Trang chủNewsKinh tếNăm vượt khó của dệt may Việt Nam

Năm vượt khó của dệt may Việt Nam

Năm 2023 là một năm đầy thách thức đối với ngành dệt may trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm dệt may trên thế giới tiếp tục sụt giảm do những khó khăn kinh tế thời hậu dịch COVID-19 và tác động tiêu cực của xung đột Nga-Ukraine khiến người dân ở nhiều nước có xu hướng “thắt lưng buộc bụng”. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để vượt qua khó khăn, tạo ra sự bứt phá cả về thị trường và mặt hàng.

Dệt may Ảnh Hồng Đạt - TTXVN

Năm vượt khó của dệt may Việt Nam. Ảnh minh họa: Hồng Đạt – TTXVN

Nỗ lực vượt khó

Theo ước tính của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may ước đạt trên 40 tỷ USD, giảm hơn 9% so với năm 2022 (đạt trên 44 tỷ USD).

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Hà Nội hôm 23/11, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS, nói: “Mặc dù sụt giảm về xuất khẩu nhưng với những khó khăn trong năm nay, con số này được coi là sự bứt phá và cho thấy nỗ lực rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp. Chúng ta bứt phá cả về thị trường và mặt hàng. Chưa năm nào ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu nhiều vào các thị trường 2023 với 104 thị trường vùng lãnh thổ”.

Ông Giang cho biết thêm trong bối cảnh hàng loạt thị trường lớn bị đình trệ, đơn hàng giảm, các doanh nghiệp đã buộc phải tìm kiếm thị trường mới như thị trường châu Phi hay các nước đạo Hồi. Trước đây, thị trường Nga không được quan tâm nhiều nhưng năm nay đã có sự cải thiện. Hay như Bangladesh, mặc dù đây là nước sản xuất dệt may nhưng Việt Nam vẫn xuất khẩu được ở dòng sợi tổng hợp, sợi tái chế… sang thị trường này.

Theo báo cáo của VITAS, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam, với giá trị xuất khẩu đạt trên 11 tỷ USD. Tiếp theo là các thị trường Nhật Bản (khoảng 3 tỷ USD); Hàn Quốc (2,43 tỷ USD); Liên minh châu Âu (EU) (gần 2,9 tỷ USD). Đây là 4 thị trường trọng điểm hiện nay của ngành dệt may Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường khác cũng đạt mức khá cao, trong đó Canada đạt khoảng 850 triệu USD, Trung Quốc 830 triệu USD, Campuchia 612 triệu USD, Vương quốc Anh 503 triệu USD, Australia 351 triệu USD, Nga 283 triệu USD, Indonesia 279 triệu USD. Các thị trường Thái Lan và Hong Kong (Trung Quốc) cũng đạt hơn 200 triệu USD.

Về mặt hàng, các doanh nghiệp đã nỗ lực đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu khi xuất khẩu được 36 mặt hàng may mặc. Trong 9 tháng đầu năm 2023, jacket vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 4,385 tỷ USD, quần các loại đạt 3,853 tỷ USD, sơ mi 1,879 tỷ USD, đồ lót 1,453 tỷ USD, váy các loại hơn 900 triệu USD, quần áo lao động hơn 800 triệu USD, quần sooc hơn 700 triệu USD, quần áo ngủ 378 triệu USD…

“Việc đa dạng thị trường, đa dạng mặt hàng và khách hàng, đối tác là bước tiến cho việc dệt may Việt Nam giảm phụ thuộc vào những thị trường lớn. Những thị trường trước đây không nhập khẩu thì nay đã nhập khẩu của Việt Nam, tạo vị thế cho Việt Nam trên thị trường toàn cầu”, ông Vũ Đức Giang nhấn mạnh.

Kỳ vọng khởi sắc

Đánh giá về triển vọng năm 2024, ông Vũ Đức Giang nói: “Chúng tôi kỳ vọng năm 2024, thị trường sẽ khởi sắc hơn”. Tuy nhiên, vị Chủ tịch VITAS nhấn mạnh để nắm bắt được cơ hội đó, các doanh nghiệp trong ngành cần thực hiện được 5 biện pháp quan trọng.

