị tướng tài, những anh hùng của dân tộc, làm rạng danh quê hương. Lịch sử về mảnh đất và con người nơi đây là mảng đề tài lớn cho sáng tác văn học-nghệ thuật nói chung, mỹ thuật nói riêng.

 

Sáng tác mỹ thuật về đề tài văn hóa, lịch sử luôn là một thử thách đối với mỗi nghệ sĩ, đặc biệt là loại hình có ngôn ngữ biểu đạt tạo hình trực quan như mỹ thuật. Những biểu tượng, di sản về văn hóa, lịch sử, nhân vật lịch sử đã trở thành giá trị chung của mỗi người dân, vì vậy, đòi hỏi người nghệ sĩ cần có quá trình tìm hiểu về lịch sử, thấm hiểu về văn hóa, từ đó xây dựng nên hình tượng nghệ thuật thể hiện sát đúng với thời đại, vấn đề cần biểu đạt.

 

Mảnh đất này cũng gắn với các sự kiện lịch sử quan trọng qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê, Trịnh-Nguyễn… là chứng nhân lịch sử của quá trình tiến về phía Nam của người Việt.

Từ năm 1604, khi Chúa Nguyễn Hoàng trấn thủ Đàng Trong đã đổi tên từ phủ Tiên Bình thành Quảng Bình đến nay đã 420 năm. Nhiều công trình kiến trúc quân sự, nghệ thuật được xây dựng phục vụ cho chính quyền Đàng Trong tại Quảng Bình, như: Hệ thống Lũy Thầy, thành Đồng Hới…

 

Mảnh đất này cũng có rất nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, nhiều giá trị văn hóa, lễ hội được công nhận ở cấp quốc gia, cấp tỉnh… Cùng đó là bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số phía Tây Quảng Bình, trên dãy Trường Sơn hùng vĩ.

 

Mỹ thuật Quảng Bình từ trước đến nay cũng đã có một số tác phẩm về đề tài này, trong đó đã có tác phẩm nổi bật, ghi dấu ấn trong nền mỹ thuật Việt Nam đương đại, như tác phẩm tượng đài Mẹ Suốt của nhà điêu khắc Phan Đình Tiến được thực hiện năm 2003. Đây là tác phẩm tiêu biểu về con người Quảng Bình bất khuất, anh dũng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Anh cũng có tác phẩm Người đi mở cõi (Phác thảo tượng Trại sáng tác điêu khắc Quốc tế) về vị danh nhân Quảng Bình Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh-người mang gươm đi mở cõi, mở rộng lãnh thổ quốc gia.

Lịch sử, văn hóa, con người Quảng Bình trong sáng tác mỹ thuật - Ảnh 2.

Tiếng vọng. Ảnh: Nguyễn Lương Sáng

Họa sĩ Văn Đắc với tác phẩm Quảng Bình quan (bẹ chuối) và các bức phong cảnh chất liệu bẹ chuối về các di tích lịch sử; họa sĩ Đoàn Văn Thịnh với tác phẩm tranh sơn dầu Hội rằm tháng ba, Hội thi cà kheo về các lễ hội văn hóa của đồng bào dân tộc; nhà điêu khắc Lê Ngọc Thái với tác phẩm Vị tướng huyền thoại, Bơi trải (gò đồng); Nguyễn Đại Thăng với tác phẩm Lễ hội đập trống (sơn mài) về văn hóa người Bru-Vân Kiều; họa sĩ Nguyễn Thành Trung với tác phẩm Lễ hội đình làng Phan Long, Đại tướng với quê hương Quảng Bình (đồ họa); họa sĩ Trương Minh Luyện với tác phẩm Đại tướng với quê hương Lệ Thủy (Acrylic); Nguyễn Quốc Vượng với tác phẩm Vị tướng vì hòa bình (vỏ trứng), Ba miền (Acrylic); Đặng Minh Quý với tác phẩm bột màu Đường về thể hiện sinh hoạt đời thường của con người trong không gian của các công trình kiến trúc cổ kính; Nguyễn Hoàng Linh, Nguyễn Lương Sáng với các tác phẩm về con người và văn hóa vùng biển; Võ Hải, Trần Công Thoan, Phạm Hồng Đạt… với các tác phẩm về Đại tướng Võ Nguyên Giáp; họa sĩ Nguyễn Hữu Thanh với các tác phẩm phong cảnh trực họa về di tích cổ, như: Thành Đồng Hới, cửa Đông, tháp chuông Tam Tòa…

 

Nhìn chung, các tác phẩm của mỹ thuật Quảng Bình về mảng đề tài này chủ yếu khai thác về các nhân vật lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Một số tác phẩm đã tham gia các cuộc triển lãm mỹ thuật khu vực và quốc gia, nhưng số lượng chưa nhiều, chủ yếu dừng lại ở mức thử nghiệm, lưu giữ cảm xúc nhanh với hình thức thể hiện quen thuộc, nội dung đơn giản.

