Trang chủNewsThế giớiNét mới trong chuyện cũ

Nét mới trong chuyện cũ



Quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục là tâm điểm đáng chú ý nhất tại Đối thoại Shangri-La ngày 2-4/6 ở khách sạn cùng tên ở Singapore.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc và người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin.  (Nguồn: Itar-Tass/UPI Photo/Imago)
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc và người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin. (Nguồn: Itar-Tass/UPI Photo/Imago)

Sở dĩ có từ “tiếp tục” là bởi theo nhà phân tích chính sách James Crabtree, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) tại Singapore, trọng tâm của diễn đàn Shangri-La trong gần hai thập kỷ qua luôn là mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Vậy Đối thoại Shangri-La lần này có gì đặc sắc?

Nhân tố mới…

Trước hết, đó là sự xuất hiện của những gương mặt mới. Năm nay, sự chú ý chắc chắn sẽ đổ dồn vào ông Lý Thượng Phúc, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, người vừa thay ông Ngụy Phượng Hòa tháng Ba vừa qua. Kể từ đó đến nay, quan chức hàng đầu của nền quốc phòng Trung Quốc chưa xuất hiện nhiều tại các sự kiện quốc tế, diễn đàn khu vực. Đối thoại Shangri-La sẽ là cơ hội tốt để ông để lại dấu ấn.

Đáng chú ý, kể từ khi nhậm chức, ông Lý Thượng Phúc vẫn chưa có bất kỳ cuộc gặp gỡ trực tiếp nào với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin. Thậm chí, ngày 29/5, Lầu Năm Góc cho biết chính Trung Quốc đã từ chối đề nghị của xứ cờ hoa về tổ chức cuộc họp giữa quan chức quốc phòng hàng đầu của hai nước tại Đối thoại Shangri-La. Nói về quyết định trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mao Ninh cho biết Mỹ cần “tôn trọng nghiêm túc chủ quyền, lợi ích và mối quan tâm của Trung Quốc”, thể hiện sự chân thành, tạo không khí thuận lợi trước đối thoại.

Trong bối cảnh đó, bài phát biểu của ông Lý Thượng Phúc về “Sáng kiến An ninh mới của Trung Quốc”, gặp gỡ trao đổi với đại diện nước chủ nhà cũng như tiếp xúc với các đoàn khác sẽ nhận được sự quan tâm đặc biệt.

Về phần mình, ông Lloyd Austin dự kiến gặp gỡ một số nhà lãnh đạo bên lề sự kiện, nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng tại khu vực, tầm nhìn chung về một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, với ASEAN làm trung tâm.

Một điểm nhấn khác là sự xuất hiện của Thủ tướng Australia Anthony Albanese, diễn giả chính phát biểu khai mạc ngày 2/6. Qua bài phát biểu của mình, ông phác thảo tầm nhìn quốc gia về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Năm ngoái, với tư cách là diễn giả chính tại Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio có phát biểu đáng chú ý về chủ đề này.

Bức tranh cũ

Dù có thay đổi về đại diện Trung Quốc, song nội dung Đối thoại Shangri-La năm nay dường như vẫn là chuyện giữa nước này và Mỹ.

Thực tế cho thấy, lời từ chối của phía Bắc Kinh, diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung có chuyển biến phức tạp kể từ Đối thoại gần đây nhất với nhiều sự kiện nóng, bao gồm việc Chủ tịch Hạ viện Mỹ khi đó thăm Đài Loan (Trung Quốc).

Một mặt, hai bên cho thấy nỗ lực cần thiết để hạ nhiệt. Đầu tháng Năm, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jack Sullivan gặp ông Vương Nghị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Vienna. Tổng thống Mỹ Joe Biden tin tưởng quan hệ với Trung Quốc sớm “tan băng”. Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Chuẩn tướng Pat Ryder nhấn mạnh quyết định của Trung Quốc không ảnh hưởng tới nỗ lực tìm kiếm đường dây liên lạc với Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).

Mặt khác, các sự cố trên thực địa giữa quân đội hai nước diễn ra với tần suất ngày một lớn, tiêu biểu là vụ Mỹ bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc tháng Hai. Mới đây, trong thông báo ngày 30/5, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (INDOPACOM) cho biết, máy bay J-16 Trung Quốc đã bay cắt mặt máy bay do thám RC-135 của xứ cờ hoa. Tháng 12/2022, một vụ việc tương tự xảy ra, khiến máy bay Mỹ phải đổi hướng để tránh va chạm.

