Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNgười phụ nữ đầu tiên mở trường dạy học, được mệnh danh...

Người phụ nữ đầu tiên mở trường dạy học, được mệnh danh Hồng Hà nữ sĩ, là ai?


Người phụ nữ đầu tiên mở trường dạy học, được mệnh danh Hồng Hà nữ sĩ, là ai? - 1

1. Người phụ nữ đầu tiên mở trường dạy học, được mệnh danh Hồng Hà nữ sĩ, là ai?

  • A

    Đoàn Thị Điểm

    Bà Đoàn Thị Điểm (1705 – 1749), hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Hưng Yên).
    Theo cuốn Đoàn thị thực lục, bà nguyên họ Lê, tổ phụ là Lê Công Nẫm, võ quan triều Lê. Đến đời cha bà Đoàn Thị Điểm là Đoàn Doãn Nghi mới đổi thành họ Đoàn. Việc đổi họ này được cho là do ông Doãn Nghi muốn làm quan văn mà nhà họ Lê toàn quan võ.
    Đoàn Thị Điểm là con thứ của ông Đoàn Doãn Nghi. Theo sách Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, bà Điểm “dung sắc kiều lệ, cử chỉ đoan trang, lời nói văn hoa, sự làm lễ độ”. Bà theo cha và anh trai trau dồi nghiên bút nên sớm nổi danh tài sắc hơn người.

  • B

    Hồ Xuân Hương

  • C

    Bà Huyện Thanh Quan

  • D

    Nguyễn Thị Lộ

Người phụ nữ đầu tiên mở trường dạy học, được mệnh danh Hồng Hà nữ sĩ, là ai? - 2

2. Bà từng được tiến cử vào làm thiếp trong phủ Chúa nào?

  • A

    Chúa Nguyễn

  • B

    Chúa Trịnh

    Năm 1720, khi 16 tuổi, bà Đoàn Thị Điểm được Thượng thư Lê Anh Tuấn đưa về làm con nuôi. Thấy bà thông minh, ông định tiến vào cung phủ của chúa Trịnh nhưng bà không chịu, liền trở về cùng anh theo cha tới trường dạy học ở làng Lạc Viên, huyện Yên Dương, tỉnh Kiến An (nay thuộc thành phố Hải Phòng).
    Năm bà 25 tuổi, cha mất, bà cùng gia đình của anh dời đến làng Vô Ngại, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên). Chẳng bao lâu sau, anh mất (năm 1735), Đoàn Thị Điểm phải vừa làm nghề bốc thuốc do anh trai truyền dạy, vừa dạy học để có tiền nuôi mẹ, giúp đỡ chị dâu nuôi các cháu.
    Mặc dù từng từ chối khi được tiến vào cung phủ của chúa Trịnh nhưng bà Đoàn Thị Điểm cũng có thời gian vào cung làm giáo thụ, dạy học cho cung phi. Sau đó, nhân trong nước có loạn, bà xin từ chức rồi về ngụ ở xã Chương Dương, huyện Thượng Phúc (nay là Thường Tín) và tiếp tục bốc thuốc.

Người phụ nữ đầu tiên mở trường dạy học, được mệnh danh Hồng Hà nữ sĩ, là ai? - 3

3. Bà đã làm một việc được cho là vượt thời, vượt lên định kiến phụ nữ xưa?

  • A

    Giao thương nước láng giềng

  • B

    Dâng sớ lên vua

  • C

    Cải trang nam để đi thi

  • D

    Mở trường dạy học

    Năm 35 tuổi, mặc dù nghề bốc thuốc cũng tạm đủ nuôi gia đình nhưng bà ngẫm nghĩ: “Xem qua các chuyện đàn bà con gái ngày xưa thì thấy không hiếm kẻ có tài hoa, nhưng chưa từng thấy có kẻ dạy học trò đậu đạt”.
    Sách Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm viết: “Dưới thời phong kiến, dù có tài năng uyên bác, người phụ nữ vẫn không được ra khỏi nhà, không được đi thi, không được làm nghề dạy học”.
    Nhân thời nhiễu nhương, Đoàn Thị Điểm cho rằng mình đủ tư cách để vượt thói thường nên mở trường học tại nhà, vừa bốc thuốc, vừa truyền đạo thánh hiền (trước bà chỉ dạy học giúp cha và anh). Danh tiếng của bà đã thu phục được lòng người. Con em gần xa nô nức cắp sách đến trường bà Điểm.
    Trong số học trò nhỏ của bà về sau có nhiều người thành đạt, như Đào Duy Doãn quê ở xã Chương Dương, đỗ tiến sĩ năm 1763. Trong lịch sử giáo dục Việt Nam, dường như vào thời trung đại, duy nhất có Đoàn Thị Điểm là nữ mở trường dạy học và trở thành danh sư.

