Trang chủNewsNhân quyềnKhông thể xuyên tạc sự thật

Không thể xuyên tạc sự thật


Lợi dụng thông tin Việt Nam tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) nhiệm kỳ 2026-2028, các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí ra sức tuyên truyền chống phá nhằm hạ uy tín Việt Nam.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Phiên họp cấp cao Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, ngày 26/2 tại Geneva, Thụy Sỹ. (Ảnh: Nhất Phong)
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Phiên họp cấp cao Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, ngày 26/2 tại Geneva, Thụy Sỹ. (Ảnh: Nhất Phong)

Tái khẳng định các ưu tiên của Việt Nam khi tham gia HĐNQ LHQ, trong đó có bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chuyển đổi số và quyền con người, tại Phiên họp cấp cao Khóa 55 HĐNQ LHQ ngày 26/2/2024 ở Geneva, Thụy Sỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ Việt Nam đã nộp Báo cáo quốc gia theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV, trong đó đã thực hiện hoàn toàn gần 90% số khuyến nghị nhận được năm 2019.

Để tiếp nối những đóng góp tích cực, cam kết mạnh mẽ và sự sẵn sàng đóng góp của Việt Nam, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tuyên bố Việt Nam tái ứng cử làm thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2026-2028. Lợi dụng việc này các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí ra sức tuyên truyền chống phá nhằm hạ uy tín Việt Nam.

Vẫn những luận điệu cũ rích

Ngay sau tuyên bố của đại diện Việt Nam, các phương tiện truyền thông, mạng xã hội RFA, tổ chức Liên minh xã hội dân sự toàn cầu (CIVICUS) đã tung ra các bài viết công kích tình hình nhân quyền Việt Nam. RFA đã lu loa “Việt Nam cần thả các tù nhân lương tâm nếu muốn tái cử vào Hội đồng Nhân quyền!”; khai thác phát biểu của Josef Benedict, chuyên gia vận động cho không gian dân sự khu vực châu Á-Thái Bình Dương của CIVICUS: “Thành tích nhân quyền của quốc gia này thật kinh khủng và tình trạng không gian dân sự ở nước này được CIVICUS Monitor đánh giá là “đóng”.

Nhân việc này, RFA đưa ra luận điệu vô căn cứ “Hơn 20 người bị kết án nhiều năm tù, đa số về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” hay “lợi dụng quyền tự do dân chủ” chỉ vì thực thi các quyền cơ bản của con người như quyền biểu đạt và chia sẻ thông tin… Trang mạng xã hội của tổ chức khủng bố “Việt tân” xuyên tạc “Theo Báo cáo xếp hạng chỉ số Tự do toàn cầu thường niên năm 2024 của Tổ chức Freedom House, Việt Nam được xếp vào trong nhóm các quốc gia “Không có tự do” với chỉ 19/100 điểm…

Lợi dụng thông tin Việt Nam tái ứng cử HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2026-2028, fanpage “News BBC Tiếng Việt” đăng bài xuyên tạc “làn sóng đàn áp mới khi Việt Nam vẫn muốn có ghế ở HĐNQ LHQ… Theo Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) ngày 5/3, đã có sự gia tăng đàn áp những người chỉ trích Đảng Cộng sản Việt Nam giữa lúc chính phủ nước này vận động để có chân trong HĐNQ nhiệm kỳ tiếp theo”. Fanpage “Việt Tân” công kích “Chỉ vài ngày sau khi Việt Nam tuyên bố sẽ ứng cử thêm 1 nhiệm kỳ nữa trong HĐNQ thì Bộ Công an lại bắt thêm ba nhà bất đồng chính kiến”.

Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam bị chống phá khi ứng cử vào HĐNQ. Khi Việt Nam tuyên bố ứng cử nhiệm kỳ 2023-2025, các thành phần thiếu thiện chí với Việt Nam đã tức tốc bày các chiêu trò cản trở Việt Nam.

Dưới chiêu bài bảo vệ “dân chủ”, “nhân quyền”, các tổ chức này ra sức vận động để tạo dựng “Phong trào hưởng ứng Luật Magnisky toàn cầu” hướng vào Việt Nam, lôi kéo, kích động quần chúng đòi tự do dân chủ, nhân quyền theo tiêu chí phương Tây.

