Trang chủNewsThời sựLý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu...

Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc


Theo tờ The Diplomat, những thay đổi trong chính sách sản xuất lương thực và thương mại nông nghiệp trong nước của Trung Quốc – nhà sản xuất và nhập khẩu lương thực lớn nhất thế giới – có thể tác động đáng kể đến dòng chảy thương mại toàn cầu. Ngày nay các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc ngày càng chú trọng đến an ninh lương thực, coi đây là ưu tiên quốc gia hàng đầu.

Thúc đẩy sản lượng nông nghiệp trong nước

Để nâng cao sản lượng nông nghiệp trong nước như một phần của nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực lớn hơn, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một loạt chính sách.

Thứ nhất, Trung Quốc đã khởi xướng nhiều nỗ lực khác nhau nhằm nâng cao sản lượng lương thực trong nước và khả năng tự cung tự cấp. Mặc dù nguyên tắc tự cung tự cấp trong sản xuất nông nghiệp vẫn là trụ cột của chiến lược an ninh lương thực tổng thể của Trung Quốc, nhưng trọng tâm đã được chuyển từ đạt được khả năng tự cung tự cấp về ngũ cốc sang đảm bảo khả năng tự cung cấp cơ bản về ngũ cốc (lúa mì, gạo và ngô) và đảm bảo an ninh tuyệt đối về cây lương thực (lúa và lúa mì). Để hỗ trợ những biện pháp này, Trung Quốc đã thực hiện các chính sách then chốt và dành nguồn tài chính đáng kể để hỗ trợ.

Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc
An ninh lương thực đang trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc

Thứ hai, Trung Quốc đã đầu tư đáng kể vào nghiên cứu và phát triển nông nghiệp giúp giải quyết những lo ngại về sản xuất nông nghiệp. Ngoài việc phát triển các loại cây trồng có khả năng chịu hạn, kháng côn trùng và chịu mặn, “thực phẩm trong tương lai”, các hệ thống nông nghiệp tự động và trí tuệ nhân tạo, Bắc Kinh còn rất quan tâm đến công nghệ hạt giống.

Trong những năm gần đây, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc ngày càng chú ý đến tầm quan trọng của hạt giống, yếu tố then chốt đảm bảo an ninh lương thực và năng suất nông nghiệp.

Với chủ trương kết nối công nghệ sinh học với các biện pháp nhằm nâng cao sản lượng nông nghiệp, chính quyền trung ương gần đây đã công bố kế hoạch mở rộng quy mô trồng thí điểm ngô và đậu nành biến đổi gen (GM) giúp nâng cao sản lượng hai loại cây trồng này trong nước.

Thứ ba, Bắc Kinh đang giải quyết những lo ngại về chất lượng đất và nước. Trong nước, Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề trong bối cảnh nguồn tài nguyên đất, nước có hạn và thiếu lao động. Mặc dù nước này là nơi sinh sống của gần 1/5 dân số thế giới, nhưng chỉ chiếm 7% diện tích đất canh tác toàn cầu. Diện tích đất canh tác trên thực tế cũng nhỏ hơn nhiều khi xét đến tình trạng ô nhiễm đất và nước ngày càng trầm trọng ở Trung Quốc do tình trạng sử dụng nhiều phân bón.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đang chật vật tìm cách giải quyết những lo ngại về nguồn nước. Mặc dù là 1 trong 5 quốc gia có nguồn tài nguyên nước ngọt dồi dào nhất thế giới, nhưng Trung Quốc vẫn phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về chất lượng và số lượng nước do sự phân bố không đồng đều.

