Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNếu Bộ GD&ĐT biên soạn 1 bộ SGK, chống độc quyền sẽ...

Nếu Bộ GD&ĐT biên soạn 1 bộ SGK, chống độc quyền sẽ thất bại


Trong Công điện ngày 16/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ GD&ĐT khẩn trương có giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập được Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ ra trong triển khai chương trình phổ thông, sách giáo khoa mới, trong đó có việc chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa của Nhà nước.

Chống độc quyền sẽ thất bại

TS Nguyễn Hồng Quang, Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, sau gần bốn năm thực hiện, chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa theo Nghị quyết 88 của Quốc hội đã có kết quả tích cực. Cả nước có 6 nhà xuất bản và 3 tổ chức đủ điều kiện tham gia biên soạn sách giáo khoa, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước.

Chuyên gia không đồng tình việc giao Bộ GD&ĐT biên soạn 1 bộ sách giáo khoa. (Ảnh minh hoạ)

Chuyên gia không đồng tình việc giao Bộ GD&ĐT biên soạn 1 bộ sách giáo khoa. (Ảnh minh hoạ)

“Nếu thời điểm này Bộ GD&ĐT biên soạn thêm một bộ sách sẽ làm hạn chế xã hội hóa, gây ra sự cạnh tranh bất bình đẳng và tốn kém cho xã hội, đặc biệt sẽ làm chính sách chống độc quyền thất bại”, ông Quang nói.

Việc xã hội hóa biên soạn và phát hành sách giáo khoa đã góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước, đảm bảo tính cạnh tranh, hướng đến mục tiêu đa dạng hóa nguồn học liệu phục vụ nhu cầu học tập và giảng dạy của học sinh, giáo viên. Giờ đây, sách giáo khoa không còn là “pháp lệnh”, là duy nhất.

Thay vì Bộ GD&ĐT sử dụng ngân sách biên soạn thêm một bộ sách thì nên tiếp tục thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa theo chủ trương đã được Quốc hội cho phép tại Nghị quyết số 122.

Vị chuyên gia này cũng phân tích thêm, Bộ GD&ĐT là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, không có các bộ phận chức năng thực hiện các công đoạn xuất bản sách giáo khoa. Nếu Bộ GD&ĐT tự thực hiện thêm một bộ sách giáo khoa thì phải hình thành các bộ phận tương ứng như một nhà xuất bản. Từ đó, dẫn tới lãng phí nguồn lực (tác giả, biên tập viên, hoạ sĩ, trang thiết bị trong lĩnh vực xuất bản), không phát huy được nguồn lực sẵn có tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Quan trọng hơn hết, việc thay sách giáo khoa đã đi gần hết chặng đường nên nếu có thêm một bộ sách của Bộ GD&ĐT vào lúc này có thể sẽ là một cuộc điều chỉnh chính sách giữa chừng rất lớn. Điều này gây ra sự lãng phí về nguồn lực, công sức, trí tuệ và có thể nói sẽ đi ngược chủ trương xã hội hóa theo các Nghị quyết của Quốc hội, vị này nêu quan điểm.

Ông Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới môn Ngữ văn cũng từng nhận định, trong bối cảnh hiện nay, việc yêu cầu Bộ GD&ĐT tiếp tục biên soạn một bộ sách giáo khoa là hoàn toàn không cần thiết, không khả thi và làm phức tạp thêm tình hình. Ông chỉ ra 5 lý do.

Thứ nhất, các bộ sách đã có đầy đủ, để triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đúng tiến độ.

Thứ hai, Nghị quyết 122 của chính Quốc hội (ra sau Nghị quyết 88) đã yêu cầu không biên soạn bộ sách sử dụng ngân sách Nhà nước nữa.

Thứ ba, việc biên soạn sách giáo khoa theo hướng xã hội hóa đã được triển khai thành công theo Nghị quyết 88, không tốn kém ngân sách Nhà nước, lại phát huy được trí tuệ và các nguồn lực của xã hội.

Thứ tư, nếu Bộ GD&ĐT tiến hành biên soạn bộ sách của bộ thì phải làm lại từ đầu, bắt đầu từ lớp 1, nếu làm đồng loạt các cấp thì ít nhất phải mất 5 năm nữa mới hoàn chỉnh. Trong khi thực tế đã có đủ sách giáo khoa cho tất cả các cấp lớp rồi. Bộ sách “của Bộ” ra đời khi các trường đã dạy theo những bộ sách khác suốt 5 – 7 năm trời, bây giờ họ có sẵn sàng thay đổi không, nếu thay đổi thì giáo viên phải đi tập huấn lại, soạn lại giáo án chăng?

