Trang chủMultimediaẢnhKhắc 'huyền thoại' Điện Biên... bằng ánh sáng

Khắc ‘huyền thoại’ Điện Biên… bằng ánh sáng

Mất vài ngày hẹn, sau cùng, chúng tôi cũng gặp được Bùi Văn Tự. Dẫn chúng tôi lên phòng trưng bày lờ mờ tối nằm trên lầu 4 Bảo tàng gốm sứ Bát Tràng, Tự thanh minh: Cả tuần qua, anh không rời xưởng vì bận hoàn thiện nốt cụm tác phẩm về chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nói đoạn, nghệ sĩ trẻ sinh năm 1992 chỉ tay vào một khối bao tải gai có… đính kèm vài nhành cây nhựa lởm chởm, khoe: “Sản phẩm cuối đây anh, đang ở những bước sau cùng rồi”. Thoáng nhìn, không ai trong chúng tôi hình dung được những thứ trước mắt có liên quan gì tới… trận Điện Biên Phủ 70 năm về trước.

Thấy khách mắt tròn, mắt dẹt, Tự liền ngồi xuống, bật đèn. Ánh sáng vàng từ chân đế thốc ngược lên, chiếu qua những bao tải, cành cây nhựa rồi in bóng đen sậm lên tấm màn trắng đã được dựng sẵn phía sau.

Bùi Văn Tự chỉnh lại khối điêu khắc để hoạ hình… “huyền thoại” Điện Biên.

“Các anh vẫn chưa thấy đường nét gì nổi bật đúng không?”,Tự vừa lúi cúi, vừa cười cười; đoạn bắt đầu xoay phần đế một cách chỉn chu. Những bóng đen cũng theo đó chuyển động, rồi chậm rãi xếp thành bức hình đầu tiên trong sự ngỡ ngàng của người chứng kiến. Trên một triền dốc cao, xuất hiện cảnh một dân công hoả tuyến, đầu đội cối nguỵ trang. Phía trước anh là chiếc xe đạp thồ-biểu tượng đã đi vào huyền thoại của chiến dịch lịch sử 70 năm về trước.

Lịch sử đã từng ghi lại, trong chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài từ ngày 13/3 – 7/5/1954, hơn 2 vạn dân công hỏa tuyến với những chiếc xe đạp thồ thô sơ đã khiến địch bất ngờ. Bằng ý chí quyết tâm, mỗi dân công đã vận chuyển hàng trăm kg hàng hóa, đạn dược trên chiếc xe thồ vào chiến trường, góp phần làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Ảnh tư liệu. Nguồn: TTXVN

Lúc đầu, mỗi xe đạp thồ chỉ chở được 80-100kg, sau trọng tải được tăng dần lên nhờ các sáng kiến cải tiến đơn giản mà hiệu quả của các dân công. Để biến một chiếc xe đạp thành xe thồ, dân công buộc thêm một đoạn tre nhỏ, dài khoảng 1 mét, gọi là “tay ngai” để điều khiển vào ghi đông. Một đoạn tre cao hơn yên khoảng 50cm để vừa cầm, được buộc vào trục yên xe nhằm vừa giữ thăng bằng vừa đẩy xe đi.

“Bức điêu khắc” của Bùi Văn Tự thậm chí đã khắc hoạ được cả cái “tay ngai” đầy sáng tạo và tràn trề ý chí ấy của quân và dân ta năm nào. Anh bảo, hình tượng “huyền thoại” ấy đã ăn sâu vào tâm tưởng anh từ rất lâu, và bật lên ngay khi nghĩ tới việc sáng tạo sản phẩm về Điện Biên.

Thấy chúng tôi xuýt xoa không ngừng, Tự lại úp mở: Điều đặc sắc vẫn còn ở phía trước; rồi tiếp tục… xoay phần đế. Sau chừng 10 giây, ánh sáng và bóng tối trên tấm vách lại biến đổi, ghép thành hình ảnh 3 chiến sĩ đang cầm súng, giương cao ngọn cờ trên ngọn đồi Điện Biên… Bóng các anh như được tạc vào giữa đất trời, đầy hào hùng và tráng lệ.

“Tác phẩm lần này, tôi sử dụng thủ pháp di hình, hoán ảnh để có thể tạo ra 2 khối hình ảnh trên cùng một chủ thể. Chỉ cần xoay các hướng, người xem sẽ được chiêm ngưỡng các hình điêu khắc ánh sáng khác nhau”, Bùi Văn Tự nói.

