Trang chủChính trịNgoại giaoLoạt chỉ dấu lạc quan, nhà đầu tư không ngần ngại, dòng...

Loạt chỉ dấu lạc quan, nhà đầu tư không ngần ngại, dòng vốn FDI tiếp tục bật tăng


Nền kinh tế Việt Nam có triển vọng tăng trưởng nhờ thị trường xuất khẩu, lĩnh vực du lịch và bất động sản đều đang trên đà phục hồi.

Việt Nam hiện đang nhận được sự tin tưởng của các nhà đầu tư EU. (Nguồn: BCC)
Kinh tế Việt Nam có triển vọng tăng trưởng lạc quan. (Nguồn: BCC)

Gỡ bỏ “nút thắt” trên thị trường bất động sản

Đánh giá về thị trường bất động sản của Việt Nam, ông Helmi Arman, nhà kinh tế tại ngân hàng Citi Việt Nam cho rằng, sau thời gian bị “đóng băng”, lĩnh vực bất động sản đang phục hồi. Chính phủ đang thúc đẩy cải cách cơ cấu nhằm đặt nền móng cho sự phục hồi bền vững ở lĩnh vực bất động sản.

Luật Đất đai sửa đổi, được thông qua trong tháng 1/2024, thay đổi quyền sở hữu và sử dụng đất, bãi bỏ khung định giá đất và bảng giá đất để bảng giá đất được cập nhật hàng năm và tiệm cận giá thị trường.

Những thay đổi về quyền sở hữu sử dụng đất nông nghiệp sẽ cho phép hình thành nền nông nghiệp quy mô lớn để tăng cường an ninh lương thực. Việc thanh toán tiền thuê đất sẽ được phép thanh toán một lần hoặc trả hàng năm.

Theo ông Helmi Arman, những nỗ lực nói trên sẽ không đem lại hiệu quả tức thì. Nhưng các biện pháp này được đưa ra để giúp loại bỏ những “nút thắt” trong lĩnh vực bất động sản khi nhu cầu đang tắc lại.

Ông Khánh Vũ nhận định: “Có những chỉ dấu phục hồi mới trong lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là trên thị trường thứ cấp khi giao dịch tăng 10-20% trong hai quý cuối năm 2023 tại các thành phố lớn so với cùng kỳ năm 2022”.

Điểm sáng FDI

Đối với các nhà đầu tư quốc tế, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam vẫn hấp dẫn nhất, đặc biệt là chuỗi cung ứng điện thoại thông minh và hàng điện tử tiêu dùng.

Đối với các nhà đầu tư trong nước, xuất khẩu hàng may mặc, giày dép, đồ nội thất được quan tâm nhiều nhất. Xu hướng dịch chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc đã mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam muốn thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn và cũng đang tìm cách tăng quy mô trong toàn bộ chuỗi cung ứng bằng cách nâng cao năng lực trong cả khâu thử nghiệm và đóng gói chip bán dẫn.

Để làm được việc này, Chính phủ lên kế hoạch đến năm 2030 sẽ đào tạo 50.000 kỹ sư.

Song song với đó, sức mạnh của ngành sản xuất đang tác động tích cực đến xuất khẩu. Xuất khẩu cũng tăng nhờ nhu cầu tăng trước dịp Tết Nguyên đán.

Ông Kenglin Tan, nhà quản lý danh mục đầu tư cấp cao, cổ phiếu tại tập đoàn Quản lý Quỹ Manulife toàn cầu, cho biết: “Có một số chỉ dấu cho thấy sự ổn định của xuất khẩu và có một số kho hàng đang được nhập hàng trở lại”.

Các lĩnh vực đầu tư tiềm năng trong năm 2024 là những lĩnh vực mà các công ty sản xuất toàn cầu quan tâm khi đầu tư vào Việt Nam.

Ông Tan cho hay: “Nhu cầu về bất động sản công nghiệp và nhu cầu về năng lượng tái tạo là những lĩnh vực sẽ có đà tăng trưởng lớn hơn trong năm 2024”.

Việt Nam sẽ áp dụng mức thuế tối thiểu toàn cầu nên có một số ý kiến lo ngại rằng việc này sẽ tác động đến dòng vốn đầu tư. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra.

Ông Tan khẳng định: “Ở góc độ nhà đầu tư nước ngoài, dù đầu tư vào Việt Nam hay các nước khác như Mexico hay Thái Lan, các nhà đầu tư đều bị ảnh hưởng trước chính sách thuế tối thiểu toàn cầu. Sau khi xem xét dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 12/2023 và sau khi chính sách về thuế tối thiểu toàn cầu được công bố, chúng ta có thể thấy rằng, các nhà đầu tư không hề bị ngần ngại”.

