Trang chủFigureMuốn bảo vệ chủ quyền, không gì hay hơn là trở thành...

Muốn bảo vệ chủ quyền, không gì hay hơn là trở thành cường quốc biển


Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã: Muốn bảo vệ chủ quyền, không gì hay hơn là trở thành cường quốc biển  - Ảnh 1.
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã: Muốn bảo vệ chủ quyền, không gì hay hơn là trở thành cường quốc biển  - Ảnh 2.

Đời người chỉ có 2 thứ: Làm được và chưa làm được. Ông có thể nói gì về điều đã nuôi dưỡng tinh thần của một nhà nghiên cứu độc lập vừa theo đuổi quá trình bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng luận chứng khoa học,vừa tiếp tục giấc mơ lạc quan về một Việt Nam có cơ hội trở thành cường quốc biển…

– Có thể nói, nhờ hấp thụ một nền giáo dục tốt mà tôi trở thành con người như hôm nay. Đó là con người thích gì thì làm tới cùng! Ngay từ khi còn học Đại học sư phạm, tôi đã làm tờ tin Sử địa, mời những người nổi tiếng bên ngoài hợp tác viết bài. Dịp đó, tôi gặp được giám đốc NXB Khai Trí, thấy tập san chất lượng, ông đề nghị in tip-po Tập san Sử địa cho trường tôi. Bây giờ ai cũng biết tập san đó. Giáo dục khiến con người chủ động, thì sẽ phát triển tối đa năng lực của mình. Đó là một nền giáo dục chuyên sâu. Chính vì lẽ đó, những người nổi tiếng thường từ thời trẻ đã chứng tỏ được bản lĩnh của mình.

Làm bất cứ cái gì cũng phải có tâm và có tầm. Những tác phẩm của tôi nhìn vào ngàn năm trước, hướng về ngàn năm sau chứ không phải chỉ trăm năm sau. Có tầm rồi lại phải quyết làm cho tới. Nhà khoa học làm gì cũng phải đến cùng.

Lý do ông tâm huyết theo đuổi đến cùng việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa của VN?

– Thứ nhất, Biển Đông là nơi rất quan trọng đối với tương lai phát triển của Việt Nam. Thứ hai, đi tới cùng thì thế giới mới có thể biết được sự thực chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa. Khi đó, chúng ta mới khai thác được mặt mạnh của Việt Nam, mới có thể bảo vệ Trường Sa- Hoàng Sa. Như tôi từng nói, chủ quyền Trường Sa – Hoàng Sa là chất men yêu nước cho lớp trẻ.

Khi tôi nói đi tới cùng cũng là để giúp cho giới trẻ biết đâu là sự thực, để họ biết mình sẽ làm gì.1.000 thanh niên thế kỷ XXI mỗi người một kế hoạch nhỏ để xây dựng Việt Nam thành cường quốc biển, và khi thành cường quốc thì không còn bị lệ thuộc.

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã: Muốn bảo vệ chủ quyền, không gì hay hơn là trở thành cường quốc biển  - Ảnh 3.

Theo ông, nên quảng bá chủ quyền biển đảo của Việt Nam thế nào cho hiệu quả? Và như ông từng nói, muốn ra thế giới quảng bá cái hay của mình thì cũng phải ngẩng cao đầu với tư cách là người có chủ quyền, có thể tranh luận và tranh thủ sự ủng hộ của các nhà nghiên cứu ngoài nước…

– Vừa rồi, Đại học California (Mỹ) có tổ chức hội thảo trên mạng, có mời tôi tham gia. Tôi nhờ cô Kiều Linh, người tổ chức hội thảo đó, mua cho tôi cuốn tiếng Anh dịch từ cuốn “Những bằng chứng chủ quyền của Việt Nam…” và đề xuất tất cả các thư viện hay các trường có môn học ngành Á Châu thì nên tặng họ cuốn sách đó.

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã: Muốn bảo vệ chủ quyền, không gì hay hơn là trở thành cường quốc biển  - Ảnh 4.

Tôi nghĩ mình có duyên may để làm việc quảng bá. Làm sao để nhiều người mua được sách trên Amazon, càng nhiều người mua càng tốt.

Tại sao chúng ta không có nhiều bàn tròn, hội thảo, mời chuyên gia quốc tế về biển Đông? Tôi từng tham gia 5 hội thảo quốc tế và 4 hội thảo trong nước của Học viện Ngoại giao, còn mười mấy hội thảo nữa Học viện tổ chức nhưng tôi không được mời.