Công ty TNHH Công nghệ may mặc Spectre An Giang ở KCN Bình Hoà (An Giang). Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN

Trong số này, đáng chú ý có các biện pháp sau: Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa bạn hàng, đa dạng hóa mặt hàng; Phát triển bền vững đi đôi với phát triển theo mục tiêu đòi hỏi toàn cầu về xanh hóa, giảm phát thải nhà kính, tiếp tục đầu tư sâu vào hệ thống nồi hơi đốt điện, giảm việc đốt bằng nhiên liệu hóa thạch; Tập trung cho các giải pháp đầu tư về công nghệ tự động hóa ở một số dây chuyền sản xuất, giao hàng nhanh, mã hàng nhỏ và chất lượng cao; Tập trung cho giải pháp công nghiệp thời trang…

Ông Giang cũng khẳng định cần lấy TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội làm trung tâm công nghiệp thời trang, quy hoạch lĩnh vực này để tạo ra nền công nghiệp thời trang phát triển; trong đó quan tâm, định hình đưa ra chiến lược cho một số nhãn hiệu Việt Nam không chỉ làm chủ ở Việt Nam mà còn đưa ra thị trường thế giới. Từ các trung tâm này, cần xây dựng nguồn lực về phát triển mẫu, thiết kế 3D, công nghệ quản trị số.

Theo ông Giang, hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nhưng ý tưởng, vận hành và nguồn lực để vận hành vẫn còn thiếu.

Cuối cùng, ngành dệt may Việt Nam đang đi trên con đường có tính mở toàn diện, toàn cầu. Do vậy, ông Giang cho rằng các doanh nghiệp phải tuân thủ và thích ứng nhanh với luật chơi toàn cầu, yêu cầu mới từ các nhãn hàng, trong đó chủ động hơn về phát triển ý tưởng, mẫu mã, chủ động nguyên liệu đầu vào trong sản xuất. Có như vậy dệt may Việt Nam mới hưởng lợi thuế suất bằng 0% từ các hiệp định thương mại tự do./.

Vũ Hoa

Cùng chủ đề

Điểm tin kinh tế – thị trường ngày 24/3/2024: Giá vàng trồi sụt; đồng USD tiếp đà tăng

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 23/3/2024: Sáng nay cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều mất giá Giá vàng hôm nay 24/3/2024: Vàng SJC đảo chiều tăng nhẹ trong phiên cuối tuần Giá vàng hôm nay Thị trường vàng dường như đang bị chi phối bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và kỳ vọng lãi suất. Ngay sau cuộc họp chính sách vào giữa tuần, các...

Kim Soo Hyun bất ngờ lộ ảnh tình cảm với nữ diễn viên từng gây tai nạn khi say rượu

Dù hình ảnh thân mật của Kim Sae Ron và Kim Soo Hyun đã bị xóa, nhưng nó vẫn gây ảnh hưởng đến nam diễn viên. Đặc biệt là khi bộ phim của anh với Kim Ji Won đang rất được yêu thích.Sự chênh lệch tuổi tác giữa hai người cũng gây bất ngờ. Kim Soo Hyun sinh năm 1988, năm nay 36 tuổi, trong khi Kim Sae Ron sinh năm 2000, kém anh 12 tuổi.window.fbAsyncInit=function(){FB.init({appId:'194889717576327',cookie:true,xfbml:true,version:'v13.0'});FB.AppEvents.logPageView();};(function(d,s,id){var js,fjs=d.getElementsByTagName(s);if(d.getElementById(id)){return;} js=d.createElement(s);js.id=id;js.src="https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js";fjs.parentNode.insertBefore(js,fjs);}(document,'script','facebook-jssdk')); Source link...

Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt 2 tỉnh, thành phía Nam

TPO - Trong tuần qua, 2 tỉnh, thành phía Nam là TPHCM, Bình Thuận đã triển khai nhiều quyết định điều động, chỉ định và bổ nhiệm cán bộ chủ chốt. Chủ tịch TPHCM bổ nhiệm cán bộ chủ chốt Ngày 21/3, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Ngô Minh Châu chủ trì Lễ trao quyết định cán bộ. Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Ngô Minh Châu đã trao quyết định của Chủ tịch...

