Trang chủNewsThời sựXung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của...

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt


Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng Biến động tỷ giá khiến doanh nghiệp thủy sản e ngại vay vốn

Từ đầu năm đến nay, thị trường toàn cầu dần hồi phục, hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp khởi sắc khi có thêm nhiều đơn hàng được ký kết. Tuy nhiên, bối cảnh phức tạp và xung đột địa chính trị đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại. Doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và rủi ro.

Theo đó, ngay từ đầu năm, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã trở nên đắt đỏ hơn do xung đột ở Trung Đông và các hạn chế hoạt động trên Kênh đào Panama. Các cuộc tấn công đã làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động thương mại quốc tế trên tuyến đường quan trọng giữa châu Âu và châu Á, nơi chiếm khoảng 15% lưu lượng vận tải biển trên thế giới.

Thực tế cho thấy, tình trạng căng thẳng leo thang ở biển Đỏ làm cho các hãng tàu phải di chuyển đường vòng, kéo theo đó, cước phí vận chuyển đi và đến một số thị trường xuất nhập khẩu tăng cao. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp Việt, nhất là doanh nghiệp làm ăn với các đối tác tại thị trường Mỹ, Canada, EU, Anh.

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt
Doanh nghiệp xuất khẩu đứng trước nỗi lo “cạn đơn hàng”

Ghi nhận từ nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cho thấy, từ quý II/2024 tình hình đơn hàng bắt đầu khó khăn hơn. Những gián đoạn ở Biển Đỏ đã gây rủi ro với các nền kinh tế ASEAN. Sau 3 tháng diễn ra căng thẳng ở Biển Đỏ, số lượng tàu hàng qua kênh đào Suez đã giảm hơn 50% so với hồi tháng 12/2023. Giá cước vận tải giao ngay đã tăng gấp ba lần trong hoạt động thương mại từ châu Á sang châu Âu.

Việt Nam – nền kinh tế có độ mở lớn đang chịu tác động trực tiếp từ những khó khăn trên. Thời gian vận chuyển hàng trên biển bị kéo dài thêm cả chục ngày, khiến cả nhà xuất khẩu lẫn bên mua hàng đều lo ngại. Đồng thời mức ảnh hưởng càng lớn khi căng thẳng không chỉ ở Nga – Ukraine mà đang lan rộng sang cả Iran – Isarel…

Chưa dừng lại ở đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất còn gặp khó khăn khi nhập khẩu nguồn nguyên liệu đầu vào bị chậm. Giá các mặt hàng đầu vào cũng tăng lên. Thậm chí nông nghiệp – ngành vốn được coi là trụ đỡ của nền kinh tế – ngành xuất khẩu có nhiều điểm sáng trong những năm qua thì các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cũng lao đao trong những tháng đầu năm. Nguyên nhân là bởi giá nguyên liệu đầu vào và giá cước vận tải cùng tăng sốc.

Chưa thoát khỏi những cú sốc về giá nguyên liệu, giá cước vận tải, doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với thách thức về “tỷ giá tăng”. Đặc biệt, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất kéo dài có thể khiến các nền kinh tế thế giới tiếp tục bị ảnh hưởng. Lãi suất cao hơn ở Mỹ cũng sẽ lan ra các nền kinh tế khác khi đồng bạc xanh tăng giá sẽ làm gián đoạn hoạt động thương mại và vay mượn bằng đồng USD. Các nền kinh tế dựa vào nhập khẩu hàng hóa, chẳng hạn như Nhật Bản, phải đối mặt với sức ép kép từ đồng bạc xanh mạnh hơn và giá dầu tính bằng USD tăng. Giá dầu hiện đã tăng khoảng 20% kể từ đầu tháng 12 và có thể tăng thêm nếu xung đột ở Trung Đông trở nên tồi tệ hơn.