Năm 2004, tôi bắt đầu qua Mỹ.Nhờ duyên may có hơn 14 ngàn học trò trong và ngoài nước mà tôi có dịp nói chuyện với  sinh viên ở các trường đại học trên thế giới, tham dự nhiều hội thảo và thuyết trình ở những trung tâm ngoại giao chính trị của Mỹ, Pháp, Anh… để họ hiểu thêm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Học trò là một chuyện, ngay cả người quen trên mạng cũng rất nhiều và họ luôn hỗ trợ cho tôi. Ở bất cứ đâu, tôi nói người ta cũng đều lắng nghe.

Ông có kết hợp với các học giả, nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước để lên tiếng về Biển Đông?

– Tôi có quen học giả Carl Thayer (Úc). Ở Đại học Harvard, tôi cũng quen nhiều học giả. Tôi đi đến đâu, đều mang hồ sơ tư liệu bằng tiếng Anh, trong đó có 37 tài liệu phương Tây và tài liệu của Mỹra nói về chủ quyền Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam. Nhưng dịch ra tiếng Anh thì có người nói văn phong chưa đúng kiểu Mỹ. Nhân đây, tôi muốn vận động mọi người hoàn chỉnh bản dịch đó. Và tài liệu Viện kỷ lục Việt Nam trao cho tôi, tôi đang đề nghị in ra tiếng Việt, rồi vận động bên Singapore in bằng tiếng Anh.

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã: Muốn bảo vệ chủ quyền, không gì hay hơn là trở thành cường quốc biển  - Ảnh 5.
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã: Muốn bảo vệ chủ quyền, không gì hay hơn là trở thành cường quốc biển  - Ảnh 6.

Theo ông, trong các chứng cứ về chủ quyền mà ông đưa ra để chứng minh Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam, giá trị nhất là bằng chứng nào?

– Giá trị nhất là các châu bản. Bản đồ là vậy thôi, đối với pháp lý quốc tế vẫn phải là các văn bản mang tính nhà nước. Các châu bản của mình rất nhiều, nhưng tôi quan tâm đến châu bản đời Minh Mạng năm 1836 rất cụ thể. Trong đó, cử ông  Phạm Hữu Nhật, suất đội thủy quân, mang bao nhiêu thuyền, mỗi thuyền mang bao nhiêu gỗ, hiện vật… ra Hoàng Sa.

Đó là bằng chứng chỉ Việt Nam có, thưa ông?

– Đúng vậy. Ngoài châu bản, Việt Nam còn có sử ký ghi lại, nhất là Đại Việt sử ký tục biên (thời Lê Trịnh), Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục tiền biên… Trong tất cả sách sử ký thì Trung Quốc làm gì nói đến vấn đề Tây Sa, làm gì có bản đồ, nhất là bản đồ, tài liệu của Phương Tây nói về Paracel (quần đảo Hoàng Sa). Những bằng chứng của Việt Nam rất cụ thể như vậy thì Trung Quốc không có.

Trong một hội thảo quốc tế ở Học viện Ngoại giao, ông TS Vương Hàn Lĩnh cùng 1 học giả Trung Quốc dám tuyên bố đường lưỡi bò là “kế thừa lịch sử”. Tôi đứng lên nói: “Ông trả lời cho tôi việc kế thừa lịch sử của các ông ra sao, nhất là khi năm 1909, chính quyền Quảng Đông của ông coi Paracel là đất vô chủ?”.

Thế là ông học giả kia không nói chuyện “kế thừa” nữa.

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã: Muốn bảo vệ chủ quyền, không gì hay hơn là trở thành cường quốc biển  - Ảnh 7.
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã: Muốn bảo vệ chủ quyền, không gì hay hơn là trở thành cường quốc biển  - Ảnh 8.
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã: Muốn bảo vệ chủ quyền, không gì hay hơn là trở thành cường quốc biển  - Ảnh 9.

Vì sao ông cho rằng Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển thành cường quốc biển?

– Việt Nam có mặt mạnh là có rất nhiều cảng sâu, cảng sâu nhất thế giới là Vân Phong (Khánh Hòa). Cảng sâu đã có, giờ chỉ cần làm đường cao tốc xuyên Á, qua Lào, Miến Điện, Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh và cả Trung Đông. Khi làm đường cao tốc, những thương tàu của Mỹ, Nhật, Hàn không cần qua Singapore nữa mà hàng hóa của họ sẽ sang Trung Đông cực nhanh.