 

Cũng chưa có nhiều tác phẩm lớn, đầu tư tìm tòi thể hiện được bề dày lịch sử, sự phong phú của các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể hiện diện trên quê hương Quảng Bình; hay những tác phẩm thể hiện được nét độc đáo riêng có về bản sắc văn hóa, vùng đất và con người Quảng Bình. Có thực tế trên, bởi để có những tác phẩm tốt hơn về mảng đề tài lớn này cần sự đầu tư về chiều dài thời gian và cả kinh phí cho việc tìm hiểu, thâm nhập thực tế, nghiên cứu tư liệu văn hóa, lịch sử để từ đó xây dựng hình thức, lựa chọn chất liệu thể hiện phù hợp.

 

Với chiều dài của quá trình hình thành và phát triển, Quảng Bình chứa đựng bề dày về lịch sử, văn hóa và những truyền thống tốt đẹp, đây đề tài rộng lớn để các họa sĩ, nhà điêu khắc vận dụng trong sáng tác, để cho ra đời nhiều tác phẩm chất lượng có giá trị nghệ thuật và tư tưởng cao. Đặc biệt, tháng 11/2023, tỉnh Quảng Bình phát động cuộc vận động sáng tác văn học-nghệ thuật nhân kỷ niệm 420 năm hình thành Quảng Bình (1604-2024), 75 năm Ngày Quảng Bình quật khởi (15/7/1949-15/7/2024) và 35 năm Ngày tái lập tỉnh (1/7/1989-1/7/2024). Cuộc vận động sẽ  khích lệ, động viên đội ngũ văn nghệ sĩ và các tác giả sáng tác nên nhiều tác phẩm văn học-nghệ thuật trên các thể loại, trong đó có mỹ thuật.

 

Sáng tạo nghệ thuật luôn phải xuất phát từ cảm xúc chân thật của trái tim với những điều gần gũi, thân quen, thuộc về đời sống và không gian xung quanh chúng ta. Những giá trị về văn hóa, lịch sử mà các thế hệ tiền nhân và cha ông xưa dày công xây đắp, truyền lại vô cùng quý giá. Việc khai thác đưa vào các tác phẩm nghệ thuật còn có tác dụng to lớn trong việc truyền đạt và giáo dục cho các thế hệ trẻ lòng tự hào về quê hương, đất nước. Qua đó, để các thế hệ tiếp nối trân trọng, gìn giữ và tiếp tục phát huy những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong hành trang xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.





Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/lich-su-van-hoa-con-nguoi-quang-binh-trong-sang-tac-my-thuat-20240514151541121.htm

Cùng chủ đề

[MEDLATEC] TUYỂN DỤNG ĐIỀU DƯỠNG/KTV XÉT NGHIỆM LẤY MẪU BỆNH PHẨM TẬN NƠI

Phát triển dịch vụ từ năm 1996, MEDLATEC là đơn vị tiên phong trong dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi. Với 25 năm kinh nghiệm và phục vụ hơn 2 triệu lượt khách hàng/năm, MEDLATEC là thương hiệu được hàng triệu người Việt tin dùng. Do nhu cầu tăng cao, năm 2023...

Đảm bảo chất lượng cao nhất các nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7

Chiều 15/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc Phiên họp thứ 33 sau 03 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Phát biểu bế mạc phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, sau 03 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành chương trình...

Lùi thời gian hoàn thành cầu Đại Ngãi

 Phối cảnh cầu Đại Ngãi. Ngày 15/5,...

Tội phạm mạng không ngừng đánh cắp mật khẩu

Công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspersky đã ngăn chặn hơn 61 triệu cuộc tấn công đánh cắp mật khẩu (Bruteforce) nhắm vào các doanh nghiệp ở Đông Nam Á trong năm 2023. Theo thống kê vừa công bố, từ tháng 1 đến tháng 12 -2023, các sản phẩm B2B của Kaspersky, được cài đặt tại các công ty thuộc mọi quy mô trong khu vực Đông Nam Á, đã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hơn 330 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo di tích giai đoạn 2024-2028

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng đã ký ban hành kế hoạch tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn Đồng Nai giai đoạn 2024-2028. Theo kế hoạch, có 12 di tích...

Chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng cho Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Minh Tuấn - Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 tại cuộc họp Ban Tổ chức Lễ hội Sen, chiều ngày 13/5. ...

Bạc Liêu:​ Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử gắn với phát triển du lịch

Thời gian qua, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đã tích cực thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam Bộ. Đặc biệt, công tác này gắn chặt với phát triển du lịch và trở thành một trong những mô hình hay cho phát...

Đảm bảo các điều kiện tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Ngày 09/5, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, đã chủ trì cuộc Họp chuẩn bị tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch và công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu. ...

Điều tra, khảo sát di tích khảo cổ tại Hội An

Thực hiện kế hoạch điều tra, khảo sát di tích khảo cổ trên địa bàn tỉnh, từ ngày 2 - 8/5, Bảo tàng Quảng Nam tiến hành điều tra, khảo sát tại TP.Hội An nhằm nắm bắt hiện trạng di tích/địa điểm khảo cổ đã được phát hiện, khai quật trước đây và tìm kiếm các địa điểm khảo cổ học...

