Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcMột ngành dạy 'học ăn, học nói, học gói, học mở'

Một ngành dạy ‘học ăn, học nói, học gói, học mở’


Tiếng Việt khó nhưng thú vị

Sinh sống ở Việt Nam được 4 năm, Yuichiro Konaka (sinh viên người Nhật năm 4, ngành Việt Nam học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho biết tiếng Việt khó nhưng thú vị.

“Đối với người Nhật, phát âm tiếng Việt rất khó vì có 6 thanh điệu và nhiều nguyên âm. Trong khi, tiếng Nhật không có thanh điệu và chỉ có 5 nguyên âm”, Yuichiro Koana chia sẻ.

Bên cạnh đó, nam sinh viên cũng cho biết, đã có cơ hội đi nhiều nơi từ miền Bắc đến đồng bằng sông Cửu Long và yêu thích du lịch Việt Nam vì mỗi nơi có văn hóa và đặc sản khác nhau.

Đến học tập theo diện hiệp định 2023, P’pok Thinkasang (lưu học sinh người Lào, ngành Việt Nam học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho hay, môi trường học tập ở đây rất tốt, giáo viên chú trọng giảng dạy, phương pháp rất khác so với học ở Lào.

“Tôi đến đây để trao đổi kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa, lối sống, cách làm việc và học hỏi nhiều điều từ Việt Nam. Việt Nam phát triển hơn Lào nên rất thích hợp để học tập”, P’pok Thinkasang chia sẻ.

Ngành học không chỉ dành cho người nước ngoài

Bên cạnh việc giúp người nước ngoài giao tiếp, học tập về ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam, ngành còn mở rộng tuyển sinh viên người Việt với nhiều cơ hội công việc.

Là khóa đầu tiên dành cho người Việt Nam, Lê Uyển Quỳnh (sinh viên năm 3, ngành Việt Nam học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) chia sẻ, sinh viên hay đùa với nhau rằng theo ngành Việt Nam học là “học ăn, học nói, học gói, học mở”.

“Chúng tôi được học về sân khấu truyền thống, ẩm thực, trang phục Việt Nam, được tiếp xúc với các nghệ nhân, tự tay chuẩn bị các món ăn đặc trưng của các vùng miền”, Quỳnh cho biết.

Nữ sinh viên cho hay, khoa có lễ hội khoa Việt Nam học để giao lưu văn hóa giữa các sinh viên với nhiều gian hàng đến từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Lào…

“Khi giới thiệu các trò chơi dân gian đến sinh viên nước ngoài, họ đều hưởng ứng và tham gia nhiệt tình, hình ảnh đó khiến tôi vô cùng tự hào và hạnh phúc”, Quỳnh nói.

Muốn được nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử của đất nước, Võ Xuân Nghĩa (sinh viên năm 3, ngành Việt Nam học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) đã “bén duyên” với ngành.

Lan tỏa bản sắc Việt với ngành Việt Nam học - Ảnh 1.

Xuân Nghĩa tại lễ hội khoa Việt Nam học

“Trong quá trình học, tôi được đi thực tế, tham quan tại Tòa thánh Cao Đài ở Tây Ninh, lăng Ông Bà Chiểu… Đó không đơn thuần là đến để nghe, nhìn mà còn để ‘chạm’ vào các giá trị cốt lõi, hiểu để nghiên cứu”, Nghĩa chia sẻ.

Tuy nhiên, một số sinh viên theo ngành cũng gặp định kiến như “Việt Nam học là ngành gì?”, “Học về cái gì, ra trường công việc như thế nào?”.

Định hướng theo lĩnh vực du lịch, Kim Anh (sinh viên năm 2, ngành Việt Nam học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho hay, đây là ngành khá xa lạ với nhiều người nhưng khi tìm hiểu thì rất thú vị, được trau dồi thêm về văn hóa Việt Nam, có cơ hội tiếp xúc với bạn bè nước ngoài, phát triển bản thân.

