Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcMặt Trời có thể biến thành hố đen 'nuốt' Trái Đất không?

Mặt Trời có thể biến thành hố đen ‘nuốt’ Trái Đất không?


Mặt Trời có khả năng hủy diệt Trái Đất trong vài tỷ năm tới, nhưng không phải do biến thành hố đen.





Mô phỏng hố đen ngoài vũ trụ. Ảnh: ESA/Hubble/Digitized Sky Survey/Nick Risinger/N. Bartmann

Mô phỏng hố đen ngoài vũ trụ. Ảnh: ESA/Hubble/Digitized Sky Survey/Nick Risinger/N. Bartmann

Khoảng 5 tỷ năm nữa, Mặt Trời sẽ đi tới cuối giai đoạn đốt nhiên liệu hạt nhân và không thể chống đỡ với lực hấp dẫn của chính mình. Các lớp bên ngoài của ngôi sao này sẽ phình ra – một quá trình có thể hủy diệt Trái Đất – trong khi lõi sụp đổ thành trạng thái cực kỳ đặc, để lại tàn dư sao. Nếu sự suy sụp hấp dẫn của lõi sao hoàn tất, tàn dư của sao sẽ là một hố đen – vùng không-thời gian có ảnh hưởng hấp dẫn lớn đến mức ánh sáng cũng không thể thoát ra.

Tuy nhiên, Mặt Trời sẽ không trở thành hố đen. “Rất đơn giản: Mặt Trời không đủ nặng để trở thành hố đen”, Xavier Calmet, chuyên gia về hố đen, giáo sư vật lý tại Đại học Sussex (Anh), cho biết.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc một ngôi sao có thể trở thành hố đen hay không, bao gồm thành phần cấu tạo, chuyển động xoay, quá trình tiến hóa, nhưng yêu cầu chính là khối lượng phù hợp. “Những ngôi sao với khối lượng ban đầu lớn gấp 20 – 25 lần Mặt Trời có tiềm năng trải qua sự sụp đổ hấp dẫn cần thiết để tạo thành hố đen”, Calmet nói.

J. Robert Oppenheimer cùng đồng nghiệp là những người đầu tiên tính toán ra ngưỡng này, gọi là giới hạn Tolman-Oppenheimer-Volkoff. Hiện tại, các nhà khoa học cho rằng một ngôi sao sắp chết phải để lại lõi sao có khối lượng gấp khoảng 2 – 3 lần khối lượng Mặt Trời để tạo ra hố đen.

Khi một ngôi sao cạn kiệt nhiên liệu hạt nhân trong lõi, phản ứng tổng hợp hạt nhân từ hydro thành heli vẫn diễn ra ở các lớp ngoài. Vì vậy, khi lõi sụp đổ, các lớp ngoài phình rộng ra và ngôi sao bước vào giai đoạn sao khổng lồ đỏ.

Khi Mặt Trời trở thành sao khổng lồ đỏ trong khoảng 6 tỷ năm nữa (nghĩa là một tỷ năm sau khi cạn kiệt hydro trong lõi), nó sẽ phình rộng tới khoảng quỹ đạo sao Hỏa, nuốt chửng các hành tinh phía bên trong, có thể bao gồm cả Trái Đất. Các lớp ngoài của sao khổng lồ đỏ sẽ nguội dần qua thời gian và lan rộng ra, tạo thành tinh vân hành tinh xung quanh phần lõi cháy âm ỉ của Mặt Trời.

Những ngôi sao khổng lồ tạo thành hố đen phải trải qua vài giai đoạn sụp đổ và giãn nở như vậy, mỗi lần lại mất thêm khối lượng. Nguyên nhân là với áp suất và nhiệt độ cao, các ngôi sao có thể tổng hợp những nguyên tố nặng hơn. Quá trình đó tiếp diễn cho đến khi lõi sao làm bằng sắt, nguyên tố nặng nhất mà một ngôi sao có thể tạo ra, và ngôi sao đó phát nổ thành siêu tân tinh, mất thêm một phần khối lượng.