Dựa vào các thông tin sai lệch về tình hình tự do tôn giáo và tình hình nhân quyền do một số phần tử phản động ở trong nước, một số tổ chức phi chính phủ không thiện chí với Việt Nam, một số tổ chức phản động lưu vong chống phá Việt Nam, như: Ủy ban Cứu người vượt biển – BPSOS; “Tin lành người dân tộc thiểu số Tây Nguyên”; Bộ Ngoại giao Mỹ định kỳ công bố các Báo cáo Nhân quyền, Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế, trong đó có nhiều thông tin phiến diện, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam để công kích.

Dựa vào đó, các thế lực thù địch ra kêu gọi trên mạng xã hội đưa Việt Nam trở lại danh sách “quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo”, đòi Chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho tất cả những người vi phạm pháp luật mà họ tự gọi là “tù nhân lương tâm”…

Thực tế đã minh chứng những thông tin sai lệch, bịa đặt không hạ thấp uy tín của Việt Nam. Tại cuộc bỏ phiếu ngày 11/10/2022 tại trụ sở LHQ, trong bối cảnh cạnh tranh giữa các ứng viên rất quyết liệt, cộng đồng quốc tế lần thứ hai đặt niềm tin và lựa chọn Việt Nam cùng 13 quốc gia khác làm thành viên mới nhiệm kỳ 2023-2025.

Với 145/189 tức gần 80% tổng số phiếu bầu, Việt Nam đứng vào nhóm nước trúng cử với số phiếu cao nhất. Kết quả đó là minh chứng sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế với những nỗ lực của Việt Nam trong hành trình bảo đảm và thúc đẩy quyền con người trên bình diện quốc gia và quốc tế.

Qua một năm thực hiện vai trò thành viên có trách nhiệm, uy tín của Việt Nam ngày càng được khẳng định, như đánh giá của nguyên Chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp – Việt Gérard Daviot: “Việc Việt Nam được bầu làm thành viên HĐNQ là rất chính đáng, bởi Việt Nam đã vạch ra mục tiêu cho cả chặng đường và hiện thực hóa điều đó thành công; cần phải nhìn nhận rằng, đó là một sự công nhận của toàn thế giới”.

Phiên họp cấp cao Khóa họp lần thứ 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) tại Geneva
Phiên họp cấp cao Khóa họp lần thứ 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva., Thụy Sỹ (Nguồn: Getty Images)

Không thể xuyên tạc sự thật

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ký kết Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới vào năm 1948 và là thành viên sáng lập của HĐNQ LHQ vào năm 2006.

Trong cuộc bầu cử thành viên HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam được các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhất trí ủng hộ là ứng cử viên duy nhất của ASEAN; đồng thời là ứng cử viên châu Á duy nhất của Cộng đồng Pháp ngữ, thể hiện sự tin tưởng và kỳ vọng của cộng đồng quốc tế đối với vai trò và đóng góp của Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người.

Trong năm đầu tiên đảm nhiệm cương vị thành viên HĐNQ LHQ, Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động của HĐNQ LHQ, phản ánh quan điểm và chia sẻ kinh nghiệm của mình về các vấn đề quan trọng liên quan đến quyền con người, như bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, dân tộc thiểu số, người di cư; thúc đẩy quyền phát triển, quyền tham gia, quyền an sinh xã hội, quyền môi trường; ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, chuyển đổi số; đối thoại và hợp tác với các cơ quan quyền con người của LHQ, các cơ quan quốc tế và các quốc gia khác.

Việt Nam đã đóng vai trò chủ đạo trong việc đưa ra và thúc đẩy các sáng kiến và nghị quyết quan trọng của HĐNQ LHQ, như Nghị quyết về quyền con người trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, Nghị quyết về quyền con người và môi trường, Nghị quyết về quyền con người và chuyển đổi số, Nghị quyết về quyền con người và chính sách thuốc phiện.

Việt Na đồng chủ trì các sự kiện bên lề về các chủ đề như bảo vệ quyền con người trong thời đại số, bảo đảm quyền con người trong hoạt động doanh nghiệp, bảo vệ quyền con người trong các tình huống khẩn cấp nhân đạo…

Không thể xuyên tạc sự thật
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo quốc tế tham vấn dự thảo Báo cáo quốc gia theo cơ chế UPR chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc do Bộ Ngoại giao và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức, ngày 24/11/2023 tại Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Việt Nam tham gia và thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Ngoài ra, Việt Nam thực hiện nghiêm túc các cam kết và nghĩa vụ quốc tế về quyền con người, đặc biệt là việc tham gia Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) lần thứ ba vào tháng 1/2024.