Cảng Vân Phong có thể chứa tàu trung chuyển tới 500.000 tấn, trong khi cảng Sài Gòn chỉ vài chục ngàn tấn thôi. Nếu làm đường cao tốc tới cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng thì tại đây, hàng hóa cập bến sẽ có giá rất rẻ, thay vì phải sang Singapore.

Việt Nam có TP cảng đẹp nhất thế giới là Nha Trang, tại sao ta không xây dựng thành thành phố du lịch nổi tiếng? Việt Nam có 28 tỉnh thành có bờ biển, tại sao không bắt chước người Nhật nuôi trồng kinh tế biển để xuất khẩu? Tại sao ta không xây dựng các công ty đóng tàu như Hàn Quốc? Tại sao không có những đội thương thuyền lớn xuất nhập khẩu? Làm đi! Chỉ mấy điều đó thôi mà mình làm được thì thành cường quốc lúc nào không hay.

Công trình nửa thế kỷ của tôi tìm ra bản sắc Việt là mặt mạnh nhất của Việt Nam. Thiên nhiên, con người có nhiều mặt mạnh. Tôi từng nói chuyện ở Manila, rằng tôi rất ngưỡng mộ phụ nữ VN. Chẳng có nước  nào trên thế giới có Hai Bà Trưng, đứng lên khởi nghĩa rồi làm vua. Tôi lại thấy ngoài truyền thống anh hùng, phụ nữ Việt còn có tài nấu ăn rất ngon. Vậy sự ngưỡng mộ của tôi có đúng không? Đúng chứ, nói ra là người ta chịu ngay.

Nếu khai thác những mặt mạnh có sẵn, cùng với kinh tế biển, tin rằng Việt Nam sẽ dần có vị thế vươn lên ở khu vực Biển Đông. Bảo vệ chủ quyền không gì hay hơn là xây dựng một Việt Nam hùng mạnh, một cường quốc biển.

Triết lý sống của người Việt rất hay. “Ở đời muôn sự của chung” là xã hội chủ nghĩa đó, “hơn nhau hai chữ anh hùng mà thôi”…

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã: Muốn bảo vệ chủ quyền, không gì hay hơn là trở thành cường quốc biển  - Ảnh 10.
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã: Muốn bảo vệ chủ quyền, không gì hay hơn là trở thành cường quốc biển  - Ảnh 11.
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã: Muốn bảo vệ chủ quyền, không gì hay hơn là trở thành cường quốc biển  - Ảnh 12.

Thưa ông, làm thế nào để giới trẻ ngày nay có ý thức hơn về vấn đề chủ quyền đất nước và trách nhiệm xây dựng Việt Nam trở thành một cường quốc biển như ông đang mong muốn?

– Tôi có một người bạn là đầu bếp Nhật rất ngưỡng mộ Việt Nam. Ông ta nói với tôi rằng, chính giá trị văn hóa lịch sử của đất nước sản sinh ra rất nhiều tiền. Nước Nhật trở nên giàu có vì khi quan tâm đến lịch sử, văn hóa thì tự nhiên thanh niên của họ trở nên yêu nước, có kỹ năng sống tốt. Những gì có lợi cho đất nước thì họ làm tới cùng, còn cái gì gây hại thì không làm. Một đầu bếp thôi mà có ý nghĩ sâu sắc như thế thì trách nhiệm của chúng ta phải làm gì đây để thức tỉnh con cháu của mình?

Các nhà tư tưởng như cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu từng chỉ ra cặn kẽ cái xấu của người Việt, nhưng ở góc độ sử học, ông nhìn nhận ra sao về người Việt đương đại?

– Có lẽ, cái xấu xí nhất của người Việt mình là thiếu liên kết, thiếu đoàn kết trong xây dựng. Không quan tâm đến sự hoàn hảo, làm gì cũng cho qua, tức là chất lượng công việc không cao.

Hôm vừa rồi, tôi có hướng dẫn làm đề án xây dựng thiên đường học tập cho đại học Đà Lạt. Theo tôi, làm gì cũng phải tập trung 1 mô hình cho thành công. Khi thành công cụ thể một mô hình thì mới ra chuyện, còn cứ lan man thì chẳng đi tới đâu.

