Trang chủNewsKinh tếNắm bắt cơ hội từ dịch chuyển chuỗi cung ứng

Nắm bắt cơ hội từ dịch chuyển chuỗi cung ứng


Nền tảng cơ bản hiện tại của các ngành công nghiệp ở Việt Nam đưa ra đề xuất hấp dẫn đối với các công ty đa quốc gia đang tìm cách quản lý chi phí cung ứng và giảm thiểu rủi ro.





Việt Nam hiện đứng trong top đầu ASEAN về xuất khẩu hàng hóa.  Ảnh: Đức Thanh

Đông Nam Á: Trung tâm mới của sản xuất toàn cầu

Các nhà lãnh đạo của các công ty đa quốc gia đang phải đối mặt với sự bất ổn chưa từng có trong việc định hình chiến lược chuỗi cung ứng của họ và cấu hình lại mạng lưới để ứng phó với những biến động địa chính trị toàn cầu.

Theo đó, các động lực giữa cường quốc sản xuất Trung Quốc và một số đối tác thương mại lớn đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sản xuất hiện có. Công nghệ và chi phí lao động tương đối đang thay đổi. Covid-19 cho thấy sự cần thiết phải xây dựng một chuỗi cung ứng linh hoạt hơn, khi những căng thẳng địa chính trị đã tạo ra những cân nhắc phức tạp hơn cho các đối tác thương mại toàn cầu.

Các nhà lãnh đạo của các công ty đa quốc gia cũng phải đánh giá cách thiết lập cơ sở cung ứng tuân thủ các tiêu chí môi trường – xã hội – quản trị doanh nghiệp (ESG), đồng thời xác định vị trí địa lý nào sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế trong những năm tới. Theo một cuộc khảo sát của Tập đoàn tư vấn Boston (BCG), những cân nhắc phức tạp này là lý do hơn 90% các nhà sản xuất toàn cầu có ý định tái thiết mạng lưới cung ứng trong vòng 5 năm tới.

Các công ty có khả năng phục hồi sẽ hoạt động tốt hơn gấp đôi so với các công ty không có khả năng phục hồi về hiệu suất tổng lợi nhuận của cổ đông (TSR) dài hạn. Hơn nữa, việc chuyển đổi mạng lưới thành công có thể cải thiện khả năng phục hồi và tính bền vững của các công ty, đồng thời cắt giảm chi phí sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu từ 20 đến 50%.

Đông Nam Á đã được hưởng lợi từ sự dịch chuyển đáng kể khỏi Trung Quốc, với xuất khẩu sang Mỹ tăng 65% từ năm 2018 đến năm 2022, trong khi nhập khẩu hàng hóa của Mỹ từ Trung Quốc giảm 10%. Tiêu dùng nội địa được dự đoán đạt 4.000 tỷ USD vào năm 2031. Tăng trưởng nhanh chóng trong khu vực cũng tạo nên một thị trường nội địa rộng lớn, với GDP là 3.600 tỷ USD vào năm 2022, tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập trung bình và cao đạt 84% số hộ gia đình vào năm 2031.

Ở cấp độ khu vực, những năm gần đây, ASEAN đã thực hiện một loạt chính sách hỗ trợ, các biện pháp nhằm tăng cường tự do lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia thành viên. Việc mở rộng và hiện đại hóa các cảng được bổ sung bằng việc đầu tư vào năng lượng, giao thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.

Các hiệp định thương mại lớn như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) cùng Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang lại khả năng tiếp cận thương mại cạnh tranh với các quốc gia chiếm từ 40% GDP toàn cầu trở lên.

Trên toàn cầu, giá trị gia tăng của ngành sản xuất ở Đông Nam Á sẽ tăng gấp đôi, từ 748 tỷ USD vào năm 2022 lên 1.400 tỷ USD vào năm 2028. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) dự kiến là 11%, đưa Đông Nam Á đi đầu về tăng trưởng sản xuất, vượt xa các đối thủ cạnh tranh Ấn Độ (8,4%), Trung Quốc (3,6%) và Mexico (3,3%).

