Trang chủNewsNhân quyềnĐời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển...

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước


Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của đông đảo quần chúng nhân dân.

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành phát triển cùng đất nước
Giáo dân thuộc Chi hội Ea Hiu của Hội thánh Tin lành hát thánh ca. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Trong những năm qua, các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, phù hợp với văn hóa truyền thống và chính sách, pháp luật của Nhà nước đã góp phần tô điểm cho đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam thêm đa dạng, đề cao tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc.

Sự trở lại của niềm tin tôn giáo, sự gia tăng số lượng chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo; nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra với quy mô lớn thu hút đông đảo tín đồ và người dân tham dự; các tổ chức tôn giáo được công nhận thực hiện đường hướng hành đạo phù hợp với văn hóa truyền thống, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc,… là những chuyển biến tích cực trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của đông đảo quần chúng nhân dân và có những đóng góp tích cực đối với đời sống xã hội.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc

Trong những năm qua, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý vững chắc bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Hiện nay, Luật tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 18/11/2016 là văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Ngày 30/12/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (Nghị định số 162).

Ngày 1/1/2018, cùng với Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (Luật), Nghị định 162 chính thức có hiệu lực thi hành. Sau 5 năm có hiệu lực thi hành, Nghị định 162 đã góp phần trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, quy định chi tiết, cụ thể những nội dung Luật giao cho Nghị định thực hiện. Bên cạnh đó, để đảm bảo thực hiện hiệu quả các quy định của Luật, Nghị định 162 còn quy định các biện pháp thi hành Luật.

Tuy nhiên, cùng với các kết quả đạt được, Nghị định số 162 đã xuất hiện một số tồn tại, vướng mắc, đặc biệt cần phải có những biện pháp cụ thể hơn để thi hành Luật hiệu quả. Đó là lý do, ngày 29/12/2023, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 95/2023/NĐ-CP quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (Nghị định 95) thay thế Nghị định 162. Nghị định 95 gồm 33 điều, tăng 8 điều so với Nghị định số 162, trong đó giữ nguyên 6 điều, sửa đổi 18 điều, bổ sung 9 điều và 2 khoản (khoản 1 và 2 Điều 3). Ngoài ra, Nghị định 95 còn kèm theo Phụ lục gồm 60 biểu mẫu thủ tục hành chính. (Một số nội dung sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 95 xin đính kèm).

Tháng Một vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật đất đai sửa đổi, trong đó có đất đai liên quan đến tôn giáo. Cụ thể là, Nhà nước thực hiện giao đất có hạn mức không thu tiền sử dụng đất đối với đất sử dụng làm cơ sở thờ tự, trụ sở của các tổ chức tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo sử dụng đất vào mục đích khác phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước như các tổ chức, cá nhân khác.

Tuyên truyền chủ trương của Đảng, Nhà nước

Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo luôn được cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp quan tâm chú trọng đổi mới về nội dung, nâng cao chất lượng với nhiều hình thức.

Điều đó được thể hiện qua việc biên soạn, phát hành tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; cho đến tổ chức hội nghị phổ biến pháp luật cho cán bộ làm công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị và chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ… Bên cạnh đó, nhiều bộ phim, phóng sự chuyên đề cũng được phát sóng trên Đài truyền hình quốc gia để thông tin tới bạn bè thế giới và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài hiểu về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân; góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của đồng bào có đạo, củng cố niềm tin trong chức sắc, tín đồ tôn giáo đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Trong năm 2023, Ban Tôn giáo Chính phủ đã tổ chức 12 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho 3.420 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; 3 hội nghị tập huấn kỹ năng thông tin, tuyên truyền cho 750 đại biểu là chức sắc, chức việc các tôn giáo tại các địa phương; công bố Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” (tiếng Việt, tiếng Anh).

