Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcMuôn lý do để học thêm

Muôn lý do để học thêm


Nhiều phụ huynh (PH) cho biết dù bậc tiểu học học 2 buổi/ngày có cấm dạy thêm, học thêm nhưng người học có nhu cầu thì vẫn học.

NHÀ NHÀ HỌC THÊM, NGƯỜI NGƯỜI HỌC THÊM

“Cô giáo này bé học từ hồi mẫu giáo, giờ bé vào lớp 1 thì tôi gửi cô trông giúp ngoài giờ là chính, bên cạnh đó cô còn giúp rèn chữ, viết chính tả”, chị Hà nói. Đó là lớp học 3 buổi/tuần, giá 500.000 đồng/tháng. Ngoài ra, chị Hà còn đăng ký một lớp học thêm khác ở Q.1 cho con, thiên nhiều hơn về học toán, 3 buổi/tuần, giá 700.000 đồng/tháng. Chị giải thích: “Tôi đi làm cả ngày, tối về lại dạy con rất mệt, mà dạy không đúng phương pháp thì con khóc, mẹ ức chế. Nên thà cho con đi học thêm, vừa ôn được bài, thời gian đó mình làm thêm giờ, có thêm thu nhập để bù lại, đóng tiền học cho con. Sắp tới tôi cũng đăng ký cho con học thêm Anh văn, không biết ngoại ngữ cũng không được”.

Muôn lý do để học thêm - Ảnh 1.

Học sinh tan ca học thêm ở một trung tâm trên đường Cách Mạng Tháng Tám, P.5, Q.Tân Bình, TP.HCM, chiều 23.11

Những PH như chị Hà là không ít. Con học chính rồi học thêm, cha mẹ xoay xở đi làm và đưa đón con đi học thêm, giờ đây là câu chuyện thường ngày của các gia đình có con ở độ tuổi đến trường.

Mỗi tối, trung tâm dạy thêm ngoài giờ nằm trên đường Triệu Quang Phục, P.11, Q.5, TP.HCM đông nghịt PH đưa con đến học thêm và chờ rước con về. Kết thúc mỗi ca học, học sinh (HS) đủ lứa tuổi, nhiều em còn mặc nguyên đồng phục với chiếc cặp lớn sau lưng, gương mặt mệt mỏi, đứng đợi cha mẹ tới rước.

Tối 22.11, gần 20 giờ, khi PV Thanh Niên có mặt trước trung tâm này, hàng dài xe máy của các PH đã đậu sẵn, chờ con bước ra.

Chiều qua 23.11, PV Thanh Niên ghi nhận không khí tấp nập tại nhiều trung tâm học thêm tại Q.1, Q.Tân Bình, vào các giờ HS tan học và chuẩn bị vào ca học mới.

Tại một trung tâm trên đường Cách Mạng Tháng Tám, P.5, Q.Tân Bình, thời điểm 16 giờ 30 có khoảng 70 – 80 HS mặc đồng phục các trường trung học vừa tan một ca học. Hay tại một con hẻm trên đường Trần Đình Xu, Q.1, lúc 17 giờ hôm qua, vừa hết cơn mưa lớn, các phụ huynh liên tục chở con đến các lớp bồi dưỡng kiến thức trong hẻm này, sau khi các em vừa kết thúc giờ học chính khóa tại trường…

MỖI THÁNG HẾT 2/3 THÁNG LƯƠNG CHO CON HỌC THÊM

Nhiều PH cho biết mỗi tháng chi phí học thêm cho các con chiếm một nửa, hoặc có khi 2/3 tháng lương của mình.

Muôn lý do để học thêm - Ảnh 2.

Phụ huynh đón con tại một trung tâm học thêm ngoài giờ trên đường Triệu Quang Phục, P.11, Q.5, TP.HCM

Chị T.V, trú H.Nhà Bè, TP.HCM, có con đang học lớp 5 và lớp 8 ở Q.3, cho biết chưa kể học phí và các khoản phí cần đóng trên trường của 2 con, chưa kể tiền học thêm bóng rổ, đàn vào mỗi cuối tuần, mỗi tháng chị phải chi gần 9 triệu đồng cho các khoản học thêm các môn văn hóa này cho 2 con, số tiền này hết 2/3 thu nhập trong tháng của chị.

