Trang chủNewsThời sựThanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp,...

Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP


Vốn tín dụng chắp cánh cho các sản phẩm OCOP

Tính đến đầu tháng 3/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt hơn 14 nghìn tỷ đồng, với 252 nghìn khách hàng còn dư nợ. Các chương trình tín dụng chính sách luôn gắn với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội tại địa phương. 

Bám sát định hướng, mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP của các địa phương, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đã chỉ đạo các phòng giao dịch, phối hợp rà soát nắm bắt nhu cầu vay vốn của khách hàng, ưu tiên các nguồn vốn từ chương trình hộ nghèo, cận nghèo, giải quyết việc làm… để cho các chủ thể vay để xây dựng, phát triển, mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm OCOP.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành chính sách hỗ trợ cho các sản phẩm sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP thì sẽ được hỗ trợ kinh phí là 75 triệu đồng. Đây là số kinh phí để giúp các chủ thể hoàn thiện các công tác như: Nhãn mác, bao bì, tem, video quảng cáo…

Chỉ tính riêng trong năm 2023, các phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh đã cho vay 213 khách hàng, doanh số cho vay đạt 18,9 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, đã góp phần phát triển được 113 sản phẩm OCOP mang thương hiệu của địa phương.

Minh chứng tại huyện miền núi Như Thanh, ông Lê Văn Tuyên, Phó Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Như Thanh cho hay: “Ngay từ đầu năm, đơn vị đã tham mưu cho Ủy ban Nhân dân huyện cấp kinh phí uỷ thác địa phương năm 2024, là 1 tỷ đồng để cho vay, chủ yếu tập trung vào cơ sở sản xuất kinh doanh, mô hình OCOP trên địa bàn, vừa qua, Ngân hàng đã giải ngân cho 10 hộ vay, bước đầu tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho các cơ sở, góp phần mở rộng sản xuất, kinh doanh, đầu tư sản phẩm”.

Nguồn vốn tín dụng chính sách cũng đang “chắp cánh” cho nhiều sản phẩm OCOP các huyện miền núi Thanh Hóa vươn xa. Từ đó, hình thành vùng sản xuất hàng hóa, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống Nhân dân.

Vốn tín dụng chính sách góp phần phát triển sản phẩm OCOP
Vốn tín dụng chính sách góp phần phát triển sản phẩm OCOP

Là một trong những đơn vị đầu tiên của huyện Quan Hóa đăng ký tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, năm 2020, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Mường Ca Da, thành viên của Tổ Hợp tác bánh nhãn truyền thống Hồi Xuânđã có sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao, là bánh nhãn Mường Ca Da.

 Có được sự hỗ trợ từ chính sách tín dụng của Nhà nước, doanh nghiệp có điều kiện chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã, bao bì, tập trung quảng bá, giới thiệu sản phẩm, bánh nhãn Mường Ca Da đã tạo được uy tín và thương hiệu của mình. Hiện nay, bánh nhãn Mường Ca Da đã mở rộng thị trường tiêu thụ tới nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Theo thống kê của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh hiện có 66 hợp tác xã tham gia phát triển được gần 100 sản phẩm OCOP, chiếm 32% số lượng chủ thể tham gia chương trình. Để đạt được kết quả này, các cấp chính quyền địa phương đã chú trọng khuyến khích các hợp tác xã phát triển sản xuất, xây dựng được sản phẩm chủ lực làm cơ sở đăng ký phát triển theo chu trình OCOP.

