Trang chủNewsThế giớiMoscow tuyên bố "không sợ" trừng phạt của EU về khí đốt...

Moscow tuyên bố “không sợ” trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này



Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua các lệnh trừng phạt của EU liên quan tới khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Cùng ngày, Italy thông báo đã triệu Đại sứ Nga về việc quốc hữu hóa doanh nghiệp nước ngoài.

Moscow tuyên bố 'không sợ' lệnh trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này
Cảng Zeebrugge (Bỉ) là một trong các cảng của EU nhận nhiều khí LNG nhất từ Nga trong 9 tháng đầu năm 2023. (Nguồn: Financial Times)

Theo tuyên bố của người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 27/4, Nga sẽ tìm cách đối phó với bất kỳ lệnh trừng phạt trái phép nào mà Liên minh châu Âu (EU) áp đặt đối với các hoạt động liên quan tới khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của nước này.

Trước đó, các nguồn tin trong EU hôm 25/4 cho biết gói trừng phạt tiếp theo của Ủy ban châu Âu (EC) dự kiến sẽ lần đầu tiên bao gồm những hạn chế đối với LNG của Nga, trong đó có cả lệnh cấm vận chuyển LNG của Nga trong EU và các biện pháp đối với 3 dự án LNG của Nga.

Đồng thời, người phát ngôn Điện Kremlin cũng cảnh báo, bất kỳ hạn chế mới nào của EU đều sẽ có lợi cho Mỹ và cũng đồng nghĩa với việc ngành công nghiệp châu Âu phải chi trả nhiều hơn cho khí đốt.

Cùng ngày trên nền tảng xã hội X, Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani thông báo nước này đã triệu Đại sứ Nga sau khi Moscow tuyên bố sẽ đặt một công ty con của tập đoàn Ariston Thermo dưới sự quản lý tạm thời của tập đoàn năng lượng quốc doanh Gazprom của Nga.

Ngoại trưởng Tajani cho biết: “Chính phủ Italy yêu cầu làm rõ vấn đề quốc hữu hóa tập đoàn Ariston Thermo. (Chúng tôi) cũng đang làm việc với Brussels cùng với Đức sau khi tập đoàn công nghệ đa quốc gia Bosch (của Đức) cũng bị nhắm tới”.

Trong một diễn biến khác cùng ngày, một nguồn tin tình báo Ukraine cho biết lực lượng nước này đã tấn công các nhà máy lọc dầu Ilsky và Slavyansk ở thành phố Krasnodar, miền Nam nước Nga bằng thiết bị bay không người lái (UAV), gây ra hỏa hoạn tại 2 cơ sở này.

Liên quan đến thông tin này, hãng thông tấn TASS ngày 27/4 đưa tin, một cuộc tấn công được cho là bằng UAV của Ukraine đã gây thiệt hại cho nhà máy lọc dầu Slavyansk ở Krasnodar, buộc nhà máy này phải dừng hoạt động một phần.

Giám đốc an ninh của Slavyansk ECO Group (đơn vị vận hành nhà máy) Eduard Trudnev cho biết 10 chiếc UAV đã lao thẳng vào nhà máy này, gây hỏa hoạn nghiêm trọng.

Trước đó cùng ngày, chính quyền địa phương cho hay nhà máy lọc dầu Slavyansk đã bị hư hại trong cuộc tấn công bằng UAV của Ukraine.





Nguồn

Cùng chủ đề

Châu Âu cần ít nhất 6-8 năm mới “đoạn tuyệt” được với khí đốt Nga

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hơn 2 năm trước, bức tranh năng lượng ở châu Âu đã có nhiều thay đổi rõ rệt. Moscow không còn là nhà cung cấp khí đốt hàng đầu cho “lục địa già” trong bối cảnh các nước châu Âu vật lộn tìm cách đưa sự phụ thuộc của họ vào năng lượng của Nga về mức 0. Trong vô số các lệnh trừng phạt...

Dù ủng hộ Ukraine nhiệt tình, Pháp vẫn khó nói “không” với khí đốt Nga

Trong 3 tháng đầu năm nay, lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga sang Pháp đã nhiều hơn so với lượng hàng sang bất kỳ quốc gia nào khác trong EU, theo dữ liệu được phân tích bởi tổ chức nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) cho Politico. Tổng cộng, Paris đã trả hơn 600 triệu Euro cho Điện Kremlin để mua khí đốt kể từ đầu năm....

Áo tìm cách rũ bỏ danh hiệu “đồng minh năng lượng” của Nga ở châu Âu

Hy vọng thoát khỏi phụ thuộc vào Nga về năng lượng đã bùng lên ở Áo sau khi quốc gia Trung Âu nội lục phát hiện một mỏ khí đốt có thể đáp ứng nhu cầu của cả nước. Nhưng theo chuyên gia, vỉa khí nằm ở độ sâu 1.500 m dưới làng Molln trên dãy Alps sẽ chưa thể ngay lập tức giúp Áo rũ bỏ danh hiệu “đồng minh năng lượng” cuối cùng của Moscow ở...

EU sẽ nhận hậu quả nếu “khai tử” dòng “nhiên liệu xanh” của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với các nước Liên minh châu Âu (EU) vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu này.

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine tại Paris đã kết thúc hôm 26/2 với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine chiến đấu chống lại Nga, nhưng không đưa ra biện pháp cụ thể nào.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của đông đảo quần chúng nhân dân.

