Trang chủNewsNhân quyềnDu lịch "bắt tay" văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng

Du lịch “bắt tay” văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng


Thời gian qua, hoạt động du lịch gắn với văn hóa Khmer đã có nhiều bước phát triển đáng khích lệ, nâng cao đời sống tinh thần, gắn với tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số…

Những năm qua, cùng với việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021–2030; giai đoạn I từ năm 2021–2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ nguồn lực quan trọng và tiếp thêm động lực cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Nhờ vậy, hoạt động du lịch gắn với văn hóa Khmer đã có nhiều bước phát triển đáng kể, được xem là một nét mới, tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách.

Trình diễn nghệ thuật Khmer trong khuôn khổ sự kiện Ngày hội văn hóa Du lịch hằng năm của tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: Phương Nghi)
Trình diễn nghệ thuật Khmer trong khuôn khổ sự kiện Ngày hội văn hóa du lịch hằng năm của tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: Phương Nghi)

Chung tay giữ gìn văn hóa của đồng bào Khmer

Hằng năm, vào các dịp lễ hội lớn, các phum, sóc của người Khmer vô cùng nhộn nhịp. Sự độc đáo, náo nhiệt của các lễ hội này đã thu hút hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến với Bạc Liêu. Cùng với các lễ hội, những ngôi chùa của người Khmer với lối kiến trúc độc đáo cũng là điểm thu hút khách du lịch tứ phương với nhiều tiết mục nghệ thuật dân gian truyền thống đầy màu sắc.

Ông Thạch Quyết ở ấp Cù Lao (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) chia sẻ: “Đa số các lễ hội truyền thống, hoạt động sinh hoạt văn hóa của người Khmer đều gắn với ngôi chùa. Tuy nhiên, các thiết chế văn hóa được đầu tư đến tận các ấp cũng có vai trò quan trọng trong việc gắn kết cộng đồng, thúc đẩy các phong trào văn hóa – văn nghệ ở cơ sở, trong đó việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư hằng năm là minh chứng. Ngoài chùa Khmer thì đây cũng là một không gian để giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa Khmer”.

Những sinh hoạt văn hóa được đồng bào Khmer, bảo tồn thể hiện sức sống mãnh liệt qua các loại hình âm nhạc, nghệ thuật truyền thống. Vì lẽ đó, chùa Xiêm Cán (xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) đã thành lập Đội văn hóa, văn nghệ (Đội văn nghệ) nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa vốn có của người Khmer, đồng thời phục vụ người dân địa phương và du khách gần xa đến thưởng ngoạn cảnh chùa.

Thượng tọa Dương Quân, trụ trì chùa Xiêm Cán chia sẻ: “Từ khi có Đội văn nghệ, người dân địa phương và du khách đến chùa ngày càng nhiều hơn. Đó là tín hiệu đáng mừng, vì nghệ thuật Khmer vẫn còn nguyên sức sống mãnh liệt…”.

Thời gian qua, các địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Bên cạnh đó, đời sống ngày càng được nâng cao tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Khmer tiếp xúc với sản phẩm văn hóa mới.

Bà Trần Thị Lan Phương, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Trong hai năm qua, Bạc Liêu đã tổ chức trình diễn, tái hiện 2 lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer là Tết Chol Chnam Thmay, lễ hội Ok Om Bok. Hiện tại, Bạc Liêu là địa phương duy nhất trong khu vực có nhà hát biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ khán giả hằng tuần. Những tiết mục biểu diễn với trang phục truyền thống, phục dựng các lễ hội truyền thống một cách cô đọng, dễ hiểu, thu hút rất nhiều khách du lịch.

Bên cạnh đó, hỗ trợ kinh phí cho 2 đội văn nghệ của chùa Xiêm Cán mua sắm trang phục, hoạt động để phục vụ du lịch; tổ chức thi đấu các môn thể thao truyền thống dân tộc Khmer trong các ngày hội, liên hoan về văn hóa, thể thao của đồng bào Khmer. Đồng thời, sản xuất ấn phẩm phim tài liệu về bảo tồn các lễ hội truyền thống của dân tộc Hoa và Khmer; xây dựng các sản phẩm, dịch vụ, kết nối tua, tuyến thu hút khách du lịch”.