Liệu một cuộc gặp giữa lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ-Trung có thể thay đổi thực trạng này hay không? Câu trả lời có lẽ là không. Trong Đối thoại Shangri-La năm 2022, ông Austin từng gặp riêng người đồng cấp Trung Quốc khi đó là ông Ngụy Phượng Hòa. Tuy nhiên, lần tiếp xúc ngắn ngủi này không giúp xoa dịu quan hệ song phương, với ông Ngụy chỉ trích Washington ngăn cản Bắc Kinh phát triển tại diễn đàn này.

Trên thực tế, sau cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Indonesia tháng 11/2022, các hoạt động tiếp xúc cấp cao song phương vẫn được duy trì song với tần suất thấp.

Đó là chưa kể khi còn là Chủ nhiệm Tổng cục Trang bị, ông Lý từng bị chính phủ Mỹ áp lệnh trừng phạt liên quan đến thương vụ máy bay chiến đấu Su-35 và hệ thống tên lửa phòng không S-400 giữa Nga và Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó, việc lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ-Trung chưa gặp gỡ tại Shangri-La không phải là điều gì quá đỗi bất ngờ hay tiêu cực. Có chăng, quyết định của Trung Quốc và phản ứng từ phía Mỹ cho thấy sự thận trọng từ cả hai phía. Tuy nhiên, trong một liên kết được chính giới và học giả mô tả là “mối quan hệ song phương quan trọng nhất của thế kỷ XXI”, sự thận trọng ấy chắc chắn là cần thiết.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ukraine thúc Mỹ hỗ trợ tăng cường năng lực phòng không, nếu không sẽ “thoái lui dần”

Ngày 30/3, theo thông tin Bộ Quốc phòng Ukraine công bố, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Rustem Umerov và người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin đã điện đàm về sự cần thiết phải tăng cường khả năng phòng không cho Kiev.

Nhật Bản hứa hẹn về một tương lai “hòa bình, ổn định và thịnh vượng” cho các quốc đảo Thái Bình Dương

Nhật Bản và các quốc đảo Thái Bình Dương đang trong ngày thứ 2, cũng là ngày cuối cùng, của cuộc đối thoại cấp Bộ trưởng Quốc phòng, diễn ra từ 19-20/3, được tổ chức tại Tokyo.

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Chính sách ngoại giao tình báo của Ấn Độ phù hợp với chiến lược xây dựng liên minh khu vực và toàn cầu hiện nay của nước này.

Thúc đẩy ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Hàn Quốc bổ nhiệm đặc phái viên

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc vừa bổ nhiệm Đại sứ Chung Kee-yong làm đặc phái viên của nước này về các vấn đề Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Lần đầu tiên sau 6 năm, Ấn Độ-Hàn Quốc đối thoại cấp Ngoại trưởng

Ngày 6/3, Hàn Quốc và Ấn Độ đã tổ chức đối thoại cấp Ngoại trưởng tại Seoul để thảo luận cách thức tăng cường quan hệ song phương.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nga chặn đứng âm mưu tuồn “hàng nóng” từ Ukraine vào, có cả chất nổ mạnh gấp 1,5 lần TNT

Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) cùng hải quan Nga đã chặn đứng một kênh buôn lậu xuyên biên giới nhằm đưa chất nổ do nước ngoài sản xuất vào nước này từ Ukraine theo lộ trình qua các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).

Triển lãm 70 bức tranh cổ động về chiến thắng Điện Biên Phủ

Baoquocte.vn. Triển lãm giới thiệu 70 tác phẩm của các họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp trên toàn quốc, được tuyển chọn từ cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Hoa anh đào Nhật Bản và cơ duyên về với mảnh đất Điện Biên

Baoquocte.vn. Cứ vào độ từ tháng 3-5 hằng năm, hoa anh đào lại nở rộ, trải khắp đất nước Nhật Bản. Tại Việt Nam, loài hoa này cũng khoe sắc trên mảnh đất Điện Biên lịch sử.