Thứ năm, không thể nghĩ đơn giản việc chọn trong các bộ sách đã có để lấy một bộ sách làm sách của Bộ được, vì mỗi bộ sách đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định và việc đánh giá bộ nào hơn bộ nào là bất khả thi.

“Liệu rằng, Bộ GD&ĐT có dám cho giáo viên toàn quốc bỏ phiếu trực tiếp để chọn lấy một bộ sách từ mỗi môn học không? Mỗi môn học lại có 12 lớp, liệu có bộ nào có sách cả 12 năm đều có ưu điểm hơn hẳn các bộ sách khác không?”, ông nói.

Lại nữa, nếu năm này chọn sách bộ A nhưng sang lớp sau sách bộ B lại tốt hơn thì có chọn tiếp sách bộ A hay không? Nếu chọn mỗi sách một ít bài ghép lại thì lại càng không ổn vì mỗi sách có một tư tưởng sư phạm, một cấu trúc rất khác nhau dù cùng chung một chương trình. Hơn nữa, vấn đề bản quyền tác giả sách sẽ rất phức tạp…, ông Đỗ Ngọc Thống nêu thêm.

Năm học 2023 - 2024 tới các lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11 sẽ dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới được lựa chọn từ nhiều nhà xuất bản khác nhau.

Năm học 2023 – 2024 tới các lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11 sẽ dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới được lựa chọn từ nhiều nhà xuất bản khác nhau. 

Lãng phí ngân sách 

Trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thị Hà – Uỷ viên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội nêu quan điểm, không nên có thêm bộ sách do Bộ GD&ĐT biên soạn vào thời điểm này. Bởi khi yêu cầu Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ sách giáo khoa bằng kinh phí của Nhà nước rất tốn kém.

Ngoài ra, hiện nay việc thay sách đã đi gần hết một chặng đường. Việc có một bộ sách vào lúc này có thể sẽ là một cuộc điều chỉnh chính sách rất lớn, cần phải huy động rất nhiều thời gian, nguồn lực. Trong khi đổi mới giáo dục không thể cho chúng ta thêm nhiều thời gian để chững lại hay chậm thêm.

Và hơn hết, việc Bộ GD&ĐT biên soạn thêm 1 bộ sách giáo khoa chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn các chủ biên. Bởi hiện nay, hầu hết những “nhân tài” giáo dục đã tham gia biên soạn các bộ sách giáo dục hiện hành.

Về băn khoăn, Bộ GD&ĐT nên lựa chọn các đầu sách từ các bộ sách giáo khoa hiện hành để tạo thành một bộ sách giáo khoa dùng chung trong cả nước, bà Hà cho rằng, điều này cũng không phù hợp bởi mỗi một bộ sách đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc đánh giá bộ sách để sử dụng phụ thuộc vào nhu cầu, mong muốn của từng địa phương.

Đặc biệt, điều này có thể tạo ra sự bất bình đẳng trong việc lựa chọn sách của các địa phương, dễ xuất hiện nguy cơ quay lại thời kì “độc quyền” sách giáo khoa như trước kia.

Tại phiên giám sát cũng về nội dung này hôm 14/8, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng đã đề nghị bỏ đề xuất nói trên. Theo Bộ trưởng, nhà nước nắm và trông coi chương trình thống nhất toàn quốc. Đó là nội dung lõi của giáo dục, là pháp lệnh, còn sách giáo khoa là học liệu, công cụ để hỗ trợ giáo viên để chuyển tải chương trình, thực hiện các yêu cầu môn học.

“Chương trình là duy nhất, thống nhất; học liệu là đa dạng và linh hoạt. Vậy có cần một bộ sách giáo khoa, tức một bộ học liệu của nhà nước hay không?”, Bộ trưởng Sơn đặt câu hỏi.

Cũng theo ông Sơn, việc này khác với nội dung nghị quyết 122 năm 2020. Bộ chỉ tổ chức biên soạn sách khi không có tổ chức và cá nhân nào biên soạn. Thực tế, tất cả môn học đều có sách của các tập thể, cá nhân biên soạn.

Việc Bộ biên soạn một bộ sách nữa không chỉ ảnh hưởng lớn tới chủ trương xã hội hóa mà còn có thể tác động tới tinh thần đổi mới mà toàn ngành đang hướng tới.

Hà Cường



Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ Giáo dục đề xuất tạm thời hạ chuẩn giáo viên

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là nội dung tại dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội, được Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Chính phủ và công bố ngày 22/3.Bộ cho biết hiện số lượng giáo viên chưa đáp ứng định mức; tình...

