Trang chủChính trịNgoại giaoNga sử dụng "kỳ công đắt giá" để đối phó với phương...

Nga sử dụng “kỳ công đắt giá” để đối phó với phương Tây, Mỹ lên tiếng về hướng đi tiếp theo


Theo Wall Street Journal, ngày 9/10, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tiết lộ, nước này rất có thể tiến hành các bước bổ sung để thực thi biện pháp áp trần giá dầu Nga ở mức 60 USD/thùng.

Nga sử dụng 'kỳ công đắt giá' để lách trừng phạt từ phương Tây, Mỹ lên tiếng về hướng đi tiếp theo
Cuối năm 2022, phương Tây áp mức giá trần đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga ở mốc 60 USD/thùng. (Nguồn: Reuters)

Bà Yellen nói: “Chúng tôi muốn những người tham gia thị trường biết rằng, Mỹ rất coi trọng mức trần giá này”.

Trước đó, ngày 29/9, trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg, Bộ trưởng Yellen thừa nhận, việc Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), Liên minh châu Âu (EU) và Australia tung đòn áp trần với giá dầu Nga không thực sự hiệu quả như phương Tây mong muốn.

Quan chức này nói: “Hiệu quả của việc áp giá trần đã giảm đi, khi dầu thô Nga đang dao động ở mức khoảng 80 đến 90 USD/thùng, cao hơn nhiều so với con số 60 USD. Moscow dành rất nhiều tiền bạc, thời gian và công sức để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu dầu. Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để hành động. G7 sẽ cân nhắc theo thời gian xem những cách nào có thể khiến cơ chế giá trần hiệu quả hơn”.

Trong tháng 9, xuất khẩu dầu thô Urals của Nga đạt mức giá trung bình 85 USD/thùng, cao hơn khoảng 25 USD so với mức giá trần của G7 và EU.

Ở thời điểm hiện tại, một khối lượng lớn dầu thô của nước này vẫn đang được vận chuyển trên các tàu phương Tây.

Số liệu từ Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA) cho thấy, trong khoảng thời gian từ ngày 29/9 đến 1/10, 37% khối lượng xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga đã được vận chuyển trên các tàu thuộc sở hữu hoặc được bảo hiểm bởi các quốc gia trong G7 hoặc EU. Lợi nhuận từ nhiên liệu hóa thạch của Nga đạt tổng cộng 4,68 tỷ USD trong khoảng thời gian đó.

Tại báo cáo tiến độ thực thi biện pháp áp trần giá đầu hồi tháng 5, Bộ Tài chính Mỹ đánh giá: “Bất chấp sự hoài nghi ban đầu của thị trường, những người tham gia thị trường và các nhà phân tích địa chính trị thừa nhận rằng, mức trần giá đang hoàn thành hai mục tiêu: Giảm doanh thu của Nga và dầu thô của nước này vẫn vươn ra thế giới. Giá trần đã khiến doanh thu thuế dầu khí của nước này giảm 44%”.

Tuy nhiên, theo Bloomberg, Moscow đã thành công trong việc thiết lập mạng lưới công ty vận chuyển và bảo hiểm thay thế cho doanh nghiệp phương Tây.

Song song với đó, một số chuyên gia cho rằng, “hạm đội bóng tối” lớn gồm các tàu chở dầu đã giúp Nga vận chuyển dầu vượt mức giá trần ra thị trường thế giới.

Công ty phân tích Kpler thông tin, trong tháng 8/2023, khoảng 75% hoạt động vận chuyển nguyên nhiên liệu bằng đường biển mà không có bảo hiểm tàu ​​biển của các công ty phương Tây. Đây là công cụ chính để Moscow thực hiện lệnh cấm vận.

Các chuyên gia vận tải biển ước tính, Nga sở hữu khoảng 600 tàu chở dầu ngoài hợp đồng để củng cố “hạm đội bóng tối” trong năm 2022, với chi phí ước tính ít nhất là 2,25 tỷ USD.