“Gia đình tôi cho các con đi học thêm nhằm giúp các con nắm vững các môn chính, quan trọng là toán, ngữ văn, tiếng Anh, 3 môn này cũng quyết định kết quả kỳ thi vào lớp 10 ở trường công lập TP.HCM, cửa ải quan trọng số một hiện nay đối với các cháu. Một lý do nữa là công việc của tôi rất bận, chương trình mới có quá nhiều thay đổi so với thời ba mẹ học, nên để giáo viên kèm thêm sẽ chính xác hơn, giảm áp lực cho cả mẹ và các con”, chị T.V nói.

Chị Ng.H, PH có con học lớp 6 và lớp 8 một trường THCS tại Q.1, cho biết từ nhiều năm nay, các con của chị đều học thêm toán, tiếng Anh ở trung tâm. Bé lớp 8 năm nay có học thêm vật lý, hóa học. Chi phí học thêm các môn của 2 con mỗi tháng xấp xỉ gần 10 triệu đồng.

Ở góc độ HS, em Đức, HS lớp 12 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, cho biết trong tuần, em có các lịch học thêm buổi tối ôn thi môn toán, đánh giá năng lực và luyện thi IELTS. Em chọn học tại các trung tâm – nơi được nhiều thế hệ HS đánh giá chất lượng dạy và học tốt sẽ đăng ký để học. Học thêm, theo Đức để không áp lực thì sẽ cần chọn lọc và học theo nhu cầu, sắp xếp lịch phù hợp để có thời gian nghỉ ngơi, hệ thống lại kiến thức đã học.

CHƯƠNG TRÌNH, THI CỬ QUÁ NẶNG NỀ

Một giáo viên (GV) dạy toán của Trường Marie Curie (Hà Nội) chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng của việc học thêm (do đó sẽ có dạy thêm) là chương trình phổ thông vẫn còn quá nặng.

Gia đình tôi cho các con đi học thêm nhằm giúp các con nắm vững các môn chính, quan trọng là toán, ngữ văn, tiếng Anh, 3 môn này cũng quyết định kết quả kỳ thi vào lớp 10 ở trường công lập TP.HCM, cửa ải quan trọng số một hiện nay đối với các cháu.

Chị T.V, trú H.Nhà Bè, TP.HCM

Trường Marie Curie phải tăng gấp đôi số tiết toán (từ 3 tiết/tuần lên 6 tiết/tuần) để GV có thời gian dạy tương đối kỹ càng cho HS. Nếu để theo phân bố thời gian của Bộ GD-ĐT là 3 tiết/tuần thì GV chỉ có thể kêu lên: “Ối giời ơi, làm sao dạy được!”.

Trong khi đó, phần lớn các trường trung học công lập hiện nay mới chỉ có thể dạy học 1 buổi/ngày, nhiều trường có thể dạy học 2 buổi cũng dành buổi thứ 2 để tổ chức dạy thêm trong trường; còn lại GV dạy thêm ngoài nhà trường hoặc HS phải tự tìm lớp để học thêm ở bên ngoài chứ không thể yên tâm khi chỉ học 1 buổi ở trường với lượng kiến thức lớn, số môn học nhiều như vậy.

Muôn lý do để học thêm - Ảnh 4.

Học sinh ra về sau một lớp học thêm

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Việt Nga (Hải Dương), Bộ GD-ĐT phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như thiết kế chương trình học giảm tải để GV có thể giải quyết hết được tất cả các kiến thức cần thiết cho HS ở trên lớp. Cần tránh “bệnh thành tích” trong giáo dục.

Còn theo ông Lê Viết Khuyến, Phó chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), muốn giải quyết dứt điểm tình trạng học thêm, dạy thêm, cần phải “xử lý tận gốc”, trong đó cần phải thiết kế chương trình phù hợp với năng lực, nhận thức của HS. Khi chương trình giảm tải, áp lực thi cử không còn nặng nề, HS chỉ cần học kiến thức trên trường là đủ.