Khi xoay phần đế ở dưới, ngay lập tức, hình ảnh 3 chiến sĩ Điện Biên cầm cờ phất cao hiện lên hiên ngang, oai hùng trên nền trời…

Về ý nghĩa tác phẩm, anh cho biết: Hai hình tượng được “trình chiếu” thể hiện 2 giai đoạn khác nhau của chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Nếu như huyền thoại xe đạp thồ thể hiện ý chí toàn dân, toàn quân dồn sức người, sức của cho Điện Biên; thì bức Chiến thắng Điện Biên là kết tinh đỉnh cao của cả chiến dịch. Tính nối tiếp và bổ trợ khiến cho người xem có cái nhìn khá toàn diện và ấn tượng về một sự kiện lịch sử đã lùi xa.

Tự cho biết thêm, từ cuối năm 2023, anh đã bắt đầu lên ý tưởng, phác hoạ hình khối và bắt tay vào sáng tạo cụm tác phẩm đặc biệt kể trên. Cho tới tận những ngày giữa tháng 4, toàn bộ các khâu mới được hoàn tất.

Tiếp tục dẫn chúng tôi tới gian phòng lớn hơn, nơi đặt một khối gỗ lúa đồ sộ, Tự giới thiệu: Đó là tác phẩm mang tên Tự hào Việt Nam. Tác phẩm cũng nằm trong cụm chủ đề hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Sau một vài thao tác, ánh sáng chiếu qua khối điêu khắc phía trước trình chiếu lần lượt các hình ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập trong sáng mùa thu lịch sử; Cờ đảng và quốc kỳ phấp phới bay; Bản đồ Tổ quốc với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ruột thịt…

“Tác phẩm thể hiện ý tưởng: Tư tưởng của Bác Hồ, đường lối của Đảng… chính là ngọn đuốc soi sáng, là yếu tố then chốt dẫn tới chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử. Đây cũng chính là lý do, tôi chọn Tự hào Việt Nam tới tham dự triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam được tổ chức từ ngày 20-24/4 tại Điện Biên”, Tự thông tin.

Thông thường, để thực hiện một tác phẩm, Bùi Văn Tự mất từ 1 đến 6 tháng, bao gồm việc lên ý tưởng, tìm nguyên liệu, tạo hình và bổ sung chữ, thơ để tạo thành một tác phẩm hoàn thiện.

“Một tác phẩm điêu khắc ánh sáng luôn dựa trên 3 trường phái: Trường phái điêu khắc truyền thống trên chất liệu gỗ, gốm, đá; thứ hai là điêu khắc bằng ánh sáng và cuối cùng là điêu khắc bằng ngôn ngữ để tạo thành nội dung tác phẩm. Các trường phái này sẽ giúp tác phẩm trở nên hoàn hảo, truyền tải được ý tưởng, tư duy nghệ thuật và những thông điệp của tác giả. Riêng với cụm tác phẩm này, tới đây, tôi sẽ mang lên Điện Biên để triển lãm, như một lời tri ân tới các thế hệ cha ông đã làm nên chiến thắng lịch sử năm nào”, nghệ nhân Bùi Văn Tự chia sẻ.

Bắt đầu từ đây, Tự lao vào một hành trình chưa từng có tiền lệ. Anh mày mò trong căn phòng trọ nhỏ chật chội, mang về đủ thứ người ta vứt đi để tạo hình. Từ xi-măng đến giấy vụn, bao bì, phế liệu… tất cả được anh miệt mài lắp ghép, rồi trình chiếu để tạo nên những vật đơn giản và quen thuộc nhất như con cá, chiếc ô-tô, người mẹ bồng con chờ chồng…

Năm 2014, sau khi thành công trong chương trình Tìm kiếm tài năng Việt, Tự quyết định nghỉ việc, tìm về Bát Tràng, vừa để học nghề gốm, vừa chuyên tâm sáng tạo. Đến năm 2020, Bùi Văn Tự đã dành toàn bộ thời gian cho điều mà anh gọi là Điêu khắc ánh sáng.

Nhìn lại chặng đường đã qua ấy, Tự bảo, anh chưa từng hối hận. Bởi, thứ nghệ thuật ấy đã giúp anh có cơ hội nhìn sâu hơn và khám phá những ngóc ngách còn ẩn kín trong tâm hồn. Ở đó, Tự được lãng du trong văn hoá-lịch sử, được sáng tạo và quan trọng nhất là được… “thắp đèn, tìm kiếm bóng tiền nhân”.