Phát động Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng

Nội dung tác phẩm dự thi yêu cầu có thông điệp rõ ràng, góc nhìn mới lạ, độc đáo về Thủ đô Hà Nội - Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Lên kế hoạch hành động ở LHQ nhằm gửi thông điệp tới Israel, Mỹ hứa hẹn nỗ lực

Palestine đang muốn thúc đẩy cuộc bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngay trong tháng 4, nhằm công nhận tư cách thành viên đầy đủ của quốc gia Hồi giáo tại tổ chức quốc tế này.

Bài đọc nhiều

Nhật Bản sẽ tái khởi động nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới

Cơ quan Quản lý hạt nhân của Nhật Bản (NRA) đã dỡ bỏ lệnh cấm vận hành được áp đặt cách đây 2 năm đối với Nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), qua đó mở đường cho quá trình hướng tới tái khởi động cơ sở này. Với công suất 8.212 megawatt (MW), Nhà máy Kashiwazaki-Kariwa được đặt tại tỉnh Niigata trên bờ biển Nhật...

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Nga dự báo Tổng thống Zelensky sắp mất chức, Mỹ-Nhật thỏa thuận quan trọng về quân sự, Israel bắt giữ em gái thủ lĩnh...

Nga siết chặt quản lý người di cư, xuất khẩu quốc phòng của Ấn Độ đạt kỷ lục, tàu chiến Trung Quốc lại xuất hiện tại căn cứ hải quân Campuchia, Ukraine bác yêu cầu của Nga về giao nộp khủng bố, Venezuela cảnh báo nguy cơ bạo lực trước bầu cử … là một số tin thế giới nổi bật trong 24 giờ qua.

Siêu cần cẩu của CIA tham gia khắc phục vụ sập cầu Mỹ

Mỹ điều cần cẩn với sức nâng 1.000 tấn, từng là "vũ khí bí mật" của CIA trong Chiến tranh Lạnh, tham gia trục vớt xác cầu bị tàu đâm sập ở Baltimore. Kỹ sư và công binh Mỹ cuối tuần qua bắt đầu khoan cắt và giải tỏa những đoạn đầu tiên thuộc cây cầu thép Francis Scott Key, bị tàu container Dali đâm sập rạng sáng 26/3 và nằm chắn ngang dòng sông dẫn tới cảng Baltimore,...

Cùng chuyên mục

Nga tuyên bố kiểm soát thêm hơn 400 km2 lãnh thổ

Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết nước này kiểm soát thêm 403 km2 lãnh thổ và tiếp tục đẩy lùi lực lượng Ukraine về phía tây. "Sau đợt phản công thất bại, đối phương cố gắng giữ một số tuyến và vị trí nhất định, song không đạt được bất cứ mục tiêu nào", Bộ trưởng Quốc phòng Nga, đại tướng Sergey Shoigu nói trong cuộc họp với các chỉ huy quân đội ngày 2/4.Ông Shoigu cho biết...

Nga chặn đứng âm mưu tuồn “hàng nóng” từ Ukraine vào, có cả chất nổ mạnh gấp 1,5 lần TNT

Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) cùng hải quan Nga đã chặn đứng một kênh buôn lậu xuyên biên giới nhằm đưa chất nổ do nước ngoài sản xuất vào nước này từ Ukraine theo lộ trình qua các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).

Bất chấp Nga tấn công, hệ thống năng lượng Ukraine còn lâu mới sập

Các cuộc tấn công gần đây của Nga đã gây ra thiệt hại đáng kể cho hệ thống điện Ukraine, nhưng khó có khả năng xảy ra sự sụp đổ hoàn toàn, ông Volodymyr Kudrytskyi, người đứng đầu nhà điều hành lưới điện quốc gia Ukrenergo, cho biết hôm 1/4. Kể từ ngày 22/3, các lực lượng Nga đã tấn công các nhà máy nhiệt điện và thủy điện cũng như mạng lưới chính của Ukraine gần như...

Hà Nội – Quảng Châu: Chia sẻ tương đồng, tìm kiếm cơ hội hợp tác

Hà Nội (Việt Nam) và Quảng Châu (Trung Quốc) có nhiều điểm tương đồng, đều là động lực phát triển mạnh mẽ của khu vực, hoàn toàn có thể hỗ trợ lẫn nhau. Áo dài Việt Nam rực rỡ tại Quảng Châu (Trung Quốc) Quảng Châu (Trung Quốc) mong muốn hợp tác với Hà Nội trên nhiều lĩnh vực Đây là thông tin được đưa ra tại...

Mới nhất

Mới nhất