Quảng bá, lan tỏa Hát Xoan trên không gian mạng

Đây là dự án 100% xã hội hóa, do nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long làm chủ nhiệm dự án. Dự án được lên kế hoạch từ năm 2022 và thực hiện trong năm 2023 và được ra mắt đúng dịp mùa xuân Giáp Thìn trên kênh YouTube Dân ca & nhạc cổ truyền do nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long sáng lập và vận hành nhằm tôn vinh những giá trị âm nhạc quý báu...

Có thể giải thể trường đại học không đạt chuẩn

Từ nay tới năm 2028, các trường đại học phải đạt tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục, nếu không có thể bị đình chỉ tuyển sinh và giải thể. Thông tin được Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nêu tại Hội nghị tập huấn triển khai thông tư 01 về chuẩn cơ sở giáo dục đại học, ngày 22/3.Thông tư này được Bộ ban hành hồi tháng 2 với 6 tiêu chuẩn để bảo...

Đề tham khảo môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT 2024

2024 là năm cuối cùng thực hiện dạy học và thi theo Chương trình giáo dục phổ thông năm cũ. Do đó, đề thi tốt nghiệp THPT năm 2024 về cơ bản giữ ổn định cấu trúc như các năm trước đó.Về nội dung, đề thi bảo đảm khoa học, chính xác theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông 2006. Nội dung đề thi có độ phân hóa cao hơn, đặc biệt...

Chính phủ yêu cầu rà soát phương pháp định giá sách giáo khoa

Ngày 20-3, Chính phủ ban hành nghị quyết 32/NQ-CP ban hành kế hoạch thực hiện nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ngày 18-9-2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về việc thực hiện nghị quyết số 88/2014/QH13 và nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.Chính phủ yêu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trần Quyết Chiến, Bao Phương Vinh xuất sắc vào chung kết billiards thế giới

Ở giải vô địch billiards đánh đôi thế giới, đội tuyển Việt Nam xuất sắc giành suất vào chung kết sau khi đánh bại đội tuyển Mỹ. Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh tạo cột mốc lịch sử cho billiards Việt Nam khi lần đầu tiên vào đến trận đấu cuối cùng của giải đánh đôi thế giới.Ở trận đánh đơn, Trần Quyết Chiến so tài với Raymon Groot. Tay cơ của Việt Nam đang đứng thứ...

Khởi tố nữ giám đốc ở Hà Nam mua bán hóa đơn khống trị giá 730 tỷ đồng

Tối 24/3, thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh này vừa khởi tố vụ án, ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Thị Hậu (SN 1980, trú phường Hoàng Đông, thị xã Duy Tiên, Hà Nam) và 12 bị can khác để điều tra về hành vi bán trái phép 1.500 hóa đơn giá trị gia tăng, với tổng số tiền hàng hóa, dịch vụ...

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

Bài đọc nhiều

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Thần đồng 8 tuổi phát triển 3 app công nghệ thu hút sự chú ý cả thế giới

Một thần đồng trẻ tuổi đến từ Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của cả thế giới bằng sự thông minh và sáng tạo của mình. Năm 2023, Rishi Shiv Prasanna, một cậu bé 8 tuổi đến từ thành phố Bengaluru đã được Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu vinh danh Giải thưởng Trẻ em Quốc gia Pradhan Mantri Rashtriya Bal Puraskar danh giá cho những thành tựu đặc biệt với tư cách là nhà phát triển ứng dụng...

Cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục đề xuất tạm thời hạ chuẩn giáo viên

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là nội dung tại dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội, được Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Chính phủ và công bố ngày 22/3.Bộ cho biết hiện số lượng giáo viên chưa đáp ứng định mức; tình...

9 thí sinh bị đình chỉ trong đợt thi đánh giá năng lực đầu tiên năm 2024

Tối 24-3, Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết tổng số thí sinh đăng ký dự thi HSA đợt 401 theo danh sách là 11.157, số có mặt dự thi là 11.014, đạt 98,7%.Trung tâm khảo thí đánh giá tỉ lệ thí sinh dự thi ngay đợt đầu tiên đạt cao hơn nhiều so với các đợt...

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

Mới nhất

Sửa đổi Luật nghĩa vụ quân sự, nghiên cứu chế độ mới cho hạ sĩ quan, binh sĩ

Chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp là một trong những nội dung nhận được sự quan tâm lớn của người lao động ở cả khu vực công và khu vực tư. Cùng với đó, chế độ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ cũng nhận được nhiều...

Lý do người mua lỗ tới 3,7 triệu đồng/lượng

Cập nhật giá vàng SJCGiá vàng thế giới đi ngang trong bối cảnh chỉ số USD tăng cao. Ghi nhận lúc 5h ngày 25.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Dự báo giá vàngThị trường vàng vừa trải qua một...

Mới nhất