Trang chủNewsKinh tếKinh tế Việt Nam năm 2024: Liệu có 'hạ cánh mềm'?

Kinh tế Việt Nam năm 2024: Liệu có ‘hạ cánh mềm’?

Theo Giảng viên Đại học Bristol (Anh) Hồ Quốc Tuấn, không tô hồng, nhưng đủ tin tưởng rằng, nền kinh tế và thị trường tài chính sẽ lướt qua những “cơn gió ngược” một cách vững vàng để hy vọng có thể “hạ cánh mềm”.

Kinh tế Việt Nam năm 2024: Liệu có 'hạ cánh mềm'?
Không tô hồng, nhưng đủ tin tưởng rằng, nền kinh tế sẽ lướt qua những “cơn gió ngược” một cách vững vàng để hy vọng có thể “hạ cánh mềm”. (Nguồn: Vietstock)

Năm 2023: Đầu năm khó khăn, cuối năm dễ chịu

Năm 2023 có thể được xem là một năm khá may mắn của kinh tế thế giới ở khía cạnh là không có một cuộc khủng hoảng nào xảy ra, bất chấp những trở ngại không hề nhỏ như lãi suất USD vượt 5%, vỡ nợ ở các ngân hàng Mỹ và cuộc suy trầm của thị trường bất động sản Trung Quốc bước sang năm thứ ba mà không thấy có dấu hiệu khởi sắc.

Những diễn biến địa chính trị phức tạp ở Israel, biển Đỏ vào nửa cuối năm cũng chưa thể tạo ra những cú sốc lớn nào. Giá dầu về dưới 80 USD/thùng và lạm phát của những nền kinh tế phương Tây ở mức 8-11% đã quay về khu vực 3-5%.

Đây là những thành công mà từ giữa năm 2023, người ta cũng không dám chắc. Nói cách khác, góc nhìn về triển vọng kinh tế những ngày cuối năm 2023 đã lạc quan hơn rất nhiều so với hồi đầu và giữa năm. Ngồi ở sân bay Heathrow đợi bay đi Phần Lan ngày 23/5, tôi đọc được bài báo “Giới chuyên gia tin chắc kinh tế Mỹ sắp suy thoái”. Đến cuối năm, chúng ta không có đợt suy thoái nào. Và dự báo kinh tế Trung Quốc không đạt 4% trong năm 2023 cũng đã sai. Đó là những tín hiệu tích cực về cuối năm.

Nhưng song song đó, cũng có những tín hiệu cho thấy, năm 2024 sẽ là một năm khó khăn hơn năm 2023 về kinh tế vĩ mô. Các chỉ số sản xuất và dịch vụ nhà quản trị mua hàng (PMI) của châu Âu tiếp tục cho thấy triển vọng thu hẹp hơn là mở rộng. Kinh tế Trung Quốc vẫn chật vật với mục tiêu duy trì mức tăng trưởng 5%. Thu nhập của nhiều công xưởng sụt giảm, số lượng công việc mới có chất lượng và trả lương cao trong nền kinh tế này giảm đi. Thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu hồi phục, bất chấp nhiều kế hoạch hỗ trợ đã được triển khai, mà mới nhất là chương trình bơm tín dụng vào lĩnh vực nhà ở xã hội.

Nói cách khác, so với hồi đầu năm 2023, giới kinh tế đã lạc quan hơn rất nhiều về triển vọng ngắn hạn sắp tới. Dữ liệu thu thập từ Bloomberg, Macrobond và Steno Research cho thấy, các bài đăng về “hạ cánh mềm” (soft landing) chiếm ưu thế hơn hẳn so với các bài viết đề cập về “suy thoái” (recession).

Thách thức 2024

Nếu mọi thứ đều diễn biến như những gì diễn ra từ cuối năm 2023, thì chúng ta có thể kỳ vọng một năm 2024 không quá xấu. Nói như chuyên gia phân tích Ed Yardeni, kinh tế năm 2024 sẽ “kiên cường”.

Một điều không thể phủ nhận, tăng trưởng kinh tế chung của năm 2024 được dự kiến trượt xuống ở hầu hết các nền kinh tế chủ chốt, từ Mỹ, châu Âu đến Trung Quốc, Ấn Độ. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), trong năm 2024, kinh tế toàn cầu sẽ phân hóa hơn và xu thế chung vẫn là giảm nhẹ so với năm 2023.