Là một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm hỗ trợ các biện pháp tăng năng suất nông nghiệp và khả năng tự lực, Bắc Kinh đã phát động các chiến dịch toàn quốc giảm lãng phí thực phẩm, đảm bảo nguồn ngũ cốc trong nước và giảm nhu cầu lương thực. Mặc dù Trung Quốc liên tục có những vụ mùa bội thu, nhưng các nhà lãnh đạo nước này vẫn thường xuyên chỉ ra sự cần thiết của việc ngăn chặn lãng phí thực phẩm, giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng, cũng như mang lại lợi ích cho các nhà bán lẻ và người tiêu dùng.

Nhiều thách thức đón đợi

Một trong những thách thức lớn nhất đối với tham vọng sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực của Trung Quốc là biến đổi khí hậu. Trong những năm gần đây, những cú sốc khí hậu (lũ lụt và hạn hán) ngày càng gia tăng về cường độ và tần suất, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trong nước, gây thiệt hại về cây trồng cũng như làm gia tăng sâu bệnh hại cây trồng.

Trong 70 năm qua, nhiệt độ trung bình của Trung Quốc đã tăng nhanh hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu. Nhiệt độ được dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao, khiến nước này càng dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, hạn hán và mưa bão.

Các hiện tượng thời tiết cực đoan được dự báo sẽ xảy ra với tần suất ngày càng tăng ở Trung Quốc, thách thức các kế hoạch an ninh lương thực của nước này và làm tăng áp lực đối với các nhà hoạch định chính sách. Mặc dù vậy Bắc Kinh đang khuyến khích áp dụng các biện pháp tăng sản lượng nông nghiệp địa phương và hướng tới mục tiêu phát triển các tập đoàn nông nghiệp khổng lồ của riêng mình, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố bất định.

Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc
Với mức bình quân đất sản xuất trên đầu người ở Trung Quốc chỉ bằng 43% mức trung bình của thế giới, để đảm bảo an ninh lương thực luôn là vấn đề khó của chính quyền

Ngoài những lo ngại trên, tình trạng thiếu lao động ở nông thôn do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, dân số già và tỷ lệ sinh giảm cũng đặt ra câu hỏi: “Ai sẽ là lực lượng lao động ở nông thôn trong tương lai?”.

Hơn nữa, thu nhập khả dụng tăng dẫn đến sự thay đổi về sở thích và khẩu vị ăn uống, được thể hiện qua cơ cấu tiêu dùng thực phẩm ở Trung Quốc đang thay đổi với việc người tiêu dùng có nhu cầu lớn hơn về protein động vật, các sản phẩm sữa, đường, dầu ăn và thực phẩm chế biến sẵn đắt đỏ hơn.

Trung Quốc và dòng chảy thương mại lương thực toàn cầu

Sản lượng địa phương gia tăng tác động đến dòng chảy thương mại khu vực và toàn cầu. Có thể thấy rõ điều này ở các loại ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi như đậu nành và ngô. Vì đây là những mặt hàng chiếm phần lớn lượng nông sản nhập khẩu của Trung Quốc, nên việc giảm nhập khẩu ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi và nhu cầu tổng thể, cùng với sự gia tăng đáng kể sản lượng nông nghiệp địa phương, có thể giúp nước này giảm thiểu khả năng bị ảnh hưởng trước những biến động trên thị trường thực phẩm toàn cầu, chưa kể còn tránh được các lệnh phong tỏa mà các cường quốc có thể áp dụng đối với các tuyến thương mại then chốt.

Điều này đặc biệt đúng với đậu nành, với 88% lượng tiêu thụ được nhập khẩu từ Brazil, Mỹ và Argentina. Là thành phần quan trọng trong thức ăn chăn nuôi, thực phẩm cho con người và các sản phẩm công nghiệp trên toàn cầu, đậu nành có tầm quan trọng to lớn ở Trung Quốc. Tuy đứng thứ 4 về sản lượng đậu nành toàn cầu với 20 triệu tấn, Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới, chiếm hơn 60% thương mại đậu nành toàn cầu.