Người phụ nữ đầu tiên mở trường dạy học, được mệnh danh Hồng Hà nữ sĩ, là ai? - 4

4. Chồng bà tên gì?

  • A

    Không lấy chồng

  • B

    Nhữ Đình Toản

  • C

    Nguyễn Kiều

    Bà Đoàn Thị Điểm tài sắc vẹn toàn nên có rất nhiều người đến cầu hôn, trong đó có cả người quyền quý, như hai người từng đỗ tiến sĩ là Nhữ Đình Toản và Nguyễn Công Thái. Tuy nhiên, bà đều từ chối.
    Ở tuổi 37, khi không còn nghĩ đến hôn nhân nữa, muốn ở vậy suốt đời, bà khiến nhiều người bất ngờ vì quyết định lấy Nguyễn Kiều – tiến sĩ nổi tiếng hay chữ đã góa vợ. Lý do bà nhận lời phần vì thương xót hoàn cảnh của Nguyễn Kiều, phần vì mẹ bà nhận lời và nhiều học trò tán thành cuộc hôn nhân này.
    Lấy Nguyễn Kiều, bà Đoàn Thị Điểm trải qua những ngày hạnh phúc, vợ chồng tâm đầu ý hợp, thường xuyên xướng họa với nhau. Tuy nhiên, cưới chưa tròn tháng, Nguyễn Kiều phải đi sứ Trung Quốc ba năm.
    Phải chịu cảnh ly biệt, bà Đoàn Thị Điểm buồn rầu thương nhớ chồng nơi đất khách. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định thời gian xa chồng, bà đã dịch tập thơ chữ Hán Chinh phụ ngâm của danh sĩ Đặng Trần Côn sang chữ quốc âm.

  • D

    Nguyễn Công Thái

Người phụ nữ đầu tiên mở trường dạy học, được mệnh danh Hồng Hà nữ sĩ, là ai? - 5

5. Bà Đoàn Thị Điểm sáng tác cuốn sách nổi tiếng nào?

  • A

    Truyền kỳ tân phả

    Truyền kỳ tân phả (cuốn sách ghi chép những chuyện lạ) là tác phẩm bằng chữ Hán bao gồm nhiều truyện.
    Theo Đoàn thị thực lục, Truyền kỳ tân phả có năm truyện là Hải khẩu linh từ (Đền thiêng ở cửa bể), Vân Cát thần nữ (Truyện nữ thần ở Vân Cát), An Ấp liệt nữ (Truyện người liệt nữ ở làng An Ấp), Yến anh đối thoại (Cuộc đối thoại giữa yến và anh), Mai huyễn.
    Còn theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Truyền kỳ tân phả gồm sáu truyện là Vân Cát thần nữ, An Ấp liệt nữ, Bích câu kỳ ngộ, Hoàng Sơn tiên cục, Mai huyễn và Nghĩa khuyển khuất miêu.
    Ngoài Chinh phụ ngâm bản chữ quốc âm và Truyền kỳ tân phả, Đoàn Thị Điểm còn sáng tác nhiều bài thơ. Theo Đoàn thị thực lục: “Khi chưa lấy chồng, bà cùng cha và anh xướng họa. Trong khi nhàn nhạ ngâm lên thơ hay, câu đẹp, kể đến hàng chục hàng trăm; di cảo ấy chỉ có nhà quan Thượng thư làng Tiêu Điền Nguyễn Nghiễm là sưu tập đầy đủ hơn cả”.
    Sau khi về nhà chồng, bà xướng họa với chồng và cùng chồng xếp đặt thơ văn thành tập. Đó là chưa kể không ít bài văn luyện thi bà đã soạn trong thời gian làm nhà giáo. Phần thơ văn nói trên đến nay chưa tìm thấy.

