Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNga-Trung Quốc bắt tay, BRICS trỗi dậy, nhưng mục tiêu không phải...

Nga-Trung Quốc bắt tay, BRICS trỗi dậy, nhưng mục tiêu không phải hạ bệ đồng USD bị ‘vũ khí hóa’? Các quốc gia muốn gì?


Sự độc quyền của USD ngày càng gây lo ngại không chỉ ở Nam bán cầu mà còn ở ngay các nền kinh tế lớn phương Tây. Hợp tác Nga-Trung Quốc được hiểu là một liên minh và phi USD hóa như một ‘mưu đồ’ để lạt đổ đồng bạc xanh. Thực tế có phải như vậy?

BRICS... phi USD hóa.........
BRICS sẽ góp phần đa dạng hóa đồng tiền dự trữ quốc tế như thế nào? (Nguồn: Getty)

Mới đây, trong bài viết trên China-US Focus, Tiến sĩ Dan Steinbock, chiến lược gia về thế giới đa cực nhận định rằng, áp lực đối với việc đa dạng hóa đồng tiền dự trữ của thế giới đã có từ lâu.

Vấn đề này được tăng cường sau năm 2008, nhưng ngày càng được quan tâm hơn kể từ năm 2022, đặc biệt sau xung đột Nga-Ukraine (tháng 2/2022). Đây sẽ là chủ đề chính trong Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) sắp tới và xu hướng này có khả năng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sau hội nghị.

Vào năm 2016, Bộ trưởng Tài chính Mỹ khi đó là ông Jack Lew đã cảnh báo rằng: “Chúng ta càng đặt điều kiện cho việc sử dụng đồng USD và hệ thống tài chính tiếp tục tuân thủ chính sách đối ngoại, thì nguy cơ các nước chuyển sang các loại tiền tệ khác và các hệ thống tài chính khác trong trung hạn càng tăng lên”.

Cả chính quyền cựu Tổng thống Trump và Tổng thống Biden đương nhiệm đều phớt lờ lời cảnh báo của ông Lew. Hệ quả là, các nước vùng Nam bán cầu ngày càng quan tâm tới BRICS.

Chủ đề chính tại Thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg (Nam Phi) vào tháng 8 này sẽ là khối cùng hành động để phát triển các hệ thống thanh toán thay thế cho đồng bạc xanh của Mỹ.

Rủi ro từ độc quyền USD

Nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel Paul Krugman lưu ý, phần lớn thương mại thế giới vẫn được thanh toán bằng đồng bạc xanh. Nhiều ngân hàng có trụ sở bên ngoài nước Mỹ chấp nhận khoản tiền gửi bằng USD. Nhiều tập đoàn ngoài lãnh thổ Mỹ vay vốn bằng USD. Các ngân hàng trung ương dự trữ phần lớn bằng đồng bạc xanh.

Mặc dù vậy, sự độc quyền “cưỡng bức” hiện tại của USD – sự phụ thuộc không cân xứng của thế giới vào đồng tiền Mỹ trong thanh toán và lập hóa đơn thương mại, sự phụ thuộc vào nó của các công ty tài chính và tập đoàn không phải của nước Mỹ cũng như tỷ trọng cao của đồng bạc xanh trong dự trữ của các ngân hàng trung ương ngày càng gây lo ngại không chỉ ở Nam bán cầu mà còn ở ngay các nền kinh tế lớn phương Tây.

Việc đồng USD bị “vũ khí hóa” dưới danh nghĩa cộng đồng quốc tế nhưng không có sự đồng thuận rộng rãi sẽ đặt các hóa đơn và thanh toán thương mại, các tập đoàn nước ngoài và dự trữ ngân hàng trung ương vào rủi ro.

Gần đây, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, vẫn không có giải pháp thay thế nào cho hệ thống tiền tệ dựa trên đồng USD. Sau đó, một lần nữa, bà cũng đã cảnh báo về một kịch bản thảm khốc nếu Washington không đồng ý về một giới hạn nợ mới.