Nền tảng cho cơ hội ở Việt Nam

Việt Nam có vị thế tốt để mở rộng hệ sinh thái sản xuất ngoài những thành công hiện có. Việt Nam được xếp hạng thứ 23 trên toàn cầu trong số các nước xuất khẩu hàng hóa vào năm 2022, với tổng giá trị xuất khẩu 371 tỷ USD – đứng trong top đầu ASEAN. Con số này năm 2023 là trên 335 tỷ USD.

Thị trường sản xuất của khu vực Đông Nam Á được thống trị bởi 6 quốc gia chủ chốt với những cân nhắc đặc biệt về các cơ hội mà các quốc gia này mang lại. Theo đó, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan tự hào có cơ hội sản xuất đa dạng trên nhiều ngành công nghiệp.

Trong khi đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng lên 36,6 tỷ USD vào năm 2023, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm trước, với 111 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, lĩnh vực sản xuất và chế biến chiếm tới 64% tổng vốn đầu tư.

Hiện có các ưu đãi chính được áp dụng để khuyến khích đầu tư. Các ưu đãi này gồm miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sử dụng riêng như máy móc, phương tiện, linh kiện và phụ tùng cho máy móc và thiết bị, nguyên liệu thô, đầu vào cho sản xuất và vật liệu xây dựng. Các công ty đủ điều kiện được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn, cũng như mức giá thuê đất thuận lợi.

Các hiệp định thương mại tự do hiện có của Việt Nam, cùng với 50 hiệp định đầu tư song phương và 26 hiệp định bổ sung có điều khoản đầu tư mang lại lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ để phát triển. Sự ổn định chính trị đảm bảo việc ra quyết định chiến lược phù hợp về các vấn đề chính sách lớn. Chi phí lao động rẻ, với mức lương tối thiểu là 202 USD mỗi tháng, tạo nên một địa điểm hấp dẫn cho sản xuất.

Tuy vậy, vẫn còn một số thách thức lớn, nổi bật là những hạn chế về quyền sở hữu nước ngoài. Giới hạn sở hữu nước ngoài (FOL) được áp dụng cho các ngành được coi là quan trọng đối với an ninh quốc gia, trong đó cấm đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực quan trọng như đánh cá và hành chính tư pháp, cũng như nhiều ngành nghề kinh doanh phải tuân theo yêu cầu tiếp cận thị trường.

Tất cả các dự án FDI đều phải được UBND tỉnh nơi đặt trụ sở phê duyệt, với những dự án quy mô lớn phải được Quốc hội phê duyệt. Thủ tướng Chính phủ có toàn quyền dỡ bỏ FOL tùy theo từng trường hợp và các cuộc cải cách vào tháng 1/2020 đã loại bỏ FOL đối với các công ty trong lĩnh vực thanh toán điện tử – gợi ý về những cải cách linh hoạt củng cố niềm tin vào các cơ hội đầu tư dài hạn.

Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức về tham nhũng, mặc dù thứ hạng của Việt Nam trong Chỉ số Nhận thức Tham nhũng của Tổ chức Minh bạch quốc tế đã tăng ba bậc, lên vị trí thứ 77 trên 180 quốc gia từ năm 2021 đến 2022.

Các luật và quy định phức tạp cũng có thể đặt ra những rào cản, do thẩm quyền chồng chéo giữa các bộ, dẫn đến tính minh bạch kém. Cơ cấu thuế và những thách thức đối với hợp đồng và thực thi pháp luật, cũng như sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng cũng gây ra nhiều khó khăn.

Nghị quyết số 23-NQ/TW đặt ra tham vọng cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Việt Nam với mục tiêu cải cách thể chế kinh tế, đảm bảo an toàn, an ninh mạng, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ, giáo dục, đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao, nghiên cứu và làm chủ các công nghệ ưu tiên.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế - xã hộiTổ Biên tập của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đảng lần thứ XIV họp phiên đầu tiên để thảo luận về Dự thảo Đề cương Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Quan điểm chung là, cần có giải pháp đột phá để hoàn thành ở mức...

