Trang chủNewsNhân quyềnĐóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam


Xuyên suốt Khóa họp lần thứ 55 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Việt Nam luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, đóng góp thực chất, có tính thời sự trong nhiều phiên họp quan trọng tạo nhiều dấu ấn nổi bật.

Khóa họp lần thứ 55 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ), khóa họp dài nhất của HĐNQ từ trước đến nay (26/2-5/4) vừa kết thúc tốt đẹp khi trải qua các chương trình nghị sự dày đặc và đầy tham vọng.

Việt Nam, với tư cách là thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025 có những đóng góp tích cực xuyên suốt Khóa họp, ghi dấu ấn trong năm 2024 và xa hơn, góp phần xây dựng xây dựng hình ảnh Việt Nam luôn chủ động, trách nhiệm trong việc thúc đẩy các giá trị nhân quyền toàn cầu.

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu tại Phiên họp cấp cao Khóa 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. (Nguồn: Mạng X)

32 nghị quyết và 2 quyết định

Nếu như tại phiên khai mạc Kỳ họp, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Dennis Francis hay nhiều lãnh đạo các nước kêu gọi tinh thần “hành động ngay” của cộng đồng quốc tế trước bối cảnh đáng báo động về thực trạng nhân quyền ở nhiều khu vực trên thế giới thì ngay lập tức, các phiên thảo luận trong kỳ họp đã phát huy tinh thần đó với nhiều giải pháp thiết thực được đưa ra với 32 nghị quyết và 2 quyết định quan trọng.

Khóa họp lần này đã tổ chức thành công phiên họp cấp cao; 7 phiên thảo luận chuyên đề – về phổ cập quyền con người, chống hận thù tôn giáo dẫn đến kích động phân biệt, thù địch, bạo lực, các thách thức và thực tiễn tốt để bảo đảm quyền an sinh xã hội và cung cấp dịch vụ công chất lượng, quyền người khuyết tật; 2 phiên thảo luận về quyền trẻ em; kỷ niệm Ngày quốc tế chống phân biệt chủng tộc; những phiên thảo luận, đối thoại với khoảng 36 thủ tục đặc biệt và các cơ chế nhân quyền của LHQ; những phiên thảo luận, đối thoại về tình hình nhân quyền tại các nước trên thế giới.

Tại Khóa họp, HĐNQ cũng đã xem xét, thảo luận khoảng 80 báo cáo; tham vấn, xem xét thông qua 32 dự thảo Nghị quyết chuyên đề; thông qua các báo cáo Cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát về Quyền con người (UPR) của 14 quốc gia; thông qua quyết định hoãn một số hoạt động của HĐNQ và về hình thức họp kết hợp trực tuyến với trực tiếp.

Một trong nghị quyết đáng chú ý, nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ dư luận quốc tế, đó là Nghị quyết yêu cầu ngừng bán vũ khí cho Israel của HĐNQ. Trong bối cảnh “điểm nóng” xung đột Israel-Hamas đang gây ra những nhức nhối về quyền con người khiến cộng đồng quốc tế vô cùng quan ngại. Nghị quyết yêu cầu ngừng bán vũ khí cho Israel được thông qua ngày 05/4/2024 ngay trước khi kết thúc kỳ họp.

Theo đó, kêu gọi các nước “chấm dứt việc bán, chuyển giao vũ khí, đạn dược và các thiết bị quân sự khác cho Israel”. Văn bản nêu rõ điều này là cần thiết “để ngăn chặn những hành vi vi phạm thêm luật nhân đạo quốc tế cũng như các hành vi vi phạm và lạm dụng nhân quyền”. 28 trong số 48 quốc gia thành viên của Hội đồng đã bỏ phiếu ủng hộ, 13 phiếu trắng và 6 phiếu chống. Động thái này đánh dấu lần đầu tiên cơ quan nhân quyền hàng đầu của LHQ đưa ra quan điểm về cuộc chiến Gaza đẫm máu nhất từ trước đến nay.

Ngoài ra, HĐNQ cũng thông qua một số nghị quyết quan trọng liên quan đến vấn đều Ukraine, Syria, Haiti, Mali, Belarus, Nam Sudan… Hy vọng, với tinh thần quyết tâm cao của cộng đồng quốc tế, các vấn nạn về nhân quyền ở nhiều điểm nóng trên thế giới sẽ sớm tìm ra lối thoát.