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành phát triển cùng đất nước
Sách trắng ‘Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam’. (Ảnh: Vinh Hà)

Tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo Hiến chương, Điều lệ và quy định pháp luật

Nhà nước luôn quan tâm và tạo điều kiện để các sinh hoạt tôn giáo, hoạt động tôn giáo của tất cả các tôn giáo được diễn ra bình thường. Đặc biệt những ngày lễ trọng của các tôn giáo như: lễ Phật đản, lễ Vu lan của Phật giáo; Lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh của Công giáo và Tin lành; Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung, Lễ kỷ niệm ngày khai đạo của đạo Cao Đài; lễ hội Katê của đồng bào Chăm; tháng chay Ramadan của người Hồi giáo… được tổ chức với quy mô lớn, thu hút đông đảo tín đồ tham dự.

Năm 2023, Bộ Nội vụ đã ban hành quyết định công nhận tổ chức tôn giáo cho 2 tổ chức (Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn, Hội thánh phúc âm toàn vẹn Việt Nam), quyết định chấp thuận đề nghị thành lập Viện Thần học Báp tít Việt Nam.

Như vậy, đến tháng 12/2023, Nhà nước đã công nhận 38 tổ chức tôn giáo, cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho 2 tổ chức và 1 pháp môn tu hành thuộc 16 tôn giáo; hàng ngàn điểm nhóm được chính quyền địa phương cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, trong đó có hơn 60 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Riêng đạo Tin lành, từ năm 2021-2023 khu vực miền núi phía Bắc chấp thuận thêm 170 điểm nhóm, 6 tổ chức tôn giáo trực thuộc; 5 tỉnh Tây Nguyên chấp thuận 11 tổ chức tôn giáo trực thuộc từ các điểm nhóm đã được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung trước đó.

Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo các cấp chủ động hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức hội nghị, đại hội; các hoạt động phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc, chức việc; các hoạt động thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; xây dựng, sửa đổi Hiến chương, Điều lệ, đường hướng hành đạo; hướng dẫn đăng ký chương trình hoạt động hàng năm… theo đúng hiến chương, điều lệ các tổ chức tôn giáo và quy định của pháp luật.

Tham gia đóng góp vào đời sống xã hội, cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo các cấp khuyến khích tôn giáo tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo, giúp đỡ đồng bào gặp khó khăn tại vùng sâu, vùng xa; tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, vì cộng đồng, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều tổ chức tôn giáo đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ và đã lựa chọn nhân sự lãnh đạo là các chức sắc, chức việc tiêu biểu, có tinh thần đối thoại, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc.

Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo, năm 2023, Nhà xuất bản Tôn giáo đã cấp trên 690 quyết định xuất bản, với trên 2.400.000 bản in. Nhiều kinh sách của các tôn giáo đã được xuất bản bằng tiếng Anh, Pháp, tiếng dân tộc.

Vấn đề đất đai liên quan đến tôn giáo luôn được Nhà nước quan tâm giải quyết. Tính đến nay, số lượng cơ sở tôn giáo được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc chiếm khoảng hơn 70%. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới cơ sở tôn giáo. Đến thời điểm hiện nay hầu hết các cơ sở thờ tự của các tôn giáo được sửa chữa khang trang, nhiều cơ sở thờ tự được xây mới.

Tăng cường hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo

Hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo được quan tâm, tạo điều kiện, góp phần quảng bá chủ trương, chính sách đảm bảo quyền tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta đến với bạn bè quốc tế.

Trong năm 2023, theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ có hơn 300 lượt chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo tham gia hội nghị, hội thảo, các khoá đào tạo về tôn giáo ở nước ngoài, gần 400 lượt người nước ngoài vào Việt Nam hoạt động tôn giáo.

Các tổ chức tôn giáo được tạo điều kiện đăng cai, tổ chức các sự kiện tôn giáo lớn: Giáo hội Công giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu tại giáo phận Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Ban Thư ký Diễn đàn Phật giáo châu Á vì hòa bình , Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia tại thành phố Hồ Chí Minh; các Hội thánh Tin lành Việt Nam tổ chức Lễ hội “Xuân yêu thương” tại thành phố Hồ Chí Minh,…

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành phát triển cùng đất nước
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Tổng Giám mục, Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican Paul Richard Gallagher ngày 9/4. (Ảnh: Tuấn Anh)

Quan hệ Việt Nam-Vatican tiến triển tích cực

Tháng 7/2023, Lãnh đạo Hai nước đã thống nhất nâng cấp quan hệ lên Đại diện thường trú của Toà thánh Vatican tại Việt Nam, thông qua Thoả thuận Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú và Văn phòng đại diện thường trú Toà thánh tại Việt Nam.