Tương tự, người Anh cũng từng chào mời “sự may mắn” của đồng Bảng Anh cho đến năm 1914. Nhưng vị trí ưu việt đó đã kết thúc với sự căng thẳng quá mức của nền kinh tế xứ sở sương mù sau năm 1945.

Mặc dù ở thời điểm đầu thế kỷ XXI hiện nay có những đặc điểm riêng, nhưng sẽ không có quá nhiều sự khác biệt so với cách đây gần 1 thế kỷ.

Ưu điểm của đa dạng hóa tiền tệ quốc tế

Vậy BRICS sẽ góp phần đa dạng hóa đồng tiền dự trữ quốc tế như thế nào?

Nhờ sự linh hoạt trong tổ chức, khối có thể đưa ra các biện pháp đơn phương, song phương và đa phương. Các biện pháp này được thúc đẩy bởi các nền kinh tế sáng lập BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc), các thành viên mới đầy tham vọng và cả các đối tác liên minh có chung tầm nhìn hay đang cân nhắc trở thành thành viên.

Theo ông Anil Sooklal, Đại sứ Nam Phi chịu trách nhiệm về quan hệ với châu Á và BRICS, khoảng 22 quốc gia đã chính thức nộp đơn xin gia nhập nhóm, trong khi một số lượng tương đương các nước “đã hỏi một cách không chính thức về việc trở thành thành viên BRICS”. Được biết, các quốc gia muốn gia nhập khối có Argentina, Iran, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Số lượng ngày càng tăng của các nền kinh tế mới nổi lớn và đông dân có thể tạo ra loại “hiệu ứng mạng” và “sự lan tỏa tích cực” sẽ rất quan trọng để khởi động cơ sở hạ tầng cho hệ thống tài chính toàn cầu thay thế được đề xuất.

BRICS... phi USD hóa.........
Vào thời điểm trước cuộc xung đột ở Ukraine, Hội đồng Đại Tây Dương mô tả Nga-Trung Quốc là “các đối tác trong quá trình phi USD hóa”. (Nguồn: RIA)

Tuy nhiên, những gì BRICS mang lại không đơn giản là phi USD hóa. Mục tiêu không phải là loại bỏ đồng bạc xanh, vốn thường được mô tả bởi những người chỉ trích và đối thủ chính trị của BRICS, đặc biệt là ở phương Tây. Vào thời điểm trước cuộc xung đột ở Ukraine, Hội đồng Đại Tây Dương đã mô tả Nga và Trung Quốc là “các đối tác trong quá trình phi USD hóa”.

Sự hợp tác đó được cho là “một giải pháp thay thế cho hệ thống tin nhắn thanh toán tín dụng toàn cầu SWIFT do Mỹ thống trị”. “Cái bắt tay” giữa Nga và Trung Quốc từng được hiểu là một liên minh hợp pháp và phi USD hóa như một “mưu đồ” để thay thế đồng bạc xanh.

Tuy nhiên, thực tế có đôi chút khác. BRICS không liên quan nhiều đến các quốc gia đang tìm cách ngấm ngầm phá vỡ trật tự quốc tế. Thay vào đó, giống như các nhà quản lý tài sản tìm cách duy trì sự đa dạng hóa phù hợp trong danh mục đầu tư của họ, mục tiêu chiến lược của BRICS là đa dạng hóa và hiệu chỉnh lại chứ không phải là phi USD hóa đơn thuần.

Từ Bancor của Keynes đến đa dạng hóa tiền tệ của BRICS

Hiện nay, hầu hết các nền kinh tế BRICS vẫn phụ thuộc đáng kể vào đồng tiền Mỹ, trong khi những nền kinh tế bị Washington và/hoặc các đồng minh trừng phạt đã giảm đáng kể dự trữ USD, thay vào đó, họ thường chọn vàng.

Điều mà các nền kinh tế lớn của BRICS tìm kiếm là một chế độ tiền tệ toàn cầu đa dạng hơn. Nếu điều này không được khắc phục dần dần và theo thời gian, nó sẽ thay đổi thông qua một cuộc khủng hoảng lớn và đột ngột trên thế giới. Mục tiêu của BRICS không phải là thay thế đồng USD mà là đa dạng hóa hệ thống tiền tệ để nó phản ánh tốt hơn nền kinh tế thế giới ngày nay.