Đồng thời, Bắc Kinh đặt mục tiêu giảm sử dụng đậu nành và ngô trong thức ăn chăn nuôi nhằm giảm nhu cầu về cả lương thực lẫn ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi. Năm 2023, Bộ Nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc đã công bố kế hoạch 3 năm nhằm giảm tỷ lệ đậu nành trong thức ăn chăn nuôi xuống dưới 13% cho tới năm 2025 trong nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu mặt hàng này. Các ước tính cho thấy, cho đến năm 2030, tỷ lệ này có thể giảm xuống 12%, khiến lượng đậu nành nhập khẩu giảm từ khoảng 91 triệu tấn (năm 2022) xuống còn 84 triệu tấn.

Hiện tại, sản lượng đậu nành của Trung Quốc đạt khoảng 20 triệu tấn trong khi sản lượng ngô ước tính khoảng 277 triệu tấn. Tuy nhiên, năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu tới 91,08 triệu tấn đậu nành và 20,62 triệu tấn ngô dưới dạng ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi.

Dù số liệu thống kê nói trên cho thấy chênh lệch đáng kể giữa lượng nhập khẩu và sản lượng đậu nành hiện tại của Trung Quốc, nhưng nhập khẩu đậu nành của nước này đã giảm trong 2 năm qua, một phần nhờ nỗ lực thúc đẩy sản xuất trong nước và giảm bớt nhu cầu ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi, một phần do giá cả tăng vọt và sự gián đoạn chuỗi cung ứng hiện tại.

Trung Quốc có thể tiếp tục giảm nhập khẩu ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là đậu nành, nhờ đặt mục tiêu cho sản xuất nông nghiệp và quyết tâm dựa vào sản xuất nông nghiệp địa phương thay vì nhập khẩu.

Những chính sách này cũng tác động đến các nhà xuất khẩu nông sản/ngũ cốc lớn. Đồng thời, những thay đổi trong sản xuất thực phẩm trong nước và trong chính sách thương mại nông nghiệp của Trung Quốc, có thể tác động đáng kể đến dòng chảy thương mại lương thực toàn cầu và khu vực.

Bên cạnh đó, trong trường hợp xảy ra một số hiện tượng thời tiết cực đoan lớn ảnh hưởng đến vựa lúa mì và sản xuất lương thực địa phương, Trung Quốc có thể phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu và bị giảm khả năng xuất khẩu nông sản.

Mặt khác, việc Trung Quốc giảm nhập khẩu ngũ cốc (ngô hoặc đậu nành) hoặc thịt có nghĩa là sẽ có thêm hàng triệu tấn lương thực được cung cấp cho các nước nhập khẩu khác và Trung Quốc thậm chí có thể xuất khẩu nhiều loại nông sản với số lượng lớn hơn. Hai kịch bản này có thể tác động đến giá ngũ cốc và thịt, buộc các nước xuất khẩu phải điều chỉnh, tạo cơ hội cho các nước khác nhập khẩu lượng nông sản dư thừa và ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu.

Tình huống này cũng có thể khiến nông dân ở các nước xuất khẩu nông sản, chẳng hạn như Mỹ – nơi khoảng 1/2 sản lượng đậu nành được xuất khẩu sang Trung Quốc, giảm sản xuất để tránh rớt giá hoặc tiếp tục tìm thị trường mới cho những mặt hàng xuất khẩu này.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tập trung khai thác “mỏ vàng” nông nghiệp

Vùng đất rộng lớn ở phía Tây thuộc huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) và hoạt động đánh bắt, khai thác thủy hải sản ở vùng biển rộng lớn ở phía Đông được xác định có nhiều tiềm năng về phát triển ngành nông nghiệp. Đồng hành cùng tam nông, phát triển kinh tế địa phương HDBank thúc đẩy kinh tế hợp tác xã và chuỗi giá trị Nhiều tiềm năng Hòa Vang là huyện nông nghiệp duy nhất của TP. Đà Nẵng,...