Nhật báo Wall Street Journal nhận định, đó là “một kỳ công đắt giá”. Chi phí của các tàu chở dầu của “hạm đội bóng tối”, phí bảo hiểm bổ sung mà Nga phải bảo lãnh có thể khiến chi phí xuất khẩu dầu tăng thêm 36 USD/thùng.

Một lỗ hổng khác trong lệnh trừng phạt của phương Tây chính là cho phép các nước mua dầu qua bên thứ ba. Đơn cử như Ấn Độ. Quốc gia này không tham gia cơ chế trần giá và tăng cường mua dầu giảm giá từ Nga. Không chỉ trở thành khách hàng lớn mua dầu Moscow, New Delhi đang trên đà trở thành nhà cung cấp nhiên liệu tinh chế lớn nhất cho châu Âu.

Các nhà máy lọc dầu của quốc gia Nam Á tận dụng việc mua dầu với giá rẻ, tinh chế thành nhiên liệu và bán cho EU với giá cạnh tranh.

Ông Viktor Katona, nhà phân tích dầu thô hàng đầu tại Kpler khẳng định: “Dầu mỏ của Nga đang tìm đường quay trở lại châu Âu bất chấp mọi lệnh trừng phạt”.

Tháng 12/2022, các nước EU, G7 và Australia đã áp mức giá trần đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga ở mốc 60 USD/thùng. Mỹ và đồng minh cấm các công ty phương Tây cung cấp bảo hiểm và dịch vụ khác cho các chuyến hàng dầu thô của Nga, trừ khi hàng hóa được mua ngang bằng hoặc dưới mức giá trần nói trên.

Cơ chế này nhằm buộc Nga tiếp tục xuất khẩu khối lượng lớn dầu để ngăn giá toàn cầu tăng đột biến, nhưng làm giảm doanh thu mà Moscow thu được từ việc bán dầu thô.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ấn Độ tích cực mua dầu của Mỹ sau khi quay lưng với Nga

Dòng chảy dầu thô của Nga sang Ấn Độ tăng mạnh khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) vẫn là nhà cung cấp lớn nhất cho Ấn Độ, nhưng các lệnh trừng phạt chặt chẽ hơn của Mỹ đã khiến dòng chảy này bị tắc nghẽn.Các thương nhân cho biết Tập đoàn Dầu khí Bharat, Tập đoàn Dầu Ấn Độ và nhà máy lọc dầu...

EU sẽ nhận hậu quả nếu “khai tử” dòng “nhiên liệu xanh” của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với các nước Liên minh châu Âu (EU) vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu này.

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine tại Paris đã kết thúc hôm 26/2 với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine chiến đấu chống lại Nga, nhưng không đưa ra biện pháp cụ thể nào.

Một quốc gia châu Âu “đoạn tuyệt” hoàn toàn dầu Nga trước thời hạn miễn trừ gần 1 năm

Chính phủ Bulgaria ngày 1/3 đã ngừng nhập khẩu dầu của Nga như một phần của lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Nga do chiến dịch quân sự của Moscow tiến hành tại Ukraine.

Châu Âu thành công thoát khí đốt Nga, kỷ nguyên cũ sẽ không trở lại

Hai năm kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, động lực thị trường khí đốt châu Âu đã thay đổi nhiều. Hiện tại, vẫn có những câu hỏi rằng, liệu khí đốt của Nga có thể lấy lại thị phần đã mất vào một thời điểm nào đó trong tương lai hay không?

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếng nói của kinh tế châu Á

Kể từ khi thành lập đến nay, Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.

Nét độc đáo và giá trị văn hóa Mỹ [Kỳ 2]

Cú “sốc” tương lai: Tên cuốn sách nổi tiếng của Alvin Toffler (1928-2016) có thể dùng để miêu tả người Mỹ sống trong tâm trạng “sốc” do nhịp độ sống gấp, cập rập, phải cố gắng theo cho kịp sự việc. Công nghệ thay đổi cuộc sống hàng ngày như vũ bão (lò viba, video, máy fax, máy vi tính…phổ biến).

Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 23/3 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nghiêm khắc trừng phạt các thủ phạm trong vụ tấn công khủng bố diễn ra ngày 22/3 gần thủ đô Moscow của Nga. Hiện số người thiệt mạng đã lên tới 143 người.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

EU sẽ nhận hậu quả nếu “khai tử” dòng “nhiên liệu xanh” của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với các nước Liên minh châu Âu (EU) vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu này.

Tăng cường cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và các nước

Trong đó, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã có các cuộc làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar; Chủ tịch Ủy ban Kinh tế đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ (DEIK) Nail Olpak, Phó Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam Reha Denemec và Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Istanbul Ali Telzolmez. Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar khẳng định, chuyến thăm chính thức Thổ...

Giá vàng trong nước “lật đổ” mức đỉnh cũ, vàng thế giới tìm được động lực mới, tiếp đà bứt phá trong tuần này?

Giá vàng hôm nay 4/3/2024, trong nước và thế giới đều đang neo khá chắc ở mức cao chưa từng thấy. Giá vàng miếng SJC sau khi đạt đỉnh mới hiện đang xuống sát ngưỡng 80 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới đã tìm được động lực mới, tăng mạnh trong phiên cuối tuần. Giới chuyên gia dự báo thế nào về thị trường trong nước và thế giới tuần này?

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024, doanh nghiệp tăng mua đẩy giá đi lên, tin vui với tiêu Việt xuất khẩu, kỳ vọng từ thị...

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 93.000 – 95.500 đồng/kg.

Từng “hụt hơi”, xuất khẩu cá tra bất ngờ lấy lại đà tăng tốc

Đối lập gam màu buồn của xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2023, 2 tháng đầu năm nay, đa số các thị trường chính đều ghi nhận loại cá tỷ USD này lấy đà tăng trở lại.

Mới nhất

Nét độc đáo và giá trị văn hóa Mỹ [Kỳ 2]

Cú “sốc” tương lai: Tên cuốn sách nổi tiếng của Alvin Toffler (1928-2016) có thể dùng để miêu tả người Mỹ sống trong tâm trạng “sốc” do nhịp độ sống gấp, cập rập, phải cố gắng theo cho kịp sự việc. Công nghệ thay đổi cuộc sống hàng ngày như vũ bão (lò viba, video, máy fax, máy vi tính…phổ biến).

Thiếu điện là trở ngại lớn với nhà đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp Hàn Quốc tin tưởng vào triển vọng tại Việt Nam trong hiện tại, nhưng quan ngại khi nhắc đến câu chuyện tương lai khi Việt Nam đi qua thời điểm dân số vàng và vấn đề thiếu điện không được xử lý sớm. ...

Chương trình biểu diễn nghệ thuật: Vở chèo “Chuyện ngoài chính sử

Tại khu vực Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, xã Gia Phương, các nghệ sĩ, diễn viên nhà hát chèo Ninh Bình đã có buổi biểu diễn vở chèo “Chuyện...

Dư địa đầu tư vào lĩnh vực bất động sản Quảng Nam

Thời gian qua, Quảng Nam là một trong những địa phương có thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ. Mặc dù thị trường chung còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các chuyên gia nhận định, bất động sản Quảng Nam sẽ sớm hồi phục trở lại nhờ các dư địa lớn của tỉnh. ...

Đội tàu bay thương mại đăng ký quốc tịch Việt Nam đang giảm

Số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam tính đến ngày 15/3/2024 là 222 chiếc, trong đó tàu bay thương mại còn 203 chiếc, giảm 6 chiếc so tháng 2/2024 và giảm 21 chiếc máy bay so với cùng kỳ năm 2023. Dự...

Mới nhất