Với Việt Nam, đồng USD tăng mạnh kỷ lục so với VND kể từ đầu năm nay khiến các doanh nghiệp có đầu vào phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu phải đau đầu bởi chi phí vốn để nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị… đều tăng. Nhiều doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu trước đó nên khi biến động tỷ giá theo chiều hướng tăng sẽ đẩy chi phí nhập khẩu tăng thêm. Thậm chí, USD tiếp tục tăng trong thời gian tới sẽ khiến tiền đồng mất giá, lạm phát tăng cao kéo theo nhiều hệ lụy tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

Thực tế ghi nhận tại nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, đa số doanh nghiệp mới chỉ có đơn hàng cho quý II/2024 trong khi triển vọng đơn hàng cho những tháng tiếp theo không mấy sáng sủa.

Ông Nguyễn Văn Khánh – Chủ tịch Hội da giày TP. Hồ Chí Minh thừa nhận, đa số doanh nghiệp trong ngành vẫn đang gặp nhiều khó khăn về đơn hàng. Nhiều nhà máy vẫn cắt giảm công nhân do đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh. Qua khảo sát mới đây của hội, chỉ khoảng 40% doanh nghiệp trong hiệp hội có đơn hàng đến tháng 5, tháng 6. Đa phần các đơn hàng xuất khẩu qua châu Âu và Mỹ. Còn lại, từ quý 3 đến cuối năm vẫn chưa có đơn hàng.

Và trong bối cảnh căng thẳng chính trị tiếp tục leo thang, các doanh nghiệp xuất khẩu lại một lần nữa đứng trước nguy cơ đứt gãy đơn hàng. Đáng lo hơn, với những ngành xuất khẩu thâm dụng lao động như dệt may, da giày, gỗ… hàng nghìn công nhân lại đứng trước nguy cơ mất việc làm.





Nguồn

Cùng chủ đề

Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Doanh nghiệp tận dụng cơ hội, mở rộng thị trường xuất khẩu Mở rộng thị trường, xuất khẩu rau quả tiếp đà tăng cao Liên tiếp hái quả ngọt Vừa xuất một đơn hàng đi thị trường Jordan, ông Phạm Quang Anh - CEO Công ty TNHH May mặc Dony cho biết, trái ngược với bức tranh chung của xuất khẩu dệt may, năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, doanh...

Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Doanh nghiệp tìm cách xoay sở trước biến động tỷ giá Giá cà phê leo đỉnh, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lo không có hàng để bán Sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel khiến tình hình ở khu vực Trung Đông thêm căng thẳng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang hồi hộp theo dõi diễn biến xung đột cũng như những tác động sau đó...

Doanh nghiệp Việt cần ‘bật chế độ khẩn’ sau sự cố ransomware vào VNDIRECT, PVOIL

Tấn công ransomware sẽ chưa dừng lại sau 2 vụ VNDIRECT, PVOIL Chỉ 8 ngày sau khi sự cố tấn công mạng làm mã hóa toàn bộ dữ liệu hệ thống của VNDIRECT được phát hiện, ngày 2/4, không gian mạng Việt Nam tiếp tục ghi nhận PVOIL bị tấn công bất hợp pháp có chủ đích theo hình thức ransomware, gây gián đoạn hoạt động toàn bộ hệ thống CNTT của doanh nghiệp. Với cả 2 sự cố...

Quan hệ thương mại Colombia-Argentina không bị ảnh hưởng do căng thẳng ngoại giao

Ngày 31/3, quyền Ngoại trưởng Colombia Luis Gilberto Murillo tuyên bố bất chấp căng thẳng gần đây giữa Bogota và Argentina, hai bên vẫn duy trì quan hệ ngoại giao.

Doanh nghiệp tìm cách xoay sở trước biến động tỷ giá

Tỷ giá liên tục neo cao Căng thẳng Biển Đỏ chưa hạ nhiệt thì biến động tỷ giá lại diễn ra khiến hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất của nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Tỷ giá USD/VND vẫn đang ở mức cao, giá USD tại các ngân hàng thương mại gần 25.000 VND/USD khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó khăn. Ông Phạm Văn Việt - Tổng giám đốc công ty TNHH Việt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I- 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”. Với sứ mệnh tìm kiếm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hoá ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới,...