HĐNQ đã xem xét, thảo luận khoảng 80 báo cáo; tham vấn, xem xét thông qua 32 dự thảo Nghị quyết chuyên đề; thông qua các báo cáo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người (UPR) của 14 quốc gia; thông qua quyết định hoãn một số hoạt động của HĐNQ và về hình thức họp kết hợp trực tuyến với trực tiếp.

Trách nhiệm, chủ động, ghi dấu ấn

Có thể khẳng định rằng xuyên suốt Khóa họp, Việt Nam luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, đóng góp thực chất, có tính thời sự trong nhiều phiên họp quan trọng tạo nhiều dấu ấn nổi bật. Các sáng kiến, phát biểu và đề xuất của Việt Nam nhận được sự hưởng ứng, bảo trợ, ủng hộ rộng rãi của các nước.

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Phiên họp cấp cao Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, ngày 26/2 tại Geneva, Thụy Sỹ. (Ảnh: Nhất Phong)

Nổi bật, tại phiên họp cấp cao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã nhắc đến Việt Nam như một “câu chuyện thành công” về những nỗ lực đảm bảo quyền con người trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều biến động, việc đảm bảo quyền con người gặp nhiều thách thức.

Bộ trưởng đã khẳng định lại các ưu tiên của Việt Nam khi tham gia HĐNQ LHQ, trong đó có bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chuyển đổi số và quyền con người. Đặc biệt, trên tinh thần tích cực, cam kết mạnh mẽ vào công việc của HĐNQ, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tuyên bố và kêu gọi các nước ủng hộ Việt Nam tái ứng cử làm thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2026-2028.

Ngoài ra, trải rộng trên các chủ đề “nóng” của kỳ họp HĐNQ lần này, Việt Nam đều tích cực phát biểu, thỏa luận như về quyền môi trường trong lành, bền vững; quyền lương thực; quyền văn hóa; quyền của người khuyết tật; quyền trẻ em… Cùng với đó, Việt Nam còn tích cực tiếp xúc, trao đổi, tham vấn với các đoàn đại biểu của các nước, đồng bảo trợ một số sáng kiến trên tinh thần đối thoại và hợp tác; thực hiện nhiệm vụ của thành viên HĐNQ trong công tác tham vấn, bỏ phiếu thông qua 32 dự thảo nghị quyết và 2 quyết định của HĐNQ.

Không chỉ phát biểu, đóng góp ý kiến trên quan điểm của Việt Nam, đoàn Việt Nam còn tham gia xây dựng ở các phiên thảo luận trên tinh thần là thành viên ASEAN. Điều này đã và đang được Việt Nam lồng ghép trong các hoạt động tại nhiều cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc. Lần này, cùng với các nước ASEAN, đoàn Việt Nam đã có phát biểu chung về chủ đề được các nước ASEAN cùng quan tâm, chia sẻ ở lĩnh vực khai thác thủy sản và bảo đảm quyền lương thực.

Đại diện Việt Nam chia sẻ nhiều sáng kiến của ASEAN nhằm hỗ trợ hoạt động của ngư dân nhỏ, trong đó Kế hoạch hành động chiến lược về hợp tác thủy sản ASEAN (2021-2025). Bên cạnh đó, Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về tăng cường an ninh lương thực và dinh dưỡng để ứng phó với khủng hoảng, được thông qua vào tháng 9/2023, nhấn mạnh cam kết tạo điều kiện tiếp cận tài chính cho ngư dân, nhằm cải thiện khả năng phục hồi lâu dài và tính bền vững của ngành thủy sản.

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt Nghị quyết về quyền con người và biến đổi khí hậu, bao gồm Việt Nam, Bangladesh, Philippines, trong phiên đối thoại về báo cáo của Cao ủy Nhân quyền LHQ về chủ đề các biện pháp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đối với việc thụ hưởng quyền lương thực. (Nguồn: TTXVN)

Việt Nam cũng phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt Nghị quyết về quyền con người và biến đổi khí hậu – bao gồm Việt Nam, Bangladesh, Philippines – trong phiên đối thoại liên quan báo cáo của Cao ủy Nhân quyền LHQ về chủ đề các biện pháp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đối với việc thụ hưởng quyền lương thực.

