Trang chủNewsThế giớiLoại tiền giấy từng mất giá 1.000% thời nhà Nguyên

Loại tiền giấy từng mất giá 1.000% thời nhà Nguyên


Tiền giấy xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc và lưu hành rộng rãi thời nhà Nguyên, nhưng chiến tranh, loạn lạc khiến đồng tiền mất giá 1000% và sụp đổ.

Sau khi thống nhất Trung Hoa năm 221 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng yêu cầu thống nhất tiền tệ trên toàn quốc. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, hệ thống tiền tệ hai cấp được ban hành, với loại cao cấp làm từ vàng, loại thấp hơn làm từ đồng.

Đến thế kỷ 7, tiền giấy xuất hiện dưới triều Đường (618-907), trở thành loại tiền giấy đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, tới triều Nguyên, tiền giấy mới được lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc.

Triều Nguyên (1278-1368) được thành lập sau khi quân Mông Cổ chinh phạt Trung Quốc. Sau khi lên ngôi, Hốt Tất Liệt tìm cách tiêu diệt Nam Tống và bắt đầu một số cuộc chiến tranh vào những năm 1270 để thống nhất nam bắc Trung Quốc.

Hốt Tất Liệt cho ban hành ngân phiếu, trở thành chế độ chính trị đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc sử dụng tiền giấy làm công cụ thanh toán hợp pháp duy nhất. Ông thực hiện chính sách này bằng cách sung công vàng, bạc từ các cá nhân và thương nhân ngoại quốc, rồi trao ngân phiếu do nhà nước ban hành cho họ theo tỷ lệ quy đổi.





Ngân phiếu Trung Thống thời Nguyên. Ảnh: Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc

Ngân phiếu Trung Thống thời Nguyên. Ảnh: Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc

Trung Quốc sau đó chuyển từ nền kinh tế sử dụng tiền xu bằng đồng sang ngân phiếu, hệ thống tiền tệ tiêu chuẩn sớm nhất thế giới. Động thái này đã thay thế hệ thống tiền tệ gồm tiền đồng, tiền sắt và bạc thỏi, chấm dứt sự hỗn loạn trong hệ thống tiền tệ những thập kỷ trước.

Điều này cũng khiến Hốt Tất Liệt được coi là người đầu tiên tạo ra tiền pháp định. Tiền giấy kiểu ngân phiếu giúp việc thu thuế và quản lý một đế quốc rộng lớn trở nên dễ dàng hơn, đồng thời làm giảm chi phí vận chuyển tiền kim loại.

Khi tới Trung Quốc thời kỳ này, nhà thám hiểm Marco Polo đã vô cùng kinh ngạc khi chứng kiến hệ thống tiền tệ mà hoàng đế Hốt Tất Liệt tạo ra.

“Ở thành phố Cambalu (Đại Đô, kinh đô của nhà Nguyên, ngày nay là Bắc Kinh), có xưởng in tiền của Đại hãn. Tiền giấy lưu hành khắp nơi trên lãnh thổ của Đại hãn, không ai dám mạo hiểm tính mạng từ chối nhận thanh toán bằng ngân phiếu”, nhà thám hiểm viết trong quyển thứ hai bộ Marco Polo du ký.

Marco Polo cho hay mọi người có thể dùng ngân phiếu để mua hàng hóa như ngọc trai, trang sức, vàng hay bạc ở bất kỳ nơi nào. Binh lính trong quân đội cũng được trả lương bằng ngân phiếu.





Marco Polo cùng chú và bố trình thư của giáo hoàng lên Đại hãn Hốt Tất Liệt. Ảnh: Britannica

Marco Polo cùng chú và bố trình thư của giáo hoàng lên Đại hãn Hốt Tất Liệt. Ảnh: Britannica

Cùng với việc khuyến khích phát triển kinh tế trong nước, Hốt Tất Liệt thi hành chính sách bành trướng để không ngừng mở rộng lãnh thổ. Theo lời khuyên của các cận thần, ông phát động các cuộc xâm lược nhắm vào khu vực Đông Nam Á và Nhật Bản.

Nhưng các cuộc chiến liên miên được coi là lý do quan trọng khiến ngân khố nhà Nguyên cạn kiệt. Cùng với kỹ năng quản lý tiền giấy kém và kỷ luật tài chính lỏng lẻo, đồng tiền dưới triều Nguyên nhanh chóng mất giá.

Để lấn át tiền giấy Hội Tử của Nam Tống, nhà Nguyên cho in lượng lớn tờ Trung Thống (tờ tiền Hốt Tất Liệt). Thời kỳ này cũng đánh dấu nhà Nguyên đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng và công trình công cộng, khiến tình hình lạm phát thêm trầm trọng.

Năm 1287, nhà Nguyên ban hành loại tiền giấy nữa có tên Chí Nguyên, có giá trị gấp 5 lần tờ Trung Thống. Hai loại tiền đều được phép lưu hành, nhưng giá trị đồng Trung Thống đã giảm 80%.