Khu công nghiệp Vsip 2, huyện Tân Huyên, Bình Dương. Ảnh: Quỳnh Trần
Khu công nghiệp Vsip 2, huyện Tân Huyên, Bình Dương. (Ảnh: Quỳnh Trần)

Ngoài ra, năm 2023, nguồn vốn FDI cũng chảy mạnh vào Việt Nam.

Ông Khánh Vũ, Phó Giám đốc điều hành của quỹ VinaCapital Fund Management đánh giá: “Năm 2023, Việt Nam ghi nhận mức kỷ lục 23 tỷ USD về vốn đầu tư FDI được giải ngân và gần 30 tỷ USD vốn FDI cam kết – tăng hơn 30% trong năm 2023. Điều này sẽ ‘mở đường’ cho dòng vốn FDI tăng mạnh trong tương lai”.

Dẫn ví dụ về Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Biden trong tháng 9/2023, ông Khánh Vũ nhấn mạnh, chuyến thăm đã khuyến khích nhiều công ty cân nhắc chuyển địa điểm hoặc mở rộng ra bên ngoài Trung Quốc. Có những chỉ dấu rõ ràng rằng, FDI tiếp tục chuyển dịch ra khỏi Trung Quốc và đổ vào Việt Nam.

Ngoài ra, Hàn Quốc đã cam kết hỗ trợ đầu tư vào Việt Nam và đặt mục tiêu vượt 100 tỷ USD tổng vốn đầu tư vào năm 2025.

Đến nay, xứ sở kim đã đầu tư 84 tỷ USD vào Việt Nam, chủ yếu là lĩnh vực sản xuất, với 62 tỷ USD đầu tư vào hơn 4.600 dự án, với các tập đoàn sản xuất lớn như Samsung, LG và SK.

Tăng trưởng lạc quan

Về tốc độ tăng trưởng, các tổ chức quốc tế và giới chuyên gia đánh giá, năm 2024, kinh tế Việt Nam tăng trưởng lạc quan.

Ông Khánh Vũ nhận định: “Mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) phục hồi là nhờ lĩnh vực xuất khẩu, sản xuất, du lịch tăng trưởng và lĩnh vực tiêu dùng trong nước và niềm tin của người tiêu dùng phục hồi nhẹ.

Lương của khu vực công sẽ tăng từ giữa 2024. Đây là một lý do thúc đẩy chi tiêu trong nước tăng mạnh trong năm 2024 so với năm 2023”.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn nhờ mức lãi suất ưu đãi.

Ông Khánh Vũ nhận thấy, điều đáng khích lệ là các công ty hiện đang vay để làm vốn lưu động và chi tiêu vốn. Cách đây một năm, các doanh nghiệp vay với lãi suất từ 9-11%, nhưng hiện có thể vay với lãi suất 5-7%. Lãi suất huy động giảm nhanh hơn lãi suất cho vay nên lãi suất cho vay có lẽ sẽ còn giảm nữa.

Hãng tin Bloomberg thì dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 sẽ đạt 6% vào quý I và II/2024, trong khi cả năm 2024, mức tăng trưởng được dự báo đạt 6%, sau đó vượt lên 6,4% trong năm 2025.

Lạm phát trong cả năm 2024 được dự báo sẽ ở mức 3,5%, trước khi giảm xuống mức 3,2% trong năm 2025 – thấp hơn mục tiêu là 4 – 4,5%.

Cũng với góc nhìn khá lạc quan, dự báo của Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư thuộc Công ty Chứng khoán SSI kỳ vọng, trong năm 2024, tăng trưởng GDP sẽ khởi sắc hơn khi đạt 6-6,5% với sự phục hồi của thương mại, tiêu dùng và đầu tư công.

“Chính phủ duy trì chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng khi thông điệp đưa ra vẫn tập trung vào tăng trưởng, do ổn định vĩ mô đã được đảm bảo”, Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư thông tin.

Tuy nhiên, vẫn có những “cơn gió ngược” nhất định tác động lên nền kinh tế. Đơn cử như tình trạng tăng trưởng chậm lại của kinh tế thế giới, các xung đột địa chính trị gia tăng là rủi ro cần quan sát trong năm 2024.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đắk Nông thu hút đầu tư trên 3 trụ cột là công nghiệp, nông nghiệp và du lịch

Đắk Nông thu hút đầu tư trên 3 trụ cột là công nghiệp, nông nghiệp và du lịchTỉnh Đắk Nông đã thu hút được 476 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 81.000 tỷ đồng; sẽ tập trung thu hút đầu tư trên 3 trụ cột là công nghiệp, nông nghiệp và du lịch. Ông Dương Minh Châu, Phó giám đốc Sở...

Phát huy vai trò nòng cốt, mở đường của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 127/TB-VPCP ngày 23/3/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị gặp mặt đầu xuân với các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu trên toàn quốc. Thông báo nêu rõ, Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước (DNNN); chú trọng phát triển DNNN nhanh, bền vững, đúng hướng, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng là kinh...

Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đi đúng hướng với triển vọng dài hạn tích cực. ...

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế - xã hộiTổ Biên tập của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đảng lần thứ XIV họp phiên đầu tiên để thảo luận về Dự thảo Đề cương Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Quan điểm chung là, cần có giải pháp đột phá để hoàn thành ở mức...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

HĐBA suôn sẻ thông qua nghị quyết về Dải Gaza, Mỹ khiến Israel không vui

Ngày 25/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẽ không cử phái đoàn tới Washington theo kế hoạch, sau khi Mỹ bỏ phiếu trắng về đề xuất của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) kêu gọi ngừng bắn ở Gaza. Báo Thế giới và Việt Nam CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông...

Tin thế giới 25/3: Pháp có thông tin về nhóm đứng sau vụ khủng bố ở Moscow, Trung Quốc

Nga cáo buộc Ukraine sử dụng vũ khí hóa học do Mỹ chế tạo, Trung Quốc, Campuchia gia tăng hợp tác quân sự, Israel tiếp tục tấn công vào bệnh viện Shifa ở Gaza, Nga tấn công Kiev bằng tên lửa siêu thanh, Ireland có thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử, Trung Quốc - Philippines điện đàm giảm căng thẳng…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Nhân dịp chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Ngoại trưởng Ấn Độ, Phó Giáo sư Rahul Mishra tại Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi đã có bài viết bình luận trên Hindustan Times khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng về chính sách của chuyến thăm này. TG&VN lược dịch bài phân tích.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

EU sẽ nhận hậu quả nếu “khai tử” dòng “nhiên liệu xanh” của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với các nước Liên minh châu Âu (EU) vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu này.

Tăng cường cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và các nước

Trong đó, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã có các cuộc làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar; Chủ tịch Ủy ban Kinh tế đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ (DEIK) Nail Olpak, Phó Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam Reha Denemec và Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Istanbul Ali Telzolmez. Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar khẳng định, chuyến thăm chính thức Thổ...

Giá vàng trong nước “lật đổ” mức đỉnh cũ, vàng thế giới tìm được động lực mới, tiếp đà bứt phá trong tuần này?

Giá vàng hôm nay 4/3/2024, trong nước và thế giới đều đang neo khá chắc ở mức cao chưa từng thấy. Giá vàng miếng SJC sau khi đạt đỉnh mới hiện đang xuống sát ngưỡng 80 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới đã tìm được động lực mới, tăng mạnh trong phiên cuối tuần. Giới chuyên gia dự báo thế nào về thị trường trong nước và thế giới tuần này?

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024, doanh nghiệp tăng mua đẩy giá đi lên, tin vui với tiêu Việt xuất khẩu, kỳ vọng từ thị...

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 93.000 – 95.500 đồng/kg.

Từng “hụt hơi”, xuất khẩu cá tra bất ngờ lấy lại đà tăng tốc

Đối lập gam màu buồn của xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2023, 2 tháng đầu năm nay, đa số các thị trường chính đều ghi nhận loại cá tỷ USD này lấy đà tăng trở lại.

Mới nhất

Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần 5 cho ý kiến 8 dự án luật

Để việc thảo luận đạt hiệu quả cao, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu xem xét cơ sở chính trị và các dự thảo luật cho đến nay đã quán triệt, thể chế hóa đầy đủ một cách nghiêm túc, sát đúng các chủ trương của Đảng đối với...

Quảng Ninh: Địa phương đầu tiên đề xuất được mở rộng thí điểm dùng cát biển làm nền đường

Ngay sau chỉ đạo của tỉnh về việc mở rộng thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường giao thông, Sở Giao thông Vận tải tỉnh chủ trì cùng...

Giá nông sản ngày 26/3/2024: Giá tiêu đứng giá neo ở mức cao, cà phê lập đỉnh mới

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay ngày 26/3/2024, khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ nhiều địa phương tiếp tục chững lại, cao nhất 96.000 đồng/kg. Trong đó, giá tiêu khu vực Tây Nguyên hôm nay tiếp tục dao động từ 92.500 - 96.000 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) tiếp tục được...

Khủng hoảng Biển Đỏ tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Các cuộc tấn công của lực lượng vũ trang Houthi của Yemen vào các tàu chở hàng đã ảnh hưởng đến sự ổn định của tuyến đường Biển Đỏ và giá cước vận tải container. Rủi ro an ninh của tuyến đường này đã truyền sang các tuyến khác, dẫn đến phản ứng dây chuyền, làm gián...

Luôn hướng về người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn

Dịch vụ chăm sóc cao cấp cho người cao tuổi: Tiềm năng còn bỏ ngỏ Xu hướng già hóa dân số nhanh và thiếu hụt các cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam đang mở ra cơ hội phát triển dịch vụ cho lĩnh vực này, đặc biệt là ở phân khúc cao cấp....

Mới nhất