Giải thích về ý tưởng này, anh chia sẻ, nghệ thuật điêu khắc ánh sáng kết hợp giữa điêu khắc và ánh sáng, từ đó tạo nên hình ảnh độc đáo từ phần bóng của vật thể. Bởi vậy, điêu khắc ánh sáng rất phù hợp để kể chuyện về đời sống, văn hóa, con người, lịch sử…

Văn hóa, lịch sử Việt Nam luôn là chủ đề cho tôi nhiều nguồn cảm hứng nhất. Tôi đã lựa chọn nhiều câu chuyện khác nhau để thể hiện nhằm truyền cảm hứng, giới thiệu cho công chúng, đặc biệt giới trẻ về bản sắc văn hóa, lịch sử hào hùng của dân tộc ta”, anh nói.

Dẫn chúng tôi đi thăm Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt, Bùi Văn Tự không giấu được niềm tự hào khi giới thiệu bộ sưu tập 14 vị anh hùng dân tộc nổi tiếng trong lịch sử do chính tay anh sáng tác nên. Phải mất đến 3 năm, Bùi Văn Tự mới có thể hoàn thành bộ sưu tập có tên “Thắp đèn soi niên sử” này.

Từ những phiến gỗ xù xì, dưới óc sáng tạo và bàn tay khéo léo của người nghệ nhân, kết hợp cùng ánh sáng, những chân dung sống động đã được tạo dựng, từ vua Hùng, Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Ngô Quyền… đến Nguyễn Trãi hay vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Trong phút chốc, người xem như được lạc vào một không gian đầy linh thiêng và trầm mặc mà ở đó, chỉ có sự tôn nghiêm và thành kính.

Ngừng lại một lát, anh bảo: Nghệ thuật điêu khắc đòi hỏi người sáng tạo kiến thức hội hoạ, tư duy khác biệt và đôi tay khéo léo. Với điêu khắc ánh sáng, anh sẽ còn cần thêm trí tưởng tượng, khả năng truyền thần…

Bên cạnh đó, do đặc thù nên ánh sáng đóng vai trò rất quan trọng. Ánh sáng cần phải được lựa chọn đúng và đặt đúng vị trí mới tôn lên hết vẻ đẹp của tác phẩm. Đèn Spotlight được sử dụng phổ biến trong loại hình nghệ thuật này, bởi loại hình này dùng ánh sáng chiếu thẳng vào tác phẩm điêu khắc để tạo nên một bức tranh nghệ thuật.

Ánh sáng cũng sẽ được sử dụng ngay khi bắt đầu điêu khắc, vừa chiếu đèn, vừa chạm trổ sao cho ra đúng sản phẩm mà mình đã lên ý tưởng.

Tự chia sẻ thêm : Giai đoạn khó khăn nhất chính là khi tạo hình. Phần hình chỉ cần sai lệch 1mm thì sẽ làm hỏng cả phần bóng. Nó đòi hỏi sự tập trung và tính tỉ mỉ rất cao.

Đặc biệt, khi lựa chọn lối đi tái hiện các nhân vật lịch sử, người nghệ sĩ phải trang bị rất nhiều hiểu biết về lịch sử, văn hóa; thực sự thấu hiểu và đồng cảm với mỗi nhân vật mình sẽ khắc họa.

Đây cũng chính là cách mà Tự đã mải miết làm, mải miết thể nghiệm trong suốt nhiều năm qua. Đó có thể là chân dung 12 nhà khoa học, danh họa, nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giới như Albert Einstein, Nikola Tesla, Leonardo da Vinci, Ludwig van Beethoven… tại triển lãm Ánh sáng tri thức năm 2022. Đó cũng có thể là hành trình văn minh của cả nhân loại với “Nhật ký xuyên không” tại cố đô Hoa Lư Ninh Bình. Hay mới đây nhất là bộ sưu tập các tác phẩm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Và dù ở đâu, Bùi Văn Tự vẫn đang cần mẫn “thắp đèn, soi dấu tiền nhân”…

Nhandan.vn

Nguồn

Cùng chủ đề

Đồng chí Đỗ Văn Chiến viếng anh hùng, liệt sĩ tại Điện Biên

Cùng tham gia đoàn viếng anh hùng, liệt sĩ, có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, gồm: Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; đồng chí Huỳnh Đảm, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc...