Ông Lê Đình Tú, Giám đốc HTX dịch vụ Nông lâm nghiệp Bình Sơn (huyện Triệu Sơn) cho biết: Việc đa dạng hóa sản phẩm theo thị hiếu người tiêu dùng phải gắn với đầu tư để hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm. Để khẳng định được thương hiệu, HTX đã đầu tư thêm máy hạ thủy phân, tách tạp chất mật ong, cải tiến bao bì, mẫu mã sản phẩm. Sản phẩm mật ong bốn mùa hoa rừng nguyên chất và trà xanh sạch Bình Sơn, là hai sản phẩm mới HTX đang nghiên cứu sản xuất với chất lượng cao hơn. HTX xác định đây là hai sản phẩm chiến lược để phát triển của HTX, đáp ứng những tiêu chí khắt khe của các thị trường mới…

“Để xây dựng thành công sản phẩm OCOP và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, HTX rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của chính quyền địa phương, cùng với các chương trình hỗ trợ của Nhà nước.”, ông Tú nhìn nhận.

Sản phẩm mật ong Bình Sơn đạt sản phẩm OCOP 3 sao giúp người dân xã miền núi Bình Sơn thoát nghèo
Sản phẩm OCOP 3 mật ong Bình Sơn giúp người dân xã miền núi Bình Sơn thoát nghèo

Theo ông Lê Xuân Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Sơn, huyện Triệu Sơn, từ các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, người dân đã ứng dụng khoa học kỹ thuật áp dụng quy trình sản xuất an toàn VietGAP, xây dựng, hình thành vùng sản xuất chè an toàn, liên kết sản xuất chế biến… 

“Bình Sơn là một xã miền núi khó khăn nhất huyện Triệu Sơn, nhưng giờ đây, xã Bình Sơn đã có 4 sản phẩm đạt OCOP 3 sao như chè khô, trà xanh túi lọc, cà gai leo và mật ong. Hiện cây chè đang là cây trồng mũi nhọn, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở xã miền núi Bình Sơn”, Phó Chủ tịch UBND xã Lê Xuân Linh cho hay.

Trách nhiệm đỡ đầu của chính quyền

Năm 2024, toàn tỉnh Thanh Hoá phấn đấu có thêm 120 sản phẩm OCOP trở lên. Bám sát mục tiêu này, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đang tiếp tục phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương, rà soát các hộ vừa đủ điều kiện vay vốn ưu đãi vừa có mô hình phát triển sản phẩm OCOP để ưu tiên cho vay. Qua đó, phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Để Chương trình OCOP đạt hiệu quả cao, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia. Theo đó, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành chính sách hỗ trợ cho các sản phẩm, sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP thì sẽ được hỗ trợ kinh phí là 75 triệu đồng. Đây là số kinh phí để giúp các chủ thể hoàn thiện các công tác như: Nhãn mác, bao bì, tem, video quảng cáo…

Bên cạnh đó, trong năm 5 qua, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tập huấn cho khoảng gần 10 nghìn lượt lãnh đạo, chuyên viên các sở, ngành, đoàn thể các cấp, doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể sản xuất; hỗ trợ các chủ thể đưa sản phẩm OCOP tham gia các sự kiện tổ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.

Nhiều chính sách mô hình, đề án đã được triển khai giúp người dân phát triển kinh tế
Chính sách hỗ trợ được triển khai giúp HTX, người dân xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả

Để nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, ngoài sự năng động, sáng tạo của các chủ sản phẩm trong áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới, đa dạng sản phẩm, quảng bá, tìm kiếm thị trường, một yếu tố không thể thiếu đó là trách nhiệm “đỡ đầu” của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc tạo cơ chế, chính sách, nguồn vốn.

Ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết: Cùng với việc phát huy tính năng động, sáng tạo của các chủ thể, HTX, cấp ủy chính, quyền địa phương sẽ tiếp tục thực hiện tốt trách nhiệm “đỡ đầu” trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của chương trình OCOP bằng hành động, việc làm cụ thể, nhất là việc triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, huy động, lồng ghép các nguồn lực để tập trung cho phát triển sản phẩm OCOP và tiếp tục xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, hỗ trợ chủ thể tham gia chu trình OCOP. 