Sau khi hai bên công bố thỏa thuận nâng cấp quan hệ, Giáo hoàng Francis đã có thư gửi cộng đồng Công giáo Việt Nam thông báo về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam-Vatican; ghi nhận những đóng góp của chức sắc, giáo dân và Giáo hội Công giáo Việt Nam để phục vụ dân tộc và sự phát triển của xã hội; đồng thời, nhắc nhở chức sắc và giáo dân Công giáo Việt Nam thực hiện lời giáo huấn của Cố Giáo hoàng Benedict XVI đối với các Giám mục Việt Nam (năm 2009) “người giáo dân tốt đồng thời là người công dân tốt”.

Giáo hoàng Francis bày tỏ quan điểm cho rằng mối quan hệ giữa Việt Nam và Toà Thánh “tiến tới và sẽ còn tiến nữa, nhờ nhìn nhận những điểm tương đồng và tôn trọng những khác biệt”, qua đó “có thể cùng nhau đi tìm con đường tốt nhất để phục vụ thiện ích của dân tộc Việt Nam và Hội Thánh”.

Có thể khẳng định rằng, những chuyển biến tích cực trong đời sống tín ngương, tôn giáo nêu trên là nhờ nỗ lực bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam. Những nỗ lực này không phải chỉ trong ngày một, ngày hai, mà là cả quá trình thể hiện trong mọi bước phát triển của đất nước.





Nguồn

Cùng chủ đề

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo quốc gia cũng như triển khai các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận tại tất cả các chu kỳ.

Báo cáo nhân quyền của Mỹ nhận định không khách quan về Việt Nam

Chiều 25/4, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho rằng, báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ công bố ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác...

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vừa qua.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền “là người và làm người” của tất cả mọi người, trước hết là người lao động, gắn với quyền dân tộc - giai cấp, thông qua thực hành bảo đảm nhân quyền nhằm góp phần cải tạo thế giới theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Xuyên suốt Khóa họp lần thứ 55 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Việt Nam luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, đóng góp thực chất, có tính thời sự trong nhiều phiên họp quan trọng tạo nhiều dấu ấn nổi bật.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phần Lan-Thụy Điển: Nối dài ‘lá chắn’

Tổng thống Alexander Stubb chia sẻ việc gia nhập NATO đã biến Phần Lan trở thành “quốc gia tiền tuyến” vì nước này làm tăng gấp đôi biên giới của NATO với Nga.

Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

Ngày 26/4, UBND phường Bình Hàn (TP Hải Dương) tổ chức khai trương phố ẩm thực Tuệ Tĩnh. Đây là một trong những sự kiện nhằm hướng tới kỷ niệm 220 năm khởi lập Thành Đông (1804-2024) và 70 năm ngày giải phóng thành phố (30/10/1954-30/10/2024).

Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Ngày 26/4, trao đổi với đối tác Ai Cập, các quan chức Israel khẳng định sẵn sàng dành cho các cuộc đàm phán giải cứu con tin “cơ hội cuối cùng” để đạt được thỏa thuận với Hamas trước khi tấn công thành phố Rafah ở Gaza.

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo quốc gia cũng như triển khai các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận tại tất cả các chu kỳ.

Khám phá “tình yêu ẩn giấu” của tượng đài thi ca Tây Ban Nha

Trong khuôn khổ Những ngày Văn học châu Âu 2024, Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam tổ chức sự kiện đàm thoại “Lorca: Thơ và tình yêu ẩn giấu”, vào ngày 6/5 tại Hà Nội.

Bài đọc nhiều

Phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc

Cuộc thi hướng tới mục tiêu đẩy mạnh truyền thông về các thành tựu của Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, bảo đảm quyền con người thông qua góc nhìn của mọi tầng lớp trong và ngoài nước.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027

Việc tất cả thành viên ECOSOC đồng thuận bầu Việt Nam vào Hội đồng chấp hành UN Women thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với các chính sách, thành tựu về thúc đẩy bình đẳng giới của Việt Nam.