Theo NASA, các hố đen sao điển hình (loại hố đen nhỏ nhất mà giới thiên văn quan sát được) nặng gấp 3 – 10 lần Mặt Trời, và con số này có thể lên tới 100 lần. Hố đen sẽ trở nên nặng hơn khi nuốt khí bụi xung quanh, thậm chí nuốt cả ngôi sao đồng hành nếu nó từng nằm trong một hệ sao đôi.

Mặt Trời sẽ không bao giờ đạt tới giai đoạn tổng hợp sắt. Thay vào đó, nó sẽ trở thành sao lùn trắng, một ngôi sao đặc với kích thước tương đương Trái Đất, theo Calmet. Do đó, Trái Đất sẽ không trải qua sự kinh hoàng khi bị hố đen nuốt chửng.

Thu Thảo (Theo Live Science)




Source link

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Doanh nghiệp Việt dần tiến sâu vào ứng dụng AI

Không chỉ dùng ChatGPT soạn email, sửa chính tả hoặc làm toán như giai đoạn trước, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong doanh nghiệp Việt dần chuyên nghiệp. Để biết đàn dế nuôi có stress hay không, Cricket One - nhà sản xuất đạm dế lớn nhất Đông Nam Á có trang trại Bình Phước - bắt đầu tìm cách dùng trí tuệ nhân tạo (AI) từ 2019. Công ty này bỏ vốn vào một dự án startup...

Bộ Giáo dục đề xuất tạm thời hạ chuẩn giáo viên

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là nội dung tại dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội, được Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Chính phủ và công bố ngày 22/3.Bộ cho biết hiện số lượng giáo viên chưa đáp ứng định mức; tình...

Sáng kiến khoa học 2024 thu hút nhiều giải pháp nông nghiệp

Trong số gần 100 hồ sơ tham dự cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2024 có nhiều giải pháp, sản phẩm lĩnh vực công nghiệp, tận dụng nguồn nguyên liệu địa phương. Sau 2 tháng phát động, cuộc thi Sáng kiến Khoa học (Creative Science Contest - CSC) do VnExpress tổ chức nhận được hồ sơ gửi đến từ các nhóm nghiên cứu, nhà khoa học, sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Năm nay cuộc thi tiếp...

Bài đọc nhiều

Sinh viên thiết kế chip đo tốc độ xe, sóng não

Chip tích hợp vào camera đo tốc độ xe, chip trong thiết bị đo sóng não hỗ trợ giấc ngủ… là các ý tưởng của sinh viên tham gia cuộc thi Thiết kế vi mạch TP HCM. Sáng 24/3, Khu công nghệ cao TP HCM phối hợp Thành đoàn tổ chức vòng loại cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần 1 với sự tham gia của 29 nhóm dự án của các bạn trẻ...

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã khai thác 70.000 giờ

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt vận hành với công suất 500 kWt từ năm 1984, sử dụng cho nghiên cứu khoa học, phân tích mẫu, sản xuất thuốc phóng xạ cho y tế, công nghiệp và đào tạo nhân lực. Thông tin được Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nói trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày khánh thành công trình khôi phục và mở rộng lò phản ứng...

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tối 23/3. Tân hiện làm việc tại Đại học Bách khoa TP HCM khoa Khoa học ứng dụng, theo đuổi nghiên cứu về kỹ thuật y sinh. Anh là tác giả và đồng tác giả ba bài báo danh mục ISI/Scopus, hai bài...

Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử

MỹNguyên mẫu XB-1 của máy bay chở khách siêu thanh Overture hoàn thành mọi mục tiêu thử nghiệm, bao gồm đạt độ cao 2.170 m và tốc độ 440 km/h. Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử Máy bay trình diễn XB-1 cất cánh. Video: Boom Supersonic Boom Supersonic, startup hàng không có trụ sở tại Mỹ, phát triển máy bay siêu thanh Overture với khả năng di chuyển nhanh hơn đáng kể so với các...