Theo đó, đại diện Việt Nam khẳng định bảo đảm an ninh lương thực luôn là ưu tiên hàng đầu của các nước, đặc biệt trong bối cảnh những thách thức do biến đổi khí hậu gây ra làm trầm trọng thêm tình trạng dễ bị tổn thương trước nạn đói và suy dinh dưỡng. Tháng 6 tới, Việt Nam cùng với Bangladesh và Philippines sẽ trình dự thảo nghị quyết thường niên về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại Kỳ họp thứ 56 HĐNQ LHQ.

Tự tin ứng cử nhiệm kỳ 2026-2028

Một điểm nhấn của Việt Nam tại Kỳ họp lần này là việc Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tuyên bố và kêu gọi các nước ủng hộ Việt Nam tái ứng cử làm thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2026-2028. Với những nỗ lực và đóng góp của Việt Nam tại HĐNQ thời gian qua, Việt Nam hoàn toàn có thể tự tin tiếp tục có những đóng góp quan trọng tại HĐNQ ở những chặng đường phía trước.

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam
Bà Ramla Khalidi, trong phát biểu khai mạc Hội thảo quốc tế tham vấn dự thảo Báo cáo quốc gia theo Cơ chế UPR chu kỳ IV của Việt Nam, ngày 24/11/2023. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam Ramla Khalidi, trong phát biểu khai mạc Hội thảo quốc tế tham vấn dự thảo Báo cáo quốc gia theo Cơ chế UPR chu kỳ IV của Việt Nam, ngày 24/11/2023 bày tỏ: “Tôi mong muốn Việt Nam sẽ tiếp tục thể hiện vai trò đi đầu trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người cả ở trong nước và ở cấp độ toàn cầu”.

Khi đảm nhiệm vai trò thành viên HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam đã tham gia sâu hơn vào công việc chung, thúc đẩy đối thoại và hợp tác tại HĐNQ trên tinh thần “Tôn trọng và hiểu biết. Đối thoại và hợp tác. Tất cả các quyền. Cho tất cả mọi người”. Việt Nam đã thực hiện rất trách nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi chính của quốc gia thành viên HĐNQ trong quá trình thương lượng, bỏ phiếu thông qua các dự thảo nghị quyết.

Tính riêng trong năm 2023, 6 sáng kiến nổi bật của Việt Nam tại cả 3 Khóa họp thường kỳ của HĐNQ đều có ý nghĩa quan trọng, gắn liền với các ưu tiên trọng tâm của nước ta trong tham gia HĐNQ, góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam là thành viên trách nhiệm, tích cực của cộng đồng quốc tế.

Đặc biệt quan trọng trong năm 2023 của HĐNQ phải kể đến sáng kiến Nghị quyết Kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna được HĐNQ thông qua bằng đồng thuận, với 121 nước đồng bảo trợ. Ngay tại Phiên cấp cao Khóa họp 52 HĐNQ, ngày 27/2/2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã đưa ra sáng kiến về việc kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn Nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình Hành động Vienna bằng một văn kiện của HĐNQ.

Việt Nam đã có cách tiếp cận xây dựng trong những vấn đề nhân quyền còn nhiều khác biệt, bị chính trị hóa, có nhiều cọ xát tại HĐNQ như tình hình các nước cụ thể (Ukraine, Nga, Palestine, Sudan…), quan hệ giữa phát triển và nhân quyền, sức khỏe sinh sản và giáo dục giới tính, quyền của người người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT), khoan dung tôn giáo…

Một mặt, Việt Nam đóng góp vào cuộc đấu tranh chung của các nước đang phát triển bảo vệ nguyên tắc không chính trị hóa, không sử dụng các vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền. Mặt khác, Việt Nam đã lắng nghe, tôn trọng các nhu cầu hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật của các nước, thúc đẩy hợp tác, đối thoại để HĐNQ có thể hành động đáp ứng nhu cầu chính đáng của các nước trong lĩnh vực này.

Như vậy, năm 2024 – năm bản lề của nhiệm kỳ thành viên HĐNQ 2023-2025 của Việt Nam đã có những khởi sự thành công với nhiều dấu ấn Việt Nam tại Kỳ họp lần thứ 55. Mặc dù còn không ít khó khăn, thách thức nhưng với quyết tâm cao chúng ta hoàn toàn có thể vững tin vào tương lai. “Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục có những đóng góp quan trọng tại Hội đồng Nhân quyền, ghi dấu ấn trong năm 2024 và xa hơn, góp phần xây dựng nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam vững mạnh, toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp và nâng tầm đối ngoại đa phương”, Thứ trưởng Đỗ Ngoại giao Hùng Việt khẳng định trong bài viết về dấu ấn Việt Nam tại HĐNQ vừa qua.