Interplast: phẫu thuật hàm mặt miễn phí cho 80 trẻ em khó khăn

Từ ngày 8/4 - 18/4/2024, chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ em dị tật khe hở môi, vòm miệng trong cả nước diễn ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương trình được phối hợp bởi đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast (Tổ chức Interplast, Cộng hòa Liên bang Đức) và Bệnh viện Trung ương Huế. TP.HCM: Nhiều bệnh nhân nghèo, bệnh nhân diện chính sách được hỗ trợ phẫu thuật...

Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua sau một quá trình lập pháp công phu, kỹ lưỡng, thể chế đầy đủ quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, tiếp thu có chọn lọc những đóng góp xác đáng của các chuyên gia, kế thừa những điểm tiến bộ và hoàn thiện những bất cập, hạn chế của Luật Đất đai năm 2013.

Cùng chuyên mục

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo quốc gia cũng như triển khai các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận tại tất cả các chu kỳ.

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Với sự kiên trì, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị; cùng với nhiều cách làm sáng tạo triển khai chương trình, chính sách đầu tư của Đảng và Nhà nước, đã khơi dậy ý chí tự lực tự cường, khát vọng vươn lên thoát nghèo của đồng bào DTTS. Diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới địa đầu Đông Bắc của Cao...

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vừa qua.

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Với phương châm “ba bám, bốn cùng” (bám đơn vị, bám địa bàn, bám nhân dân; cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng đồng bào), Bộ đội Biên phòng Cao Bằng đã tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức, giúp đồng bào DTTS thoát nghèo, chung sức giữ gìn biên cương. Từ năm 2019 đến nay, địa bàn biên giới tỉnh Cao Bằng đã có hàng nghìn người nghèo được Bộ đội...

Mới nhất

Chủ tịch Sacombank: Ông Đặng Tất Thắng đòi 200 tỷ, giả mạo văn bản nói xấu tôi

Tại ĐHĐCĐ Ngân hàng Sacombank diễn ra sáng nay (26/4), ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT Sacombank - đã chia sẻ thẳng thắn khi được cổ đông hỏi về mối quan hệ với bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. “Tôi không liên quan gì đến bà Trương Mỹ Lan và các vụ...

Những người không có ngày nghỉ lễ

Chúng ta vừa chính thức bước vào 1 trong những kỳ nghỉ lễ kéo dài nhất trong năm. 5 ngày nghỉ lễ khiến nhiều gia đình lên kế hoạch về quê, đi du lịch hay nghỉ ngơi giải trí sau những ngày lao động, học tập vất vả. Thế nhưng, do tính chất công việc hay cuộc sống mưu...

Sẵn sàng bán nhà để khởi nghiệp

Đỗ Thị Kim Thông, Giám đốc Hợp tác xã Kim Thông: Sẵn sàng bán nhà để khởi nghiệpỞ tuổi U60, bà Đỗ Thị Kim Thông vẫn tràn đầy nhiệt huyết với dự án khởi nghiệp cùng cây sachi. Bà tin rằng, không sớm thì muộn, hạt sachi của Việt Nam sẽ khẳng định vị thế trên thị trường...

Vinh dự khi đi diễn ngày lễ phục vụ khán giả

Xin chào NSƯT Vũ Xuân Trang, hiện tại, các sân khấu kịch đang bước vào mùa cao điểm của dịp lễ 30.4 và 1.5, tình hình sân khấu kịch anh đã ổn hơn chưa?- Hiện tại, sân khấu kịch đã có nhiều tín hiệu tốt hơn so với trước đây. Nói chung, chúng tôi thấy hạnh phúc vì...

Giá đô Úc giảm nhẹ trong ngày đầu nghỉ lễ

Tham khảo các địa chỉ đổi Ngoại tệ - Mua Bán Đô la Úc được tìm kiếm nhiều nhất tại Hà Nội: 1. Tiệm vàng Quốc Trinh Hà Trung - số 27 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 2. Mỹ nghệ Vàng bạc - số 31 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm,...

Mới nhất