Ngắm dàn ‘quái thú’ tranh tài tại cuộc đua mô tô nước thế giới

TPO - Những chiếc mô tô nước có giá hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn USD đã hội tụ đầy đủ tại đầm Thị Nại (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) để tham gia tranh tài tại Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship diễn ra từ ngày 23/3.  Video: Các "quái thú" ở cuộc đua mô tô nước thế giới tổ chức...

Thiếu điện là trở ngại lớn với nhà đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp Hàn Quốc tin tưởng vào triển vọng tại Việt Nam trong hiện tại, nhưng quan ngại khi nhắc đến câu chuyện tương lai khi Việt Nam đi qua thời điểm dân số vàng và vấn đề thiếu điện không được xử lý sớm. Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam trao đổi bên lề Diễn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ba hoạt động nổi bật về ngoại giao kinh tế của TP. Hồ Chí Minh

Trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế, năm 2023, Thành phố Hồ Chí Minh có ba hoạt động nổi bật. Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu tại một hội nghị của Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Khu - TTXVN Các hoạt động này bao gồm: triển khai hoạt động của Nhóm Công tác chung Thành phố Hồ Chí Minh - Ngân hàng Thế giới (HWG); triển khai Tổ Công tác...

Ngoại giao kinh tế trong một năm đầy thách thức

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực. Tính chung cả năm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước ta tăng 5,05% so với năm 2022. Đây là thành quả của sự nỗ lực của tất cả các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương, trong đó ngành ngoại giao có những đóng góp quan trọng. Ngoại...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Các hoạt động ngoại giao kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, các hoạt động ngoại giao kinh tế đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu tăng 6-7%, thu hút đầu tư FDI trên 28 tỷ USD. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh TTXVN phát Năm 2023 đánh dấu hoạt động đối ngoại sôi động và nhiều dấu ấn trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Trước thềm năm mới 2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao...

Bài đọc nhiều

TP.HCM không lấy ưu đãi thuế để thu hút đầu tư

Sau hơn 6 tháng thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, địa phương bước đầu thu hút được một số nhà đầu tư chiến lược rót vốn vào các dự án công nghệ cao theo đúng định hướng. Nhà đầu tư vẫn muốn ưu đãi thuế Một trong những vấn đề quan trọng nhất...

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế - xã hộiTổ Biên tập của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đảng lần thứ XIV họp phiên đầu tiên để thảo luận về Dự thảo Đề cương Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Quan điểm chung là, cần có giải pháp đột phá để hoàn thành ở mức...

Điều gì khiến đảo Vũ Yên thành nơi tọa lạc độc nhất vô nhị của Thành phố đảo Hoàng gia?

Điều gì khiến đảo Vũ Yên thành nơi tọa lạc độc nhất vô nhị của Thành phố đảo Hoàng gia?Sở hữu những lợi thế đắt giá “ngàn năm có một”, nơi sinh khí và tinh hoa hội tụ, đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang trở thành tâm điểm khi được lựa chọn để kiến tạo nên “đảo tỷ phú” mới của thế giới - Vinhomes Royal Island. ...

Khi Brazil bước vào vụ thu hoạch, giá cà phê Robusta sẽ ra sao?

Giá cà phê xuất khẩu giảm nhẹ, tồn kho tiếp đà hồi phục khiến giá Arabica giằng co Giá xuất khẩu cà phê đồng loạt tăng, Robusta tiến lên vùng đỉnh Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/3, giá cà phê thế giới đồng loạt giảm do nguồn cung cà phê phục hồi. Cụ thể, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe London quay đầu giảm, kỳ hạn giao hàng...

Nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ giao dịch sôi động, VN-Index vượt 1.280 điểm

Nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ giao dịch sôi động, VN-Index vượt 1.280 điểmGiao dịch trên thị trường tiếp tục diễn ra sôi động với giá trị giao dịch 3 sàn đạt hơn 37.900 tỷ đồng. Trong đó, dòng tiền có phần tập trung mạnh vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Bước sang phiên giao dịch ngày 22/3, thị trường tiếp tục giữ được...