  • B

    Truyền kỳ mạn lục

  • C

    Truyền kỳ đại chưởng quỹ

  • D

    Truyền kỳ thập lục

Người phụ nữ đầu tiên mở trường dạy học, được mệnh danh Hồng Hà nữ sĩ, là ai? - 6

6. Bà Đoàn Thị Điểm qua đời năm bao nhiêu tuổi?

  • A

    42

  • B

    43

    Sau khi Nguyễn Kiều về nước, năm 1748, ông được cử đi làm Tham thị ở trấn Nghệ An. Đoàn Thị Điểm phải theo chồng. Trên đường đi, bà bị cảm nặng, dù đã chạy chữa nhưng không qua khỏi, bà mất ở Nghệ An, hưởng thọ 43 tuổi.
    Thương cảm người bạn đời, Nguyễn Kiều đã viết bài văn tế hết lời ca tụng tài và đức hạnh của bà. Trong đó có câu “Đào chưa quả, đã vội khô/ Quế đang thơm mà đã rũ/ Rừng sâu, bể rộng. Nàng hỡi đi đâu? Ngọc nát, châu chìm, lòng tôi quặn nhớ”.
    Ngày nay, nhiều tỉnh thành lấy tên bà đặt cho trường học, đường phố để tưởng nhớ.

  • C

    44

  • D

    45

Hà Cường



Nguồn

Cùng chủ đề

Quân đội hướng tới bỏ chiếc mũ mềm của nữ sĩ quan

(Dân trí) - Chiếc mũ mềm dành cho nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp được đề xuất loại bỏ để thay bằng mũ kê-pi như của nam giới. Bộ Quốc phòng đang xin ý kiến các thành viên Chính phủ về đề nghị thay đổi một số chi tiết trong mẫu trang phục và quân hiệu của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp. Trao đổi với phóng viên Dân trí, một cán bộ tại Tổng cục Hậu cần cho biết điểm...

Hai vị vua cuối cùng nhà Hậu Lê bị cướp ngôi, nhận kết cục bi thảm, là ai?

Chết bi thảmNgày 18/12/1526, Mạc Đăng Dung sai Phạm Kim Bảng bí mật giết vua Lê Chiêu Tông ở phường Đông Hà, Thăng Long, rồi cho đem an táng ở lăng Vĩnh Hưng huyện Thanh Đàm. Chiêu Tông bị giết, vai trò lá chắn của Cung Hoàng không còn. Đăng Dung tính chuyện cướp ngôi nhà Lê, giả cách lui về Cổ Trai (Hải Phòng) nhưng thực tế vẫn nắm triều đình.Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tháng...

Ai là người được mệnh danh vua quỷ, sát hại cả bà nội và đại thần?

Thưởng bài báo Thưa quý độc giả,Báo điện tử VTC News mong nhận được sự ủng hộ của quý bạn đọc để có điều kiện nâng cao hơn nữa chất lượng nội dung cũng như hình thức, đáp ứng yêu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng cao. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý độc giả luôn đồng hành, ủng hộ tờ báo phát triển. Mong nhận được sự ủng hộ của quý vị qua hình...

Vị vua nào trị vì lâu nhất triều Lê, được ví ngang với vua nhà Hán, Đường?

Kinh tế, Giáo dục, Quân sựTrong thời kỳ Lê Thánh Tông nắm quyền, nhà nước Đại Việt phát triển rực rỡ ở mọi phương diện từ kinh tế, chính trị, quân sự đến giáo dục, văn hóa, xã hội chứ không chỉ riêng kinh tế hay giáo dục. Đặc biệt trong thời kỳ này, lãnh thổ Đại Việt được mở rộng đáng kể sau nhiều cuộc chiến với các nước xung quanh như Chiêm Thành, Ai Lao, Bồn...

Vua nhỏ tuổi nhất lên ngôi trong sử Việt và 2 lần đánh thắng quân Chiêm là ai?

Anh ruộtLê Nghi Dân là con trưởng của vua Lê Thái Tông và bà Dương Thị Bí. Ông sinh vào tháng 6/1439 và đến tháng 3/1440 được lập làm hoàng thái tử. Lúc ấy, bà Dương Thị Bí được nhà vua đặc biệt yêu quý nên sinh ra kiêu căng, bởi vậy ai cũng ghét. Nhà vua thấy bà xử sự như vậy cũng không ưa, liền giáng làm Minh nghi (hàng thấp của vợ vua).Bà không sửa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Số 50 trên biển báo có ý nghĩa gì?

Số 50 trên biển báo giao thông này có ý nghĩa gì?ATốc độ tối đa các xe cơ giới được phép chạy.Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019, biển báo "tốc độ tối đa cho phép" (được ký hiệu là P.127) dùng để báo hiệu tốc độ tối đa cho phép các xe cơ giới chạy. Biển này có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ...