Châu Á gặp khó với nhiều điểm nghẽn lương thực

Nguyên nhân khiến giá đường tiếp tục đà tăng trên toàn thế giới MC13: Các nước G-33 đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh lương thực lâu dài Trong những năm gần đây, an ninh lương thực toàn cầu phải hứng chịu những cuộc khủng hoảng chồng chéo do xung đột, căng thẳng địa chính trị, biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19, dẫn đến tình trạng gián đoạn nguồn...

Thủ tướng: ‘Không chấp nhận tăng trưởng trước, dọn dẹp sau’

Thủ tướng nói Việt Nam thu hút FDI chọn lọc, ưu tiên vốn vào dự án công nghệ cao, bán dẫn, AI, nhưng "không chấp nhận tăng trưởng trước, dọn dẹp sau". Gặp các nhà đầu tư nước ngoài ngày 19/3 trong khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF 2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính nói ông có niềm tin vào các doanh nghiệp FDI. Bởi, khu vực này đóng góp quan trọng vào cải...

Thị trường bất động sản Trung Quốc khó phục hồi trong năm 2024

Phục hồi yếu ớt, kinh tế Trung Quốc cần thêm những “phép màu” Bất động sản Trung Quốc: Những “bài học” hiệu quả cho Việt Nam Doanh thu bất động sản tiếp tục giảm sâu Theo CNN đưa tin, Cục Thống kê Quốc gia (NBS) Trung Quốc công bố doanh số bán bất động sản của nước này trong hai tháng đầu năm nay mới đạt tổng cộng 1,06 nghìn tỷ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồng

Trà Vinh: Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồngMục tiêu Dự án là đầu tư xây dựng kho chứa xăng dầu, hóa dầu và cầu cảng xuất nhập xăng dầu tại ấp Xoài Rùm, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, ông Nguyễn Quỳnh Thiện vừa ký...

Vị trí độc tôn “ngàn năm có một” của Vinhomes Royal Island

Không phải ngẫu nhiên mà Vinhomes Royal Island lại trở thành “điểm nóng” ngay sau khi ra mắt. Vị trí mang tới vượng khí của Thành phố Đảo Hoàng Gia khiến dự án này hút toàn bộ sự quan tâm của thị trường bất động sản tuần qua.   Đảo hiếm hoi giữa lòng phố thị, bốn mặt giáp sông Tọa lạc tại Vũ Yên (Hải Phòng), hòn đảo...

ScaleUP nhận đầu tư vòng hạt giống từ quỹ Nextrans

ScaleUP, đơn vị cung cấp các giải pháp đồng bộ đa kênh bán hàng đột phá cho thương mại điện tử vừa công bố nhận đầu tư vòng hạt giống (Seed Funding) từ quỹ đầu tư Nextrans (Hàn Quốc). Số vốn không được tiết lộ, nhưng đây là vòng mà các startup rất cần nguồn vốn để phát triển ý tưởng kinh doanh. Đứng sau...

Bài đọc nhiều

Đội tàu bay thương mại đăng ký quốc tịch Việt Nam đang giảm

Số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam tính đến ngày 15/3/2024 là 222 chiếc, trong đó tàu bay thương mại còn 203 chiếc, giảm 6 chiếc so tháng 2/2024 và giảm 21 chiếc máy bay so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo cung tải và giá vé hàng không nội địa sẽ khá căng thẳng trong đọt cao điểm hè 2024. Theo...

Sắc xanh phủ rộng, cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ dẫn dắt

Sắc xanh phủ rộng, cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ dẫn dắtĐà tăng lan toả ở phần đông các mã chứng khoán cùng sự trỗi dậy của nhóm ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ đã giúp VN-Index tăng tới 18 điểm. Tăng ấn tượng Bất chấp một lượng lớn cổ phiếu trong phiên giao dịch đột biến ngày 18/3 trước đó trở về...

TP.HCM không lấy ưu đãi thuế để thu hút đầu tư

Sau hơn 6 tháng thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, địa phương bước đầu thu hút được một số nhà đầu tư chiến lược rót vốn vào các dự án công nghệ cao theo đúng định hướng. Nhà đầu tư vẫn muốn ưu đãi thuế Một trong những vấn đề quan trọng nhất...