Nhìn lại lịch sử, đây không phải là một ý tưởng mới. John Maynard Keynes, nhà kinh tế học người Anh và là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ XX, đã đưa ra lập luận tương tự cho Bancor – tiền tệ siêu quốc gia (cái tên được lấy cảm hứng từ từ “banque” của Pháp) tại một sự kiện vào năm 1944. Tuy nhiên, ý tưởng này đã bị các nhà đàm phán Mỹ đánh sập.

Khi đó, Bảng Anh và USD là đồng tiền dự trữ chính của thế giới. Mặc dù vậy, ông Keynes cảnh báo rằng, tính ưu việt của đồng bạc xanh sẽ dẫn đến sự không chắc chắn và biến động lớn sau quá trình tái thiết và phục hồi của Tây Âu và các nền kinh tế lớn khác.

Đó chính xác là những gì xảy ra vào năm 1971, khi Tổng thống Nixon đơn phương chấm dứt khả năng chuyển đổi của đồng USD sang vàng. Mặc dù được giới thiệu như một biện pháp tạm thời, nhưng quyết định này đã khiến đồng bạc xanh trở thành một loại tiền định danh thả nổi vĩnh viễn.

Khi vàng không còn là thước đo giá trị, nhận thức về giá trị đã thay thế chính giá trị. Hậu quả là cú sốc giá vàng dội khắp thế giới với cuộc khủng hoảng dầu mỏ kép, tiếp theo là giá dầu tăng gấp bốn lần, sau đó là lạm phát và lạm phát đình đốn và cuối cùng là lãi suất cao kỷ lục của Mỹ cùng các đợt tái vũ trang quy mô lớn.

Về địa chính trị, Mỹ tiếp tục dựa vào các nền kinh tế lớn của phương Tây và Nhật Bản, nhưng về kinh tế quốc tế, nước này không chịu từ bỏ đặc quyền thống trị. Kết quả là, sự độc quyền của đồng USD đã góp phần tạo ra bong bóng tài sản trong những năm 1980, đầu những năm 1990, đầu những năm 2000 và cuối cùng là vào năm 2008.

Giữa cuộc Đại suy thoái, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Zhou Xiaochuan đã làm sống lại ý tưởng trên và kêu gọi các nền kinh tế lớn của phương Tây “cải cách hệ thống hệ thống tiền tệ quốc tế”.

Những cam kết lớn đã được đưa ra ở Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nhật Bản, nhưng không có gì đáng kể được ghi nhận. Do đó, các tổ chức như Ngân hàng Phát triển mới BRICS (NBD), Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB)… đang nỗ lực tìm kiếm các thỏa thuận tiền tệ mới.

BRICS không muốn phá vỡ trật tự thế giới. Thay vào đó, họ tìm cách thúc đẩy sự đa dạng hóa trực tiếp. Động thái của BRICS cũng phản ánh nguyện vọng của nền kinh tế thế giới đa cực, trong đó triển vọng tăng trưởng toàn cầu được thúc đẩy bởi các nền kinh tế lớn mới nổi.





Nguồn

Cùng chủ đề

Giá vàng leo thang, tỷ giá USD/VND cao kỷ lục: Phía trước có rủi ro?

Giá vàng hôm nay 18/3/2024 chưa đứt đà giảm, vàng SJC rớt xuống 81,5 triệu đồng Giá vàng hôm nay 18/3/2024 trên thế giới giảm nhẹ trước cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Giá vàng miếng SJC trong nước cũng giảm theo, còn 81,5 triệu đồng, nhưng tăng chiều mua vào. Sau chỉ 2 phiên quay đầu giảm, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn ở thị trường trong nước lại tăng mạnh. Tới chiều phiên cuối...