Nhưng đây đã là một kịch bản tốt và là một kịch bản hạ cánh mềm: tăng trưởng chỉ giảm nhẹ, không gây ra suy thoái kinh tế hay đổ vỡ thị trường tài chính và sự suy giảm nhẹ đó giúp kềm chế lạm phát, kéo tỷ lệ lạm phát xuống thấp ở những nơi mà lạm phát còn cao hơn mục tiêu dài hạn của ngân hàng trung ương như Mỹ. Nếu đọc báo cáo của các tổ chức phân tích, thì sự sụt giảm kinh tế chủ yếu sẽ tập trung vào các tháng đầu năm và điểm rơi hồi phục sẽ diễn ra vào giữa năm.

Tuy nhiên, các dự báo trên dựa trên giả định là tình hình địa chính trị toàn cầu không trở nên phức tạp hơn. Đây có thể là điều sẽ sai đầu tiên. Năm 2024 là một “năm bầu cử lớn nhất lịch sử” (dùng từ của tờ Economist), với hàng loạt quốc gia đóng vai trò quan trọng trong kinh tế toàn cầu như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nghị viện châu Âu và có thể bao gồm cả Anh và Nhật Bản (dự kiến bầu cử năm 2025, nhưng có thể được tổ chức sớm hơn trong năm 2024).

Song song đó, diễn biến đáng lo ngại ở Israel và biển Đỏ đang đặt ra rủi ro rằng cuộc chiến ở dải Gaza có thể leo thang thành một cuộc chiến tầm khu vực ở Trung Đông.

Những diễn biến này đủ để tạo ra hai ảnh hưởng trọng yếu. Đó là các doanh nghiệp sẽ trì hoãn các khoản đầu tư lớn ít nhất là nửa đầu năm để quan sát diễn biến chính sách cùng quan điểm của các ứng viên lãnh đạo mới và cuộc chiến ở Gaza leo thang sẽ gây ra những nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng mới trên toàn cầu.

Nếu kết hợp những điều đó với tình trạng phân mảnh chuỗi cung ứng do tác động của chính sách đem sản xuất về nước thân thiện (friendshoring) và chiến lược giảm rủi ro (de-risking) mà Mỹ đang phát động dưới nhiều hình thức để hạn chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, thì rõ ràng, sự yên bình của những tháng cuối năm 2023 mà chúng ta đang cảm nhận có thể bị phá vỡ bất kỳ lúc nào trong năm 2024.

Ngoài ra, lãi suất cao không nhấn chìm các nền kinh tế ở phương Tây trong năm 2023, vì có độ trễ chính sách. Nhiều khoản vay lãi suất 1% hay thấp hơn sẽ không đáo hạn cho đến tận giữa năm 2024 và nền kinh tế một số nước sẽ chỉ thật sự cảm nhận được tác động của lãi suất cao khi các khoản vay này đáo hạn.

Mặc dù lãi suất USD và một số nền kinh tế châu Âu được dự kiến đã lập đỉnh và cắt giảm trong năm 2024, nhưng mức cắt giảm được dự báo khá khiêm tốn và không nhiều hơn 1%. Nghĩa là nhiều khoản vay vẫn sẽ đáo hạn với chi phí vay mới cao hơn ít nhất 2,5 – 3 lần. Vỡ nợ sẽ tăng là hệ quả tất yếu và đang được nhìn thấy qua một vài số liệu cuối năm.

Một thị trường bất động sản thương mại, đặc biệt là phân khúc văn phòng, đang âm thầm đổ vỡ, nhưng không có quy mô lây lan như cuộc khủng hoảng 2007 – 2009. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo nó không đột ngột leo thang thành một cuộc khủng hoảng bất động sản mini ở phương Tây.

Ở phương Đông, Trung Quốc có thể đã chạm đáy với những khó khăn của mình, đặc biệt là với lĩnh vực bất động sản. Các nhà phân tích tin rằng, khó khăn với việc bán dự án mới sẽ được gỡ dần ra trong năm 2024, nhưng có thể giá nhà ở các thành phố lớn cần phải giảm thêm, khi mà chính quyền đang trực tiếp hỗ trợ vốn để hoàn thành các dự án nhà ở xã hội, gia tăng nguồn cung nhà ở tại các đô thị loại 1. Tuy nhiên, những khó khăn chung vẫn còn đó và vì vậy người dân Trung Quốc sẽ vẫn thắt lưng buộc bụng, trì hoãn chi tiêu. Điều đó có thể dẫn đến những tháng đầu năm 2024 không tạo được đột phá đáng kể ở quốc gia đông dân này.