Trong hội thảo giáo dục gần đây, tôi nói phải thay đổi cơ chế trong giáo dục.

Vậy theo ông, nên xây dựng một nền giáo dục ra sao?

– Mình tập trung vào cái xấu xí và tìm cách giải quyết. Một trong những điều hết sức quan trọng trong giáo dục là giáo dục kỹ năng sống. Khi nào một ông thầy quan tâm kỹ năng sống của học trò, khi ấy việc giáo dục tính cách mới dần dần có tác dụng. Cái xấu xí đầu tiên như thiếu đoàn kết trong xây dựng, phải hướng dẫn học trò hoạt động theo nhóm và có tinh thần liên kết thực sự.

Liên kết thế nào đây, liên kết làm gì cùng nhau thì mạnh? Và cả đoàn kết nữa… Từ nhóm này đến nhiều nhóm khác, đến lớp, rồi đến trường, cứ thế tôi mở rộng ra, kết quả là nhiều em học trò của tôi vượt trội hẳn lên, có thể hướng dẫn kỹ năng sống cho cả lớp.

Với tôi, đổi mới giáo dục là gì không cần biết,cứ đổi mới kỹ năng sống, tập trung vào từng điều cụ thể một. Hay nói rằng tính cách của người Việt ít quan tâm đến chất lượng, lại hoang phí vô độ… thì hãy đừng đi cà phê nữa đi, chưa kiếm ra tiền thì đừng tiêu pha hoang phí. 

Mỗi người hãy gắng tự sửa đổi, còn nhìn chung, hãy cứ quan tâm đến một số vấn đề cụ thể, đừng quá to tát, vĩ mô. Và trong một xã hội nếu nhiều người cùng nhau làm vậy thì sẽ có một ngày thay đổi rất lớn trong nhận thức.

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã: Muốn bảo vệ chủ quyền, không gì hay hơn là trở thành cường quốc biển  - Ảnh 13.

Được biết ông có một Chương trình đào tạo thanh niên thế kỷ XXI?

– Đầu tiên tôi cho đăng ký, hoặc khuyến khích các học trò của mình cứ âm thầm làm. Khởi điểm có 3 em đăng ký. Siêu đầu bếp Nguyễn Văn Lập cho rằng em sẽ đào tạo 1.000 đầu bếp giỏi như mình. Du học sinh Nhật Bản Kim Ngân nói sẽ có “ngàn cánh hạc” có kỹ năng sống như thanh niên Nhật. Phan Tấn Quốc nói sẽ có ngàn sinh viên tinh hoa đi du học mang tinh hoa về cho đất nước. Ông Phan Bội Châu thời trước nói chỉ cần vài trăm người mang tinh hoa về là quá tốt. Mỗi người có một kế hoạch như thế trong đề án 1.000 thanh niên thế kỷ XXI, biết đâu sau này họ sẽ làm nên chuyện với hàng trăm ngàn thanh niên khác.

Trong đề án này còn có mấy đề án nhỏ tôi kêu gọi thanh niên tham gia tùy theo sức của mình. Tức là giờ phải làm những gì cụ thể. Cái “khôn” của tôi là mọi người phải cùng nhau thực hiện, chứ làm 1 mình không ăn thua gì.

Trong 5 chương trình đó, cái gì cũng khởi xướng và làm được rất nhiều nhưng vẫn chưa đi đến đâu vì chỉ mang tính chất mở đầu thôi. Phải có hàng ngàn, hàng vạn người như vậy thì mình mới mong thành cường quốc được.

Hạnh phúc là khi đi đến tận cùng chân trời khoa học…

– Cái giàu của nhà nghiên cứu rất khác với những người khác. Khi tôi đi tới cùng, có một cuốn sách được dịch ra tiếng Anh do NXB rất nổi tiếng của Anh in thì tôi rất vui. Mình làm những gì thấy vui, và đi đến đâu nói chuyện cũng vui. Khi bảo vệ chủ quyền của đất nước, đi đến đâu, các hoạt động của mình được người ta biết và ghi nhận thì coi như lấy vui làm lãi.

Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã về cuộc trò chuyện thú vị này!

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã: Muốn bảo vệ chủ quyền, không gì hay hơn là trở thành cường quốc biển  - Ảnh 14.