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì họp báo công bố Báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ IV ngày 15/4. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Nghị quyết yêu cầu ngừng bán vũ khí cho Israel được thông qua ngày 5/4/2024 ngay trước khi kết thúc kỳ họp. Theo đó, kêu gọi các nước “chấm dứt việc bán, chuyển giao vũ khí, đạn dược và các thiết bị quân sự khác cho Israel”.

Văn bản nêu rõ điều này là cần thiết “để ngăn chặn những hành vi vi phạm thêm luật nhân đạo quốc tế cũng như các hành vi vi phạm và lạm dụng nhân quyền”. 28 trong số 48 quốc gia thành viên của Hội đồng đã bỏ phiếu ủng hộ, 13 phiếu trắng và 6 phiếu chống.

Động thái này đánh dấu lần đầu tiên cơ quan nhân quyền hàng đầu của LHQ đưa ra quan điểm về cuộc chiến Gaza đẫm máu nhất từ trước đến nay.





Nguồn

Cùng chủ đề

Du lịch “bắt tay” văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng

Thời gian qua, hoạt động du lịch gắn với văn hóa Khmer đã có nhiều bước phát triển đáng khích lệ, nâng cao đời sống tinh thần, gắn với tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số...

Việt Nam nỗ lực rất lớn trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người

Báo cáo quốc gia của Việt Nam cung cấp tình hình cập nhật với những dẫn chứng, thông tin và số liệu cụ thể, qua đó khẳng định nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người. Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc được Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố ngày 15/4/2024. Báo cáo...

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam tiếp tục có nhiều sáng kiến phù hợp với ưu tiên của Việt Nam và quan tâm chung của thế giới, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

Báo cáo Quốc gia của Việt Nam theo cơ chế UPR chu kỳ IV cung cấp tình hình cập nhật với những thông tin và số liệu cụ thể khẳng định nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người. Chiều 15/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế công bố Báo cáo Quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của...

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, các báo cáo của các cơ quan Liên hợp quốc và các bên liên quan về Việt Nam có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, đưa ra những nhận định thiếu khách quan về tình hình Việt Nam.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Việc tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm, đặc biệt là ở nước ngoài, chính là sợi dây gắn kết các thế hệ người Việt, chuyển tải những nét sinh hoạt văn hóa tâm linh của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một thông cáo ngày 17/4 rằng Bộ trưởng Sergei Shoigu đã chỉ thị trang bị tổ hợp robot đa năng để hỗ trợ hỏa lực, bảo vệ các công trình và sơ tán người bị thương bằng một số hệ thống súng máy bổ sung.

Sở chỉ huy quân đội Ukraine bị tấn công, Trung Quốc nhắc Mỹ thứ “đừng bao giờ đụng đến”, Israel đã ra quyết định?

Ukraine vừa hứng vụ tấn công mới, quan hệ Mỹ-Trung, Israel quyết định sẽ đáp trả Iran, Hàn Quốc tập bắn đạn thật gần biên giới Triều Tiên, Australia công bố chiến lược phòng thủ quốc gia... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Đang có một “sự thật phũ phàng” lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

Những thành tựu trên thế giới về việc thực hiện các quyền sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản đã bị lu mờ bởi một sự thật phũ phàng - vẫn còn hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái không được hưởng lợi từ những thành tựu đó chỉ vì nguồn gốc hay nơi sinh của họ.

Định hình lại quân đội, mạnh tay với khoản đầu tư lịch sử

Ngày 17/4, Australia đã công bố chi tiết Chiến lược phòng thủ quốc gia đầu tiên, trong đó đưa ra một cách tiếp cận cơ bản mới để bảo vệ đất nước. Australia tập trung vào việc sở hữu lực lượng Hải quân có năng lực nhất lịch sử trong thập kỷ tới. Thông tin về Chiến lược...

Bài đọc nhiều

Phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc

Cuộc thi hướng tới mục tiêu đẩy mạnh truyền thông về các thành tựu của Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, bảo đảm quyền con người thông qua góc nhìn của mọi tầng lớp trong và ngoài nước.