Việt Nam đã trình bày báo cáo quốc gia về tình hình quyền con người trong nước, nhận được nhiều lời khen ngợi và gợi ý từ các quốc gia khác; chấp nhận 241 trong tổng số 291 khuyến nghị của UPR, thể hiện sự cởi mở, hợp tác và cam kết cải thiện quyền con người trong nước.

Việc thực hiện các cam kết và nghĩa vụ quốc tế về quyền con người đã góp phần nâng cao uy tín và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, cũng như tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu rộng và phát triển bền vững. Việc thực hiện các cam kết và nghĩa vụ quốc tế về quyền con người cũng là một trong những cách thức để Việt Nam thể hiện sự tôn trọng và bảo đảm quyền con người của người dân, đặc biệt là những nhóm dễ bị tổn thương. Việc thực hiện các cam kết và nghĩa vụ quốc tế về quyền con người cũng là một trong những động lực để Việt Nam tiếp tục cải cách, đổi mới và hoàn thiện pháp luật, chính sách và thực tiễn ngày càng bảo đảm tốt hơn các quyền của người dân.

Với việc không ngừng hoàn thiện pháp luật và xây dựng các chính sách đặt người dân vào trung tâm của phát triển, đã góp phần nâng cao đời sống, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, từ đó khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Thời gian qua, với việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đạt được nhiều tiến bộ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin và truyền thông, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ công cộng và các cơ hội phát triển, đã giúp Việt Nam thăng hạng ở nhiều chỉ số phát triển.

Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia tiến nhanh nhất trên thế giới về tăng Chỉ số phát triển con người (HDI). Chỉ trong vòng 1 thập kỷ, chỉ số phát triển con người của Việt Nam đã tăng 46% thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ tăng cao nhất thế giới. Theo các tổ chức và chuyên gia quốc tế, đây là minh chứng cho thấy Việt Nam luôn đặt con người là mục tiêu, động lực cho sự phát triển.

“Bất chấp những trở ngại toàn cầu, năm 2023, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đạt trên 5%. Tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm xuống còn 3%. Chi tiêu an sinh xã hội tiếp tục được ưu tiên cao và duy trì ở mức gần 3% GDP trong nhiều năm. Năm 2023, Việt Nam tiếp tục xuất khẩu trên 8 triệu tấn gạo, góp phần bảo đảm an ninh lương thực và quyền tiếp cận lương thực cho hàng triệu người ở các khu vực trên thế giới”, là lời khẳng định của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại Phiên họp cấp cao Khoá họp 55 của HĐNQ LHQ.

Không thể xuyên tạc sự thật
Năm 2023, Việt Nam tiếp tục xuất khẩu trên 8 triệu tấn gạo, góp phần bảo đảm an ninh lương thực và quyền tiếp cận lương thực cho hàng triệu người ở các khu vực trên thế giới. (Nguồn: TTXVN)

Thực tiễn về một môi trường hoà bình để phát triển, nơi người dân, doanh nghiệp được nhà nước bảo vệ bằng pháp luật và được đóng góp, cống hiến cho xã hội thì những thông tin xuyên tạc nêu trên chỉ là những luận điệu lạc lõng, không được cộng đồng quốc tế quan tâm. Những hành động can thiệp, áp đặt, đánh giá một chiều, định kiến, thiếu khách quan, thiếu tôn trọng chủ quyền và quyền tự quyết của các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, trong lĩnh vực quyền con người không bao giờ được hoan nghênh và cổ xuý.

Việc tái ứng cử làm thành viên HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2026-2028 là cơ hội lớn để Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào những nỗ lực chung của LHQ, cũng như của cộng đồng quốc tế trong bảo vệ và thúc đẩy những giá trị phổ quát về quyền con người, cùng phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác phát triển và tiến bộ xã hội. Người dân có quyền tự hào và đặt niềm tin có cơ sở: Việt Nam sẽ thực hiện tốt các nghĩa vụ và cam kết của mình trong HĐNQ LHQ.