Với tất cả những rủi ro trên, năm 2024 vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn và những đợt tăng giá cổ phiếu ở Mỹ những ngày cuối năm 2023, đầu năm 2024 có thể đảo chiều vào cuối quý I khi những khó khăn và rủi ro bộc lộ rõ hơn. Vì vậy, không ít nhà đầu tư đã đa dạng hóa danh mục vào vàng trong bối cảnh kim loại quý này tăng giá và có thể đạt mức cao 2.200 USD/ounce trong năm 2024 như dự báo của Wells Fargo.

Tuy nhiên, chính mức dự báo giá vàng 2.200 USD/ounce, chỉ hơn mức giá hiện tại khoảng 7-8%, cũng cho thấy, người ta không quá bi quan về kinh tế năm 2024, cũng như các rủi ro đi kèm. Niềm tin chung của các thị trường vẫn đang là “kinh tế không quá tốt, nhưng không quá xấu” và dự báo các thị trường cổ phiếu sẽ tăng điểm vẫn là chủ đạo.

Có thể nhận định kinh tế và thị trường sẽ “kiên cường” trong năm 2024 là hợp lý cho lúc này. Không tô hồng, song đủ tin tưởng rằng, nền kinh tế và thị trường tài chính sẽ lướt qua các “cơn gió ngược” một cách vững vàng để hy vọng có thể “hạ cánh mềm”.

(theo Báo Đầu tư)

Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy vai trò nòng cốt, mở đường của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 127/TB-VPCP ngày 23/3/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị gặp mặt đầu xuân với các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu trên toàn quốc. Thông báo nêu rõ, Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước (DNNN); chú trọng phát triển DNNN nhanh, bền vững, đúng hướng, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng là kinh...

Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đi đúng hướng với triển vọng dài hạn tích cực. ...

Tiếng nói của kinh tế châu Á

Kể từ khi thành lập đến nay, Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế - xã hộiTổ Biên tập của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đảng lần thứ XIV họp phiên đầu tiên để thảo luận về Dự thảo Đề cương Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Quan điểm chung là, cần có giải pháp đột phá để hoàn thành ở mức...

Thủ tướng: ‘Không chấp nhận tăng trưởng trước, dọn dẹp sau’

Thủ tướng nói Việt Nam thu hút FDI chọn lọc, ưu tiên vốn vào dự án công nghệ cao, bán dẫn, AI, nhưng "không chấp nhận tăng trưởng trước, dọn dẹp sau". Gặp các nhà đầu tư nước ngoài ngày 19/3 trong khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF 2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính nói ông có niềm tin vào các doanh nghiệp FDI. Bởi, khu vực này đóng góp quan trọng vào cải...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Nhân dịp chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Ngoại trưởng Ấn Độ, Phó Giáo sư Rahul Mishra tại Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi đã có bài viết bình luận trên Hindustan Times khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng về chính sách của chuyến thăm này. TG&VN lược dịch bài phân tích.

Ra mắt nhiều tác phẩm văn học mới viết cho thiếu nhi

Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất (2023-2025) là giải thưởng do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức với mong muốn phát hiện thêm những cây bút viết cho thiếu nhi, có thêm các tác phẩm văn học mới, có chất lượng, truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa về con người, đất nước Việt Nam.

Ấn Độ nói về mối quan hệ với Nga, tại sao không chọn Moscow cho nhiệm vụ quốc phòng “tham vọng”?

Ngày 24/3, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar khẳng định, Nga là quốc gia mà Ấn Độ luôn có mối quan hệ tích cực và cả hai nước đều hết sức quan tâm đến lợi ích của nhau.

Bài đọc nhiều

Sắp xếp ba chi nhánh thành ba công ty mới trong năm 2024

ĐHĐCĐ Biwase: Sắp xếp ba chi nhánh thành ba công ty mới trong năm 2024Sáng ngày 25/3, CTCP - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, mã BWE - sàn HoSE) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Bên cạnh Báo cáo của Hội đồng quản trị, của Tổng giám đốc về kết quả kinh doanh trong năm...