Cùng chuyên mục

Điểm tin kinh tế – thị trường ngày 24/3/2024: Giá vàng trồi sụt; đồng USD tiếp đà tăng

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 23/3/2024: Sáng nay cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều mất giá Giá vàng hôm nay 24/3/2024: Vàng SJC đảo chiều tăng nhẹ trong phiên cuối tuần Giá vàng hôm nay Thị trường vàng dường như đang bị chi phối bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và kỳ vọng lãi suất. Ngay sau cuộc họp chính sách vào giữa tuần, các...

Thiếu điện là trở ngại lớn với nhà đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp Hàn Quốc tin tưởng vào triển vọng tại Việt Nam trong hiện tại, nhưng quan ngại khi nhắc đến câu chuyện tương lai khi Việt Nam đi qua thời điểm dân số vàng và vấn đề thiếu điện không được xử lý sớm. Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam trao đổi bên lề Diễn...

Dư địa đầu tư vào lĩnh vực bất động sản Quảng Nam

Thời gian qua, Quảng Nam là một trong những địa phương có thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ. Mặc dù thị trường chung còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các chuyên gia nhận định, bất động sản Quảng Nam sẽ sớm hồi phục trở lại nhờ các dư địa lớn của tỉnh. Thị trường tâm điểm miền Trung Các chuyên gia đánh giá, sức hấp...

Đội tàu bay thương mại đăng ký quốc tịch Việt Nam đang giảm

Số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam tính đến ngày 15/3/2024 là 222 chiếc, trong đó tàu bay thương mại còn 203 chiếc, giảm 6 chiếc so tháng 2/2024 và giảm 21 chiếc máy bay so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo cung tải và giá vé hàng không nội địa sẽ khá căng thẳng trong đọt cao điểm hè 2024. Theo...

Mới nhất

Nhiều bất ngờ trong ngày thi đấu đầu tiên của giải đua mô tô nước thế giới

Chiều 23.3, giải đua mô tô nước thế giới (UIM - ABP Aquabike World Championship 2024) tại vịnh Thị Nại (TP.Quy Nhơn, Bình Định) đã bắt đầu thi đấu chính thức với ba hạng mục: Ski Ladies, Ski Division và Runabout GP1. Ở lượt đua mô tô 2 của hạng mục hấp dẫn nhất là Runabout GP1 đã có nhiều...

Super Junior L.S.S yêu Việt Nam, sẽ tiếp tục cùng mọi người già đi

Còn với Siwon, ngoài cảm kích ra, anh còn muốn đáp trả lại lại những tình cảm đáng trân quý ấy như một sứ mệnh cần phải làm."Mỗi năm tình cảm của tôi và các bạn fan ngày càng lớn và càng...

Các tay đua mô tô nước biểu diễn những màn lướt sóng đẹp mắt

VOV.VN - Hôm nay (22/3) Aquabike Promotion - nhà quảng bá cho giải đua đã chính thức công bố danh sách 55 tay đua đến từ 26 quốc gia, đăng ký thi ở cả 4 hạng mục thi đấu. Đại diện Aquabike Promotion cho biết, trước đó website của giải thông báo có 62 tay đua đăng ký nhưng đến...

Giá như ngày xưa con xin tiền, hãy thông minh, sáng suốt mà nói câu này!

Ông Tô, Trung Quốc, năm nay 65 tuổi, có một cậu con trai hơn 30 tuổi....

Bình Định: Mãn nhãn với những màn lướt sóng đẹp mắt của các tay đua mô tô nước

Các tay đua tập luyện, làm quen với đường đua Trong ngày đầu tiên chặng đua Grand Prix of Binh Dinh 2024, 55 tay đua đến từ 26 quốc gia đã có mặt ở khu vực thi đấu (Đầm Thị Nại, TP Quy Nhơn, Bình Định) để tập luyện, làm quen với đường đua. Sáng 22/03, Aquabike Promotion – nhà quảng...

Mới nhất

Hết rồi con ơi!