Trong năm đầu tiên đảm nhiệm cương vị thành viên HĐNQ LHQ, Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động của HĐNQ LHQ, phản ánh quan điểm và chia sẻ kinh nghiệm của mình về các vấn đề quan trọng liên quan đến quyền con người, như bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, dân tộc thiểu số, người di cư; thúc đẩy quyền phát triển, quyền tham gia, quyền an sinh xã hội, quyền môi trường; ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, chuyển đổi số; đối thoại và hợp tác với các cơ quan quyền con người của LHQ, các cơ quan quốc tế và các quốc gia khác.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Mới đây, tham gia Khóa họp lần thứ 62 Ủy ban Phát triển xã hội (CsocD) tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, đồng thời nhấn mạnh ưu tiên của Việt Nam là xây dựng một xã hội toàn diện, công bằng, tự cường, không ai bị bỏ lại phía sau.

Đoàn kết tôn giáo để xây dựng đất nước

Với chủ trương “tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn bảo đảm và thúc đẩy việc thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân trong đời sống xã hội.

Việt Nam kêu gọi các bên thực hiện nghĩa vụ bảo vệ người dân trong xung đột

Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực nước CHXHCN Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ​ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3 đã có bài phát biểu chung trong phiên thảo luận chung tại đề...

Việt Nam ghi dấu đậm nét tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Đoàn Việt Nam đã tích cực phát biểu tại nhiều phiên họp, thảo luận về đảm bảo các quyền cụ thể như quyền môi trường trong lành, bền vững; quyền lương thực; quyền của người khuyết tật; quyền trẻ em... Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, khóa họp thường kỳ lần thứ 55 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ngày 5/4 đã kết thúc, hoàn thành chương trình đề ra từ đầu Khóa họp, với 32 nghị quyết...

Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền tỉnh Tây Ninh năm 2024

Các đại biểu đã nghe các báo cáo viên trình bày hai chuyên đề gồm: Giới hạn quyền con người và công tác nhân quyền trong tình hình mới.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Serbia khước từ mua máy bay chiến đấu Nga, lập thương vụ vũ khí lớn lịch sử với Pháp, Moscow lên tiếng

Ngày 14/4, Nga đã lên tiếng về việc Serbia từ chối mua máy bay chiến đấu của Nga.

Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam thu hút gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm

Diễn ra sôi nổi từ ngày 11-14/4, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024, đã khẳng định thương hiệu sự kiện xúc tiến du lịch hàng đầu của du lịch Việt Nam.

Công dân Việt Nam không nên đến Iran, Iraq và Syria nếu không có việc khẩn cấp

Vietlott 15/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 15/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay Vietlott 15/4 - xổ số Vietlott Max 3D 15/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 15/4/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott 3D hôm nay. Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/4/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 4 năm 2024 Lịch âm 15/4. Lịch âm hôm nay 15/4/2024? Âm lịch hôm nay 15/4. Lịch...

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Mới đây, tham gia Khóa họp lần thứ 62 Ủy ban Phát triển xã hội (CsocD) tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, đồng thời nhấn mạnh ưu tiên của Việt Nam là xây dựng một xã hội toàn diện, công bằng, tự cường, không ai bị bỏ lại phía sau.

Ngoại trưởng Argentina thăm Brazil

Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Argentina Diana Mondino và người đồng cấp Brazil Mauro Vieira tại thủ đô Brasilia sẽ giải quyết "các vấn đề lợi ích chiến lược" của cả hai nước,

Bài đọc nhiều

Những mảng màu của rác tái sinh

Và cũng không thể tránh khỏi những vị khách vì quá thích thú mà muốn sở hữu những tác phẩm ấy cho riêng mình. Theo lời anh Dân, ở đây có những thứ là sản phẩm, cũng có những thứ là tác phẩm. “Có những sản phẩm như túi xách được nhiều người vì quá thích mà yêu cầu bán, mặc dù tôi bán không hề rẻ họ vẫn mua”, anh Dân cho hay. “Như đã nói,...

Đoàn công tác Việt Nam khám bệnh, phát thuốc và tặng quà tại tỉnh Savannakhet, Lào

Ngày 5/4, nhân Triển lãm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 4, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế tổ chức đoàn công tác đến thăm, khám bệnh, phát thuốc, tặng quà người Việt và người Lào có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Savannakhet.