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt Nông sản xuất khẩu: 80% chưa xây dựng được thương hiệu Khó từ thương hiệu cấp quốc gia Theo định hướng của Chính phủ trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cùng với định hướng các trục hàng nông sản chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban...

MobiAgri – cơ hội trở thành nhà nông 4.0

MobiAgri đang từng bước cùng bà con nông dân và những người đam mê trồng trọt Việt Nam viết nên câu chuyện làm nông 4.0 hiệu quả, dễ dàng, tiết kiệm. Chỉ một chạm, chạm đến trái tim… Trong chuyến du lịch cùng thời điểm tháng hai năm ngoái, Nguyễn Hoàng (Hà Nội) tình cờ đến thăm một vườn dâu tây tại Mộc Châu. Những tưởng đây là loại cây kén chọn môi trường, khí hậu, thổ nhưỡng… thế nhưng Hoàng...

Chế độ thấp, khó tuyển người

Tại Hội nghị kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, chống khai thác IUU vì một ngành thuỷ sản xanh và phát triển bền vững, ông Châu Công Bằng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau đã có những kiến nghị xoay quanh câu chuyện phân bổ nguồn lực từ trung ương đến địa phương, trong đó đáng chú ý...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tôn vinh các nghệ nhân quốc gia, trao danh hiệu “”Bàn tay vàng”” 2024

Hà Nội: Tôn vinh 42 nghệ nhân ngành thủ công mỹ nghệ Vinh danh 128 già làng trưởng bản, nghệ nhân, người uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” Sự kiện do Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam (VATA) phối hợp cùng Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam (VGJA) tổ chức nhân dịp kỉ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống...

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng Biến động tỷ giá khiến doanh nghiệp thủy sản e ngại vay vốn Từ đầu năm đến nay, thị trường toàn cầu dần hồi phục, hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp khởi sắc khi có thêm nhiều đơn hàng được ký kết. Tuy nhiên, bối cảnh phức tạp và xung đột địa chính trị đã và đang ảnh...

Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Chính thức ra đời năm 2003, sau hơn 20 năm triển khai, Chương trình Thương hiệu quốc gia đã đạt nhiều kết quả tích cực khi nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu, tạo dựng uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Theo Brand Finance (Tổ chức tư vấn chiến lược và định giá thương hiệu độc lập hàng đầu thế...

Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 (AFF 2024) sẽ được tổ chức vào ngày 23/4 tới đây tại Hà Nội. Sự kiện có quy mô lớn với sự tham gia của từ 200 - 300 đại biểu theo hình thức tham dự trực tiếp và trực tuyến. Sáng kiến tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính công bố tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 (Jakarta, Indonesia,...

Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Trong chia sẻ mới nhất trên trang Telegram cá nhân, Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky tuyên bố, Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) cần ít nhất thêm 7 hệ thống phòng không Patriot hoặc vũ khí tương tự, một triệu quả đạn pháo, vũ khí tầm xa và máy bay chiến đấu hiện đại. Ukraine tuyên bố cần thêm 7 hệ thống tên lửa phòng không Patriot để bảo vệ không...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I- 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”. Với sứ mệnh tìm kiếm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hoá ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới,...

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Thành phố Điện Biên Phủ đặt tên đường Phạm Văn Đồng và các anh hùng Điện Biên

Con đường được mang tên cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là tuyến giao thông huyết mạch nối 2 phường Mường Thanh - Thanh Trường của thành phố Điện Biên Phủ qua con sông Nậm Rốm lịch sử.39 tuyến đường tại thành phố Điện Biên Phủ...

Đánh bại U23 Malaysia, U23 Việt Nam rộng cửa vào tứ kết giải châu Á

(Dân trí) - U23 Việt Nam thắng U23 Malaysia với tỷ số 2-0 nhờ các pha lập công của Văn Khang và Minh Khoa. Giành được 6 điểm sau 2 lượt trận, U23 Việt Nam rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024. 090+7' Hết giờ U23 Việt Nam thắng 2-0 trước U23 Malaysia. 90+2' Cầu thủ U23 Việt Nam chơi lăn xả Cầu thủ U23 Việt Nam chơi lăn xả để liên tục chặn bóng từ các pha dứt điểm của U23...