Chiến thắng Điện Biên Phủ qua ký ức con trai vị tướng Trung Quốc

NDO - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc đã có cuộc trò chuyện với ông Vi Tiêu Nghị - con trai Thượng tướng Vi Quốc Thanh, nguyên Trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc trong chiến dịch Điện Biên Phủ.   Ông Vi Tiêu Nghị trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Nhân Dân. Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ còn lưu giữ nhiều kỷ vật,...

Sân bay Điện Biên: Từ phi trường khốc liệt đến sân bay hiện đại sau 70 năm

TPO - Sân bay Điện Biên tiền thân là sân bay dã chiến với tên gọi là sân bay Mường Thanh do quân đội Pháp xây dựng. Trải qua 70 năm lịch sử, sân bay ngày đó đã trở thành một cảng hàng không hiện đại của miền Bắc. Sân bay Điện Biên tiền thân là sân bay dã chiến với tên gọi là sân bay Mường Thanh. Trước năm 1954, quân đội Pháp đã xây dựng sân bay này nhằm tăng viện...

Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên đi vào hoạt động

Ngày 20-4, sau một năm thi công, Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên được khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là một trong các dự án trọng điểm được đầu tư 93 tỷ đồng từ nguồn vốn của Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam. Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên nằm tại khu vực trung tâm của Cảng hàng không Điện Biên, đảm bảo...

Tây Bắc “cháy phòng” dịp lễ 30.4-1.5

Lượng khách tăng đột biến, nhiều điểm du lịch ở các tỉnh Tây Bắc "cháy phòng" dịp lễ 30.4-1.5. Ảnh: Minh Nguyễn Những ngày cuối tháng 4, ghi nhận của PV Báo Lao Động các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, khu nghỉ dưỡng ở Tây Bắc đang tất bật chuẩn bị để đón khách đi du lịch.Ông Ngô Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Hòa Bình cho biết: “Kỳ nghỉ lễ 30.4-1.5 kéo dài...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đồng chí Đỗ Văn Chiến viếng anh hùng, liệt sĩ tại Điện Biên

Cùng tham gia đoàn viếng anh hùng, liệt sĩ, có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, gồm: Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; đồng chí Huỳnh Đảm, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc...

Những tín hiệu vui của du lịch Điện Biên

Lợi thế lớn của ngành du lịch Điện Biên Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 7/5/2021 của Tỉnh ủy Điện Biên và Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ: Lấy du...

Chiến thắng Điện Biên Phủ qua ký ức con trai vị tướng Trung Quốc

NDO - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc đã có cuộc trò chuyện với ông Vi Tiêu Nghị - con trai Thượng tướng Vi Quốc Thanh, nguyên Trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc trong chiến dịch Điện Biên Phủ.   Ông Vi Tiêu Nghị trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Nhân Dân. Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ còn lưu giữ nhiều kỷ vật,...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Hungary

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng đón tiếp bà Márta Mátrai, người bạn thân thiết của Việt Nam; đồng thời khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Hungary, đối tác bạn bè truyền thống và cũng là Đối tác toàn diện đầu tiên, duy nhất hiện nay của Việt Nam tại khu vực Trung-Đông Âu. Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao Tọa đàm...

[Ảnh] Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4/2024

Cùng tham dự phiên họp có các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ. Theo chương trình phiên họp, Chính phủ thảo luận, cho ý kiến về: Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách Trung ương năm 2023. Thủ tướng...

Bài đọc nhiều

Trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I- 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”. Với sứ mệnh tìm kiếm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hoá ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới,...

Việt Nam đón hơn 1 triệu khách quốc tế tháng thứ tư liên tiếp

Bốn tháng liên tiếp Việt Nam đón hơn một triệu lượt khách quốc tế, đạt gần 10 triệu lượt khách trong 10 tháng đầu năm. Theo số liệu từ Cục Du lịch Quốc gia và Tổng cục Thống kê hôm 29/10, tháng 10 Việt Nam đón hơn 1,1 triệu lượt khách và là tháng thứ tư liên tiếp đón hơn một triệu lượt khách quốc tế. Trong 10 tháng đầu năm, tổng lượng khách quốc tế đạt gần 10 triệu...