Cà Xen hôm nay…

Chung tay vì vùng đất khóTừ thị trấn Đồng Lê (Tuyên Hóa, Quảng Bình) đi về bản Cà Xen những 60m đường rừng. Khỏi phải nói, một thời vì quãng đường xa ngái mà vùng đất ấy như trở nên biệt lập. Nhớ lại quãng thời gian hơn 30 năm trước, nhiều người vẫn chưa hề quên đi một kí ức buồn. Ấy là câu chuyện của người Mã Liềng sống du canh, du cư, ở trên...

Bác bỏ luận điệu ‘đảng viên quá độ’

Luận điệu “đảng viên quá độ”, mới nghe dường như “thuận tai”, hợp lý; song thực chất, đó là quan điểm sai trái về lý luận và phản động về thực tiễn, tác động hướng lái, tạo sự chuyển hoá về tư tưởng của cán bộ, đảng viên.

Đoàn kết tôn giáo để xây dựng đất nước

Với chủ trương “tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn bảo đảm và thúc đẩy việc thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân trong đời sống xã hội.

Cùng chuyên mục

Công dân Việt Nam không nên đến Iran, Iraq và Syria nếu không có việc khẩn cấp

Vietlott 15/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 15/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay Vietlott 15/4 - xổ số Vietlott Max 3D 15/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 15/4/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott 3D hôm nay. Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/4/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 4 năm 2024 Lịch âm 15/4. Lịch âm hôm nay 15/4/2024? Âm lịch hôm nay 15/4. Lịch...

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Mới đây, tham gia Khóa họp lần thứ 62 Ủy ban Phát triển xã hội (CsocD) tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, đồng thời nhấn mạnh ưu tiên của Việt Nam là xây dựng một xã hội toàn diện, công bằng, tự cường, không ai bị bỏ lại phía sau.

Đức “khai tử” tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Báo Thế giới & Việt Nam cập nhật tình hình người di cư và tị nạn ở một số khu vực trên thế giới ngày 12/4.

Hải quân Morocco giải cứu 54 người di cư ngoài khơi Đại Tây Dương

Ngày 11/4, Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Morocco ra tuyên bố cho hay, Hải quân nước này đã giải cứu 54 người di cư từ một chiếc thuyền ở ngoài khơi Đại Tây Dương, cách cảng Dakhla 186 km về phía Nam.

Biểu dương 368 đại biểu người khuyết tật, trẻ mồ côi, người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc

Sáng 11/4, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi, người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ VI, năm 2024. Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ hoạt động tư vấn về sống độc lập cho người khuyết tật Hơn 400 trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật tham gia Ngày hội thể...

Mới nhất

Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động pháp luật sắc, nghiệp vụ tinh, công nghệ giỏi

Tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng, tự hào khẳng định, lực lượng Cảnh...

Cân nhắc phương án dự phòng

Năm học 2024 - 2025, các trường THPT tư thục và trường THPT công lập tự chủ tài...

[Ảnh] Giao lưu các nhà ngoại giao nữ, phu nhân đại sứ các nước và ngoại giao đoàn năm 2024

NDO - Chiếu tối 13/4, tại Khu Du lịch quốc tế Tuần Châu (thành phố Hà Nội), Bộ Ngoại giao tổ chức chương trình giao lưu với các nhà ngoại giao nữ, phu nhân đại sứ các nước và ngoại giao đoàn năm 2024 dưới sự bảo trợ của Phu nhân Bộ trưởng Ngoại...

Thiệt hại ban đầu sau vụ tàu 4.600 tấn va vào cầu Đồng Nai

Ngày 13-4, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai phối hợp các đơn vị liên quan đã xác định nguyên nhân bước đầu và đưa ra phương án xử lý sự cố chiếc tàu chở container va chạm với cầu Đồng Nai. Theo thuyền trưởng sà lan Phước Long 72 Ngô Văn Tới, vào sáng 12-4, ông...

Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam thu hút gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm

Diễn ra sôi nổi từ ngày 11-14/4, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024, đã khẳng định thương hiệu sự kiện xúc tiến du lịch hàng đầu của du lịch Việt Nam.

Mới nhất