Sắc màu văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer trên vùng đất Chín Rồng
Để bảo tồn và phát huy giá trị loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian múa Khmer nhiều phum sóc vùng đất Chín Rồng thường xuyên tổ chức múa trong sinh hoạt cộng đồng. (Ảnh: Phương Nghi)

Phát huy giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống

Hiện nay, Sóc Trăng có 8 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó 5 di sản là của đồng bào Khmer là lễ hội đua ghe Ngo, nghệ thuật trình diễn sân khấu Dù kê, nghệ thuật trình diễn dân gian múa Rom vong, nghệ thuật trình diễn nhạc Ngũ âm, nghệ thuật sân khấu Rô băm. Trong đó, nổi tiếng nhất là lễ hội Ok Om Bok – Đua ghe ngo được tổ chức vào tháng 10 âm lịch hàng năm khi kết thúc vụ mùa.

Trong niềm vui và tự hào của đồng bào Khmer Sóc Trăng, nghệ thuật trình diễn dân gian nhạc ngũ âm, nghệ thuật múa Rom vong của người Khmer là loại hình văn hóa – nghệ thuật được hình thành và gắn liền các buổi sinh hoạt văn hóa, lễ hội tại các vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Khmer.

Ông Lưu Thanh Hùng, Trưởng đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Thời gian qua, Đoàn nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng tổ chức mở 2 lớp truyền dạy nghệ thuật sân khấu Rô băm, nhạc Ngũ âm và múa Rom vong, cho 153 học viên tham gia. Các học viên là diễn viên, học sinh, nhạc công và những người đam mê nghệ thuật múa, nhạc đến từ các đội, tụ điểm sinh hoạt văn hóa nghệ thuật tại các chùa Khmer và các trường phổ thông dân tộc nội trú…

“Thông qua công tác đào tạo, truyền dạy này, nhằm trang bị cho anh chị em học viên đầy đủ hơn những kiến thức về nghệ thuật truyền thống của đồng bào Khmer, nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của các loại hình di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”, ông Hùng chia sẻ.

Sắc màu văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer trên vùng đất Chín Rồng
Nghệ thuật trình diễn nhạc Ngũ âm luôn tạo sự lôi cuốn, thu hút đông đảo người dân và du khách. (Ảnh: Phương Nghi)

Nhận thức được những giá trị văn hóa vô song đó trong nền văn hóa đầy màu sắc của đồng bào dân tộc Khmer, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo đơn vị chuyên môn tham mưu xây dựng Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian này. Trước hết phải khẩn trương kiểm kê một cách đầy đủ để hiểu hơn nền văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer nhằm đề ra kế hoạch gìn giữ, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa không bị mai một.

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng, ông Sơn Thanh Liêm, hiện nay, các chùa Khmer trong tỉnh đang hướng đến xây dựng thiết chế văn hóa hoàn chỉnh. Từ trong phum, sóc của cộng đồng người Khmer Sóc Trăng vẫn luôn vang vọng tiếng nhạc Ngũ âm, vẫn nồng nàn điệu múa Rom vong… Thời gian qua, Sóc Trăng tích cực hỗ trợ các chùa Khmer về cơ sở vật chất và kinh phí thực hiện xây dựng thành các tụ điểm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng cộng đồng, nhằm góp phần gìn giữ và bảo tồn các loại hình di sản văn hóa truyền thống đặc trưng và phát hiện những tài năng mới cho văn hóa, nghệ thuật dân tộc tỉnh nhà.

Sắc màu văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer trên vùng đất Chín Rồng
Điệu múa Rom vong duyên dáng, dịu dàng, nhẹ nhàng là món ăn tinh thần không thể thiếu sau những giờ lao động. (Ảnh: Phương Nghi)

“Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng đã mở những lớp dạy múa Rom vong tại Trung tâm Văn hóa, Thư viện, Bảo tàng và Trung tâm Văn hóa Triển lãm Hồ nước ngọt Sở (Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng) tổ chức Lớp múa sinh hoạt cộng đồng dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng. Các học viên được huấn luyện viên Đoàn nghệ thuật Khmer tỉnh hướng dẫn những kỹ năng múa cơ bản trong sinh hoạt cộng đồng của đồng bào dân tộc Khmer”, ông Liêm nói.