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Một tuần sau thông xe giai đoạn 2, cầu Vĩnh Tuy không còn cảnh ùn tắc

(Dân trí) - Cầu Vĩnh Tuy 2 hợp nhất cầu Vĩnh Tuy 1 mở rộng thành 8 làn xe, giúp giao thông được thông suốt ngay cả trong những khung giờ cao điểm, dễ ùn tắc nhất. Cầu Vĩnh Tuy cũ với thiết kế 53 nhịp, có tổng chiều dài 3,5km, rộng 19,25m. Điểm đầu giao với đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) và điểm cuối giao đường Long Biên - Thạch Bàn...

Cùng chuyên mục

Bác sĩ bệnh viện tuyến trên cầm tay chỉ việc cho tuyến dưới

Trong 2 ngày 19-20.4, Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và 6 bệnh viện tuyến Trung ương tổ chức chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1.000 đồng bào các dân tộc...

Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Vốn tín dụng chắp cánh cho các sản phẩm OCOPTính đến đầu tháng 3/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt hơn 14 nghìn tỷ đồng, với 252 nghìn khách hàng còn dư nợ. Các chương trình tín dụng chính sách luôn gắn với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội tại địa phương. Bám sát định hướng, mục tiêu phát...

Tập đoàn từ hàng chục quốc gia tham dự triển lãm quốc phòng Việt Nam

Tập đoàn công nghiệp quốc phòng từ Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc cùng hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tham dự triển lãm quốc phòng Việt Nam cuối năm nay. Tại hội nghị xúc tiến triển lãm sáng 20/4, thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, cho biết hơn 40 công ty, đầu mối đến từ 19 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xác nhận tham...

Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên đi vào hoạt động

Ngày 20-4, sau một năm thi công, Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên được khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là một trong các dự án trọng điểm được đầu tư 93 tỷ đồng từ nguồn vốn của Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam. Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên nằm tại khu vực trung tâm của Cảng hàng không Điện Biên, đảm bảo...

Mới nhất

Nhất quán mục tiêu thông xe 30 km cao tốc Diễn Châu

Nhất quán mục tiêu thông xe 30 km cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt vào ngày 30/4/2024Dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt là công trình trọng điểm quốc gia được đầu tư theo phương thức PPP và là hợp phần có vai trò rất quan trọng để nối thông cao tốc Bắc - Nam...

Nậm Nghẹp – Tà Chì Nhù – Cung đường mới phát triển du lịch trải nghiệm

Tà Chì Nhù là đỉnh núi đứng thứ 7 trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Để chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù, ngoài di chuyển từ huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, rất đông du khách lựa chọn đi từ bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Vnews Nguồn

Ninh Bình đấu giá 366 lô đất; Giá thuê văn phòng lập đỉnh mới

Ninh Bình đấu giá 366 lô đất; Giá thuê văn phòng lập đỉnh mớiHà Nam chấp thuận đầu tư 5 dự án nhà ở xã hội; Long An kêu gọi đầu tư khu đô thị gần 9.300 tỷ đồng; Lộ trình đấu giá 19 lô đất tại Thủ Thiêm. ...

Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Chính thức ra đời năm 2003, sau hơn 20 năm triển khai, Chương trình Thương hiệu quốc gia đã đạt nhiều kết quả tích cực khi nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu, tạo dựng uy tín trên thị trường trong nước và quốc...

Ẩn số trong phương án thoái vốn nhà nước tại VIMC

Chưa có nhiều thông tin cụ thể về lộ trình thoái sâu vốn nhà nước tại Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) từ 99,469% xuống 65% vốn điều lệ. Cảng SSIT, đơn vị có vốn góp của VIMC   ...

Mới nhất