 



Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam kiên quyết phản đối các yêu sách trái luật pháp quốc tế của Trung Quốc và Philippines về vấn đề Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, lập trường của Việt Nam là luôn rõ ràng, nhất quán và đã được khẳng định nhiều lần, theo đó Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ tất cả các yêu sách trái luật pháp quốc tế về vấn đề Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng. Ngày 23/3, trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Việt...

Lan tỏa tình yêu biển đảo Tổ quốc

Trong 10 năm qua, chương trình “Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc” luôn là hoạt động của T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam được đông đảo sinh viên đón nhận, tham gia với tình cảm sâu sắc; góp phần bồi đắp tình yêu biển, đảo quê hương, đất nước. Năm 2013, Chương trình “Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc” lần đầu tiên...

Vui Xuân, đón Tết, sẵn sàng chiến đấu cao

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân từ đất liền đến đảo xa luôn xác định thực hiện nhiệm vụ được giao, với tinh thần "vui xuân, đón Tết, sẵn sàng chiến đấu cao'.

Bộ Ngoại giao lên tiếng việc Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa

Ngày 20/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa năm 1974, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa."Như đã nhiều lần nêu rõ,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá cà phê nội địa thiết lập mức cao kỷ lục mọi thời đại, tiến sát giá 100.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 24/3: Giao dịch quanh mốc kỷ lục 95.000 đồng/kg Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều giảm. Kỳ hạn giao tháng 5 giảm 27 USD, xuống 3.358 USD/tấn...

Bài đọc nhiều

Nữ Chủ tịch ‘Quốc hội trẻ em’ là Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2023

(Dân trí) - Từng đảm nhận vai trò Chủ tịch trong phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em", Đặng Cát Tiên (SN 2009) mới đây đã trở thành 1 trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2023. Gây ấn tượng với vai trò Chủ tịch "Quốc hội trẻ em" và thành tích hoạt động đáng nể Vào tháng 9/2023, Đặng Cát Tiên (lớp 9/3, Trường THCS Thái Nguyên, Nha Trang) vượt qua quá trình chọn lọc kỹ lưỡng...

Nam sinh đỗ học bổng Đại học Quốc gia Singapore nhờ học thêm Toán

Học về Tài chính nhưng Trọng Nghĩa học thêm bốn môn về Toán ở khoa khác để ứng tuyển, rồi giành học bổng toàn phần khóa thạc sĩ Kinh tế của Đại học Quốc gia Singapore (NUS). Suất học bổng của Phùng Trọng Nghĩa, sinh viên VinUniversity, trị giá 67.000 SGD (hơn 1,2 tỷ đồng), gồm học phí và chi phí sinh hoạt cho một năm tại NUS. Ngôi trường này hiện ở vị trí thứ 8 thế giới, theo...

Nam sinh vào top 22 trúng tuyển ngành Y của Đại học Cambridge

Minh Quân là một trong 22 sinh viên quốc tế được nhận vào ngành Y của Đại học Cambridge, sau khi vượt qua bài kiểm tra đầu vào và bốn vòng phỏng vấn. Nguyễn Lê Minh Quân, cựu học sinh Anderson Serangoon Junior College, Singapore, trúng tuyển ngành y của bốn trường ở Anh, trong đó có Đại học Cambridge. Trường hiện xếp thứ 2 thế giới, theo xếp hạng đại học QS 2024. Với ngành Y, mỗi năm Cambridge chỉ nhận...

Tiến sĩ Ngô Di Lân: Tôi lạc quan với ‘canh bạc’ trí tuệ nhân tạo

(Dân trí) - Một cán bộ nghiên cứu của ngành Ngoại giao sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) như thế nào, và vì sao anh lại ví AI như "canh bạc"? Đây là những câu hỏi dành cho tiến sĩ Ngô Di Lân, nhân vật từng nổi tiếng trong giới du học sinh khi viết thư ngỏ gửi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo cho rằng học sinh, sinh viên Việt Nam yếu kém "tư duy phê phán"....

8 ‘bông hồng kim cương’ bản lĩnh, tài năng và tỏa sáng

“Khi hoa hồng hóa kim cương” là những mỹ từ đẹp khi nói về những đóa hoa - những nữ doanh nhân chạm đến thành công bằng bản lĩnh, tài năng và tấm lòng nhân ái. Họ là những “đóa hoa” giàu sức bền và lòng kiên trung dám đương đầu, dấn thân trên mọi “mặt trận”, tỏa sáng như kim cương “lấp lánh” giữa thương trường và trở thành niềm tự hào Thành phố. Lễ trao Giải thưởng...