Từ khi được ban hành lần đầu năm 1260 tới năm 1309, tiền giấy đã mất giá trị 1.000%. Năm 1311, hai loại tiền này được phát hành lại nhưng không còn được đảm bảo bằng bạc. Hệ thống tiền tệ đã đổi thành tiền định danh tồn tại trong 40 năm.

Năm 1352, đồng tiền giấy có tên Chí Chính được phát hành, nhưng triều Nguyên sụp đổ khiến nó nhanh chóng mất giá. Tiền giấy gần như vô giá trị vào thời điểm nhà Minh lật đổ nhà Nguyên năm 1368. Khi đó, đa số người dân tại các thành thị đã quay lại với nền kinh tế hàng đổi hàng.

Chiến tranh là một trong những nguyên nhân chính khiến hệ thống tiền giấy của nhà Nguyên sụp đổ, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng còn những yếu tố khác như diện tích quá lớn của Trung Quốc, khiến việc quản lý đồng tiền gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, Trung Quốc thiếu dự trữ bạc trong nước, phải nhập khẩu từ Nhật Bản và sau đó từ châu Mỹ, khiến thâm hụt thương mại kéo dài đến cuối thời nhà Minh.

Thiếu vàng bạc dự trữ khiến người dân không thể đổi tiền theo tỷ giá cố định. Vào những năm 1350, tiền giấy được các đơn vị tư nhân, chính quyền trung ương và địa phương phát hành, khiến tín dụng gia tăng và giá trị đồng tiền sụt giảm nghiêm trọng.

Yếu tố cuối cùng dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống tiền giấy của nhà Nguyên là tình hình hỗn loạn sau khi Hốt Tất Liệt qua đời, tạo ra khoảng trống quyền lực. Triều Nguyên đã chi một lượng lớn tiền trong kho bạc để duy trì hệ thống quan lại và hoàng tộc nhằm ổn định chế độ, vượt qua giai đoạn rối loạn này.





Bản in khắc gỗ ngân phiếu Chí Nguyên (trái) và một tờ tiền từ bản in. Ảnh: Ancient

Bản in khắc gỗ ngân phiếu Chí Nguyên (trái) và một tờ tiền từ bản in. Ảnh: Ancient

Đến cuối thế kỷ 13, giá cả hàng hóa thời Nguyên tăng gấp 10 lần, khiến cuộc sống của dân thường vô cùng khó khăn.

Tuy nhiên, một số nhà kinh tế học và sử học cho rằng không thể coi triều Nguyên đã trải qua thời kỳ siêu lạm phát, bởi theo tiêu chuẩn hiện đại, tỷ lệ lạm phát của triều Nguyên chỉ ở mức 5,2% mỗi năm. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự phát triển của đế chế, xung đột cùng chiến tranh dai dẳng là những lý do chính khiến triều đại và đồng tiền nhà Nguyên sụp đổ.

Hồng Hạnh (Theo Ancient)



Source link

Cùng chủ đề

Châu Âu chật vật tăng ngân sách quốc phòng theo yêu cầu của NATO

Nhiều thành viên NATO ở châu Âu đối mặt thâm hụt ngân sách cao, khó có thể đáp ứng mục tiêu ngân sách quốc phòng ít nhất 2% GDP. Các thành viên châu Âu của NATO cần tăng đóng góp hơn 60 tỷ USD mỗi năm để đáp ứng nhu cầu ngân sách quốc phòng của liên minh.Mỹ nhiều lần kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quốc phòng, đặc biệt dưới thời cựu tổng thống Donald...

Vì sao nông nghiệp là “trái tim” đối với EU?

Thời gian gần đây, nông dân nhiều nước châu Âu, trong đó có Italia, Pháp và Đức đã phản đối chính sách của EU với cáo buộc các chính sách này khiến ngành nông nghiệp gặp khó khăn. Tuy nhiên, bản thân EU là nguồn tài chính không thể thiếu đối với ngành nông nghiệp: thông qua Chính sách nông nghiệp chung (CAP), chiếm khoảng 1/3 toàn bộ ngân sách EU, nông dân của các quốc gia...

Loạt ngân hàng trung ương họp chính sách tuần tới

Ngân hàng Trung ương tại Mỹ, Nhật Bản, Anh, Nga đều sẽ họp chính sách trong tuần tới, để quyết định lãi suất tham chiếu tại các thị trường này. Tuần tới sẽ là tuần bận rộn nhất từ đầu năm của các ngân hàng trung ương toàn cầu. Lãi suất cho vay bằng các đồng tiền được giao dịch nhiều nhất thế giới sẽ được thiết lập.Từ sau đại dịch và chiến sự Nga - Ukraine, bức tranh...