Trước những định kiến, tiến sĩ Nguyễn Hoàng Phương, Phó trưởng khoa Việt Nam học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, nhấn mạnh, người Việt Nam vẫn cần học tập, nghiên cứu Việt Nam học để biết trân quý, gìn giữ và phát huy bản sắc Việt Nam trên mọi phương diện: văn hóa, ngôn ngữ, xã hội, lịch sử… quảng bá nâng cao vị thế hình ảnh đất nước ra thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Thầy Phương cho hay, số lượng sinh viên Việt Nam ổn định từ 50-60 sinh viên/năm. “Theo chủ trương của lãnh đạo ĐH Quốc gia TP.HCM về việc mở rộng đối tượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trong nước, từ năm 2021, nhà trường bắt đầu tuyển sinh bậc cử nhân ngành Việt Nam học cho người Việt Nam. Đến nay, qua 3 khóa tuyển sinh, khoa đang có khoảng 180 sinh viên người Việt Nam theo học”, tiến sĩ Phương thông tin.

Lan tỏa bản sắc Việt với ngành Việt Nam học - Ảnh 2.

Lễ hội với nhiều gian hàng ẩm thực, là dịp sinh viên gặp gỡ giao lưu với bạn bè quốc tế, rèn luyện ngoại ngữ

2 định hướng cơ hội việc làm

Tiến sĩ Hoàng Phương chia sẻ, do nguồn tuyển sinh trong nước dồi dào, ngành đang chú trọng đào tạo sinh viên Việt Nam theo 2 định hướng: du lịch và Việt ngữ học; Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước và quốc tế.

“Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các ngoại giao đoàn, tổ chức chính phủ và phi chính phủ, trường ĐH, tập đoàn kinh tế, giáo dục, văn hóa, trở thành chuyên viên hoặc nhà quản lý tại các đơn vị văn hóa, giáo dục, khoa học, kinh tế, ngoại giao của Việt Nam hoặc những nước có mối quan hệ về văn hóa, giáo dục, khoa học, kinh tế, ngoại giao với Việt Nam”, tiến sĩ Phương nói.

Theo tiến sĩ Hoàng Phương, trong khóa học, sinh viên sẽ có 1 đợt đi thực tế và 1 đợt đi thực tập tại các cơ sở, doanh nghiệp, thực hành tìm hiểu về văn hóa-lịch sử, về những làng nghề truyền thống, đời sống ẩm thực, nét sinh hoạt của người dân Việt Nam.

Tiến sĩ Hoàng Phương cho biết, hiện nay việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đang phát triển mạnh không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nước ngoài. Hàn Quốc đã đưa tiếng Việt vào giảng dạy ở phổ thông và là 1 trong 5 ngoại ngữ thi ĐH. Kiều bào người Việt ở nước ngoài cũng có nhu cầu học tiếng Việt và tìm hiểu cội nguồn văn hóa Việt Nam.

Theo tiến sĩ Phương, sinh viên nước ngoài theo học mỗi năm trung bình 30-40 em nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên số lượng giảm mạnh chỉ còn khoảng 10 sinh viên mỗi năm.



Source link

Cùng chủ đề

Nâng cao dạy học Tiếng Việt cho người nước ngoài

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Dự Hội nghị có Đại sứ Nguyễn Phú Bình, Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài; Cùng dự còn có các chuyên gia trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Việt như...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Nữ sinh Việt trúng tuyển thạc sĩ trường Y Harvard

Sinh ra và lớn lên ở thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng), Thu Phương từng chọn học đại học tại TP.HCM. Thế nhưng chỉ sau một năm học, cô gái trẻ nhận thấy bản thân không thuộc về nơi này. Nữ sinh xin nghỉ học để thi lại và trúng vào ngành Kinh tế đối ngoại, trường Đại học Ngoại Thương, “khăn gói” ra Bắc.Cùng thời điểm đó, Thu Phương cũng nhận được email thông báo giành được...

Giáo sư Nguyễn Đình Đức vào hội đồng biên tập tạp chí quốc tế uy tín

Hiện tại, giáo sư Nguyễn Đình Đức là thành viên hội đồng biên tập của 10 tạp chí quốc tế trong danh mục ISI thuộc những nhà xuất bản có uy tín, như: tạp chí Aerospace Science and Technology (Nhà xuất bản Elsevier); tạp chí Mechanical Engineering Science (Proc. IMechE Part C, Nhà xuất bản SAGE); tạp chí Mechanics of Composite Materials...