Thanh Hóa: Quan tâm xây dựng sản phẩm kinh tế mang bản sắc văn hóa DTTS





Nguồn

Cùng chủ đề

Kết nối cung – cầu, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Những năm qua, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đến các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và người dân địa phương. Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền và các sở ngành, đến nay Ninh Thuận có 182 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP.Theo kế hoạch, trong năm 2024, Ninh Thuận phấn đấu có 20-30 sản phẩm mới đạt chứng nhận OCOP. Trong...

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP trên môi trường số

Trong bối cảnh bùng nổ bán hàng trên môi trường số, mạng xã hội, việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP của các chủ thể trên phương tiện số là yêu cầu cấp thiết, ngày 28/02/2023, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký kết hợp tác chiến lược với nền tảng TikTok Việt Nam.Việc ký kết hợp tác nhằm nâng cao năng lực chuyển đổi số cho...

Cần hướng đi mới cho nông sản trên sàn thương mại điện tử

Các sàn thương mại điện tử kiểu mới có thể mở ra một cánh cửa mới đưa nông sản, đặt biệt là...

Người dân ăn miễn phí gà ủ muối, trà, cà phê tại các gian hàng sản phẩm OCOP

Hội Báo toàn quốc 2024 lần đầu tiên tổ chức ở TP.HCM không chỉ là nơi hội tụ của các đơn vị báo chí trên cả nước mà còn có sự góp mặt của 64 gian hàng sản phẩm OCOP đến từ 50 tỉnh, thành phố trên cả nước, cho...

Thúc đẩy thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Mỹ Đức

Mỹ Đức là huyện ngoại thành ở phía Tây Nam của thủ đô Hà Nội, có tổng diện tích tự nhiên là 226 km2, dân số toàn huyện trên 21,5 vạn người, có 21 đơn vị hành chính xã và 1 thị trấn (1 xã miền núi có dân tộc Mường). Huyện có nhiều cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, có núi, có sông, có đồng, có bãi, có các hồ với nhiều tiềm năng phát triển...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ

Đánh giá cao nỗ lực của nhóm nghiên cứu, các thành viên Hội đồng đánh giá nội dung báo cáo có cấu trúc rõ ràng, phân tích lập luận chặt chẽ, có tư duy đổi mới, sáng tạo, có cơ sở khoa học, tính hiện thực và khả thi trong ứng dụng, chuyển giao; đồng thời đề nghị nhóm nghiên cứu cần làm rõ hơn phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu của Đề tài; bổ...

Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Tưởng nhớ nàng, trân trọng mối tình đẹp đẽ nhưng đầy bi kịch của nàng, bản mường đã đặt tên cho hang đá nơi nàng từng bị giam hãm là Thẳm Nàng Màn. Chẳng biết tự bao giờ, đồng bào Thái nơi đây đã xem Thẳm Nàng Màn là một điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh của mọi người dân. Họ cũng tin rằng các chàng trai, cô gái yêu nhau đến cầu may, cầu tình...

Tuổi trẻ Khối cơ quan Trung ương bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc...

Đoàn Thanh niên Ủy ban Dân tộc nhận cờ thi đua của Đoàn Khối các cơ quan Trung ương Nguồn

Nhân dân các dân tộc huyện Buôn Đôn đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát...

Nhiều địa phương tổ chức thành công Đại hội đại biểu DTTS lần III Nguồn

Đắk Lắk: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Trong thời gian 5 ngày, các học viên tập trung nghiên cứu các nội dung về tuyên truyền, phổ biến đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc; chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và biên phòng; truyền thống văn hoá của các dân tộc; chính sách dân tộc và kết quả thực hiện chính sách dân tộc; gương người tốt việc...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I- 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”. Với sứ mệnh tìm kiếm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hoá ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới,...