Gỡ ‘nút thắt’ phát triển nhà ở xã hội

Ngay sau khi họp về giải cứu thị trường bất động sản (BĐS) ngày 16/3, Thủ tướng Chính phủ cùng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, 63 tỉnh, thành phố, hệ thống Ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp BĐS đã tập trung tháo gỡ khó khăn riêng về nhà ở xã...

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế - xã hộiTổ Biên tập của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đảng lần thứ XIV họp phiên đầu tiên để thảo luận về Dự thảo Đề cương Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Quan điểm chung là, cần có giải pháp đột phá để hoàn thành ở mức...

Cùng chuyên mục

Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồng

Trà Vinh: Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồngMục tiêu Dự án là đầu tư xây dựng kho chứa xăng dầu, hóa dầu và cầu cảng xuất nhập xăng dầu tại ấp Xoài Rùm, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, ông Nguyễn Quỳnh Thiện vừa ký...

Vị trí độc tôn “ngàn năm có một” của Vinhomes Royal Island

Không phải ngẫu nhiên mà Vinhomes Royal Island lại trở thành “điểm nóng” ngay sau khi ra mắt. Vị trí mang tới vượng khí của Thành phố Đảo Hoàng Gia khiến dự án này hút toàn bộ sự quan tâm của thị trường bất động sản tuần qua.   Đảo hiếm hoi giữa lòng phố thị, bốn mặt giáp sông Tọa lạc tại Vũ Yên (Hải Phòng), hòn đảo...

ScaleUP nhận đầu tư vòng hạt giống từ quỹ Nextrans

ScaleUP, đơn vị cung cấp các giải pháp đồng bộ đa kênh bán hàng đột phá cho thương mại điện tử vừa công bố nhận đầu tư vòng hạt giống (Seed Funding) từ quỹ đầu tư Nextrans (Hàn Quốc). Số vốn không được tiết lộ, nhưng đây là vòng mà các startup rất cần nguồn vốn để phát triển ý tưởng kinh doanh. Đứng sau...

Yêu cầu xử phạt hãng bay tăng giá vé trái quy định

Trong Văn bản gửi Cục Hàng không, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, để giảm thiểu đến mức tối đa những ảnh hưởng đối với hành khách, Bộ yêu cầu Cục Hàng không chỉ đạo các hãng hàng không khẩn trương nghiên cứu, xây dựng kế hoạch khai thác, bổ sung tàu bay để đảm bảo và duy trì lực lượng vận tải, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 và giai đoạn cao điểm...

Mới nhất

14:02:20

Ngây ngất trước non nước như tiên cảnh của Tràng An – Ninh Bình

Nếu có dịp đi du lịch Ninh Bình, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá khu du lịch Tràng An - nơi được mệnh danh là tiên cảnh chốn nhân gian. Laodong.vn Nguồn

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế...

Chân dung nhà lãnh đạo trẻ về kinh tế tham gia Diễn đàn Người Việt có tầm ảnh hưởng 2024

Diễn đàn năm nay sẽ xoay quanh chủ đề bao quát "Việt Nam phát triển mạnh trong sự thay đổi", tập trung vào ba câu hỏi chính: Thứ nhất, phương tiện để đoàn kết nguồn lực để đánh thức tiềm năng quốc gia và hỗ trợ tăng trưởng. Thứ hai là làm thế nào để nâng cao vị...
14:02:22

Ngoạn mục lễ diễu hành trên đầm Thị Nại của các tay đua mô tô nước thế giới

Chiều 24/3, ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cùng 55 tay đua mô tô nước giương cao lá cờ tổ quốc diễu hành trên đầm Thị Nại. NGUYỄN GIA - DŨNG NHÂN - TRÀ LYvtcnews.vnNguồn

Nigeria giải cứu thành công 300 học sinh bị những tên cướp bắt cóc

Ông Uba Sani cho biết: “Những học sinh bị bắt cóc ở trường Kuriga đã được thả ra mà không hề hấn gì”. Ông cũng cảm ơn Tổng thống Nigeria...

Mới nhất