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Thác Chiềng Khoa – ‘Tuyệt tình cốc’ 7 tầng ở Mộc Châu

Thác Chiềng Khoa tất thảy có 7 tầng, mỗi tầng cao khoảng từ 7 đến 10 mét. Dưới chân mỗi tầng thác đều có khoảng rộng tạo thành hồ chứa với làn nước xanh ngọc đẹp mê mẩn, là nơi để bạn thỏa sức bơi lội, check in sống ảo. Sự hoang sơ, sự tương phản hút mắt của màu xanh ngọc với trắng xoá của thác nước chính là lí do mà người ta gọi Chiềng Khoa là...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Cùng chuyên mục

Giới trẻ nô nức đến phố cổ Hội An trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương

18/04/2024 | 21:37 TPO - Hàng nghìn người dân, du khách thập phương đổ về phố cổ Hội An (Quảng Nam) tham quan, vui chơi trong ngày nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Phố...

Khám phá động Từ Thức xứ Thanh – Chứng tích chuyện tình tiên cảnh

TPO - Động Từ Thức thuộc xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn là một trong những hang động được đánh giá là đẹp nhất Thanh Hoá, gắn với truyền thuyết Từ Thức gặp nàng tiên Giáng Hương. Năm 1992 động Từ Thức được xếp hạng Di tích thắng cảnh cấp quốc gia. Động Từ Thức ẩn mình giữa những ngọn núi đá hùng vĩ, mang vẻ đẹp nguyên sơ, bao quanh là những thửa ruộng bát ngát. Động có chiều dài 200m,...

Nậm Nghẹp – Tà Chì Nhù – Cung đường mới phát triển du lịch trải nghiệm

Tà Chì Nhù là đỉnh núi đứng thứ 7 trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Để chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù, ngoài di chuyển từ huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, rất đông du khách lựa chọn đi từ bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Vnews Nguồn

MV quảng bá du lịch Việt Nam của huyền thoại saxophone Kenny G

Chiều nay 19/4, Báo Nhân Dân tổ chức ra mắt video ca nhạc (MV) "Going Home” – một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Vnews Nguồn

Sân bay Điện Biên: Từ phi trường khốc liệt đến sân bay hiện đại sau 70 năm

TPO - Sân bay Điện Biên tiền thân là sân bay dã chiến với tên gọi là sân bay Mường Thanh do quân đội Pháp xây dựng. Trải qua 70 năm lịch sử, sân bay ngày đó đã trở thành một cảng hàng không hiện đại của miền Bắc. Sân bay Điện Biên tiền thân là sân bay dã chiến với tên gọi là sân bay Mường Thanh. Trước năm 1954, quân đội Pháp đã xây dựng sân bay này nhằm tăng viện...

Mới nhất

Nhất quán mục tiêu thông xe 30 km cao tốc Diễn Châu

Nhất quán mục tiêu thông xe 30 km cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt vào ngày 30/4/2024Dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt là công trình trọng điểm quốc gia được đầu tư theo phương thức PPP và là hợp phần có vai trò rất quan trọng để nối thông cao tốc Bắc - Nam...

Nậm Nghẹp – Tà Chì Nhù – Cung đường mới phát triển du lịch trải nghiệm

Tà Chì Nhù là đỉnh núi đứng thứ 7 trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Để chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù, ngoài di chuyển từ huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, rất đông du khách lựa chọn đi từ bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Vnews Nguồn

Ninh Bình đấu giá 366 lô đất; Giá thuê văn phòng lập đỉnh mới

Ninh Bình đấu giá 366 lô đất; Giá thuê văn phòng lập đỉnh mớiHà Nam chấp thuận đầu tư 5 dự án nhà ở xã hội; Long An kêu gọi đầu tư khu đô thị gần 9.300 tỷ đồng; Lộ trình đấu giá 19 lô đất tại Thủ Thiêm. ...

Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Chính thức ra đời năm 2003, sau hơn 20 năm triển khai, Chương trình Thương hiệu quốc gia đã đạt nhiều kết quả tích cực khi nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu, tạo dựng uy tín trên thị trường trong nước và quốc...

Ẩn số trong phương án thoái vốn nhà nước tại VIMC

Chưa có nhiều thông tin cụ thể về lộ trình thoái sâu vốn nhà nước tại Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) từ 99,469% xuống 65% vốn điều lệ. Cảng SSIT, đơn vị có vốn góp của VIMC   ...

Mới nhất