Điểm tin kinh tế – thị trường ngày 17/3/2024: Giá vàng trong nước được điều chỉnh giảm

Ò Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 16/3/2024: Giá vàng nhẫn 999.9 hôm nay vẫn ở mức cao Giá vàng hôm nay 17/3/2024: Vàng SJC cuối tuần quay đầu trượt dốc Giá vàng trong nước đã được điều chỉnh giảm Sau khi liên tiếp lập kỷ lục vào tuần trước, giá vàng thế giới ổn định trong tuần này với vàng giao ngay duy trì trong phạm vi từ 2.184...

Những đồng tiền giá trị cao nhất thế giới

Theo Bestdiplomats, các loại tiền tệ mạnh nhất đã được kiểm tra, có tính đến số lượng tiền mặt nước ngoài thu được trên mỗi đô la Mỹ. Bảng xếp hạng đồng tiền giá trị nhất thế giới dựa trên thông tin từ Open Exchange, đơn vị cung cấp tỷ giá chuyển đổi.Dinar KuwaitMột dinar Kuwait trị giá 3,26 USD, trở thành đồng tiền giá trị cao nhất thế giới.Kuwait là một quốc gia giàu có, chủ yếu...

Giá USD ngân hàng lập đỉnh mới, USD tự do tăng mạnh

Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 15/3 ở mức 23.979 đồng/USD, tăng 12 đồng so với phiên hôm qua. Áp dụng biên độ 5%, các ngân hàng thương mại được phép giao dịch với tỷ giá trần hôm nay là 25.178 đồng/USD và tỷ giá sàn là 22.780 đồng/USD. Tỷ giá bán cũng được Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước tăng 12 đồng, đưa phạm vi mua - bán lên mức 23.400-25.127 đồng/USD.  Tỷ...

Thủ tướng Thái Lan công du châu Âu, Tây Ban Nha thúc đẩy FTA Mercosur-EU, Nga triệu Đại sứ Mỹ

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 8/3.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng thống Iran ‘rục rịch’ thăm Turkmenistan

Hãng thông tấn IRNA đưa tin, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian chia sẻ với các phóng viên rằng hiện các bên đang chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tới Turkmenistan.

Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba đến thăm New Delhi trong bối cảnh Ukraine nỗ lực giành lấy sự ủng hộ của Ấn Độ.

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí “cây nhà lá vườn”

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí kết hợp với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu trên thực địa.

Phong phú hoạt động tại Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V

Baoquocte.vn. Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương sẽ tổ chức Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V tại tỉnh Điện Biên từ ngày 24-26/4, với sự tham dự của khoảng 200 đại biểu thiếu nhi tiêu biểu đến từ 63 tỉnh, thành trên cả nước.

Đảo Trường Sa tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp

Đảo Trường Sa tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác thủy sản; các nội quy, quy định của đảo, âu tàu, Đồn biên phòng 394 Trường Sa cho ngư dân vào neo đậu.

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

55% nhà bán hàng vừa bán trực tiếp, vừa bán online

29/01/2024 12:45 Vân Hằng In bài ANTD.VN - Kết quả khảo sát 15.000 khách hàng của Sapo- nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh cho biết, 55,4% nhà bán hàng hiện tại lựa chọn hình thức vừa trực tiếp, vừa qua thương mại điện tử. Bán lẻ giảm sút trong năm 2023 Sapo cho biết,...

Tập đoàn Delta tăng vốn khủng sau ồn ào nợ bảo hiểm xã hội

Tăng mạnh vốn sau ồn ào nợ bảo hiểm xã hộiTheo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, vào ngày 29.12.2023, Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng Delta (Tập đoàn Delta) đã nâng vốn điều lệ từ 600 tỉ đồng lên 1.180 tỉ đồng.Danh sách thành viên bao gồm ông Nguyễn Minh Hiền góp 0,580%; bà Nguyễn Thị Thu Hồng góp 0,14%; ông Nguyễn Xuân Thu góp 0,508%; ông Hoàng Ngọc Tú góp 0,318%;...

VinFast 160 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng siêu giàu, tổ chức xếp hạng bối rối

Mỗi ngày VinFast có thêm 24 tỷ USD Trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 25/8 (giờ Mỹ), cổ phiếu VinFast (VFS) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiếp tục gây sốc với việc đóng cửa ở mức giá cao kỷ lục mới: 68,77 USD/cp (tương đương vốn hóa gần 160 tỷ USD), với hơn 12,9 triệu đơn vị được giao dịch. Trong phiên, có lúc VFS đã lên 72,5 USD/cp, tương ứng giá trị công ty đạt 170...