Châu Âu sẽ dùng lợi nhuận từ tài sản đóng băng của Nga để chi trả vũ khí cho Ukraine

Tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ở Berlin, ông Scholz cho biết: "Chúng tôi sẽ sử dụng lợi nhuận bất ngờ từ tài sản bị đóng băng của Nga ở châu Âu để hỗ trợ tài chính cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam vào chung kết billiard đồng đội thế giới

ĐứcTrần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh viết tiếp lịch sử cho billiards Việt Nam, khi thắng Mỹ tại bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Trong trận bán kết với Mỹ hôm nay 24/3, Quyết Chiến đấu với Raymon Groot, còn Phương Vinh gặp Hugo Patino. Cả hai cơ thủ Mỹ đều nằm ngoài Top 50 thế giới, và chưa từng nhận huy chương nào ở cấp độ thế giới. Vì thế Việt Nam được...

Ba Lan yêu cầu Nga giải thích vụ ‘tên lửa xâm phạm không phận’

Warsaw sẽ yêu cầu Moskva giải thích, sau khi quân đội Ba Lan thông báo một tên lửa hành trình Nga đã bay vào không phận nước này 39 giây. "Ba Lan sẽ yêu cầu Liên bang Nga giải thích vụ xâm phạm không phận", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ba Lan Pawel Wronski cho biết hôm nay, kêu gọi Moskva "dừng tập kích lãnh thổ Ukraine và tập trung giải quyết rắc rối trong nước".Động thái diễn...

Bé An ‘Đất rừng phương Nam’ thử vai phim ‘Kính vạn hoa’

Hạo Khang - đóng bé An "Đất rừng phương Nam" - đi thử vai Quý Ròm cho "Kính vạn hoa" bản điện ảnh. Êkíp giới thiệu video hậu trường buổi casting của Hạo Khang, thu hút hàng trăm nghìn lượt xem trên mạng xã hội. Khi đăng ký hồ sơ, sao nhí cho biết hướng đến vai Quý Ròm, xem trước một số tập của Kính vạn hoa bản truyền hình để nghiên cứu lối diễn, trong đó có...

Bài đọc nhiều

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Vụ tấn công tại Moskva: Nghi phạm khai nhận được hứa trả 1 triệu ruble để xả súng

Theo hãng tin Sputnik của Nga, một trong những nghi phạm thực hiện vụ tấn công khủng bố ở tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva của Nga tối 22/3 khai nhận được thuê để giết người. Lực lượng chức năng được triển khai tại hiện trường vụ tấn công khủng bố vào trung tâm thương mại “Crocus City Hall” ở Moskva, Nga tối 22/3/2024. Ảnh: AA/TTXVN Nghi phạm bị bắt giữ nêu trên cho hay anh ta...

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm người đến trên minivan, mang súng trường AK đột nhập và nã đạn vào bất cứ ai...

Tổng thống Putin nói sẽ trừng phạt thích đáng những kẻ khủng bố, tuyên bố quốc tang

Ngày 23/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi những gì xảy ra tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3 là cuộc tấn công khủng bố đẫm máu, đồng thời tuyên bố một ngày quốc tang.

Cùng chuyên mục

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Ba Lan yêu cầu Nga giải thích vụ ‘tên lửa xâm phạm không phận’

Warsaw sẽ yêu cầu Moskva giải thích, sau khi quân đội Ba Lan thông báo một tên lửa hành trình Nga đã bay vào không phận nước này 39 giây. "Ba Lan sẽ yêu cầu Liên bang Nga giải thích vụ xâm phạm không phận", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ba Lan Pawel Wronski cho biết hôm nay, kêu gọi Moskva "dừng tập kích lãnh thổ Ukraine và tập trung giải quyết rắc rối trong nước".Động thái diễn...

Ba Lan tố Nga xâm phạm không phận khi không kích Ukraine

Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc Nga đã vi phạm không phận nước này vào sáng sớm cùng ngày bằng một tên lửa hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu ở khu vực phía Tây Ukraine.

Mới nhất

Khởi tố nữ giám đốc ở Hà Nam mua bán hóa đơn khống trị giá 730 tỷ đồng

Tối 24/3, thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh này vừa khởi tố vụ án, ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Thị Hậu (SN 1980, trú phường Hoàng Đông, thị xã Duy Tiên, Hà Nam) và 12 bị can khác để điều tra về...

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Phiên khai mạc Đại hội đồng IPU -148

Diễn ra từ ngày 23-27.3, Đại hội đồng IPU-148 có chủ đề “Ngoại giao nghị viện: xây dựng các cầu nối vì hòa bình và sự phát triển”.  Các đại biểu sẽ tham gia các...

Đến tận nơi đăng ký tuyển sinh Nhanh như chớp nhí vì sợ bị lừa

"Đây là con số đăng ký trên online. Ngày hôm nay có khá nhiều phụ huynh đến đăng ký tuyển sinh trực tiếp luôn", đại diện đơn vị sản xuất Nhanh như chớp nhí mùa 5 cho Tuổi Trẻ Online biết.Có lẽ...

Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đi đúng hướng với triển vọng dài hạn tích cực. ...

Mới nhất