HLV Shin Tae-yong: Một số cầu thủ Indonesia bị ốm nghiêm trọng

"Tình trạng của các cầu thủ không tốt lắm. Một số người bị ốm nghiêm trọng. Tôi không biết họ dính virus gì", HLV Shin Tae-yong chia sẻ sau khi có mặt ở Hà Nội. Đội tuyển Indonesia đến Việt Nam chiều ngày 23/3 để chuẩn bị cho trận lượt về gặp tuyển Việt Nam tại vòng loại World Cup 2026. Theo truyền thông Indonesia, HLV Shin Tae-yong không mang đủ quân số do một số cầu thủ bị...

Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị những gì trước khi đi xin việc?

Để có thể ứng tuyển vào những vị trí việc làm phù hợp và được nhà tuyển dụng đánh giá cao, sinh viên năm cuối cần phải chuẩn bị mọi thứ thật kỹ trước khi cầm hồ sơ đi xin việc.Dưới đây là một số lưu ý dành cho sinh viên năm cuối trước khi đi xin việc, bạn có thể tham khảo thêm để có cho mình sự chuẩn bị tốt nhất.Đảm bảo bằng cấpCác trường đại...

Bài đọc nhiều

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

TP.HCM đồng ý tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa

Phương án tách trường được UBND TP.HCM chấp thuận sau buổi làm việc với lãnh đạo Sở GD&ĐT TP về công tác tuyển sinh đầu cấp năm 2024 - 2025. UBND TP.HCM giao Sở GD&ĐT chủ trì, khẩn trương phối hợp với Sở Nội vụ, các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng đề án tổ chức lại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa trên cơ sở tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa thành Trường THPT chuyên...

Cùng chuyên mục

Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị những gì trước khi đi xin việc?

Để có thể ứng tuyển vào những vị trí việc làm phù hợp và được nhà tuyển dụng đánh giá cao, sinh viên năm cuối cần phải chuẩn bị mọi thứ thật kỹ trước khi cầm hồ sơ đi xin việc.Dưới đây là một số lưu ý dành cho sinh viên năm cuối trước khi đi xin việc, bạn có thể tham khảo thêm để có cho mình sự chuẩn bị tốt nhất.Đảm bảo bằng cấpCác trường đại...

Sinh viên chế tạo thiết bị tìm người mất tích

Thiết bị bay không người lái của nhóm sinh viên có thể tìm kiếm người trên diện tích hàng nghìn m2, trong mưa gió cấp 6, có tính mới ở Việt Nam. Sản phẩm mang tên Hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân (SkyHelper) do bốn sinh viên thực hiện. Trong đó, Đinh Hữu Hoàng, Nguyễn Anh Kiệt, Nguyễn Quang Huy đang theo học tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Nguyễn Đoàn Nguyên Linh là...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

Mới nhất

Ngắm dàn ‘quái thú’ tranh tài tại cuộc đua mô tô nước thế giới

TPO - Những chiếc mô tô nước có giá hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn USD đã hội tụ đầy đủ tại đầm Thị Nại (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) để tham gia tranh tài tại Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship diễn ra từ ngày 23/3.  ...

Nét độc đáo và giá trị văn hóa Mỹ [Kỳ 2]

Cú “sốc” tương lai: Tên cuốn sách nổi tiếng của Alvin Toffler (1928-2016) có thể dùng để miêu tả người Mỹ sống trong tâm trạng “sốc” do nhịp độ sống gấp, cập rập, phải cố gắng theo cho kịp sự việc. Công nghệ thay đổi cuộc sống hàng ngày như vũ bão (lò viba, video, máy fax, máy vi tính…phổ biến).

Thiếu điện là trở ngại lớn với nhà đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp Hàn Quốc tin tưởng vào triển vọng tại Việt Nam trong hiện tại, nhưng quan ngại khi nhắc đến câu chuyện tương lai khi Việt Nam đi qua thời điểm dân số vàng và vấn đề thiếu điện không được xử lý sớm. ...

Chương trình biểu diễn nghệ thuật: Vở chèo “Chuyện ngoài chính sử

Tại khu vực Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, xã Gia Phương, các nghệ sĩ, diễn viên nhà hát chèo Ninh Bình đã có buổi biểu diễn vở chèo “Chuyện...

Dư địa đầu tư vào lĩnh vực bất động sản Quảng Nam

Thời gian qua, Quảng Nam là một trong những địa phương có thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ. Mặc dù thị trường chung còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các chuyên gia nhận định, bất động sản Quảng Nam sẽ sớm hồi phục trở lại nhờ các dư địa lớn của tỉnh. ...

Mới nhất