Mục sở thị ‘thương cảng’ The Venice long lanh trước ngày khai trương Mega Grand World Hà Nội

31/10/2023 21:28 P.V In bài ANTD.VN - Chỉ còn gần hai tháng nữa Mega Grand World Hà Nội sẽ chính thức khai trương. Theo thông tin cập nhật mới nhất từ công trường, các hạng mục cuối cùng đang được tăng tốc, gấp rút hoàn thiện. Trong đó, diện mạo của “thương cảng” The Venice đang dần thành hình và được đánh giá là long lanh hơn cả phối cảnh. ...

Cùng chuyên mục

Bộ Tài chính: Chưa điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

Do biến động CPI chưa đến 20% cũng như chờ sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, Bộ Tài chính nói hiện chưa đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Theo Nghị quyết thường kỳ tháng 1 của Chính phủ, Bộ Tài chính được giao nghiên cứu, đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân để gỡ khó cho đời sống người dân. Đây cũng là yêu cầu Quốc hội...

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư

Chiều 29/3, tại TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư tỉnh Bình Định năm 2024. Tham dự hội nghị có Phó thủ tướng Trần Lưu Quang; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; đại...

Căn cứ nào để đề xuất doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu?

Bộ Công Thương cho biết, hiện nay, giá xăng dầu là mức giá tối đa do Nhà nước công bố định kỳ dựa trên công thức giá xăng dầu cơ sở. Theo cơ chế này, Nhà nước ban hành tiêu chí, công thức tính giá, thông số tính toán giá, can thiệp quá sâu vào quyết định giá của doanh nghiệp."Nhằm giảm hẳn sự can thiệp của cơ quan nhà nước vào việc quyết định giá bán của...

Giả danh cơ quan thuế để lừa đảo, Lãnh đạo Tổng cục Thuế nói gì?

Thời gian gần đây, việc mạo danh cán bộ thuế và cơ quan chức năng khác lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trong tháng cao điểm quyết toán thuế khiến người đân hoang mang. Trước tình trạng này, tại buổi Họp báo quý I/2024 của Bộ Tài chính, ông Mai Sơn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, cơ quan đã nghiên cứu về các thủ đoạn mà các đối tượng lừa đảo áp dụng...

Gắn thi đua cho từng cán bộ thuế về việc xuất hóa đơn bán lẻ xăng dầu

Chiều 29.3, Bộ Tài chính tổ chức Họp báo thường kỳ quý I/2024. Tại đây, đại diện Tổng cục Thuế đã thông tin loạt vấn đề liên quan đến việc xuất hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu.Theo quy định, các cửa hàng xăng dầu phải thực hiện phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán, bắt buộc từ ngày 1.7.2022.Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với...

Mới nhất

Họp báo Thường kỳ Quý III năm 2021

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, quán triệt phương châm hành động năm 2021 của Chính phủ là “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển”, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ...

Phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. ...

Nhiều điểm mới trong Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu

Tại Họp báo thường kỳ được Bộ Công Thương tổ chức vào chiều 29/3, phóng viên các cơ quan báo chí quan tâm đến những điểm mới được nêu tại Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến. Theo bà Vũ Thuý Hiền, đối với cơ chế giá xăng dầu,...

Để mỗi phong trào thi đua thật sự trở thành động lực nâng cao tinh thần làm việc

Đó là phát biểu của Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Khối trưởng Khối thi đua tại Hội nghị tổng kết hoạt động thi đua năm 2023 và triển khai...

Bệnh viện Quân y 175 tổ chức khám, phát thuốc chữa bệnh cho bà con nghèo tỉnh Phú Yên

Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng tỉnh Phú Yên (1/4/1975 - 1/4/2015), hưởng ứng chuỗi hoạt động kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐNDVN (22/12/1944 - 22/12/2024). Đồng thời, đây cũng là 1...

Mới nhất