“Sau khi có chuẩn chương trình, nếu HS cảm thấy vẫn thiếu hụt kiến thức, cần bổ túc thêm, chính GV trực tiếp giảng dạy sẽ là người bồi dưỡng và không được phép thu tiền. Còn với những HS giỏi, các em có thể được bồi dưỡng thêm để đáp ứng nhu cầu và phát huy năng lực của bản thân”, ông Khuyến đề xuất.

Thạc sĩ Võ Thanh Vân, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Ngọc Viễn Đông, Q.12, TP.HCM, nêu quan điểm: “Tạm quên chuyện nên hay không nên, cấm hay không cấm dạy thêm, học thêm đi. Vấn đề là làm thế nào để cấm mà vẫn thỏa mãn được xã hội, cả thầy cô và HS, cha mẹ HS và không cấm mà triệt tiêu được tiêu cực? Đó là cởi trói cho giáo dục, cởi trói cho HS. Đó là cải cách thi cử, thay đổi quan điểm về bằng cấp, thay đổi quan điểm về “sự tiến bộ” của lớp trẻ. Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, các kỳ thi đánh giá năng lực đã đặt được một nền tảng sơ khởi, cần tiến thêm vài bước nữa để giải quyết được vấn đề gốc rễ”. (còn tiếp) 



Source link

Cùng chủ đề

Hà Nội yêu cầu tất cả giáo viên phải được tập huấn trước khi dạy chương trình giáo dục phổ thông mới

Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 do UBND TP Hà Nội quy định, học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn TP Hà Nội sẽ bước vào học kỳ 2 từ ngày 8/1/2024. Trước đó, các nhà trường đã thực...

Bộ Giáo dục trả lại quyền chọn sách giáo khoa cho trường học

Quy định trên được Bộ GD&ĐT nêu trong Thông tư 27 về việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông, thay thế thông tư 25 trước đó.Theo đó, từ năm học 2024 - 2025 trở đi, mỗi trường sẽ thành lập một hội đồng lựa chọn sách riêng thay vì căn cứ vào kết quả lựa chọn chung của UBND tỉnh như các năm học trước.Hội đồng lựa chọn sách do hiệu trưởng...

Yêu cầu Bộ Giáo dục đề xuất phương án biên soạn một bộ SGK

Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất phương án, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội việc tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa trong năm 2025. Yêu cầu trên được đưa ra trong chỉ thị của Thủ tướng về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông, do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành ngày 25/12.Cụ thể, phương án biên soạn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Nữ sinh Việt trúng tuyển thạc sĩ trường Y Harvard

Sinh ra và lớn lên ở thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng), Thu Phương từng chọn học đại học tại TP.HCM. Thế nhưng chỉ sau một năm học, cô gái trẻ nhận thấy bản thân không thuộc về nơi này. Nữ sinh xin nghỉ học để thi lại và trúng vào ngành Kinh tế đối ngoại, trường Đại học Ngoại Thương, “khăn gói” ra Bắc.Cùng thời điểm đó, Thu Phương cũng nhận được email thông báo giành được...

Giáo sư Nguyễn Đình Đức vào hội đồng biên tập tạp chí quốc tế uy tín

Hiện tại, giáo sư Nguyễn Đình Đức là thành viên hội đồng biên tập của 10 tạp chí quốc tế trong danh mục ISI thuộc những nhà xuất bản có uy tín, như: tạp chí Aerospace Science and Technology (Nhà xuất bản Elsevier); tạp chí Mechanical Engineering Science (Proc. IMechE Part C, Nhà xuất bản SAGE); tạp chí Mechanics of Composite Materials...

Nam Australia dừng nhận học sinh ba tỉnh của Việt Nam

Sở Giáo dục Nam Australia tạm dừng nhận đơn đăng ký của học sinh phổ thông ở ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Trả lời VnExpress ngày 5/2, Sở Giáo dục bang này cho biết quyết định được đưa ra sau khi xem xét quê quán của một số học sinh rời nhà trọ mà không được phép."Quyết định này phù hợp với đạo luật về Dịch vụ giáo dục dành cho du học sinh, nhằm...