JICA hỗ trợ 8,2 tỷ đồng xây dựng đập Sabo đầu tiên tại Sơn La

Lễ khởi công xây dựng thí điểm đập Sabo đã diễn ra vào ngày 4/4/2024 tại bản Piệng, xã Nặm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. JICA sẽ ưu tiên dành ODA thế hệ mới cho các dự án về hạ tầng JICA triển khai Dự án mới trong 5 năm tại Việt Nam ...

Quyền con người trong thời đại số hóa ở Việt Nam

Việt Nam luôn nỗ lực, sáng tạo nhằm nâng cao đời sống cho người dân, bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền con người trong quá trình chuyển đổi số.

Công dân Việt Nam không nên đến Iran, Iraq và Syria nếu không có việc khẩn cấp

Vietlott 15/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 15/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay Vietlott 15/4 - xổ số Vietlott Max 3D 15/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 15/4/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott 3D hôm nay. Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/4/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 4 năm 2024 Lịch âm 15/4. Lịch âm hôm nay 15/4/2024? Âm lịch hôm nay 15/4. Lịch...

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, các báo cáo của các cơ quan Liên hợp quốc và các bên liên quan về Việt Nam có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, đưa ra những nhận định thiếu khách quan về tình hình Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Đang có một “sự thật phũ phàng” lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

Những thành tựu trên thế giới về việc thực hiện các quyền sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản đã bị lu mờ bởi một sự thật phũ phàng - vẫn còn hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái không được hưởng lợi từ những thành tựu đó chỉ vì nguồn gốc hay nơi sinh của họ.

Du lịch “bắt tay” văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng

Thời gian qua, hoạt động du lịch gắn với văn hóa Khmer đã có nhiều bước phát triển đáng khích lệ, nâng cao đời sống tinh thần, gắn với tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số...

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam tiếp tục có nhiều sáng kiến phù hợp với ưu tiên của Việt Nam và quan tâm chung của thế giới, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Nông dân Lai Châu thi hái, sao chè

Tân Uyên là một vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều lợi thế với khí hậu trong lành, mát mẻ phù hợp với phát triển nông nghiệp, đặc biệt là thổ nhưỡng và khí hậu rất thích hợp cho cây chè phát triển. Với diện tích gần 3.400ha chè, trong đó diện tích chè kinh doanh đạt gần 3.100ha, năng suất chè búp tươi bình quân đạt hơn 8,5 tấn/ha, sản lượng chè búp tươi ước...

Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hiệp quốc (ECOSOC) vừa qua đã bầu Việt Nam vào Hội đồng Chấp hành Cơ quan Liên hiệp quốc (LHQ) về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) nhiệm kỳ 2025-2027. Nhân dịp này, bà Caroline Nyamayamombe, Trưởng đại diện UN Women đã chia sẻ với TG&VN về những nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới của Việt Nam trong thời gian qua.

Mới nhất

Ngày 18/4/1954: Quân ta tiến công tiêu diệt cứ điểm 105

Từ các điểm cao đã chiếm được, hàng ngày bộ đội kiểm soát được hành động của địch. Ta sử dụng hỏa lực bắn thẳng (ĐKZ, badôka) bắn sập từng lô cốt. Trong khi đó, các tổ bắn tỉa diệt những tên ra sửa công sự, ra quan sát hoặc đi lại trong đồn. Hàng rào địch gồm nhiều...

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Từ 2024 nhớ Điện Biên Phủ

Cái nhìn lại về Điện Biên Phủ từ năm 2024 thể hiện qua tranh cổ động, qua trường ca vẫn đong đầy cảm xúc… Những biểu tượng Họa sĩ Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh, giám khảo cuộc thi vẽ tranh cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, rất có thiện cảm với tác phẩm vẽ chiếc...

‘Biển người’ đổ về dâng lễ ở đền Hùng trong ngày chính hội

Cũng ngay từ sớm, lực lượng chức năng bao gồm công an, quân đội, dân quân, thanh niên tình nguyện đã phân luồng, lập hàng rào nhiều lớp để hướng...

Quân đội tổng duyệt diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 17-4, tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia, Bộ Quốc phòng đã tổ chức tổng duyệt diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của lực lượng quân đội. Khối Quân kỳ do trung tướng Nguyễn Trọng Bình, phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, chỉ huy,...

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu tại Tỉnh ủy; báo cáo viên Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II. Hội nghị có 14.350 đại biểu là cán bộ, đảng viên, viên...

Mới nhất