Khánh thành nhà máy công nghiệp 1.443 tỷ đồng tại Thanh Hoá

Nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam do Công ty TNHH công nghiệp SAB Việt Nam làm chủ đầu tư có quy mô diện tích 66,44 ha, với tổng vốn đầu tư 1.443,220 tỷ đồng. Ngày 20/3, tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá, Công ty TNHH công nghiệp SAB Việt Nam thuộc Tập đoàn Weixing tổ chức lễ...

VN-Index tiềm ẩn rung lắc trước thềm 1.300 điểm

VN-Index biến động bứt phá; thị trường tiến tới 1.300 điểm; PNJ duy trì doanh thu tích cực; Vincom Retail rời Vingroup, đón "nữ tướng" trở lại; lịch trả cổ tức... ...

Cùng chuyên mục

VN-Index giảm gần 14 điểm phiên đầu tuần, NVL giao dịch đột biến

VN-Index giảm gần 14 điểm phiên đầu tuần, NVL giao dịch đột biếnThị trường chứng khoán biến động tiêu cực trong phiên đầu tuần khi đa số các nhóm ngành cổ phiếu đi xuống, trong khi nhiều cổ phiếu bất động sản đi ngược lại xu hướng chung. VN-Index hôm cuối tuần đạt mức cao nhất trong phiên tại 1.291,27, nhưng không thể giữ vững,...

Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho biết, du lịch là lĩnh vực nhạy cảm với các vấn đề môi trường, vì vậy ngành du lịch cần đi trước trong quá trình chuyển đổi xanh. Từ đó, các sản phẩm du lịch xanh của Việt Nam sớm được tung ra thị trường quốc tế và góp phần nâng cao vị thế của du lịch Việt Nam. Năm 2024, ngành du lịch Việt Nam...

Quyền Chủ tịch nước gặp mặt Đoàn đại biểu Hội doanh nhân trẻ Việt Nam

Trải quả 30 năm hình thành và phát triển, đến nay tổ chức Hội Doanh nhân trẻ đã được thành lập tại 63 tỉnh, thành phố; có 15 câu lạc bộ trực thuộc với tổng số gần 19 nghìn hội viên. Các doanh nghiệp Hội viên của Hội đang tạo doanh thu hàng năm trên 40 tỷ USD và tạo việc làm cho hơn 5 triệu lao động. Trong quá trình phát triển Hội đã tổ chức nhiều...

Nền tảng văn hóa – ‘chất xúc tác’ thương hiệu của ROX Group

Việc chuẩn hóa để bảo hộ thương hiệu trên nền tảng văn hóa sẽ giúp ROX Group củng cố sức sống cho thương hiệu để vững bước trên con đường phát triển. 28 năm xây sức sống cho thương hiệu 28 năm trước những nhà sáng lập ROX Group đã bước chân vào thị trường với xuất phát điểm là Công ty sản xuất giày Nam Thắng. Và sau gần 3 thập kỷ, doanh nghiệp đã vươn mình thành Tập...

Mới nhất

Bộ Công an điều tra vụ VNDirect bị tấn công

Tối 25/3, trả lời PV VTC News, đại diện Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công an) cho biết, đơn vị đang điều tra, xác minh việc hệ thống của VNDirect bị tấn công.Trước đó, Công ty chứng khoán VNDirect thông báo hệ thống bị tấn công từ...

CEO Boeing từ chức – VnExpress Kinh doanh

Dave Calhoun sẽ rời vị trí CEO Boeing trong bối cảnh hãng sản xuất máy bay quay cuồng với cuộc khủng hoảng an toàn của dòng 737 Max. Hãng sản xuất máy bay Boeing hôm 25/3 thông báo thay đổi hàng loạt nhân sự cấp cao. Theo đó, CEO Dave Calhoun sẽ rời đi cuối năm nay.Calhoun chịu sức...

Quyền Chủ tịch nước gặp mặt Đoàn đại biểu Hội doanh nhân trẻ Việt Nam

Trải quả 30 năm hình thành và phát triển, đến nay tổ chức Hội Doanh nhân trẻ đã được thành lập tại 63 tỉnh, thành phố; có 15 câu lạc bộ trực thuộc với tổng số gần 19 nghìn hội viên. Các doanh nghiệp Hội viên của Hội đang tạo doanh thu hàng năm trên 40 tỷ USD...

Mới nhất