Nhờ sự quan tâm, chú trọng việc nâng cao đời sống tinh thần, công tác bảo tồn phát huy giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào Khmmer, còn gắn với tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số qua các dự án bảo tồn gắn với phát triển du lịch, dịch vụ phục vụ khách du lịch.





Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam tiếp tục có nhiều sáng kiến phù hợp với ưu tiên của Việt Nam và quan tâm chung của thế giới, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Để học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được tới trường trong niềm hạnh phúc lấp lánh

Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác phát triển giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng được nâng cao hiệu quả.

Không thể xuyên tạc sự thật

Lợi dụng thông tin Việt Nam tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) nhiệm kỳ 2026-2028, các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí ra sức tuyên truyền chống phá nhằm hạ uy tín Việt Nam.

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Mới đây, tham gia Khóa họp lần thứ 62 Ủy ban Phát triển xã hội (CsocD) tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, đồng thời nhấn mạnh ưu tiên của Việt Nam là xây dựng một xã hội toàn diện, công bằng, tự cường, không ai bị bỏ lại phía sau.

Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tập huấn kỹ năng khai thác thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số

Lớp bồi dưỡng có sự tham gia của gần 90 học viên là phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí tỉnh; các cơ quan báo chí thường trú; Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao các huyện, thị xã, thành phố. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Định hình lại quân đội, mạnh tay với khoản đầu tư lịch sử

Ngày 17/4, Australia đã công bố chi tiết Chiến lược phòng thủ quốc gia đầu tiên, trong đó đưa ra một cách tiếp cận cơ bản mới để bảo vệ đất nước. Australia tập trung vào việc sở hữu lực lượng Hải quân có năng lực nhất lịch sử trong thập kỷ tới. Thông tin về Chiến lược...

Thưởng thức đặc sản vùng miền tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ

Báo Thế giới và Việt Nam CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 3/11/2022. Tòa soạn: Số 6 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 84-24-3799.3506, Hotline: 0879553979, Fax: 84-24-38234169, Email: Liên hệ quảng cáo: © Copyright 2022 "Báo Thế giới & Việt Nam", All rights reserved. ® Không...

Nỗ lực quốc tế bảo vệ “ngôi nhà chung” của sinh vật biển

Hơn 400 cam kết mới trị giá 10 tỷ USD sẽ được công bố tại hội nghị năm nay.

Ukraine thừa nhận một sự thật cay đắng, nói thua Nga 10 lần về một thứ, tuyên bố “hết tên lửa”

Ngày 16/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định, không có sự hỗ trợ của Mỹ, Kiev sẽ không có cơ hội chiến thắng.

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam tiếp tục có nhiều sáng kiến phù hợp với ưu tiên của Việt Nam và quan tâm chung của thế giới, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Bài đọc nhiều

Phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc

Cuộc thi hướng tới mục tiêu đẩy mạnh truyền thông về các thành tựu của Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, bảo đảm quyền con người thông qua góc nhìn của mọi tầng lớp trong và ngoài nước.

JICA hỗ trợ 8,2 tỷ đồng xây dựng đập Sabo đầu tiên tại Sơn La

Lễ khởi công xây dựng thí điểm đập Sabo đã diễn ra vào ngày 4/4/2024 tại bản Piệng, xã Nặm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. JICA sẽ ưu tiên dành ODA thế hệ mới cho các dự án về hạ tầng JICA triển khai Dự án mới trong 5 năm tại Việt Nam ...

Không thể xuyên tạc sự thật

Lợi dụng thông tin Việt Nam tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) nhiệm kỳ 2026-2028, các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí ra sức tuyên truyền chống phá nhằm hạ uy tín Việt Nam.