Bài đọc nhiều

Chính phủ Việt Nam cam kết “3 cùng” và “3 bảo đảm” đối với các doanh nghiệp Trung Quốc

(ĐCSVN) - Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng hợp tác, tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực Trung Quốc có thế mạnh, Việt Nam nhu cầu và ưu tiên cao, như đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, đô thị thông minh, công nghiệp chế tạo chất lượng cao, xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, y...

Hơn 330 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo di tích giai đoạn 2024-2028

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng đã ký ban hành kế hoạch tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn Đồng Nai giai đoạn 2024-2028. Theo kế hoạch, có 12 di tích...

Việt Nam – Iran tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thực thi pháp luật

Sáng 14/5/2024, tại Hà Nội, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì lễ đón và có buổi hội đàm với Chuẩn tướng Ahmad Reza Radan, Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran cùng Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.   Cùng tham dự có Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ...

Bộ Quốc phòng tập huấn chuyển đổi số lực lượng công nghệ thông tin toàn quân năm 2024

(Bqp.vn) - Sáng 13/5, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Khai mạc tập huấn chuyển đổi số lực lượng công nghệ thông tin toàn quân năm 2024. Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính và chuyển đổi số Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo khai mạc. Thượng tướng Lê Huy Vịnh phát biểu chỉ đạo...

Cảnh sát biển Việt Nam tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên biển

(Bqp.vn) - Chiều 14/5, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Kế hoạch tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên biển. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu trong toàn lực lượng. Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam chủ trì hội nghị.Các đại biểu tham dự hội nghị...

Cùng chuyên mục

Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng

Trong 2 ngày (14-15/5), Bộ Giáo dục và Thể thao Lào tổ chức Hội nghị Giáo dục ASEAN về Công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng. Đây là sự kiện nhân dịp Lào là Chủ tịch ASEAN năm 2024. Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Giáo dục các nước ASEAN, Timor Leste, các chuyên gia về giáo dục và các đối tác giáo dục quốc tế. Quang cảnh Giáo dục...

Hơn 330 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo di tích giai đoạn 2024-2028

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng đã ký ban hành kế hoạch tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn Đồng Nai giai đoạn 2024-2028. Theo kế hoạch, có 12 di tích...

Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư cảm ơn cấp ủy, chính quyền và nhân dân Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên

(Bqp.vn) - Ngày 14/5/2024, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn gửi cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương thuộc thành phố Hà Nội và các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:Kính gửi: Cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa...

“Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cần xuất hiện trong dòng đổi mới rõ nét hơn nữa”

Vấn đề trọng tâm được Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao đổi trong cuộc làm việc với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội liên quan đến vai trò, vị trí và những việc cần làm của trường trong đổi mới, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Quang cảnh cuộc làm việc Theo Bộ trưởng, đặt trong toàn bộ hệ thống, xu thế vận hành của ngành, đất nước, Trường Đại học Sư...

Lãnh đạo Bộ Nội vụ dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Dự lễ dâng hương có các đồng chí Thứ trưởng: Nguyễn Trọng Thừa, Nguyễn Duy Thăng, Vũ Chiến Thắng; thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; Thường trực Đảng ủy Bộ, Vụ trưởng - Chánh Văn phòng Ban Cán sự đảng Bộ, Đại diện Công đoàn Bộ, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ. Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà dâng...

Mới nhất

Giá vàng có bật tăng phi mã sau phiên đấu giá?

Cử tri, nhân dân lo lắng về giá vàng liên tục biến động và tăng cao Giá vàng tăng vọt, nhà đầu tư nên mua vàng miếng hay vàng nhẫn vào thời điểm này? Chốt phiên giao dịch ngày 15/5 giá vàng SJC trong nước tăng mạnh so với rạng sáng...

Thủ tướng Slovakia bị thương trong vụ nổ súng, nghi phạm bị bắt

Hãng AFP dẫn nguồn các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin Thủ tướng Slovakia Robert Fico bị bắn và bị thương trong vụ nổ súng hôm 15/5 và đã được đưa đến bệnh viện. Vụ việc xảy ra ở thị trấn Handlova, cách thủ đô Bratislava khoảng 150 km về phía Đông Bắc, theo Đài truyền...

Chỉ đạo đích danh Công ty vàng SJC thực hiện ngay ổn định thị trường vàng

Theo thông tin NHNN vừa phát đi, có 8 thành viên đã trúng thầu trong phiên 14/5 với tổng khối lượng là 8.100 lượng, trong đó có 3 "ông lớn" kinh doanh vàng là Công ty SJC, Công ty Doji, Công ty PNJ cùng với 5 ngân hàng thương mại.  “Thực tế tại các phiên đấu thầu vừa qua,...

Thủ tướng Slovakia trúng đạn trong một vụ tấn công gây sốc

Ngày 15/5, một cuộc tấn công đã xảy ra ngay sau cuộc họp của chính phủ Slovakia ở bên ngoài thủ đô Bratislava, khiến Thủ tướng Robert Fico bị thương.

Thủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ 350 người bị ngộ độc thực phẩm tại Vĩnh Phúc

Ngày 15.5, Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 50/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc.Ngày 14.5, tại...

Mới nhất