Cùng chuyên mục

Gìn giữ giá trị tinh hoa của làng nghề truyền thống

Doanh nhân Ngô Quý Đức, Nhà sáng lập “Về Làng”: Gìn giữ giá trị tinh hoa của làng nghề truyền thốngẤp ủ ước mơ bảo tồn và lan tỏa những giá trị làng nghề truyền thống, chàng trai trẻ Hà thành Ngô Quý Đức đã lặn lội đến các vùng quê trong hàng chục năm trời để triển khai dự án “Về Làng”, giúp nhiều làng nghề liên kết, quảng bá để mở rộng thị trường, góp phần...

Giáo sư Việt vào ban chủ tịch hội thảo quốc tế hàng đầu về lượng tử

Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú vừa được bổ nhiệm chủ tịch quỹ học bổng dành cho sinh viên của hội thảo quốc tế hàng đầu lĩnh vực lượng tử. Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực lượng tử những năm qua - Ảnh: NVCC Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú được biết đến nhiều trong cộng đồng nghiên cứu lượng tử thế giới, hiện là trưởng nhóm nghiên cứu và giám đốc phòng thí nghiệm NextCNS tại...

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐỨC-Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ thủ 29 tuổi Phương Vinh trong lần đầu dự giải, với tư cách đương kim vô địch thế giới, tỏa sáng...

Từng là công nhân vệ sinh môi trường, Đen Vâu trở thành Gương mặt trẻ tiêu biểu

Tối 23/3, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức lễ trao giải Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 đã chọn ra 10 gương mặt xuất sắc nhất để trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 và 9 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm...

8 ‘bông hồng kim cương’ bản lĩnh, tài năng và tỏa sáng

“Khi hoa hồng hóa kim cương” là những mỹ từ đẹp khi nói về những đóa hoa - những nữ doanh nhân chạm đến thành công bằng bản lĩnh, tài năng và tấm lòng nhân ái. Họ là những “đóa hoa” giàu sức bền và lòng kiên trung dám đương đầu, dấn thân trên mọi “mặt trận”, tỏa sáng như kim cương “lấp lánh” giữa thương trường và trở thành niềm tự hào Thành phố. Lễ trao Giải thưởng...

Mới nhất

“Quật mộ trùng ma” làm nên lịch sử khi cán mốc 10 triệu khán giả ở Hàn Quốc

"Quật mộ trùng ma" do Jang Jae Hyun đạo diễn (người từng chỉ đạo “Svaha: The Sixth Finger”, “The Priests”), làm sáng tỏ những sự kiện kỳ ​​quái, siêu nhiên, liên quan đến 1 thầy phong thủy (Choi Min Sik), 1 người làm nghề mai táng (Yoo Hae Jin) và 2 pháp sư (Kim Go Eun, Lee Do...

Có thêm nhiều dịch vụ y tế mới, cư dân Ocean City an tâm “sống khỏe” trọn đời

Thêm "lá chắn" giúp bảo vệ sức khỏe cư dânVợ mang bầu đứa con đầu lòng, anh Trần...

Kết quả Giải đua vô địch thế giới mô tô nước UIM-ABP Aquabike World Championship

Ngày 24/3, tại “trường đua xanh” Đầm Thị Nại (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đã diễn ra ngày thi đấu cuối cùng Giải vô địch thế giới mô tô nước UIM-ABP Aquabike World Championship để xác định các nhà vô địch chặng đua Grand Prix of Binh Dinh. Trước đó, ngày hôm qua (23/4) Giải đua này đã...

Mũi Gành: Điểm check-in đẹp hoang sơ, hút khách ở Bình Định

(Dân trí) - Những ngày cuối tuần, hàng nghìn người đến điểm du lịch ở Mũi Gành (Bình Định) check-in, tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và bình yên nơi đây. Từ phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) đi về phía đông (hướng phường Hoài Xuân) khoảng 10km là đến Mũi Gành, xã Hoài Hải....

Mùa 'muối đắng' của diêm dân Bạc Liêu

Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu hình thành và phát triển hàng trăm năm nay. Đây là một trong những địa phương có sản lượng muối nhiều nhất cả nước, tập trung chủ yếu ở huyện Hoà Bình và Đông Hải. Thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho thấy, niên vụ 2023, sản lượng muối toàn...

Mới nhất