Quyền con người trong thời đại số hóa ở Việt Nam

Việt Nam luôn nỗ lực, sáng tạo nhằm nâng cao đời sống cho người dân, bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền con người trong quá trình chuyển đổi số.

Công dân Việt Nam không nên đến Iran, Iraq và Syria nếu không có việc khẩn cấp

Vietlott 15/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 15/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay Vietlott 15/4 - xổ số Vietlott Max 3D 15/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 15/4/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott 3D hôm nay. Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/4/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 4 năm 2024 Lịch âm 15/4. Lịch âm hôm nay 15/4/2024? Âm lịch hôm nay 15/4. Lịch...

Cùng chuyên mục

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam tiếp tục có nhiều sáng kiến phù hợp với ưu tiên của Việt Nam và quan tâm chung của thế giới, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Nông dân Lai Châu thi hái, sao chè

Tân Uyên là một vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều lợi thế với khí hậu trong lành, mát mẻ phù hợp với phát triển nông nghiệp, đặc biệt là thổ nhưỡng và khí hậu rất thích hợp cho cây chè phát triển. Với diện tích gần 3.400ha chè, trong đó diện tích chè kinh doanh đạt gần 3.100ha, năng suất chè búp tươi bình quân đạt hơn 8,5 tấn/ha, sản lượng chè búp tươi ước...

Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hiệp quốc (ECOSOC) vừa qua đã bầu Việt Nam vào Hội đồng Chấp hành Cơ quan Liên hiệp quốc (LHQ) về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) nhiệm kỳ 2025-2027. Nhân dịp này, bà Caroline Nyamayamombe, Trưởng đại diện UN Women đã chia sẻ với TG&VN về những nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới của Việt Nam trong thời gian qua.

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Vừa qua, trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 68 của Ủy ban Địa vị phụ nữ của Liên hợp quốc (CSW), Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền (FFP) như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao của quốc gia Nam Mỹ này.

Đắk Lắk: khám và phẫu thuật miễn phí cho trẻ em dị tật cơ xương khớp

Sáng 16/4, tại Trung tâm Y tế huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra chương trình khám sàng lọc miễn phí dị tật vận động cho trẻ em. Hoạt động do Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Đắk Lắk phối hợp với tổ chức Children Action diễn ra trong hai ngày 16/4 - 17/4/2024. Interplast: phẫu thuật hàm mặt miễn phí cho 80 trẻ em khó khăn ...

Mới nhất

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm ngôi trường mang tên nữ anh hùng Việt Nam ở La Habana

(Chinhphu.vn) - Tiếp nối các hoạt động trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Cuba, sáng 16/4 (giờ địa phương), Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã đến thăm, tặng quà Trường Tiểu học Võ Thị Thắng - ngôi trường mang tên nữ anh hùng Việt Nam, tại quận Playa, Thủ đô La...

Trao 16 giải thưởng tranh cổ động tuyên truyền 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Các cuộc thi do Cục Văn hóa cơ sở tổ chức, phát động từ ngày 24/10 đến hết ngày 10/12/2023. Ban tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm...

Chuyển tiền quốc tế miễn phí và dễ dàng cùng MB

Cùng khách hàng kết nối 5 châu, giúp việc chuyển tiền nước ngoài dễ dàng như trong nước, MB tiếp tục triển khai chương trình miễn phí 100% phí chuyển tiền quốc tế, phục vụ đa dạng mục đích như nộp tiền du học, trợ cấp thân nhân, chuyển tiền chữa bệnh cho người thân ở nước ngoài,… CHUYỂN TIỀN...

Thi xếp sách nghệ thuật hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam

Ngày 17-4, hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21-4), quận Tây Hồ tổ chức Ngày Sách và văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Ngày Sách và văn hóa đọc quận Tây Hồ nhằm tiếp tục khẳng định vai trò, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao tri thức, giáo dục và...

Giá xăng đồng loạt tăng, RON 95 vượt 25.000 đồng/lít

Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay (17/4). Theo đó, giá xăng E5 tăng 380 đồng/lít, giá bán là 24.220 đồng/lít. Giá xăng RON 95 tăng 410 đồng/lít, giá bán là 25.230 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu...

Mới nhất