Lao động kỹ thuật sang Hàn Quốc, vào việc là lương 50-60 triệu đồng/tháng

Thứ trưởng cũng trực tiếp xác minh thông tin người lao động nước ngoài nói chung, trong đó có người Việt tại tập đoàn chuyên làm trong ngành đóng tàu này về việc công ty có chính sách phúc lợi tốt, đời sống người lao động được đảm bảo, đặc biệt là vấn đề an toàn lao động.Nâng hạng visa lao độngỞ nhóm lao động kỹ thuật, diện visa E7 (thị thực dành cho lao động kỹ thuật, có...

Cùng chuyên mục

Trường Đại học Điện lực thành lập Ban điều hành Mạng lưới doanh nghiệp và cựu sinh viên

Trong những năm qua, Trường Đại học Điện lực (EPU) luôn xác định rõ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, được nhà trường quan tâm và đẩy mạnh. Gắn kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp là yêu cầu khách quan, là xu hướng tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, thực hiện định hướng mang tính thực tiễn của các...

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Angola trên nhiều lĩnh vực

Đồng Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Angola là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Giáo dục đại học, Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Angola Maria do Rosário Bragança chủ trì kỳ họp.Tham dự kỳ họp có Đại sứ Angola tại Việt Nam Augostinho Fenandes; Đại sứ Việt Nam tại Angola Dương Chính Chức; đại diện các bộ Ngoại giao, Công thương, Công...

Bảy trường quốc tế đồng ý nhận học sinh AISVN

TP HCMBảy trường phổ thông đào tạo chương trình Tú tài quốc tế (IB) đồng ý nhận học sinh từ trường Quốc tế Mỹ Việt Nam. Trong văn bản TP HCM gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động của trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN), ngày 27/3, bảy trường này có thể tiếp nhận 1.088 học sinh.Đó là Trường Quốc tế Australia (AIS), Quốc tế Châu Âu (EIS), Quốc tế TP HCM (ISHCMC), Quốc tế...

11 đại học Đài Loan đến TP.HCM tuyển sinh, cấp học bổng ngành bán dẫn

Ngày 28-3, 11 đại học hàng đầu Đài Loan đến Việt Nam kết nối với các trường đại học, cao đẳng tại TP.HCM, tìm kiếm ứng viên theo học các chương trình ngành bán dẫn.Tiến sĩ Trần Hòa Hiền, trưởng phòng giáo dục (Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại TP.HCM), cho biết đây là "chương trình đặc biệt...

Mới nhất

Công tác tổ chức Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Công nghiệp văn hóa đang trở thành xu hướng và được xác định là phần quan trọng, bền vững, đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước. ...

Phê duyệt Chiến lược Marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030

Bộ VHTTDL đã ban hành kế hoạch số 440/QĐ-BVHTTDL về việc Phê duyệt Chiến lược Marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030. ...

Hợp tác vì phát triển xanh Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố sôi động và là trung tâm kinh tế - văn hoá - khoa học công nghệ của Việt Nam, Thành phố có tốc độ tăng trưởng ổn định, đóng góp hơn 16% GDP và 25% ngân sách cả nước. Với dân số cơ học hơn 10 triệu dân, có hơn...

Kỳ họp lần thứ VII Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam

Sáng 28/3 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Luanda, Angola đã diễn ra Kỳ họp lần thứ VII Ủy ban liên chính phủ Việt Nam - Angola. Đồng Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Angola là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Giáo...

HLV Hoàng Anh Tuấn thay ông Troussier dẫn dắt U23 Việt Nam

Trước đây, Huấn luyện viên (HLV) Troussier kiêm nhiệm cả hai đội tuyển quốc gia và đội U23 quốc gia. Sau khi HLV Troussier chấm dứt hợp đồng với VFF, vị trí HLV trưởng của 2 đội tuyển này đang bị bỏ trống. Riêng đội tuyển U23 Việt Nam chuẩn bị tham dự vòng chung kết (VCK) giải U23...

Mới nhất

Lưỡi long quê nhà