Hội chứng cực hiếm khiến con người trông thấy mặt quỷ

Lần đầu tiên, các nhà khoa học tái tạo những gì bệnh nhân mắc hội chứng prosopometamorphopsia (PMO) khi nhìn gương mặt người khác. Gương mặt biến dạng mà Sharrah trông thấy khi nhìn mọi người. Ảnh: Antônio Mello Vào một sáng mùa đông cách đây 3 năm, Victor Sharrah thức dậy và trông thấy bạn cùng phòng đi vào nhà tắm. Tuy nhiên, khi Sharrah nhìn vào gương mặt người bạn, ông rất hoảng hốt vì những đường nét...

Cùng chuyên mục

Sáng kiến khoa học 2024 thu hút nhiều giải pháp nông nghiệp

Trong số gần 100 hồ sơ tham dự cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2024 có nhiều giải pháp, sản phẩm lĩnh vực công nghiệp, tận dụng nguồn nguyên liệu địa phương. Sau 2 tháng phát động, cuộc thi Sáng kiến Khoa học (Creative Science Contest - CSC) do VnExpress tổ chức nhận được hồ sơ gửi đến từ các nhóm nghiên cứu, nhà khoa học, sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Năm nay cuộc thi tiếp...

Sinh viên thiết kế chip đo tốc độ xe, sóng não

Chip tích hợp vào camera đo tốc độ xe, chip trong thiết bị đo sóng não hỗ trợ giấc ngủ… là các ý tưởng của sinh viên tham gia cuộc thi Thiết kế vi mạch TP HCM. Sáng 24/3, Khu công nghệ cao TP HCM phối hợp Thành đoàn tổ chức vòng loại cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần 1 với sự tham gia của 29 nhóm dự án của các bạn trẻ...

Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử

MỹNguyên mẫu XB-1 của máy bay chở khách siêu thanh Overture hoàn thành mọi mục tiêu thử nghiệm, bao gồm đạt độ cao 2.170 m và tốc độ 440 km/h. Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử Máy bay trình diễn XB-1 cất cánh. Video: Boom Supersonic Boom Supersonic, startup hàng không có trụ sở tại Mỹ, phát triển máy bay siêu thanh Overture với khả năng di chuyển nhanh hơn đáng kể so với các...

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tối 23/3. Tân hiện làm việc tại Đại học Bách khoa TP HCM khoa Khoa học ứng dụng, theo đuổi nghiên cứu về kỹ thuật y sinh. Anh là tác giả và đồng tác giả ba bài báo danh mục ISI/Scopus, hai bài...

Hội chứng cực hiếm khiến con người trông thấy mặt quỷ

Lần đầu tiên, các nhà khoa học tái tạo những gì bệnh nhân mắc hội chứng prosopometamorphopsia (PMO) khi nhìn gương mặt người khác. Gương mặt biến dạng mà Sharrah trông thấy khi nhìn mọi người. Ảnh: Antônio Mello Vào một sáng mùa đông cách đây 3 năm, Victor Sharrah thức dậy và trông thấy bạn cùng phòng đi vào nhà tắm. Tuy nhiên, khi Sharrah nhìn vào gương mặt người bạn, ông rất hoảng hốt vì những đường nét...

Mới nhất

Sửa đổi Luật nghĩa vụ quân sự, nghiên cứu chế độ mới cho hạ sĩ quan, binh sĩ

Chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp là một trong những nội dung nhận được sự quan tâm lớn của người lao động ở cả khu vực công và khu vực tư. Cùng với đó, chế độ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ cũng nhận được nhiều...

Lý do người mua lỗ tới 3,7 triệu đồng/lượng

Cập nhật giá vàng SJCGiá vàng thế giới đi ngang trong bối cảnh chỉ số USD tăng cao. Ghi nhận lúc 5h ngày 25.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Dự báo giá vàngThị trường vàng vừa trải qua một...

Mới nhất