Phần Lan-Thụy Điển: Nối dài ‘lá chắn’

Tổng thống Alexander Stubb chia sẻ việc gia nhập NATO đã biến Phần Lan trở thành “quốc gia tiền tuyến” vì nước này làm tăng gấp đôi biên giới của NATO với Nga.

Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

Ngày 26/4, UBND phường Bình Hàn (TP Hải Dương) tổ chức khai trương phố ẩm thực Tuệ Tĩnh. Đây là một trong những sự kiện nhằm hướng tới kỷ niệm 220 năm khởi lập Thành Đông (1804-2024) và 70 năm ngày giải phóng thành phố (30/10/1954-30/10/2024).

Bài đọc nhiều

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

16.000 lính Mỹ, Philippines diễn tập chung

Hàng nghìn binh sĩ Mỹ và Philippines tham gia diễn tập tại khu vực phía bắc và tây quốc đảo Đông Nam Á. Diễn tập Balikatan 2024 bắt đầu ngày 22/4 và dự kiến kéo dài tới 10/5, trong đó có khoa mục mô phỏng chiếm đảo tại tỉnh Palawan ở miền tây Philippines. Hoạt động tương tự sẽ diễn ra tại tỉnh miền bắc Cagayan và Batanes, nằm cách đảo Đài Loan chưa đầy 300 km.Lực lượng diễn...

Mỹ bắt đầu xây cầu tàu chuyển hàng viện trợ vào Gaza

Lầu Năm Góc cho biết quân đội Mỹ đã bắt đầu xây cầu tàu ở bờ biển Gaza nhằm tăng tốc dòng viện trợ nhân đạo vào khu vực này. "Tôi có thể xác nhận các tàu quân sự của Mỹ, trong đó có USNS Benavidez, đã bắt đầu xây cầu tàu tạm thời và đường đắp dẫn trên bờ biển", người phát ngôn Lầu Năm Góc, thiếu tướng Patrick Ryder, nói trong cuộc họp báo ngày 25/4. Cầu...

Trung Quốc – Mỹ Latinh: Hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực không gian

Theo báo Global Times (Trung Quốc), tại diễn đàn hợp tác không gian giữa Trung Quốc và các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe, tổ chức tại TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc, các bên đã nhất trí thúc đẩy hơn nữa việc xây dựng một cộng đồng chia sẻ tương lai vì tiến bộ chung thông qua hợp tác không gian. Tiềm năng hợp tác lớn...

Cùng chuyên mục

Cuộc khủng hoảng khiến Canada kìm hãm làn sóng du học sinh

Lượng du học sinh tăng đột biến những năm gần phơi bày lỗ hổng quản lý giáo dục và khiến chi phí nhà ở tại các thành phố lớn của Canada tăng cao. Canada là một trong những nước có tốc độ tăng dân số nhanh nhất thế giới do lượng sinh viên quốc tế gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt đột biến hậu đại dịch Covid-19.Nhưng điều này gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng....

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.

Quyết định rút quân khiến Pháp, Mỹ mất vị trí chiến lược về tay Nga

Việc Pháp, Mỹ rút quân khỏi Niger mở ra khoảng trống để Nga tăng hiện diện tại vùng Sahel, khu vực có vị trí chiến lược ở châu Phi. Truyền thông quốc gia Nga ngày 12/4 xác nhận một nhóm chuyên gia quân sự cùng nhiều thiết bị của Moskva đã đến thủ đô Niamey, Niger. Kênh truyền hình quốc gia Niger RTN cho biết động thái diễn ra theo thỏa thuận tăng cường hợp tác quân sự gần...

Mới nhất

biểu diễn nhạc nước trên sông Sài Gòn trong kỳ lễ 30/4 và 1/5

Theo đó, chương trình biểu diễn nhạc nước nghệ thuật trên sông Sài Gòn (đoạn qua khu vực phố đi bộ Bạch Đằng) đã được khai mạc vào tối 27/4 và kéo dài cho đến ngày 5/5. Thời lượng thực hiện biểu diễn nhạc nước từ 19 giờ 30 đến 20 giờ 30 mỗi ngày. Lãnh đạo UBND thành phố Thủ Dầu...

Hậu cần – bài toán ‘cân não’ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Theo tính toán, để đủ 16.000 tấn gạo phục vụ bộ đội trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ngành hậu cần phải huy động 384.000 tấn, vì cứ một kg gạo đến đích thì mất 24 kg ăn dọc đường.Đầu năm 1954, sau khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ, Pháp với sự hậu thuẫn của Mỹ đã...

Nghệ sĩ Thanh Hiền: ‘Tôi từng bị nhiều đoàn phim quỵt thù lao’

Diễn viên Thanh Hiền - đóng chính "Lật mặt 7" của Lý Hải - nói từng không được thanh toán cátxê 20 triệu đồng, nhưng xem đó là chuyện không may. Nghệ sĩ đóng bà Hai, người mẹ bị con cái đùn đẩy nhau chăm sóc, trong tác phẩm ra rạp từ ngày 26/4. Bà nói về lần đầu...

Mức chứng minh tài chính khi du học ở gần 20 nước

Nhiều quốc gia yêu cầu du học sinh có hơn 10.000 USD trong tài khoản khi xin thị thực, cũng có nước chỉ 1.000-3.000 USD. Khi làm thủ tục xin cấp thị thực du học (visa), sinh viên quốc tế thường phải chứng minh tài chính. Đây là một số tiền trong tài khoản cho thấy họ có thể...

Mới nhất