Cùng chuyên mục

Hà Nội xuất hiện mưa đá kèm sấm sét, gió giật, cây xanh gãy đổ la liệt

Khoảng 19h30, Hà Nội xuất hiện mưa dông kèm sấm sét. Trong cơn mưa xối xả, một số quận, huyện ở Hà Nội như Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Đông Anh, Gia Lâm, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Ứng Hòa... xuất hiện mưa đá.Tại phường Trung Hòa (quận Nam Từ Liêm), người dân ghi nhận đá rơi thưa, kích thước bằng đầu đũa, tan nhanh khi tiếp đất.Còn ở huyện Đông Anh, người dân cũng ghi nhận mưa đá...

Nhiều cây xanh bị đổ gãy do mưa giông

Theo đại diện Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, cơn mưa giông tối ngày 20/4 tuy có to nhưng thời gian ngắn, chủ yếu tập trung ở các quận trung tâm với lượng mưa trung bình từ  20 - 35mm. Lượng mưa cao nhất đo được trong tối ngày 20/4 là tại quận Hoàng Mai với cường độ 40mm. Cũng theo đại diện Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, ngay trong mưa và khi mưa...

Giông lốc, mưa đá ở Hà Nội khiến nhiều cây xanh bật gốc

XEM CLIP: Tối 20/4, trận mưa lớn kèm theo giông lốc kéo dài khoảng 30 phút ở TP Hà Nội khiến nhiều cây xanh bị bật gốc. Ông Nguyễn Đức Mạnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Công viên cây xanh Hà Nội cho biết: “Cây xanh trên nhiều tuyến phố của Hà Nội bị bật gốc sau giông lốc. Công ty đang điều lực lượng công nhân đi xử lý cây bị đổ chắn ngang đường”. Theo ghi nhận của...

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Tối nay, nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất. Khoảng 19h30, Hà Nội xuất hiện mưa giông, sấm sét. Sau chừng 15-20 phút, một số quận huyện như Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Ứng Hòa ghi nhận mưa đá, kéo dài khoảng 10-20 phút.Tại phường Trung Hòa, quận Cầu...

Mới nhất

Hà Nội xuất hiện mưa đá kèm sấm sét, gió giật, cây xanh gãy đổ la liệt

Khoảng 19h30, Hà Nội xuất hiện mưa dông kèm sấm sét. Trong cơn mưa xối xả, một số quận, huyện ở Hà Nội như Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Đông Anh, Gia Lâm, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Ứng Hòa... xuất hiện mưa đá.Tại phường Trung Hòa (quận Nam Từ Liêm), người dân ghi nhận đá rơi thưa, kích...

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương 2021 – 2025

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn...

Lập siêu phẩm giúp U23 Việt Nam hạ U23 Malaysia, Khuất Văn Khang nói khiêm tốn

Phát biểu sau trận thắng U23 Malaysia, tiền vệ Khuất Văn Khang cho biết: “Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi góp công nhỏ giúp U23 Việt Nam đặt một chân vào vòng tứ kết giải châu Á”.Bàn thắng "góp công nhỏ" của Khuất Văn Khang là cú sút phạt đẹp mắt ở cự ly và góc sút...

Nhiều cây xanh bị đổ gãy do mưa giông

Theo đại diện Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, cơn mưa giông tối ngày 20/4 tuy có to nhưng thời gian ngắn, chủ yếu tập trung ở các quận trung tâm với lượng mưa trung bình từ  20 - 35mm. Lượng mưa cao nhất đo được trong tối ngày 20/4 là tại quận Hoàng Mai với...

Mới nhất