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Một tuần sau thông xe giai đoạn 2, cầu Vĩnh Tuy không còn cảnh ùn tắc

(Dân trí) - Cầu Vĩnh Tuy 2 hợp nhất cầu Vĩnh Tuy 1 mở rộng thành 8 làn xe, giúp giao thông được thông suốt ngay cả trong những khung giờ cao điểm, dễ ùn tắc nhất. Cầu Vĩnh Tuy cũ với thiết kế 53 nhịp, có tổng chiều dài 3,5km, rộng 19,25m. Điểm đầu giao với đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) và điểm cuối giao đường Long Biên - Thạch Bàn...

Cùng chuyên mục

Tập đoàn từ hàng chục quốc gia tham dự triển lãm quốc phòng Việt Nam

Tập đoàn công nghiệp quốc phòng từ Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc cùng hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tham dự triển lãm quốc phòng Việt Nam cuối năm nay. Tại hội nghị xúc tiến triển lãm sáng 20/4, thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, cho biết hơn 40 công ty, đầu mối đến từ 19 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xác nhận tham...

Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên đi vào hoạt động

Ngày 20-4, sau một năm thi công, Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên được khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là một trong các dự án trọng điểm được đầu tư 93 tỷ đồng từ nguồn vốn của Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam. Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên nằm tại khu vực trung tâm của Cảng hàng không Điện Biên, đảm bảo...

Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; các Tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp liên quan đã chủ động thực hiện nghiêm các chỉ đạo...

Vũ khí nổi bật của Quân đội Việt Nam sẽ được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng

Sáng 20/4, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị xúc tiến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2 diễn ra từ ngày 19-22/12 tại sân bay Gia Lâm (Long Biên, Hà Nội).   Thiếu tướng Lê Quang Tuyến, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (Bộ Quốc phòng) nhấn mạnh đây là sự kiện đặc biệt quan trọng, là mốc son đánh dấu quá trình xây...

Mới nhất

Chiến thắng Điện Biên Phủ qua ký ức con trai vị tướng Trung Quốc

NDO - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc đã có cuộc trò chuyện với ông Vi Tiêu Nghị - con trai Thượng tướng Vi Quốc Thanh, nguyên Trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc trong chiến dịch Điện Biên Phủ.   Ông Vi Tiêu Nghị trả lời...

Giá cà phê ngày 20/4 tăng cao cuối tuần, kỷ lục mới lại được ghi nhận

Cập nhật giá cà phê hôm nay 20/4/2024Theo ghi nhận mới nhất, giá cà phê trực tuyến Robusta tại London giao tháng 5/2024 ở mức 4.083...

Sân bay Điện Biên: Từ phi trường khốc liệt đến sân bay hiện đại sau 70 năm

TPO - Sân bay Điện Biên tiền thân là sân bay dã chiến với tên gọi là sân bay Mường Thanh do quân đội Pháp xây dựng. Trải qua 70 năm lịch sử, sân bay ngày đó đã trở thành một cảng hàng không hiện đại của miền Bắc. Sân bay Điện Biên tiền thân là sân bay dã chiến với...

Ngày 20/4/1954 quân ta đánh bại nhiều đợt phản kích, chuẩn bị trận địa đánh chiếm sân bay Mường Thanh và đồi A1

Sau khi mất cứ điểm 105 ở phía Bắc, thực dân Pháp vừa tập trung lực lượng mở nhiều cuộc phản kích hòng chiếm lại cứ điểm đã mất, vừa tổ chức cho nhiều đơn vị và phương tiện chiến tranh tăng cường cho tuyến phòng ngự ở ngã tư sân bay Mường Thanh. Nhằm đập tan thế phòng...

Gốc sưa nặng hơn 2 tấn từng có giá hàng chục tỷ đồng tại Quảng Bình

(Dân trí) - Bảo tàng tỉnh Quảng Bình đang trưng bày gốc gỗ sưa có tuổi đời hàng trăm năm. Thời điểm được phát hiện năm 2014, gốc sưa nặng hơn 2 tấn này ước tính có giá trị khoảng 17 tỷ đồng. Tại Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Bình đang trưng bày một gốc gỗ sưa nặng hơn...

Mới nhất