Nam Australia dừng nhận học sinh ba tỉnh của Việt Nam

Sở Giáo dục Nam Australia tạm dừng nhận đơn đăng ký của học sinh phổ thông ở ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Trả lời VnExpress ngày 5/2, Sở Giáo dục bang này cho biết quyết định được đưa ra sau khi xem xét quê quán của một số học sinh rời nhà trọ mà không được phép."Quyết định này phù hợp với đạo luật về Dịch vụ giáo dục dành cho du học sinh, nhằm...

Lao động kỹ thuật sang Hàn Quốc, vào việc là lương 50-60 triệu đồng/tháng

Thứ trưởng cũng trực tiếp xác minh thông tin người lao động nước ngoài nói chung, trong đó có người Việt tại tập đoàn chuyên làm trong ngành đóng tàu này về việc công ty có chính sách phúc lợi tốt, đời sống người lao động được đảm bảo, đặc biệt là vấn đề an toàn lao động.Nâng hạng visa lao độngỞ nhóm lao động kỹ thuật, diện visa E7 (thị thực dành cho lao động kỹ thuật, có...

Cùng chuyên mục

Trường Đại học Điện lực thành lập Ban điều hành Mạng lưới doanh nghiệp và cựu sinh viên

Trong những năm qua, Trường Đại học Điện lực (EPU) luôn xác định rõ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, được nhà trường quan tâm và đẩy mạnh. Gắn kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp là yêu cầu khách quan, là xu hướng tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, thực hiện định hướng mang tính thực tiễn của các...

TP.HCM báo cáo Thủ tướng vụ việc Trường quốc tế AISVN

Đình chỉ tuyển sinh năm học tới với Trường quốc tế AISVNUBND TP.HCM chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các giải pháp đảm bảo quyền lợi học tập cho học sinh; không để việc học của học sinh bị gián đoạn… Đình chỉ tuyển sinh năm học 2024 - 2025 đối với Trường quốc tế AISVN cho đến...

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Angola trên nhiều lĩnh vực

Đồng Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Angola là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Giáo dục đại học, Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Angola Maria do Rosário Bragança chủ trì kỳ họp.Tham dự kỳ họp có Đại sứ Angola tại Việt Nam Augostinho Fenandes; Đại sứ Việt Nam tại Angola Dương Chính Chức; đại diện các bộ Ngoại giao, Công thương, Công...

Bảy trường quốc tế đồng ý nhận học sinh AISVN

TP HCMBảy trường phổ thông đào tạo chương trình Tú tài quốc tế (IB) đồng ý nhận học sinh từ trường Quốc tế Mỹ Việt Nam. Trong văn bản TP HCM gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động của trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN), ngày 27/3, bảy trường này có thể tiếp nhận 1.088 học sinh.Đó là Trường Quốc tế Australia (AIS), Quốc tế Châu Âu (EIS), Quốc tế TP HCM (ISHCMC), Quốc tế...

Mới nhất

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc làm việc với Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh

(MPI) - Tại buổi làm việc diễn ra ngày 25/3/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc và Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Anh Phillip Barton đã tập trung trao đổi, thảo luận về các vấn đề nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác, thương mại, đầu tư Việt Nam -...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc với thành phố Hồ Chí Minh

(MPI) - Chiều ngày 20/3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có buổi làm việc với thành phố Hồ Chí Minh về đề xuất, kiến nghị trong việc triển khai một số nhiệm vụ cụ thể của Thành phố trong thời gian tới. Đồng chủ trì buổi làm việc có Chủ tịch...

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

(MPI) - Công văn số 555/TTg-QHĐP của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy triển khai thực hiện ba Chương trình mục tiêu quốc gia nêu rõ, trong thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực hoàn thiện hệ thống khung chính sách,...

8,6 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 02 năm 2024

(MPI) - Theo Báo cáo số 37/BC-TCTK ngày 29/02/2024 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 02 năm nay, cả nước có gần 8,6 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 67,3 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 50,9 nghìn lao động, giảm 36,5%...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tiếp Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật Bản

(MPI) - Chiều ngày 14/3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã tiếp ông Takebe Tsutomu, Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. ...

Mới nhất